Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Sự thích nghi sinh sản của cá potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.64 KB, 31 trang )

BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Chủ đề:
Bộ môn: Ngư loại học
Giảng viên: Mai Như Thủy
Lớp: 52NT
Nhóm báo cáo: Nhóm 4
Trong sinh sản, mục đích cao nhất là:

Đảm bảo độ thụ tinh cao.

Tỷ lệ sống sót của ấu trùng và con non cao.
MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THÍCH NGHI
Cá con trong nể nuôi
Cá bột

Vì mục đích như vậy, đòi hỏi ở cá phải có những đặc điểm
thích nghi phù hợp với tập tính của từng loài.

Sự đa dạng về loài làm cho sự thích nghi trong sinh sản cũng
rất đa dạng:

Các dạng sinh sản.

Hình thức sinh sản.

Tuổi và kích thước sinh sản.

Sức sinh sản và đặc điểm của tế bào sinh dục.

Bãi đẻ và thời gian đẻ trứng.


Những thích nghi khác của cá trong sinh sản.
MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THÍCH NGHI
Ở cá, các dạng sinh sản đa dạng
hơn so với những nhóm động vật
có xương sống khác. Gồm:
I. CÁC DẠNG SINH SẢN
Cá mập mẹ và con

Sinh sản đơn tính (hay sự
trinh sản).

Sinh sản lưỡng tính.

Sinh sản hữu tính.

Ở một số loài cá, trứng của chúng có thể phát triển thành cơ
thể mới mà không qua thụ tinh. Đó gọi là sinh sản đơn tính
hay trinh sản.

Hiện tượng này xảy ra khi điều kiện cơ sở thức ăn rất kém, tỷ
lệ con đực rất thấp thậm chí không có con đực.
Ví dụ: Cá Diếc bạc Châu Âu khi sống trong điều kiện thức ăn
kém, tỷ lệ con đực thấp hoặc không có, cá cái tự tiến hành
sinh sản đơn tính để duy trì nòi giống của mình.
I.1. SINH SẢN ĐƠN TÍNH
Cá diếc bạc
Các kiểu sinh sản lưỡng tính thường gặp:

Sinh sản lưỡng tính đồng bộ.
Ví dụ: Loài Serrannus sciba.

I.2. SINH SẢN LƯỠNG TÍNH
 Sinh sản lưỡng tính không đồng bộ.
Ví dụ: Loài Epinephelus guttatus,
loài Diplodus annularis.
 Sinh sản lưỡng tính tiềm tàng.
Ví dụ: Họ Labridae và Bộ Mang
liền Synbranchiformes.
I.3. SINH SẢN HỮU TÍNH

Sinh sản hữu tính thường gặp ở đa số các loài cá.

Khi đó trong quần thể tồn tại những cá thể đực cái riêng biệt.

Khi cá cái đẻ trứng thì cá thể đực sẽ thụ tinh cho trứng.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN

Cá cái thông thường đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở
thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ.

Sự phát triển của cá con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có
trong noãn hoàn của trứng.
Ví dụ: Cá Hồi là loài đẻ trứng.
II.1. CÁ ĐẺ TRỨNG

Trứng được thụ tinh và phát triển bên trong bụng cá mẹ.

Thai phát triển nhờ noãn hoàng của trứng mà không lấy chất
dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.

Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.


Cá thể đực có cơ quan giao cấu do tia vây của vây bụng biến
thành.
Cá đuối điệnCá kiếm
II.2. CÁ ĐẺ TRỨNG THAI

Cho phép phôi ở trong bụng mẹ
giống như cá đẻ trứng thai.

Phôi thu được các dưỡng chất cần
thiết từ cá mẹ chứ không phải từ
các chất có trong trứng.

Cá non đẻ ra giống như ở động
vật có vú.

Cá thể đực có cơ quan giao cấu
do tia vây của vây bụng biến
thành.
Cá mập
II.3. CÁ ĐẺ CON

Những loài cá có kích thước nhỏ thường có tuổi thọ thấp. Để
đảm bảo được số lượng trong quần thể chúng phải tham gia
sinh sản sớm.
 Tuổi sinh sản lần đầu tiên đến sớm hơn so với những loài
cá có kích thước lớn.

Những loài sống trong những thủy vực vĩ độ thấp, tuổi sinh
sản lần đầu đến sớm hơn những loài sống trong thủy vực

thuộc vĩ độ cao.
III. TUỔI VÀ KÍCH THƯỚC SINH SẢN

Sự chín muồi sinh dục của các loài cá không chỉ phụ thuộc
vào điều kiện nhiệt độ của vùng địa lý xác định mà còn phụ
thuộc vào chế độ dinh dưỡng.

Trong điều kiện dinh dưỡng tốt, cá có khả năng sinh sản sớm.
Còn điều kiện dinh dưỡng kém thì cá phát dục muộn và số lần
đẻ trứng ít đi, chất lượng trứng giảm.
III. TUỔI VÀ KÍCH THƯỚC SINH SẢN

Sức sinh sản là số lượng trứng được con cái đẻ ra trong một
lần đẻ.

Sức sinh sản cao thích nghi với mức tử vong lớn.

Những loài biết chăm sóc, bảo vệ trứng và con non thường
sinh sản ít hơn với kích thước trứng lớn; ngược lại, những
loài không có tập tính đó thường đẻ rất nhiều nhưng kích
thước trứng lại rất nhỏ.
IV. SỨC SINH SẢN
Ví dụ:
Cá Mặt Trăng (Molla molla) đẻ
tới 600 triệu trứng do cá Mặt
Trăng sống ở tầng mặt, di chuyển
chậm, trong khi tầng mặt có nhiều
loài cá dữ ăn thịt nên chúng rất dễ
bị tấn công.
IV. SỨC SINH SẢN

a. Sự cần thiết của lượng tinh trùng lớn trong thụ tinh:

Môi trường ngoài (bên ngoài tuyến sinh dục đực) thường
không thuận lợi cho tinh trùng và hàng loạt tinh trùng sẽ
bị chết.

Đối với việc thụ tinh ngoài ở cá thì sự cần thiết lượng tinh
trùng lớn là đương nhiên. Vì bên cạnh những yếu tố môi
trường bất lợi, thì xác xuất để tinh trùng gặp được trứng là
rất thấp.
V. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO SINH DỤC
b. Sự tiếp xúc giữa tế bào trứng và tinh trùng:

Để đảm bảo cho sự tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng được
dễ dàng, nhất là đối với sự thụ tinh ngoài thì ở trứng có
một chất thu hút được tinh trùng, gọi là Fertilizin. Đồng
thời, ở tinh trùng cũng có một chất “cảm thụ” được
Fertilizin và gọi là Antifertilizin.

Phản ứng giữa 2 chất trên như kiểu “chìa – khóa”. Do vậy
nó mang tính đặc hiệu cho loài.
V. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO SINH DỤC

Bãi đẻ là nơi đảm bảo sự thụ tinh, phát triển của con non để
duy trì nòi giống. Vì thế bãi đẻ phải đảm bảo các yếu tố như:
thủy lý (nhiệt độ nước, hàm lượng O
2
,…), tránh được kẻ thù
và có nguồn thức ăn phong phú.


Dựa vào giá thể đẻ trứng, ta chia ngư giới thành các nhóm
sau:

Nhóm ưa đáy đá.

Nhóm đẻ trứng bám vào thực vật thủy sinh.

Nhóm ưa đáy cát.

Nhóm đẻ trứng nổi.

Nhóm Ostracophil.
VI. CHỌN BÃI ĐẺ

Nhóm ưa đáy đá: Chúng
đẻ trứng đáy bám vào đá
nhờ trứng có nhớt hay các
sợi bám.
Cá đẻ trứng trên cây
VI. CHỌN BÃI ĐẺ

Nhóm đẻ trứng bám vào
thực vật thủy sinh: Nhóm
này đặc trưng cho những
loài đẻ trứng bám vào thân,
rễ cây, nơi nươc chảy yếu
hoặc nước đứng.
Cá đẻ trứng vào hang đá

Nhóm ưa đáy cát: Gồm những loài đẻ trứng vùi trong cát,

hoặc đẻ trứng bám vào cát nhờ dịch của màng trứng.

Nhóm đẻ trứng nổi: Thường đẻ trứng trôi nổi trên mặt nước,
nơi có đủ nhiệt độ, ánh sáng, oxy và thức ăn.

Nhóm Ostracophil: Gồm những loài đẻ trứng vào xoang áo
thân mềm, đẻ vào cả mai cua cũng như các động vật khác.
VI. CHỌN BÃI ĐẺ
Cá đẻ trứng nổi
Nhóm Ostracophil
VI. CHỌN BÃI ĐẺ

Nhiều bãi đẻ trùng với nơi kiếm ăn, song cũng có những bãi
đẻ cách xa khỏi nơi kiếm ăn. Do vậy, cá phải tiến hành di cư
đến nơi sinh sản.

Sự di cư này cũng là yếu tố kích thích tuyến sinh dục phát
triển và khi đến nơi thì tuyến sinh dục cũng đã chín muồi.
VI. CHỌN BÃI ĐẺ

Một số loại di cư sinh sản của cá:

Các loài cá sông thường di cư lên trung và thượng lưu
con sông.

Những loài cá xa bờ lại di cư vào vùng gần bờ hoặc từ
nơi nước nông ra nơi nước sâu xa bờ (như cá Đối,…).

Một số cá biển di cư vào các con sông (như cá Hồi,…).
Một số khác lại di cư từ sông ra biển (như cá Chình,…).

VI. CHỌN BÃI ĐẺ

Thời gian đẻ trứng được lựa chọn vào thời kỳ điều kiện
môi trường vô sinh và hữu sinh thuận lợi nhất cho sự phát
triển của trứng, ấu trùng và con non.

Hầu hết các loài cá đều sinh sản vào mùa xuân – hè, khi
nhiệt độ nước nâng cao, thời gian chiếu sáng trong ngày dài
 tăng lượng oxy hòa tan trong nước, lượng thức ăn cũng
trở nên phong phú hơn.
VII. LỰA CHỌN THỜI GIAN SINH SẢN
Bên cạnh những điểm thích nghi đã nêu, ở cá còn có một số điểm
thích nghi khác nhằm nâng cao chất lượng trứng thụ tinh và đảm
bảo tỷ lệ sống sót của trứng:

Dinh dưỡng trước khi sinh.

Hiện tượng ghép đôi.

Chăm sóc và bảo vệ trứng, con non.
VIII. NHỮNG ĐIỂM THÍCH NGHI KHÁC

×