- 1 -
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: ÂM NHẠC
(Tuần 4: Từ ngày / đến / /2006)
- Trường : THCS Bông Sao A
- Khối : 6
- GVBM : Trần Thị Thanh Thủy
- Tiết 04 : * Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
* Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc và giá trị trường độ của chúng trong bản nhạc.
- HS biết được hình dáng của 2 dấu lặng đen, lặng đơn và giá trị trường độ của chúng.
- Làm quen, nghe và tập đọc cao độ các nốt Đồ - Rê – Mi – Fa – Sol – La.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ (đàn organ), bảng kẻ phụ bài TĐN số 1.
- Hát chuẩn xác bài TĐN số 1.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong quá trình dạy học.
3- Bài mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
Nội dung 1:
Nhạc lí:
Các kí hiệu
ghi trường độ
của âm thanh
- Giới thiệu về các hình nốt ghi trường độ âm
nhạc thường gặp trong bản nhạc.
(1 trắng = 2 tròn = 4 đen = 8 đơn = 16 kép)
+ Hình nốt tròn: ngân dài 4 phách.
+ Hình nốt trắng: ngân dài 2 phách.
+ Hình nốt đen: ngân dài 1 phách.
+ Hình nốt móc đơn: ngân dài ½ phách.
+ Hình nốt móc kép: ngân dài ¼ phách.
- Cách viết các hình nốt lên khuông nhạc
(hướng dẫn theo SGK/13).
+ Chú ý quy ước vẽ đuôi nốt nhạc: đuôi quay
lên thì nằm bên tay phải, đuôi quay xuống thì nằm
bên tay trái – những nốt nằm dưới dòng kẻ thứ 3
thì có đuôi quay lên – những nốt nằm phía trên
dòng kẻ thứ 3 thì có đuôi quay xuống.
- Giới thiệu các dấu lặng: Kí hiệu thời gian tạm
ngừng nghỉ của âm thanh.
+ Lặng đen: nghỉ 1 phách
- Quan sát SGK/12 và
lắng nghe.
- Ghi bài.
- Tập vẽ các nốt nhạc
vào tập.
- Nghe và ghi bài.
- 2 -
+ Lặng đơn: nghỉ ½ phách.
- Cho HS tập vẽ các kí hiệu ghi trường độ.
-> Nhận xét, đánh giá.
- Vẽ các kí hiệu.
Nội dung 2:
Tập đọc nhạc
TĐN số 1
- GV giới thiệu bái TĐN (đặt câu hỏi cho HS
trả lời):
+ Bài TĐN có mấy khuông nhạc? (1)
+ Trong bài sử dụng khóa gì? (Khóa Sol)
+ Về trường độ, bài hát sử dụng các hình nốt
nào? (hình nốt đen). Giá trị trường độ của hình
nốt đó? (1 phách)
+ Trong bài sử dụng các kí hiệu gì? (lặng đen)
+ Về cao độ, sử dụng cao độ của những nốt
nhạc nào? (Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La). Nốt thấp
nhất? (Đồ), nốt cao nhất (La).
- Cho HS đọc tên nốt nhạc (2 – 3 lần).
- Cho HS nghe mẫu toàn bài TĐN số 1.
- Luyện thanh.
- Tập xướng âm từng câu (theo lối móc xích):
+ Chia bài TĐN thành 2 câu hát.
+ GV đàn giai điệu câu 1 (3 lần) -> HS hát nốt
(Tương tự cho câu sau)
(Chú ý nhắc nhở chỗ có dấu lặng đen).
+ Cho HS nghe lại giai điệu cả bài lại 1 lần
-> Lớp hát ráp 2 câu với đàn (cao độ)
+ Chia nhóm, cá nhân thực hiện.
-> Nhận xét, sửa sai.
+ Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu ->Nhắc nhở
cách vỗ khi gặp dấu lặng đen.
+ Chia nhóm, cá nhân luyện tập.
-> Nhận xét, đánh giá.
- Quan sát và trả lời
câu hỏi của GV.
- Đọc tên nốt nhạc.
- Lắng nghe.
- Luyện thanh.
- Tập xướng âm theo
hướng dẫn của GV.
- Hát ráp toàn bài.
- Nhóm,cá nhân thực
hiện.
- Hát + vỗ tay theo tiết
tấu
- Nhóm, cá nhân thực
hiện.
4- Củng cố lại nội dung tiết học
- Cho HS nhắc lại nội dung tiết học và hát lại bài TĐN số 1.
5- Dặn dò, kết thúc
- Vẽ các kí hiệu, nốt nhạc từ Đồ đến Đố theo 5 loại hình nốt tròn, trắng đen, đơn, móc kép.
- Học thuộc quy ước cách vẽ các nốt nhạc và giá trị trường độ của 5 loại hình nốt.
- Chép bài TĐN số 1vào tập chép nhạc, xem trước bài tiết 5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
KÝ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN
Trần Thị Thanh Thủy