Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng ( DRC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.62 KB, 33 trang )

Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Trường Đại học Kinh Tế
Khoa Kế toán

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng ( DRC)


Danh sách nhóm:
Nhóm 2A
1. Đặng Thị Hồng Lê- 33k06.2
2. Lê Thị Lý- 33k06.2
3. Cao Thị Thu Hiền- 33k06.2
4. Nguyễn Thị Kỷ- 33k06.3
5. Dương Nguyễn Ý Nhân- 33k06.2
Nhóm 2B
6. Nguyễn Thị Hường – 33k06.2
7. Nguyễn Thị Thu Trang – 33k06.2
8. Huỳnh Ngọc Thùy Dung - 33k06.3
9. Nguyễn Thị Đạt – 33k06.3
10.Trương Thị Thu Hương – 33k06.3
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
1
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
Trong phân tích báo cáo tài chính, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của việc
phân tích . Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính,
đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. Thứ nhất, mục tiêu ban
đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để


"nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một
phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có
thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có
nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do sự định hướng
của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng
khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Qua phân tích nhà
đầu tư có thể hiểu rõ hơn về công ty và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Sau đây là
bài phân tích báo cáo tài chính về công ty cổ phần cao su Đà Nẵng- DRC.
1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company
Tên thương mại : DRC
Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành Sơn Thành phố:
Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3950824 – 3954942 – 3847408
Fax : 0511.3836195 – 3950486
Email :
Website : />Lĩnh vực kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su v à vật tư thiết bị cho
ngành công nghiệp cao su,
+ Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su
+ Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp
*Nguồn dữ liệu đảm bảo mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính: lấy từ
gồm các báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán từ năm 2006
đến năm 2008.
Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1446/QĐ –TCCB
ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nay là bộ công thương .
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần từ ngày
01/01/2006. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; Chế

tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su; Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng
hợp. Sản phẩm sản xuất của công ty là đa dạng và phong phú nhưng chiếm tỷ trọng lớn
vẫn là sản phẩm săm lốp ô tô. Công ty sản xuất các loại lốp siêu trường, siêu trọng phục
vụ công trình và khai thác mỏ, trọng lượng trên 2 tấn/1chiếc lốp. Đây là sản phẩm tại
Việt Nam chỉ có công ty cổ phần cao su Đà Nẵng sản xuất duy nhất . Ngoài
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
1
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng như săm lốp xe đạp, săm
lốp xe máy, săm lốp ô tô phục vụ xe tải v à các công ty lắp ráp trong cả nước. Công ty
còn sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các nghành công nghiệp khác.
c. Quá trình tăng vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ năm 2005 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng.
+ Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát hành cổ
phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 83.000.000.000 đồng.
+ Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm ứng cổ tức
cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng
Để biết được tình hình công ty hoạt động như thế nào trong các năm qua,
phân tích tài chính của công ty ta sẽ hiểu rõ hơn. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần
thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế chúng ta phải xem xét các báo cáo tài chính và sử
dụng số liệu tài chính của công ty để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình
tài chính của công ty hiện hành như thế nào.
2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, NGUỒN VỐN, DOANH THU VÀ
CHI PHÍ:
2.1 Phân tích sự biến động của tài sản
Nội dung
Mức CL 08-07 % Mức CL 07-06 %
TS ngắn
hạn
(8,646,329,040) (2) 75,388,867,068 21

Tiền và các
khoản
tương
đương tiền
(21,278,435,178) (59) 3,075,350,087 9
Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn
9,000,000,000 -
Các khoản
phải thu
ngắn hạn
(30,805,769,324) (20) 49,801,318,320 49
Hang tồn
kho
41,581,464,779 17 18,649,975,797 8
Tài sản
ngắn hạn
khác
(7,143,589,317) (73) 3,862,222,864 65
TS dài hạn 38,757,307,178 26 324,228,261 0.22
Tài sản cố
định
36,352,375,297 25 779,251,165 1
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
2
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
TSCĐ hữu
hình

16,304,592,732 12 (379,724,335) (27)
TSCĐ vô
hình
2,453,588,555 310 - -
Chi phí
XDCBDD
17,594,194,010 956 1,158,975,500 170
Các khoản
ĐTTC dài
hạn
(716,296,330) 100 -
-
TSDH
khác
3,121,228,211 98 (455,022,904) (12)
Tổng TS 30,110,978,138 5 % 75,713,095,329 15%
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của công ty cao su DRC năm 2008
tăng so với năm 2007 là 30,110,978,138 đồng tức là tăng 5%.
+Tài sản ngắn hạn:
Ta thấy tài sản ngắn năm 2008 giảm so với năm 2007 đến giảm 2% tương ứng với
lượng tiền là 8,646,329,040 đồng. Nguyên nhân của việc này là do Tiền và các khoản
tương đương tiền giảm 59%, Năm 2006 và 2007 công ty luôn duy trì lượng tiền và
tương đương tiền trung bình cuối mối quý là 39 tỷ VND. Nhưng so với đầu năm 2008
lượng tiền và tương đương tiền giảm xuống chỉ còn 18 tỷ (bình quân mỗi quý giảm gần
6 tỷ). Chứng tỏ công ty có thể đang gắp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Và hàng tồn kho tăng 17 % tương ứng với lượng là 41,581,464,779 đồng. Năm
2008:So với đầu năm hàng tồn kho tăng dần đều qua các quý. Q2 tăng 17% , Q3 tăng
27% so với Q2 và 100% so với cùng kỳ. HTK tăng chủ yếu là tăng lượng thành phẩm
và nguyên vật liệu.Đến thời điểm 30/09/08 giá trì HTK của công ty là 380 tỷ chiếm

71% tài sản lưu động.
=>Qua quá trình phân tích đã thể hiện, trong năm 2008, tài sản ngắn hạn đã giảm
xuống, sự ứ động của hàng hóa nhiều thể hiện ở chổ hàng tồn kho tăng lên. Trong năm
2008, công ty có lượng tồn kho rất cao, như vậy sẽ làm tồn đọng vốn. Như vậy, ta có
thể thấy qua năm 2008, công ty đã mở rộng các khoản bán tín dụng để lôi kéo khách
hàng, điều này công ty đã thành công khi doanh thu thuần của năm 2008 có tăng
10,32% so với năm 2007, đây là một điều rất cố gắng của công ty, vì trong năm 2008
đã có rất nhiều sự biến động về giá và chất lượng đối với các công ty kinh doanh lĩnh
vực này. thay vào đó là tài sản dài hạn tăng (tăng 26%) do sự tăng đột biến của tài sản
vô hình( tăng 310%) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang( tăng 956%). Do tài sản dài
hạn tăng nhiều hơn sự giảm của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 5%, tổng tài sản tăng do có sự đóng góp của hàng tồn kho. Tài sản vô hình
tăng là do công ty năm 2008 mua một phần mềm bản quyền về kế toán của Mỹ để phục
vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
3
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
2.2 Phân tích sự biến động của nguôn vốn
Chỉ tiêu
Mức CL 08-07
% Mức CL 07-06 %
Nợ phải
trả 22,616,265,304 6.02 8,301,557,713 2.26
Nợ ngán
hạn 41,359,072,372 15.80 27,895,300,809 11.93
Vay và nợ
ngắn hạn 46,976,930,004 20.89 40,517,282,238 21.98
Nợ dài
hạn (113,976,813,901) (99.92) (19,593,743,096) (14.66)
Vay và nợ

dài hạn (19,038,435,234) (16.76) (19,690,674,096) -14.78
Vốn CSH 7,494,712,834 3.59 67,411,537,616 47.77
Vốn CSH 8,089,776,236 3.88 66,936,421,885 47.25
Vốn đầu
tư CSH 23,460,720,000 17.99 37,910,520,000 41.00
Thặng dư
VCP - - - -
Quỹ đầu
tư phát
triển (1,066,570,098) (53.50) 1,993,630,000
Quỹ dự
phòng tài
chình 2,551,232,267 127.97 1,993,630,000
LNST
chưa phân
phối (16,855,605,933) (23.76) 25,038,641,885 54.55
Nguồn
vốn
ĐTXDCB - -
Các Quỹ (595,063,402) 950.02 475,115,731 -88.35
Quỹ khen
thưởng (595,063,402) 950.02 475,115,731 -88.35
Tổng NV 30,110,978,138 5.15 75,713,095,329 14.88
Về nguồn vốn: nhìn số liệu ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm đều
tăng. Trong đó việc góp phần làm tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả( chủ
yếu là nợ ngắn hạn).
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
4
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
Nợ cao và có theo chiều hướng tăng :Hiện nay nợ phải trả của công ty là 507 tỷ chiếm

70% TTS, chỉ số nợ ròng/VCSH lên đến 240%, Trong đó chỉ có hơn 18 tỷ tiền mặt, khả
năng thanh toán nhanh chỉ bằng 0.38 và khả năng thanh toán tức thời 0.05 vì vậy công
ty có rủi ro cao về khả năng thanh toán. Trong đó công ty có một khoản vay 453 tỷ để
mua nguyên vật liệu đầu vào (với giá cao là 42 triệu/tấn mà giá hiện tại của cao su chỉ ở
mức từ 28-20 triệu/tấn) Vì vậy công ty sẽ chịu áp lực về chi phí lãi vay và
chi phí trích lập dự phòng hàng tồn kho trong thời gian tới
VCSH đang có xu hướng tăng (tuy có giảm nhẹ năm 2008) đồng thời nợ
phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty DRC (tăng nhẹ
trong năm 2008). Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động dựa trên số tiền vay
nợ là rất nhiều và đây chính là rủi ro tài chính của công ty nếu công ty
hoạt động không hiệu quả (sẽ được nói rõ hơn ở phân phân tích tỷ số).
2.3 Phân tích sự biến động của doanh thu chi phí
Chỉ tiêu CHÊNH LỆCH 07-08 CHÊNH LỆCH 06-07
STT Muc % Muc %
1.
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
134,937,238,472 11.41 251,245,462,541 26.99
2.
Các khoản giảm
trừ doanh thu
14,200,258,652 114.92 7,626,039,740 161.20
3.
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
120,736,979,820 10.32 243,619,422,801 26.30
4. Giá vốn hàng bán104,025,566,533 10.11 219,149,364,597 27.05

5.
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
(20=10-11)
16,711,413,287 11.91 24,470,058,204 21.11
6.
Doanh thu hoạt
động tài chính
8,383,781,068 491.74 1,387,454,605 437.06
7. Chi phí tài chính 40,184,012,086 160.59 (1,545,759,449) (5.82)
Trong đó: Chi
phí lãi vay
22,738,020,243 102.86 (1,401,302,060) (5.96)
8. Chi phí bán hàng 8,115,521,314 31.33 4,501,436,727 21.03
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
5
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
9.
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2,463,437,328 14.17 4,023,456,463 30.13
10.
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
(25,667,776,373) (34.79) 18,878,379,068 34.39
11. Thu nhập khác (192,329,817) (4.77) 346,925,999 9.42
12. Chi phí khác (6,781,707,072) (97.84) 3,736,363,448 116.95
13.

Lợi nhuận khác
(40=31-32)
6,589,377,255 (227.12) (3,389,437,449) (694.39)
14.
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thuế (50=30+40)
(19,078,399,118) (26.92) 15,488,941,619 27.97
17.
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
(60=50-51-52)
(19,078,399,118) (26.92) 15,488,941,619 27.97
18.
Lãi cơ bản trên
cổ phiếu (*)
(2,069) (38.07) (2,423) (30.83)
Dựa vào số liệu của bảng trên, từ năm 06 – 08 doanh thu qua các năm đều tăng nhưng
trong đó năm 07 tăng mạnh nhất, trong khi đó hầu hết các chi phí hoạt động của năm
07 đều giảm so với năm 06 thì chi phí của năm 08 lại tăng đột biến so với năm 07 đặc
biệt là chi phí lãi vay tăng gần gấp 2 lần so với năm trước. Chính vì chi phí tăng cao
hơn doanh thu nên lợi nhuận của năm 08 giảm nhiều so với năm 07. Số liệu trên cho
thấy năm 07 là năm công ty hoạt động có hiệu quả hơn so với 08 do năm 07 công ty mở
rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị tốt cho hoạt động sản xuất. Trong khi
đó năm 08 là năm nền kinh tế lạm phát cao cộng với suy thoái kinh tế toàn cầu, nên
Việt Nam cũng có ảnh hưởng một phần. Đối với các sản phẩm cao su thì bị ảnh hưởng
trực tiếp do giá dầu thế giới liên tục tăng trong 6 tháng đầu năm 08. Vật tư phục vụ cao
su như vải mành, hóa chất thuộc nhóm hóa dầu vì thế trong 6 tháng đầu năm luôn bị tác
động bởi giá dầu. Chi phí vật tư nhập khẩu chiếm gần 40% giá thành đây là khó khăn

đối với công ty, ngoài biến động giá dầu, còn bị biến động của tỷ giá đô la (USD) trong
quý III. Sự thay đổi của các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Doanh thu thuần năm 07 tăng 26.30% nhưng năm 08 chỉ tăng 10.32%.
- Lợi nhuận năm 07 tăng 27.97% nhưng năm 08 lại giảm tới 26.92%. Lợi
nhuận giảm là do chi phí tăng mạnh trong năm 08.
- Chi phí năm 08 tăng so với năm 07 :
Hiện nay công ty đang nhập khẩu nguyên vật liệu là cao su tổng hợp, thép tanh, hoá
chất chiếm khoảng 35% giá vốn mà tỷ giá tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.
+ Chi phí tài chính tăng 160.59% trong đó chi phí lãi vay tăng 102.86%, chênh lệch tỷ
giá USD tăng. Chi phí này tăng cao do trong 6 tháng cuối năm tỷ lệ lãi vay ngân hàng
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
6
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
tăng, số lượng tiền vay cũng tăng do lượng vật tư dự trữ tăng, vật tư chủ yếu nhập khẩu
vì thế chịu sự biến động bởi tỷ giá USD l làm cho chi phí tăng.
+ Chi phí bán hàng tăng so năm 2007: 31.33 %
Đáng lẽ tăng 10.32% là phù hợp chi phí năm 2007. Nhưng năm 2008 do đầu
ra của sản phẩm khó khăn trong 6 tháng cuối năm nên công ty tăng các chế độ khuyến
mãi để bán và thu tiền hàng nhanh nên tăng 20% so với năm 2007
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so 2007 : 14.17%
Chi phí này tăng do lệ phí ngân hàng tăng, các chi phí quản lý khác tăng theo giá thị
trường.
Vậy tổng các yếu tố chi phí tăng trong năm 2008 so với năm 2007 đã làm cho lợi nhuận
giảm.
3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
Cấu trúc tài sản
Tỷ trọng HTK 0.46 0.41 0.44
Tỷ trọng NPThu ngắn
hạn

0.20 0.26 0.20
Tỷ trọng TSCĐ 0.29 0.24 0.28
Cấu trúc nguồn vốn
Tỉ suất tự tài trợ 0.35 0.36 0.28
Tỉ số nợ 0.65 0.64 0.72
Tỉ số nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu
1.84 1.80 2.60
Tỉ suất nguồn vốn
thường xuyên
0.51 0.55 0.54
Tỉ suất nguồn vốn tạm
thời
0.49 0.45 0.46
Chỉ tiêu cân bằng tài
chính
2008 2007 2006
Vốn lưu động ròng 125.885.392.410 175.890.793.822 128.397.227.563
Nhu cầu vốn lưu động
ròng
373.927.400.646 364.677.436.876 279.741.938.466
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
7
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
Ngân quỹ ròng -248.042.008.236 -188.786.643.054 -151.344.710.903
1.Cấu trúc Tài sản:
Là một DNSX nhưng TSCĐ chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ TS.Mặc dù năm
2007 giảm từ 28% xuống còn 24%.Nhưng đến năm 2008 đă tăng trở lại là 29%, điều
này là do trong năm 2008 công ty đã mua một phần mềm máy tính làm TSCĐVH tăng
dột biến lên 310%.

HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đây là công ty sản xuất thương mại nên
việc dự trữ HTK là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tỷ trọng NPThu ngắn hạn năm 08 giảm so với năm 07. Kết hợp với phân tích dọc ta
thấy: số vòng quay NPT tăng do công ty có chính sách khuyến mại trong việc bán hàng
thu tiền nhanh
2.Cấu trúcNguồn vốn:
Tính tự chủ về TC của DN không cao, chiếm 35% tổng TS trong khi TB ngành là 65%.
Hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay (65%) trong khi TB
ngành là 35%. Dn có khả năng gặp rủi ro thanh toán khi các khoản vay đáo hạn.
Tính ổn định: tỷ suất NVTX của doanh nghiệp tương đối lớn vì vậy DN có sự ổn định
trong ngắn hạn,DN chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn.
LĐR dương thể hiện NVTX đủ để tài trợ tài sản dài hạn và tài trợ
LĐR dương thể hiện NVTX đủ để tài trợ tài sản dài hạn và tài trợ
một phần TSNH.
một phần TSNH. Vốn lưu động dương có nghĩa là công ty có khả năng
chi trả được các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình,
Chỉ tiêu ngân quỹ ròng âm thể hiện VLĐR còn lại không đủ tài trợ nhu
cầu vốn trong ngắn hạn.Vì vậy doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để tài trợ.
Nên doanh nghiệp này đang mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Từ bảng trên ta thấy qua 3 năm nhu cầu VLĐR tăng mạnh trong khi
VLĐR năm 08 giảm mạnh so với 07 làm NQR giảm.Nguyên nhân làm nhu cầu vốn lưu
động ròng tăng qua các năm là do hàng tồn kho tăng mạnh,năm 2007 tăng 7%,đến năm
2008 tăng lên tới 15%, trong khi đó mặc dù nợ phải thu có giảm trong năm 2008 nhưng
vì chiếm tỷ trọng lớn nên nó vẩn làm nhu cầu VLĐR tăng.
4. ĐẶC TRƯNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Chỉ tiêu phân tích Năm 2007 Năm 2008
Hiệu quả cá biệt
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2.45 2.46
Số vòng quay VLĐ 2.92 2.98
Số vòng quay HTK 4.46 4.34

Hiệu suất sử dụng TS 2.14 2.15
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
8
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
Hiệu quả tổng hợp
Tỷ suất LN trên doanh thu thuần HĐKD 6% 4%
Tỷ suất LNTT trên doanh thu 6% 4%
Tỷ suất sinh lợi của TS (ROA) 13% 9%
Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE) 17% 16%
Hiệu quả tài chính
Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) 40% 24%
Khả năng thanh toán lãi vay 4.21 2.15
Tỷ suất tự tài trợ 36% 35%
Tỷ suất nợ 64% 65%
4.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng
không đáng kể (2.45- 2.46). Nếu như năm 2007, 1 đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 2.45 đồng
doanh thu thì năm 2008, 1 đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 2.46 đồng doanh thu.
Xét về nhân tố ảnh hưởng, ta thấy trong năm 2008 doanh nghiệp có đầu tư thêm
TSCĐ và giá trị đầu tư thêm là: 47.215.618.091đ góp phần làm tăng năng lực sản xuất
tạo tiền đề gia tăng doanh thu nhưng phần tăng doanh thu thuần chưa cao nên hiệu suất
sử dụng tài sản hầu như không biến động. Tuy nhiên, trong trường hợp này doanh
nghiệp đã bổ sung một số thiết bị để tăng công suất một số quy cách sản phẩm thị
trường có nhu cầu cao và thay thế những thiết bị quá cũ không đáp ứng các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, mở rộng quy mô công nghệ ít nhiều hứa hẹn 1 tiềm lực trong tương lai
về khả năng sinh lời của tài sản.
Năm 2008, doanh thu tăng 120,736,979,820 so với năm 2007, tuy nhiên nếu không
phải do sự gia tăng giá trị các khoản giảm trừ doanh thu thì doanh thu năm 2008 và
2007 còn tăng đáng kể. Doanh thu năm 08 tuy không tăng nhiều như năm 07 nhưng các
khoản giảm trừ lại tăng gấp đôi, đó không phải là do hàng kém phẩm chất mà là do

chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp:
Các khoản giảm trừ doanh thu Năm 2008 Năm 2007
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
9
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
Chiết khấu thương mại 19.447.363.767 -
Hàng bán bị trả lại 7.109.763.629 12.356.868.744
Tình hình nhu cầu giảm mạnh do suy thoái kinh tế nên DN phải sử dụng chính sách
chiết khấu thương mại để kích thích cầu sản phẩm.
Về tốc độ lưu chuyển của hàng tồn kho: HTK năm 2008 lưu chuyển chậm hơn so
với năm 2007 từ 4.46 vòng/năm xuống còn 4.34 vòng/năm do tốc độ tăng của doanh
thu thuần HĐKD chậm hơn so với tốc độ tăng của giá trị HTK bình quân.Ta thấy rằng,
tỷ trọng HTK còn quá cao(năm 2007 41% ;năm 2008 là 46%).Một tình trạng là doanh
nghiệp có xu hướng dự trữ 1 lượng HTK lớn ,lượng hàng tồn kho lớn giúp DN có thể
chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường trong năm tới nhưng lượng hàng tồn kho ứ đọng
nhiều cộng với khoản dự phòng giảm giá HTK tăng đột biến vào năm 2008 (năm 2007
là 175,871,000 ; năm 2008 là : 6,465,133,000 ) và tốc độ lưu chuyên HTK lại chậm dần
chứa đựng rủi ro tiềm tàng, trong đó làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sử dụng tài sản
trong toàn bộ doanh nghiệp.Vậy mối quan tâm cần thiết của các nhà quản trị tại công ty
là trong những năm tới cần cắt giảm số lượng hàng sản xuất ra và đẩy mạnh việc bán
hàng để giải quyết lượng hàng tồn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.Để đánh giá sâu hơn , ta xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả
năng quay vòng của HTK :
- Đối tượng phân tích: 4.34- 4.46= - 0.12
Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
= 1133436423717/ 230811600899.5 – 1029410857184/ 230811600899.5
= +0.45
Ảnh hưởng của nhân tố giá trị HTK bình quân:
= 1133436423717/260927321187.50- 1133436423717/230811600899.5
= - 0.57

Trong điều kiện HTK không đổi như năm 2007, việc gia tăng doanh số bán ra đã
làm hàng tồn kho quay nhanh hơn 0.45 (vòng/ năm). Trong điều kiện doanh thu không
đổi như năm 2008, do việc quản lý HTK kém làm HTK quay chậm hơn 0.57
(vòng/năm).
Tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm chi tiêu trong nước một cách đáng
kể, do vậy, Cty đã tiến hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi để gia tăng lượng
cầu, kích thích tiêu thụ sản phẩm công ty. Bằng chứng là chi phí BH tăng hơn 30% so
với năm 07. Bên cạnh đó, DRC là 1 trong 3 công ty lớn cung cấp lốp xe cho thị trường
Việt Nam, có thế mạnh về lốp xe tải nặng và lốp xe đặc chủng chuyên dùng, riêng lốp
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
10
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
xe đặc chủng chỉ có DRC có khả năng sản xuất; vì vậy công ty cần tận dụng ưu thế này
để đẩy mạnh việc bán hàng, qua đó gia tăng tốc độ lưu chuyển của HTK.
Về tốc độ lưu chuyển khoản phải thu: so với năm 2007, tốc độ thu hồi nợ có cao
hơn nhưng không đáng kể , tuy nhiên, với số vòng quay nợ phải thu là trên 10
vòng/năm là một điểm mạnh ở doanh nghiệp.Điều đó cho thấy công ty đã và đang có
biện pháp tốt để quản lý công nợ phải thu.
Về tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, vốn lưu động năm 2008 lưu chuyển nhanh hơn
so với năm 2007 làm số ngày 1 vòng quay vốn lưu động giảm từ 123 ngày/vòng năm
2007 xuống còn 121 ngày/vòng năm 2008. Nhìn chung tốc độ lưu chuyển vốn lưu động
không được cải thiện bao nhiêu.
Số vốn lưu động tiết kiệm được= (121-123)* 1290517642994/ 360= -
7169542461đ
Hiệu suất sử dụng vốn lưu đông của doanh nghiệp là 2.98 ; của TB ngành là 0.56.
Như vậy so với TB ngành VLĐ tại doanh nghiệp quay nhanh hơn rất nhiều, VLĐ tại
doanh nghiệp quay nhanh có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả
năng sinh ra tiền , nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.Đây là một đặc điểm khả quan
khi đánh giá hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam , sẽ không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến

hiệu quả quản lý tốt vốn lưu động của các công ty.Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một
con số doanh thu tuyệt vời , giá trị tài sản lớn, quy mô đồ sộ ….tuy nhiên độ lớn của
những con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang
nắm giữ rất nhiều tiền trong tay.Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải
thu, phải trả, có khi lại là các khoản có nguy cơ xóa sổ.Vậy quản lý tốt VLĐ là 1 nhân
tố sinh lời hiệu quả mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm và có những biện
pháp duy trì và phát huy lợi thế này.Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là : So với TB
ngành thì số vòng quay VLĐ tại doanh nghiệp tương đối cao nhưng quay 3 vòng trên
một năm thì chưa phải là tốt nhất, vậy doanh nghiệp cần tìm giải pháp để nâng cao tốc
độ lưu chuyển VLĐ.
Hiệu suất sử dụng tài sản: có tăng nhưng không đáng kể do hiệu suất sử dụng
TSCĐ và hiệu suất sử dụng VLĐ tăng lên nhưng do việc quản lý HTK kém làm kìm
hãm hiệu suất sử dụng của toàn bộ tài sản. So với TB ngành thì hiệu suất sử dụng tài
sản của doanh nghiệp rất cao, như vậy ít nhiều hiệu quả sử dung tài sản của doanh
nghiệp cao, khả năng sinh lời cao .Với năng lực đầu tư mới, công ty cần có những giải
pháp nhằm tận dụng hiệu suất sử dụng TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp
phần đẩy mạnh doanh số bán ra, giải quyết vấn đề HTK để nâng cao hiệu suất sử dụng
tài sản của toàn bộ doanh nghiệp.
4.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần HĐKD năm 2008 giảm so với năm 2007.
Xét về mặt doanh thu thuần HĐKD có tăng nhưng LN thuần HĐKD lại giảm mạnh.
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
11
Phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhóm 2
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh nhưng các khoản giảm trừ
doanh thu cũng tăng vọt ( làm doanh thu thuần tăng chậm hơn) ( như đã phân tích ở
trên). Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá thực
hiện.
- Các khoản chi phí ngoài sản xuất tăng mạnh, nhất là chi phí tài chính tăng đột
biến làm cho LN thuần HĐKD giảm mạnh:

+ Chi phí bán hàng tăng 1đ/100đ dthu
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1đ/100đ dthu
+ Chi phí tài chính tăng 3đ/100đ dthu ; trong đó chi phí tài chính tăng 1đ/100đ dthu
Chi phí tài chính tăng vọt ( gần 40 tỷ) trong đó chi phí lãi vay tăng gần 22 tỷ ( do lãi
suất cao, lạm phát năm 2008), lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện tăng đột biến ( hơn
16 tỷ) trong khi doanh thu tài chính tăng chưa đến 9 tỷ.
Tình hình suy thoái kinh tế chung, lạm phát lên đến 2 con số; lãi suât cho vay cao đã
ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của DN, cùng với việc quản lý chi phí
chưa được tốt làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguyên
liệu chính để sản xuất là mủ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, còn lại là vải mành,
hóa chất, than đen... Do đó, GVHB sẽ chịu sự tác động trực tiếp từ giá dầu thô và giá
mủ cao su tự nhiên. Đầu tiên phải kể đến sự biến động giá cả đầu vào theo chiều hướng
gia tăng (mâu thuẫn địa - chính trị ở một số khu vực dầu mỏ nhạy cảm trên thế giới và
hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong suốt 6 tháng
đầu năm 2008, lên mức đỉnh cao, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới, dầu thô
được giao dịch với giá 147 USD/thùng vào ngày 11-7-2008). Các sản phẩm cao su bị
ảnh hưởng trực tiếp do giá dầu thế giới liên tục tăng trong 6 tháng đầu năm 08 (so với
cùng kỳ giá cao su thiên nhiên tăng trên 30%, than đen tăng trên 25%, vải mành tăng
trên 20% ….) Chi phí vật tư nhập khẩu chiếm gần 40% giá thành, trong khi giá bán sản
phẩm không thể tăng nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007
Chi phí lãi
vay
44.843.470.443 37.615% 22,105,450,200

29.381 +103%
Chi phí tài
chính khác
20.362.667.171 17.08%
2,916,675,328


3.876
Chi phí bán
hàng
34.020.242.990 28.536% 25,904,721,676 34.431 +31%
GVHD: TS Trần Đình Khôi Nguyên.
12

×