Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Marie và Pierre Curie với việc khám phá ra Polonium và Radium pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.05 KB, 18 trang )

© hiepkhachquay | 87

Marie và Pierre Curie với việc khám phá ra
Polonium và Radium
Nanny Fröman

Giới thiệu
Nghiên cứu tiên phong của Marie và Pierre Curie lại được ghi nhận một lần nữa khi vào
hôm 20/04/1995, thi thể của họ được mang từ nơi chôn cất ở Sceaux, ngay bên ngoài Paris, và
trong một lễ kỉ niệm trang trọng đặt yên nghỉ dưới mái vòm đồ sộ của đền Panthéon. Như vậy,
Marie Curie trở thành người phụ nữ đầu tiên được hưởng vinh dự này do danh giá riêng của bà.
Một người phụ nữ, Sophie Berthelot, cũng vừa được chấp thuận cho yên nghỉ ở đó nhưng vì bà
là vợ của nhà hóa học Macerlin Berthelot (1827 – 1907).
Chính Francois Mitterand, trước khi kết thúc nhiệm kì tổng thống kéo dài 14 năm của
mình, đã đưa ra sáng kiến này, như ông nói “nhằm tôn trọng triệt để sự bình đẳng nam nữ trước
pháp luật và trong thực tế”. Theo quan điểm này – như bản thông cáo đã chỉ rõ – sáng kiến này
mang tính tượng trưng ba lần. Marie Curie là một phụ nữ, bà là một người nhập cư và bà có sự
đóng góp lớn làm tăng uy tín của nước Pháp trong giới khoa học.
Vào cuối thế kỉ 19, một số khám phá đã được thực hiện trong vật lí lát đường cho sự đột
phá của vật lí hiện đại và đưa đến sự phát triển công nghệ mang tính cách mạng tiếp tục làm thay
đổi cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Khoảng năm 1886, Heinrich Hertz đã chứng minh bằng thực nghiệm sự tồn tại của các
sóng vô tuyến. Người ta nói rằng Hertz chỉ mỉm cười ngờ vực khi có ai đó dự đoán rằng các sóng
của ông một ngày nào đó sẽ truyền đi khắp trái đất. Hertz qua đời năm 1894 ở tuổi 37. Tháng 9
năm 1895, Guglielmo Marconi đã gửi tín hiệu vô tuyến đầu tiên đi xa 1,5 km. Năm 1901, ông đã
nối xuyên Đại Tây Dương. Hertz không sống đủ lâu để nhìn thấy những tác động xác thực ảnh
hưởng sâu rộng của khám phá lớn của ông, tất nhiên ông cũng không nhìn thấy cảnh nó bị lạm
dụng trong các chương trình truyền hình tồi. Thật khó mà đoán trước hệ quả của những khám
phá mới trong vật lí học.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, Wilhelm Conrad Röntgen tại Đại học Würzburg phát
hiện ra một loại bức xạ mới mà ông gọi là tia X. Đúng lúc ấy, nó có thể được nhận ra là thành


phần bước sóng ngắn, tần số cao của sóng Hertz. Khả năng của bức xạ đi xuyên qua chất mờ đục
không thể xuyên qua đối với ánh sáng thông thường, tất nhiên tạo ra ấn tượng mạnh. Chính
88

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

Röntgen đã viết thư cho bạn ông rằng thoạt đầu, ông nói không có ai ngoài vợ ông biết ông đang
làm gì. Người ta sẽ nói “Röntgen điên mất rồi”. Vào ngày 01/01/1896, ông gửi bản thông báo
đầu tiên của ông về khám phá đó cho các đồng nghiệp của ông “… và giờ thì con quỷ đã ló
dạng”, ông viết. Phát hiện của ông rất sớm có tác động lên ngành y khoa thực hành. Trong vật lí,
nó dẫn tới một chuỗi kết quả mới và ấn tượng. Khi Henri Becquerel đang phơi muối uranium
trước ánh nắng để nghiên cứu xem bức xạ mới có thể có liên quan đến sự phát quang hay không,
ông đã tình cờ phát hiện – nhờ vài ngày trời nhiều mây – một bức xạ phát được phát ra tự động
mà không cần muối uranium bị rọi sáng – bức xạ đó có thể đi qua một lá kim loại và làm đen
kính ảnh. Hai nhà nghiên cứu giữ vai trò chủ đạo trong nghiên cứu tiếp tục của bức xạ mới này là
Marie và Pierre Curie.
Marie
Marie Sklodowska, như tên gọi của bà trước khi lấy chồng, sinh ở Warsaw năm 1867.
Cha mẹ bà đều là giáo viên, những người tin tưởng sâu sắc vào tầm quan trọng của giáo dục.
Marie đã học những bài học đầu tiên của bà về vật lí và hóa học từ cha của bà. Bà có năng khiếu
nổi bật trong nghiên cứu và khát vọng lớn trong hiểu biết; tuy nhiên, việc nghiên cứu tiến bộ là
không thể đối với phụ nữ ở Ba Lan. Marie mơ ước có thể nghiên cứu tại Sorbonne ở Paris,
nhưng điều này nằm ngoài khả năng của gia đình bà. Để khắc phục khó khăn, Marie và chị gái
của bà, Bronya, đi đến một sự sắp xếp: Marie sẽ đi làm gia sư và giúp chị gái bà với số tiền mà
bà tiết kiệm được để cho Bronya có thể học y khoa tại Sorbonne. Khi Bronya lấy bằng thì đến
lượt bà sẽ tiếp tục lo chi phí cho Marie học.

Marie Curie
Vì thế nên mãi đến năm 24 tuổi Marie mới tới Paris học toán và vật lí. Bronya bấy giờ kết
hôn với một vị bác sĩ người gốc Ba Lan, và do Bronya khẩn thiết mời đến và ở với họ nên Marie

buộc phải rời khỏi Paris. Khi đó bà đã học được sáu năm, nhưng bà không được đào tạo cách
hiểu nói nhanh tiếng Pháp. Nhưng niềm đam mê mãnh liệt của bà trong nghiên cứu và niềm vui
của bà được ở Sorbonne với tất cả những cơ hội của nó đã giúp bà khắc phục mọi khó khăn.
Nhằm tiết kiệm hành trình hai giờ, bà thuê một căn gác nhỏ ở Quartier Latin. Ở đó trời ban đêm
rất lạnh nên bà phải chất đống toàn bộ mọi thứ có trong phòng mới có thể ngủ được. Nhưng bù
© hiepkhachquay | 89

cho toàn bộ những thiếu thốn đó của bà, bà có sự tự do hoàn toàn dành hết con người bà cho
nghiên cứu. “Hình như một thế giới mới đã mở ra với tôi, thế giới khoa học, mà cuối cùng tôi đã
được phép biết tới trong sự tự do hoàn toàn”, bà viết. Và bà có thể đi nghe các nhà toán học và
vật lí hàng đầu của nước Pháp, những người mà tên tuổi đã đi vào lịch sử khoa học: Marcel
Brillouin, Paul Painlevé, Gabriel Lippmann, và Paul Appell. Sau hai năm, bà lấy bằng vật lí vào
năm 1893, bà dẫn đầu danh sách thí sinh và, trong năm sau, bà lại lấy bằng toán học. Sau ba năm,
bà đã vinh quang vượt qua các kì thi vật lí và toán học. Mục tiêu của bà là lấy bằng sư phạm và
sau đó trở về Ba Lan.

Marie Sklodowska, trước khi bà rời Paris
Pierre
Tuy nhiên, ở đó lúc bấy giờ xảy ra một sự kiện có tầm quan trọng quyết định trong cuộc
đời của bà. Bà gặp Pierre Curie. Ông 35 tuổi, lớn hơn bà 8 tuổi, và là một nhà vật lí nổi tiếng thế
giới, nhưng là một người ngoài cuộc trong cộng đồng khoa học Pháp – một người lí tưởng
nghiêm túc và mơ ước lớn là có thể dành trọn cuộc đời ông cho nghiên cứu khoa học. Ông hoàn
toàn thờ ơ với các danh hiệu bề ngoài và sự nghiệp. Ông có cuộc sống là trưởng phòng thí
nghiệm tại Trường Vật lí và Hóa học Công nghiệp, nơi đào tạo kĩ sư, và ông đã sống cho nghiên
cứu của ông về các tinh thể và tính chất từ của các vật ở những nhiệt độ khác nhau. Ông đã
không theo học một trong những ngôi trường kiểu mẫu Pháp mà được dạy dỗ bởi cha ông, một vị
bác sĩ, và bởi một gia sư. Ông thi đỗ BA ở tuổi 16 và 21, cùng với người em trai Jacques, ông đã
phát hiện ra hiện tượng áp điện, nghĩa là sự chênh lệch điện thế khi tác dụng sức căng cơ học lên
những tinh thể nhất định, trong đó có thạch anh. Những tinh thể như thế ngày nay dùng trong các
microphone, các thiết bị điện tử và đồng hồ.

90

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

Marie cũng là một người sống lí tưởng; mặc dù nhìn bên ngoài e thẹn và nhút nhát,
nhưng bà thật sự đầy nghị lực và chuyên tâm. Pierre và Marie lập tức phát hiện ra mối quan hệ trí
tuệ với nhau, tình cảm đó sớm chuyển biến thành tình yêu sâu đậm. Tháng 7 năm 1895, họ kết
hôn tại tòa sảnh ở Sceaux, nơi gia đình Pierre sinh sống. Họ sử dụng tiền quà cưới sắm mỗi
người một chiếc xe đạp và lái xe đạp bên nhau là cách họ thư giãn. Cuộc sống của họ khá đơn
điệu, một cuộc sống lấp đầy bằng công việc và nghiên cứu.

Pierre Curie
Được thuyết phục bởi cha ông và bởi Marie, Pierre bảo vệ luận án tiến sĩ của ông vào
năm 1895. Nó nói về các loại từ tính khác nhau và chứa một trình bày về mối quan hệ giữa nhiệt
độ và từ tính ngày nay gọi là Định luật Curie. Năm 1896, Marie thi đỗ văn bằng sư phạm của bà,
đứng đầu trong nhóm của bà. Con gái Irène của họ chào đời vào tháng 9 năm 1897. Pierre đã cố
gắng thu xếp cho Marie được phép làm việc trong phòng thí nghiệm của trường, và năm 1897 bà
đã kết thúc một số khảo sát về tính chất từ của thép với tư cách là đại diện của một công ti công
nghiệp. Sau đó, quyết định tiếp tục làm nghiên cứu, Marie tìm kiếm một đề tài cho luận án tiến sĩ.
Phát hiện của Becquerel không gây sự chú ý lắm. Khi, đúng một ngày hay ngần ấy thời
gian sau phát hiện của ông, ông đã báo tin vào cuộc họp hôm thứ hai của Viện hàn lâm Khoa học,
các đồng nghiệp của ông lắng nghe một cách lịch sự, rồi chuyển sang đề tài tiếp theo trong
chương trình nghị sự. Khám phá của Röntgen và khả năng nó mang lại mới thu hút sự tập trung
chú ý và sự hăng hái của các nhà nghiên cứu. Bản thân Becquerel đã có những quan sát quan
trọng nhất định, chẳng hạn như chất khí mà tia X truyền qua trở nên có khả năng dẫn điện, nhưng
ông sớm rời bỏ lĩnh vực này. Marie quyết định thực hiện một nghiên cứu có hệ thống của “các
tia uranium” bí ẩn. Bà có một sự hỗ trợ đắc lực được tùy ý sử dụng – đó là một điện kế dùng để
đo các dòng điện yếu, dụng cụ do Pierre và em trai của ông ta chế tạo, và hoạt động trên cơ sở
hiệu ứng áp điện.
Những kết quả bất ngờ

Các kết quả không bao lâu đã đến. Chỉ sau vài ngày, Marie đã phát hiện thấy thorium
phát ra các tia giống hệt như uranium. Nghiên cứu có hệ thống tiếp theo của bà về các hợp chất
hóa học khác nhau cho kết quả bất ngờ rằng cường độ bức xạ không phụ thuộc vào hợp chất
© hiepkhachquay | 91

được nghiên cứu. Nó chỉ phụ thuộc vào lượng thorium hay uranium. Các hợp chất hóa học thuộc
cùng một nguyên tố nói chung có những tính chất hóa và lí rất khác nhau: một hợp chất uranium
có dạng bột đen, một hợp chất khác là tinh thể màu vàng trong suốt, nhưng cái có tính quyết định
cho bức xạ do chúng phát ra chỉ là lượng uranium mà chúng chứa. Marie đi đến kết luận rằng
khả năng phát ra bức xạ không phụ thuộc vào sự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử, mà nó
liên quan đến phần bên trong của chính bản thân nguyên tử. Khám phá này hoàn toàn mang tính
cách mạng. Từ một quan điểm có tính khái niệm, bà đã có sự đóng góp quan trọng nhất cho sự
phát triển của vật lí học. Bấy giờ bà đã khảo sát toàn bộ hệ thống tuần hoàn. Kết quả của bà là
chỉ có uranium và thorium phát ra bức xạ này.
Ý tưởng tiếp theo của Marie, dường như đơn giản nhưng thật thông minh, là nghiên cứu
các quặng thiên nhiên chứa uranium và thorium. Bà thu nhặt mẫu vật từ bảo tàng địa chất và tìm
thấy trong số các quặng này, quặng pitchblende có hoạt tính gấp bốn đến năm lần so với quặng
được kích hoạt bởi lượng uranium. Giả thuyết của bà là một nguyên tố mới hoạt tính mạnh hơn
uranium nhiều có mặt với một lượng nhỏ trong quặng đó.
Marie và Pierre – Một sự hợp tác có kết quả
Những khung cảnh mới đầy quyến rũ đang mở ra. Pierre từ bỏ nghiên cứu của ông về các
tinh thể và sự đối xứng trong tự nhiên mà ông đã chuyên tâm sâu sắc vào đó và tham gia với
Marie trong dự án của bà. Họ tìm thấy hoạt tính mạnh đến cùng với các phần chứa bismuth hoặc
barium. Khi Marie tiếp tục phân tích của bà về thành phần bismuth, bà nhận thấy mỗi lần bà lấy
đi một lượng bismuth, thì phần còn lại có hoạt tính mạnh hơn. Cuối tháng 6 năm 1898, họ có một
chất hoạt động mạnh hơn nhiều khoảng 300 lần so với uranium. Trong công trình mà họ công bố
vào tháng 7 năm 1898, họ viết “Vì thế, chúng tôi tin rằng chất mà chúng tôi trích ra từ quặng
pitchblende chứa một kim loại từ trước đến nay chưa biết tới, có quan hệ gần gũi với bismuth ở
những tính chất phân tích của nó. Nếu sự tồn tại của kim loại mới này được xác nhận, chúng tôi
đề nghị rằng nó phải được đặt tên là polonium theo tên đất nước quê quán của một trong hai

người chúng tôi”. Cũng trong công trình này, họ đã sử dụng thuật ngữ phóng xạ lần đầu tiên. Sau
một vài tháng nghiên cứu nữa, vợ chồng Curie thông báo với Viện hàn lâm Khoa học, vào hôm
26/12/1898, rằng họ đã chứng minh được căn cứ mạnh mẽ là đã bắt gặp một chất rất hoạt tính
nữa có hành vi hóa học gần như giống hệt barium nguyên chất. Họ đề nghị đặt tên là radium cho
nguyên tố mới.
Công trình gian khổ
Để chắc chắn chỉ ra đó là vật chất của nguyên tố mới, vợ chồng Curie phải tạo ra chúng ở
lượng có thể chứng minh được, xác định khối lượng nguyên tử của chúng và tốt nhất là tách
chúng ra. Để làm như thế, gia đình Curie cần hàng tấn quặng pitchblende đắt tiền. Tuy nhiên,
người ta biết rằng tại mỏ Joachimsthal ở Bohemia, còn lại một đống xỉ lớn trong khu rừng xung
quanh. Marie nghĩ rằng radium phải còn lại trong đám cặn bã đó. Một mẫu vật đã được gửi cho
họ từ Bohemia và cục xỉ được tìm thấy có hoạt tính mạnh hơn khoáng chất nguyên gốc. Vài tấn
92

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

quặng pitchblende sau đó đã được đưa vào cho họ tùy ý sử dụng thông qua các thành viên tích
cực của Viện hàn lâm Khoa học Áo.
Bấy giờ ở đó bắt đầu diễn ra thiên anh hùng ca trong cuộc đời họ mà nay đã trở thành
huyền thoại. Ở giai đoạn này, họ cần một căn phòng rộng hơn, và vị hiệu trưởng nơi Pierre công
tác một lần nữa lại tại điều kiện thuận lợi cho họ. Họ có thể sử dụng một nhà xưởng lớn bỏ
không. Ở đó, công việc phân tách và phân tích gian khổ bắt đầu. Marie tiến hành các phân tách
hóa học, Pierre đảm nhận các phép đo sau mỗi bước liên tiếp. Theo lệ thường, công việc thật là
nặng nhọc đối với Marie. Bà đã xử lí 20 kg chất liệu thô vào lúc đó. Trước tiên, bà lau sạch
những cây kim bằng gỗ thông và bất kì mảnh vụn nào có thể cảm nhận thấy, sau đó bà mới thực
hiện công việc phân tách. “Đôi khi tôi mất cả ngày khuấy một khối chất đang sôi bằng một thanh
sắt nặng to gần bằng tôi. Tôi thật sự mệt mỏi vào cuối ngày”, bà viết.
Trong phần giới thiệu các nghiên cứu thu nhặt được của Pierre Curie, Marie mô tả nhà
xưởng có sàn rải nhựa, một mái thủy tinh che mưa không tốt lắm, và nơi đó giống như một cái lò
sấy vào mùa hè, có gió lùa và lạnh buốt vào mùa đông; nhưng chính tại nhà xưởng đó, họ đã trải

qua những năm tháng tốt nhất và hạnh phục nhất trong cuộc đời họ. Ở đó, họ có thể dành trọn
bản thân mình cho công việc suốt cả ngày đêm. Đôi khi, họ không thể thực hiện việc xử lí của họ
ở ngoài trời, nên các chất khí độc phải để cho thoát ra qua hệ thống cửa sổ mở. Đồ đạc duy nhất
trong xưởng là những cái bàn gỗ thông cũ kĩ, mục nát, nơi Marie làm việc với các mảnh radium
đắt giá của bà. Vì họ không có bất kì phương tiện gì để cất giữ các sản phẩm quý giá của mình,
nên họ sắp xếp chúng trên bàn và trên bảng. Marie có thể ghi nhớ niềm vui mà họ cảm thấy khi
họ bước vào nhà xưởng lúc ban đêm, nhìn thấy “từ mọi phía hình ảnh tỏa sáng yếu ớt” của các
sản phẩm nghiên cứu của họ. Các chất khí nguy hại mà Marie nhắc tới có chứa, trong số những
thứ khác, radon – chất khí phóng xạ có ở xung quanh chúng ta, vì một lượng nhỏ của chúng phát
ra từ những chất liệu xây dựng nhất định. Wilhelm Ostward, nhà hóa học người Đức được tôn
trọng cao, một trong những người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của nghiên cứu của vợ chồng
Curie, đã đi từ Berlin tới Paris để xem họ làm việc như thế nào. Cả Pierre lẫn Marie đều không
có ở nhà. Ông viết: “Theo yêu cầu tha thiết của tôi, tôi đã được chỉ cho thấy phòng thí nghiệm
nơi radium được phát hiện ra không bao lâu trước đó… Nó là một sự lai tạp giữa một cái chuồng
ngựa và một nhà kho chứa khoai tây, và nếu tôi không nhìn thấy bàn ghế và danh mục các thiết
bị hóa học, tôi nghĩ rằng mình đã bị trêu đùa”.
Marie bảo vệ luận án tiến sĩ của bà
Trong khi vợ chồng Curie bận rộn với công việc nặng nhọc của họ, thì mỗi người trong
họ còn phải đảm nhận vai trò giảng dạy. Từ năm 1900, Marie đã có một vị trí giảng dạy bán thời
gian tại trường
École Normale Supérieur de Sèvres dành cho nữ. Sau hàng ngàn lần làm kết tinh, cuối cùng
Marie – từ vài tấn chất liệu ban đầu – đã tách ra được một decigram radium chloride hầu như
tinh khiết và xác định được khối lượng nguyên tử của radium là 225. Bà đã trình bày kết quả của
nghiên cứu này trong luận án tiến sĩ của bà vào hôm 25/06/1903. Trong số ba thành viên của ủy
ban phản biện, hai người đã nhận giải Nobel vài năm sau này: Lippmann, thầy dạy cũ của bà,
© hiepkhachquay | 93

giải Nobel vật lí năm 1908, và Moissan, giải Nobel hóa học năm 1906. Ủy ban đã trình bày quan
điểm rằng kết quả đó là đại diện cho đóng góp khoa học quan trọng nhất từng được thực hiện
trong một luận án tiến sĩ.

Một lễ ăn mừng nhỏ cho sự thành công của Marie đã được sắp xếp vào buổi tối bởi một
đồng sự nghiên cứu, Paul Langevil. Khách mời gồm có Jean Perrin, vị giáo sư lỗi lạc tại
Sorbonne, và Ernest Rutherford, người khi đó làm việc ở Canada nhưng thỉnh thoảng ở Paris và
nóng lòng muốn gặp Marie Curie. Ông có một lí do tuyệt vời. Nghiên cứu của ông về sự lệch của
bức xạ trong từ trường không đi đến thành công mãi cho đến khi vợ chồng Curie gửi cho ông
một mẫu phóng xạ mạnh. Vào lúc đó, ông đã nổi tiếng và sớm được xem là nhà vật lí thực
nghiệm vĩ đại nhất những ngày ấy. Hôm đó là một buổi tối ấm áp và nhóm đồng chí hướng đã
gặp nhau trong vườn. Pierre đã chuẩn bị một màn biểu diễn gây ấn tượng cho ngày hôm ấy. Khi
tất cả họ đã ngồi xuống, ông lấy từ trong túi áo gi-lê của ông ra một cái ống nhỏ, phủ một phần
kẽm sulfide, chứa một lượng muối radium dạng dung dịch. Đột nhiên cái ống trở nên tỏa sáng,
thắp lên trong bóng tối, và nhóm người bắt đầu ngờ vực, im lặng và trông rất uy nghiêm. Nhưng
trong ánh sáng phát ra từ ống, Rutherford nhìn thấy các ngón tay của Pierre bị có sẹo và sưng đỏ
và ông thấy nó khó mà giữ được cái ống.
Vấn đề sức khỏe không thể xem thường
Một tuần trước đó, Marie và Pierre được mời tới Hội Hoàng gia Lodon, ở đó Pierre có
một bài thuyết giảng. Trước thính phòng đông đúc, ông đã trình bày radium tác động nhanh
chóng làm đen kính ảnh bọc trong tờ giấy như thế nào, một chất làm giải phóng nhiệt như thế
nào; trong căn phòng tranh tối tranh sáng, ông đã chứng minh hiệu ứng ánh sáng ngoạn mục.
Ông mô tả các kiểm nghiệm y khoa mà ông đã thử trên chính bản thân mình. Ông bọc một mẫu
muối radium trong một cái bao mỏng bằng cao su và cầm nó trong tay ông trong mười giờ, sau
đó thì nghiên cứu vết thương, chúng tương tự như bị cháy xém, từng ngày từng ngày một. Sau 52
ngày trên tay ông còn lại vết sẹo xám vĩnh viễn. Trong mối quan hệ đó, Pierre đã đề cập đến khả
năng radium có thể sử dụng trong điều trị ung thư. Nhưng vết sẹo trên tay Pierre nứt nẻ đến mức
có lần ông tình cờ làm đổ một chút mẫu chất quý giá. Năm mươi năm sau đó, sự có mặt của
phóng xạ đã được phát hiện trong các căn nhà và những bề mặt nhất định đã được làm sạch.
Trong thực tế, Pierre đã mắc bệnh. Chân của ông run rẩy nên nhiều khi ông khó mà đứng
thẳng được. Ông rất đau đớn. Ông đi khám bác sĩ, bác sĩ chẩn đoán ông bị suy nhược thần kinh
và kê đơn thuốc strychnine. Và da trên các ngón tay của Marie bị nứt nẻ và lên sẹo. Cả hai người
họ đều chịu đựng sự lao khổ đều đều. Rõ ràng họ không có ý nghĩ rằng bức xạ có thể có ảnh
hưởng bất lợi lên tình trạng sức khỏe chung của họ. Pierre, người thích nói rằng radium có hoạt

tính phóng xạ mạnh hơn một triệu lần so với uranium, thường mang theo một mẫu chất trong túi
áo gi-lê của ông để biểu diễn với bạn bè của ông. Marie thích có một ít muối radium trên giường
của bà để nó cho nó tỏa sáng bóng đêm. Các tờ giấy họ đem đi lót chúng phát ra phóng xạ rõ rệt.
Nếu ngày nay, tại
Bibliothèque Nationale, bạn muốn tham khảo ba cuốn sổ tay màu đen trong đó nghiên
cứu của họ từ tháng 12 năm 1897 và ba năm sau đó được ghi lại, bạn phải kí một tờ xác nhận
94

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

rằng bạn làm điều đó là theo sự mạo hiểm riêng của bạn. Người ta sẽ phải thực hiện như thế một
thời gian dài nữa. Thật vậy, mất 1620 năm thì hoạt tính phóng xạ của radium mới giảm đi một
nửa.
Rutherford đúng là không ngờ vực vào mối hiểm họa giốn như gia đình Curie. Khi hóa ra
một trong các đồng nghiệp của ông làm việc với các chất phóng xạ trong vài tháng có khả năng
làm xòe một cái điện nghiệm bằng cách vịn lên đó, Rutherford đã biểu lộ sự vui thích của ông.
Điều này xác nhận lí thuyết của ông về sự tồn tại của các xạ khí trên không trung.
Trên quan điểm tiềm năng sử dụng radium trong y khoa, các nhà máy bắt đầu được xây
dựng ở Mĩ nhằm sản suất nó ở quy mô lớn. Câu hỏi đặt ra là không biết Marie và Pierre có đăng
kí bằng phát minh cho quy trình sản suất hay không. Cả hai người họ đều phản đối làm như thế.
Nghiên cứu thực tế được thực hiện trong mục đích riêng của nó và không nên nhầm lẫn với động
cơ lợi ích công nghiệp. Các nhà nghiên cứu phải vô tư và làm cho kết quả nghiên cứu của họ đến
với tất cả mọi người. Marie và Pierre thật rộng lượng trong việc cung cấp cho các nhà nghiên
cứu khách mời của họ, trong đó có Rutherford, các sản phẩm mà họ cực nhọc chế tạo ra. Họ
cung cấp cho công nghiệp các mô tả của quy trình sản suất.
Giải thưởng Nobel
Năm 1903, Marie và Pierre Curie cùng nhận nửa giải Nobel vật lí. Trích dẫn trao giải là
“công nhận những đóng góp phi thường mà họ đã dâng hiến bằng nghiên cứu chung của họ về
hiện tượng bức xạ do giáo sư Henri Becquerel phát hiện”. Henri Becquerel được trao nửa giải
còn lại cho khám phá của ông ra sự phóng xạ tự phát. Trong một bức thư gửi cho Viện hàn lâm

Khoa học Thụy Điển, Pierre giải thích rằng không ai trong hai người họ có thể đến Stockholm để
nhận giải. Họ không thể đi vì còn làm công tác giảng dạy. Ông viết thêm “bà Curie bị bệnh trong
hè này và cho đến nay vẫn chưa lấy lại sức hoàn toàn”. Điều đó chắc chắn đúng nhưng sức khỏe
riêng của ông cũng chẳng tốt hơn gì. Mãi cho đến tháng 6 năm 1905 họ mới thật sự đi Stockholm,
ở đó Pierre trình bày bài thuyết trình Nobel.
Tại buổi lễ trao giải thưởng, chủ tịch Viện hàn lâm Thụy Điển đã nhắc tới lời của ông với
câu cách ngôn xưa cũ “đoàn kết thêm sức mạnh”. Ông tiếp tục trích dẫn từ cuốn Chúa sáng thế:
“Thật không có gì tốt đẹp khi một người đơn độc; tôi sẽ giúp ông ta để gặp được ông ta”.
Mặc dù giải thưởng Nobel đã làm vơi bớt gánh lo tài chính của họ, nhưng vợ chồng Curie
lập tức nhận thấy họ là tiêu điểm chú ý của công chúng và giới xuất bản. Câu chuyện có phần
lãng mạn của họ, sự làm việc của họ trong những điều kiện không thể chịu đựng nổi, nguyên tố
mới khác thường có thể phân rã và giải phóng nhiệt từ cái nhìn bên ngoài là một nguồn vô tận,
tất cả những điều này đã được đưa vào các bài tường thuật như câu chuyện thần kì. Nhân vật
chính là Marie, một người phụ nữ yếu đuối với chiếc đũa thần khổng lồ đã đảo khuấy hàng tấn
quặng pitchblende để trích ra lượng nhỏ xíu của một nguyên tố thần kì. Cả tờ Le Figaro, chứ
đừng nói những tờ báo thực dụng khác, cũng bắt đầu với “Có một lần…” Họ bị đeo đuổi bởi
cánh nhà báo đến từ khắp thế giới – một tình huống mà họ không muốn gặp. Marie viết “Sự quấy
© hiepkhachquay | 95

rối cuộc sống cô lập tự nguyện của chúng tôi là nguyên nhân gây ra sự khó chịu thật sự cho
chúng tôi và nó có toàn bộ các tác động của một thảm họa”. Pierre viết vào tháng 7 năm 1905
“Một năm trọn vẹn đã trôi qua kể từ khi tôi có thể làm bất cứ công việc gì… rõ ràng tôi không
tìm được cách nào bảo vệ chúng tôi khỏi phung phí thời gian của chúng tôi, và cho đến nay điều
đó rất cần thiết. Nó là câu hỏi sống hay là chết từ quan điểm trí tuệ”.
Nhưng như Elisabeth Crawford nhấn mạnh trong cuốn sách của bà, Những năm tháng
đầu tiên của Thể chế Nobel, từ quan điểm sau này, việc trao giải Nobel vật lí năm 1903 thật tài
tình. Trước đấy, chỉ có giải thưởng văn học và giải thưởng hòa bình thu được sự đưa tin báo chí
rộng rãi; còn giải thưởng cho các môn khoa học được xem là quá bí ẩn để có thể thu hút công
chúng nói chung. Cơn chấn động tập trung vào việc trao giải cho vợ chồng Curie, nhất là Marie
Curie, đã một thời làm khuấy động và thu hút sự hiếu kì của giới xuất bản và công chúng. Công

trình của các nhà nghiên cứu thật lí thú, kết quả của họ thật quyến rũ.
Sức khỏe của Marie lẫn Pierre đều bị ảnh hưởng. Bạn bè của họ cố khuyên họ làm việc ít
thôi. Toàn bộ triệu chứng của họ bị quy cho là do cái nhà xưởng tồi tàn và cố gắng quá sức. Ước
mơ thiết tha nhất của họ là có một phòng thí nghiệm mới nhưng một phòng thí nghiệm như thế là
không có triển vọng. Khi Paul Appell, chủ nhiệm khoa khoa học, yêu cầu Pierre đưa tên ông vào
danh sách người nhận danh dự Bắc đẩu bội tinh vào ngày 14/07/1903, Pierre đáp lời “… không
phải tôi xem thường việc nhận huy chương, nhưng nhu cầu lớn nhất của tôi là có một phòng thí
nghiệm”. Mặc dù Pierre được trao cho một chức vụ tại Sorbonne vào năm 1904 với hứa hẹn sẽ
có một phòng thí nghiệm, nhưng đến cuối năm 1906 nó vẫn chưa được bắt đầu xây dựng. Pierre
được quyền vào trong các phòng trong tòa nhà dành cho các sinh viên y khoa trẻ nghiên cứu.
Pierre Curie chưa bao giờ có được một phòng thí nghiệm thật sự.
Tai họa kinh hoàng
Vào ngày 19 tháng 4 năm 1906, Pierre Curie bị lật xe ngựa tại gần Pnt Neuf ở Paris và
qua đời. Bấy giờ Marie còn lại một mình với hai cô con gái, Irène lên 9 và Ève lên 2. Cú sốc đó
làm bà sụp đổ hoàn toàn. Nhưng dẫu thế bà vẫn bướng bỉnh và kiên trì, đó là các mặt cơ bản của
đặc trưng tính cách của bà. Khi người ta ngỏ ý trợ cấp cho bà, bà đã từ chối: Tôi 38 tuổi và tôi có
thể tự mình lo liệu được, bà trả lời như thế. Bà được bổ nhiệm kế vị Pierre làm trưởng phòng thí
nghiệm, điều rõ ràng là thích hợp nhất, và đảm nhận công tác giảng dạy của ông. Như vậy, bà trở
thành người phụ nữ đầu tiên từng được bổ nhiệm vào giảng dạy tại Sorbonne. Sau ít tháng, vào
tháng11/1906, và lên lớp buổi đầu tiên. Giảng đường lớn đông nghịt người. Ngoài sinh viên ra,
thính giả của bà bao gồm mọi người đến từ nơi xa lẫn gần, cánh phóng viên và nhiếp ảnh đều
tham dự. Nhiều người trông đợi điều gì đó bất thường xảy ra. Có lẽ đó là biểu hiện của một số cơ
hội muốn nổi tiếng. Khi Marie bước vào, mỏng manh, xanh xám và căng thẳng, bà được hoan
nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên, các trông ngóng vào một điều gì đó ngoài một bài giảng rõ ràng và
căn cứ trên sự thực về vật lí đã không có kết quả. Nhưng tính cách của Marie, hơi thoáng đơn
giản và năng lực của bà đã gây ấn tượng lớn.
96

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay


Irène bấy giờ lên 9 tuổi. Marie đã có ý tưởng rõ ràng cho sự giáo dục và học hành của
bọn trẻ nên bà muốn đưa vào trong thực tiễn. Nhóm bạn của bà có một nhóm nhỏ các vị giáo sư
có con ở tuổi đi học. Marie tổ chức một trường tư với chính các vị cha mẹ đóng vai trò thầy cô
giáo. Một nhóm chừng chục đứa trẻ vì thế đã được dạy dỗ bởi các vị giáo sư nổi tiếng: Jean
Perrin, Paul Langevin, Édouard Chavannes, một giáo sư người Trung Quốc, Henri Mouton đến
từ Viện Pastuer, một nhà điêu khắc được thuê đến vẽ kiểu và trang trí. Marie giữ quan điểm rằng
các môn khoa học phải được dạy ở tuổi còn nhỏ nhưng không theo chương trình giảng dạy quá
cứng nhắc. Điều quan trọng cho bọn trẻ là có khả năng phát triển tự do. Trò chơi và các hoạt
động thể chất chiếm phần nhiều thời gian. Một chút thời gian dành cho đi chơi, bọn trẻ tới chơi
nhà các vị thầy cô giáo, tới lớp của Marie ở Sceaux hay lớp của Langevin ở ngoại ô Paris. Nhóm
nhỏ đó trở thành một kiểu trường kiểu mẫu nhấn mạnh nhiều vào các môn khoa học. Bọn trẻ nói
rằng họ đã có những kỉ niệm hạnh phúc thuộc thời kì đó. Đối với Irène, những năm tháng đó đã
hình thành ước mơ trở thành một nhà nghiên cứu của bà. Thí nghiệm giáo dục đó kéo dài hai
năm. Sau đó, bọn trẻ trải qua một kì thi và theo học các chương trình giáo dục truyền thống.
Giải Nobel thứ hai
Năm 1908, Marie, người phụ nữ đầu tiên từ trước đến nay, được bổ nhiệm trở thành giáo
sư tại Sorbonne. Bà tiếp tục chế tạo thêm vài decigram radium chloride rất tinh khiết trước khi
cuối cùng, hợp tác với André Debierne, bà có thể tách ra radium ở dạng kim loại. André
Debierne, người bắt đầu sự nghiệp vơi tư cách là phụ tá phòng thí nghiệm, trở thành cộng sự đắc
lực của bà cho đến khi bà qua đời và sau đó kế vị bà làm trưởng phòng thí nghiệm. Năm 1911,
bà được trao giải Nobel Hóa học. Trích dẫn của Ủy ban Nobel là “công nhận những đóng góp
của bà cho sự phát triển của hóa học bằng việc khám phá ra các nguyên tố radium và polonium,
bằng việc tách được radium và nghiên cứu bản chất và các hợp chất của nguyên tố đáng chú ý
này”.
Giờ thì tư liệu đã được đưa ra công chúng, người ta có thể nghiên cứu chi tiết việc xét
trao hai giải thưởng, năm 1903 và 1911. Trong một lá thư năm 1903, một vài thành viên của
Viện hàn lâm Khoa học, trong đó có Henri Poincaré và Gaston Darboux, đã đề cử Becquerel và
Pierre Curie cho giải thưởng vật lí. Tên của Marie không được nhắc tới. Điều này khiến Gösta
Mittag-Leffler, một giáo sư toán tại Đại học Stockholm, viết thư cho Pierre Curie. Bức thư đó
không còn lưu giữ, nhưng thư trả lời của Pierre Curie, đề ngày 06/08/1903, vẫn còn lưu giữ. Ông

viết “Nếu đúng là người ta nghĩ nghiêm túc về tôi (cho giải thưởng), tôi rất muốn được xét chung
với bà Curie đối với nghiên cứu của chúng tôi về các vật phóng xạ”. Nhấn mạnh vai trò mà bà
nắm giữ trong việc khám phá ra nguyên tố radium và polonium, ông thêm “Ông có nghĩ rằng sẽ
thật đẹp hơn từ quan điểm thẩm mĩ nếu như chúng tôi cùng được xem xét theo kiểu như thế ?”
Một số người viết tiểu sử đã đặt câu hỏi không biết Marie có xứng đáng với giải thưởng
Hóa học năm 1911. Họ khẳng định rằng khám phá ra radium và polonium đã là một phần của lí
do trao giải năm 1903, tuy rằng điều này không được phát biểu một cách dứt khoát. Người ta nói
Marie được trao giải một lần nữa cho cùng những khám phá đó, thì giải thưởng có lẽ là biểu hiện
© hiepkhachquay | 97

của một sự cảm thông vì những lí do sẽ đề cập dưới đây. Tuy nhiên, thật ra thì trích dẫn cho giải
thưởng năm 1903 đã diễn đạt thận trọng với quan điểm sẽ có một giải thưởng tương lai về hóa
học. Các nhà hóa học nhận xét rằng việc phát hiện và phân tách được radium là sự kiện lớn nhất
trong ngành hóa học kể từ khi khám phá ra oxygen. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử người ta có
thể chỉ ra rằng một nguyên tố có thể chuyển hóa thành một nguyên tố khác, làm cách mạng hóa
ngành hóa học và đánh dấu một thời đại mới.
Một năm khủng khiếp
Bị Viện hàn lâm bác bỏ
Bất chấp giải Nobel thứ hai và lời mời đến Hội nghị Solvay lần thứ nhất với các nhà vật lí
hàng đầu của thế giới, năm 1911 trở thành một năm đen tối trong cuộc đời Marie. Trong hai cuộc
vận động bẩn thỉu, bà đã phải gánh chịu sự thiếu kiên nhẫn của giới báo chí Pháp. Lần thứ nhất
bắt đầu vào ngày 16/11/1910, khi, bằng một bài báo trên tờ Le Figaro, người ta đồn rằng bà sắp
được đề cử bầu vào Viện hàn lâm. Các nhân tố khác ngoài phẩm chất quyết định thật sự tồn tại,
nhưng bản thân Marie và các đồng nghiệp nghiên cứu xuất sắc của bà dường như nhận xét rằng
với những phẩm chất khoa học sáng giá ngoại lệ của bà, việc bầu chọn bà là hiển nhiên. Ấy thế
mà hóa ra không hẳn danh giá là có tính quyết định. Luồng tư tưởng đen tối bài Do Thái, phản
đối phụ nữ, bài ngoại và cả chống quan điểm khoa học tồn tại trong xã hội Pháp đã lộ diện.
Thông thường thì việc bầu chọn không gây hứng thú với cánh báo chí. Tờ báo điên dại nhất là tờ
L'Action Française cực đoan và chống Semit, đứng đầu là Léon Daudet, con trai của nhà văn Anphonse
Daudet. Dreyfus đã sửa sai lầm của ông vào năm 1906 và được tặng Bắc đẩu bội tinh, nhưng

trong con mắt của các nhóm chống đối ông trong thời kì thử nghiệm của ông, ông vẫn là kẻ sai
trái, vẫn là “kẻ phản bội Do Thái”. Các nhóm ủng hộ Dreyfus cho rằng căn nguyên của ông là
đáng ngờ và các nhà khoa học ủng hộ Marie nằm trong số đó. Các chuyện châm biếm luân phiên
buộc tội sỉ nhục nhau. Người ta nói rằng trong sự nghiệp của bà, nghiên cứu của Pierre đã lót
đường cho bà đi. Bà đến từ Ba Lan, tuy được thừa nhận chính thức là Công giáo nhưng cái tên
Sklodowska của bà xác nhận bà có thể có gốc Do Thái, và vân vân. Một tuần trước khi bầu chọn,
một ứng cử viên đối thủ, Édouard Brandy, đã bị công kích. Việc bỏ phiếu hôm 23/01/1911 diễn
ra trong sự có mặt của cánh phóng viên, nhiếp ảnh và lũ người tò mò. Cuộc bầu chọn diễn ra
trong bầu không khí ầm ĩ. Trong vòng thứ nhất, Marie mất một phiếu, trong vòng thứ hai mất hai
phiếu. Sau hết thảy, đếm có 58 phiếu. Giải Nobel năm 1903 và sự ủng hộ từ phía các nhà nghiên
cứu lỗi lạc như Jean Perrin, Henri Poincaré, Paul Appell và thư kí thường trực của Viện hàn lâm,
Gaston Darboux, không đủ sức khiến Viện hàn lâm mở rộng cánh cửa của nó. Sự kiện này thu
hút sự chú ý và phẫn nộ của thế giới. Thật là một sự xúc phạm lớn với cả Marie lẫn Édouard
Brandly, bản thân ông cũng là một nhà nghiên cứu danh giá.
Vấn đề dính líu với Langevin
Tuy nhiên, nỗi đau khổ của Marie chưa hết. Khi, vào đầu tháng 11 năm 1911, Marie đi Bỉ,
theo lời mời với các nhà vật lí lỗi lạc nhất của thế giới tham dự Hội nghị Solvay lần thứ nhất, bà
98

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

nhận được tin nhắn rằng một chiến dịch mới đã bắt đầu trên báo chí. Lần này nó là vấn đề cuộc
sống riêng tư của bà và mối quan hệ của bà với vị đồng nghiệp Paul Langevin, người cũng được
mời tham gia hội nghị. Ông đã gặp rắc rối hôn nhân trong vài ba năm và đã chuyển từ căn nhà
ngoại ô của ông vào một căn hộ nhỏ ở Paris. Người ta nói Marie là nguyên do. Cả hai bị mô tả
với những từ ngữ phỉ báng. Vụ bê bối phát triển một cách đột ngột. Marie tự biện hộ cho mình và
yêu cầu một lời xin lỗi từ phía tờ báo Le Temps. Đúng ngày hôm ấy bà nhận được văn bản từ
Stokholm rằng bà được trao giải Nobel hóa học. Tuy nhiên, rất nhiều tờ báo đã làm cho bà trở
thành huyền thoại khi bà nhận giải Nobel vật lí năm 1903, nay hoàn toàn bỏ qua thực tế là bà
được trao giải hóa học hay đơn thuần tường thuật việc đó trong vài ba dòng trong một trang bên

trong. Vụ bê bối Langevin leo thang đến nấc nghiêm trọng làm chấn động giới học thức ở Paris
và chính quyền Pháp ở cấp cao. Bà Langevin chuẩn bị hoạt động pháp lí để giành quyền chăm
sóc bốn đứa con. Với một vụ trộm trong phòng của Langevin, những lá thư nhất định đã bị lấy
cắp và phân phát đến báo chí. Léon Daudet đưa toàn bộ vào một câu chuyện Dreyfus mới. Ngày
qua ngày, Marie bị báo chí phê bình khốc liệt: một kẻ ngoại quốc, một phụ nữ Ba Lan, một nhà
nghiên cứu được các nhà khoa học Pháp của chúng ta ủng hộ, đã đến và cướp chồng của một phụ
nữ Pháp lương thiện. Daudet trích dẫn những lời khét tiếng của Fouquer-Tinville rằng trong
Cách mạng đã gửi nhà khoa học Lavoisier lên máy chém: “Nền cộng hòa không cần nhà khoa
học nào hết”. Bạn bè của Marie lập tức nâng bà dậy. Jean Perrin, Henri Poincaré và Émile Borel
đã kháng cáo các nhà xuất bản báo chí. Người anh em họ của Henri Poincaré, một luật sư thâm
niên, người trở thành tổng thống Pháp vài năm sau này, được mời làm cố vấn. Nhưng vụ bê bối
vẫn tiếp tục sức đẩy của nó với những dòng tít trên các trang nhất, ví dụ như “Madame Curie,
sao bà vẫn có thể là giáo sư tại Sorbonne ?”. Với con cái của bà, Marie vẫn ở Sceaux, nơi bà thật
ra là một tù nhân trong căn nhà riêng của bà. Bạn bè bà lo ngại rằng bà sẽ sụp đổ. Vở kịch lên tới
đỉnh điểm vào sáng 23 tháng 11 khi các đoạn trích từ những lá thư được công bố trên tờ
L’Oeuvre. Không có bằng chứng buộc tội nào chống lại Marie và tính xác thực của những lá thư
có thể bị nghi vấn nhưng trong bầu không khí ngột ngạt đã có vài ba người suy nghĩ sáng sủa.
Trong cuốn sách của bà,
Souvenirs et rencontres, Marguerite Borel mang lại một sự mô tả đầy
kịch tính của cái đã xảy ra. Émile Borel cực kì phẫn nộ và hoạt động nhanh chóng. Marie phải
rời khỏi Sceaux và đến sống với họ cho đến khi cơ bão nguôi đi. Marguerite và André Debierne
đến Sceaux, ở đó họ thấy một đám đông thù địch và giận dữ tụ tập bên ngoài nhà của Marie. Một
số người la hét “Hãy về nhà mày ở Ba Lan”. Một hòn đá ném vào nhà. Nhằm xoay sở thuyết
phục Marie đi với họ, họ giữ bà, nắm Ève trong tay, băng qua đám đông. Marie ngồi bất động và
tái xanh như xác chết trong hành trình của họ. Marguerite muốn nắm tay bà, nhưng không dám
liều lĩnh làm như thế. Trên đường về, Marie và Ève được đưa vào hai căn phòng trong nhà của
Borel. Henriette Perri chăm sóc Irène. Nhưng nhà của Borel thuộc sở hữu của trường
École Normale
Supérieure
, và Émile Borel bị gọi đến gặp ông hiệu trưởng (Théodore Steeg), ông tả cảnh báo Borel

rằng ông không có quyền cho Marie Curie ở trong nhà của ông. Việc đó sẽ bôi tro trét trấu lên
mặt trường
École Normale Supérieure. Nếu Borel khăng khăng giữ lại các vị khách của ông, ông sẽ bị sa
thải. “Nếu thật là như thế, tôi sẽ ngoan cố”, Borel trả lời. Theo mô tả của Marguerite Borel, bà đã
phải chịu một cuộc chiến đấu khốc liệt cùng với cha của bà, Paul Appell, khi đó là chủ nhiệm
© hiepkhachquay | 99

khoa tại Sorbonne. Ông điên tiết lên rằng gia đình Borel đã bị vạ lây. Ông tiết lộ rằng cùng với
một vài người có ảnh hưởng khác, ông đang có một kế hoạch gặp riêng với Marie để yêu cầu bà
rời khỏi nước Pháp: địa vị của bà ở Paris là không thể nữa. “Tôi đã làm mọi thứ vì cô ta, tôi ủng
hộ cô ta là ứng cử viên cho Viện hàn lâm, nhưng tôi không thể giữ nổi dòng nước lũ hiện đang
nhận chìm cô ta”. Marguerite đáp lời “Nếu cha cuốn theo phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan
và khăng khăng rằng Marie phải rời khỏi nước Pháp, thì cha sẽ không bao giờ nhìn thấy con
nữa”. Appell, khi đó đang mang giày, đã ném một chiếc thẳng vào cửa – 1 cuộc gặp riêng với
Marie không diễn ra. Langevin, người bị sỉ nhục nhiều lần, khi đó đến gặp Gustave Téry, biên
tập viên của tờ báo đã in những bức thư, yêu cầu đọ kiếm tay đôi. Đấu kiếm là một cách phổ biến
để giải quyết bất đồng vào thời đó, mặc dù hiếm khi xảy ra trong giới học thuật. Các nhà xuất
bản báo chí đã đi đến chống đối lẫn nhau trong cuộc tranh cãi này và rồi đọ kiếm với nhau.
Gươm đao thường được sử dụng và tay đấu kiếm thường tạm bằng lòng với việc rạch một vết
thương nhẹ lên đối thủ trong cuộc đọ kiếm là xem như có tính quyết định. Nhưng các tai nạn chí
tử thực tế xảy ra. Langevin thấy khó mà tìm một người hỗ trợ, nhưng xuay xở thuyết phục Paul
Painlevé, một nhà toán học và sau này là thủ tướng, và là giám đốc khoa Lí và Hóa. Cuộc đọ sức,
với súng lục ở khoảng cách 25 m, xảy ra vào sáng 25 tháng 11. Painlevé, không rành thủ tục, làm
mọi người có mặt ngạc nhiên khi ông bắt đầu đếm với giọng inh ỏi nhanh bất thường: một, hai,
ba. Téry không bóp cò súng. Langevin, người nâng súng lên trước, khi đó hạ súng xuống. Không
có phát đạn nào nổ. Cánh nhà báo viết về sự im lặng và hòa bình có thêm sức mạnh. Ở giữa đỉnh
điểm của nó, cuộc đọ sức đã trở thành một trò hề.
Tuy nhiên, việc công bố các lá thư và cuộc đọ sức không tác động gì nhiều với những
người có trách nhiệm tại Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển ở Stockholm. Marie nhận được một
lá thư từ một thành viên của Viện, Svante Arrhenius, trong đó ông nói rằng cuộc đọ sức đã mang

lại ấn tượng rằng quan hệ thư từ đã công bố không phải là giả mạo. Ông yêu cầu bà đánh điện tín
rằng bà sẽ không đến nhận lễ trao thưởng và viết cho ông một lá thư với kết quả là bà không
muốn nhận giải thưởng cho đến khi vụ kiện Langevin chứng minh được rằng sự buộc tội chống
lại bà là hoàn toàn không có căn cứ. Trong số những tác động gần gũi nhất, người vẫn giữ được
sự điềm đạm bất chấp hàng loạt căng thẳng của tình trạng khi đó thật ra là chính Marie. Trong
một thư hồi âm nổi tiếng và đơn giản, bà chỉ ra rằng bà được trao giải thưởng cho phát hiện của
bà ra nguyên tố radium và polonium, và bà không chấp nhận nguyên tắc đánh giá giá trị của một
công trình khoa học lại bị ảnh hưởng bởi sự vu khống của vợ riêng của một nhà nghiên cứu. Vào
ngày 6 tháng 12, Langevin viết một lá thư dài gửi cho Svante Arrhenius, người trước đó ông đã
từng gặp. Ông mô tả toàn bộ tình trạng, giải thích rằng các câu chuyện chỉ là chuyện phỉ báng vô
sĩ. Ông yêu cầu Ủy ban Nobel không để nó bị ảnh hưởng bởi một chiến dịch về cơ bản là không
đúng. Thật ra, Ủy ban không bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Marie lấy hết sức mạnh của bà và thực hiện bài thuyết trình Nobel của bà vào ngày 11
tháng 12 ở Stockholm. Bài thuyết trình đó được đọc trong ánh sáng của cái bà đã đi qua. Bà làm
sáng tỏ bằng cách chọn lọc từ ngữ không mập mờ những đóng góp của bà trong sự hợp tác với
Pierre. Bà phát biểu về lĩnh vực nghiên cứu mà “tôi gọi là phóng xạ” và “giả thuyết của tôi là
100

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

phóng xạ là một tính chất nguyên tử”, nhưng không làm giảm nhẹ đi những đóng góp của ông.
Bà công khai rằng bà xem giải thưởng này là một thứ dâng tặng cho Pierre Curie.
Tuy nhiên, sự cố gắng rất lớn này đã làm tiêu tan hoàn toàn sức mạnh của bà. Bà chìm
vào trạng thái chán nản. Vào ngày 29 tháng 12, bà đến bệnh viện, nơi giữ bí mật nhằm để bảo vệ
bà. Khi bà đã hồi phục một phần, bà sang Anh, nơi một người bạn, nhà vật lí Hertha Ayrton,
chăm sóc cho bà và để tránh xa các cơ quan báo chí. Một năm ròng rã trôi qua trước khi bà có
thể trở lại làm việc như trước kia.
Trong cuốn sách của bà, Marguerite Borel đã trích lời Jean Perrin “Nhưng đối với năm
người chúng tôi, những người ủng hộ Marie Curie chống lại toàn thế giới khi thắng lợi của sự ô
nhục đã nhận chìm bà, Marie sẽ quay trở lại Ba Lan và chúng ta sẽ ghi dấu một sự tủi nhục vĩnh

viễn”. Năm người đó là Jean và Henriette Perrin, Émile và Marguerite Borel và André Debierne.
Vụ kiện pháp lí không hề xảy ra. Langevin và vợ ông đi đến dàn xếp vào hôm 9 tháng 12
mà tên của Marie không được đề cập tới. Chúng ta sẽ không bao giờ biết với bất kì sự đảm bảo
nào đâu là bản chất của mối quan hệ giữa Marie Curie và Paul Langevin. Nó được nhắc tới bởi
con trai của Paul Langevin, André Langevin, trong cuốn tiểu sử của ông viết về cha ông, xuất
bản năm 1971. Ông viết “Có phải thật không gì tự nhiên hơn một tình bạn và sự khâm phục lẫn
nhau vài năm sau khi Pierre qua đời có thể phát triển từng bước thành một sự cảm thông và một
mối quan hệ ?” Có thể thêm vào như một lời chú ở cuối trang rằng cháu trai của Paul Langevin,
Michel (nay đã mất), và cháu gái của Marie, Hélène, sau này đã lấy nhau. Hélène Lanevin-Joliot
là một nhà vật lí hạt nhân và đã có nghiên cứu gần gũi sổ tay của Marie và Pierre Curie nên có
được bức tranh xem sự hợp tác của họ diễn ra như thế nào.
Marie đã khai sinh ra một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới: sự phóng xạ. Các khía
cạnh khác nhau của nó đang được nghiên cứu trên khắp thế giới. Ở Uppsala, Daniel Strömholm,
giáo sư hóa học, và The Svedberg, khi đó là phó giáo sư, đã nghiên cứu hóa tính của các nguyên
tố phóng xạ. Năm 1909, họ tiến gần tới việc phát minh ra các đồng vị. Tuy nhiên, nhà vật lí
người Anh Frederick là người vào năm sau đó, cuối cùng đã làm sáng tỏ khái niệm đồng vị.
Phòng thí nghiệm của Marie trở thành thánh địa Mecca cho nghiên cứu radium. Eva Ramstedt,
người lấy bằng tiến sĩ vật lí ở Uppsala năm 1910, đã nghiên cứu với Marie Curie trong năm
1910-11 và sau này là phó giáo sư ngành X quang ở Đại học Stockholm năm 1915-32. Nhà hóa
học người Na Uy Ellen Gleditsch đã làm việc với Marie Curie trong năm 1907-12.
Thời chiến tranh
Năm 1914, khi Marie đang trong quá trình lãnh đạo một trong các khoa ở Viện Radium
được thành lập chung bởi Đại học Paris và Viện Pasteur, thì Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Marie
đưa hai cô con gái, Irène 17 tuổi và Ève 10 tuổi, đi lánh nạn ở Brittany. Bản thân bà đi xe lửa đến
Bordeaux, một chuyến xe lửa quá tải với những người rời khỏi Paris đến nơi trú ẩn an toàn hơn.
Nhưng Marie có một lí do khác cho chuyến đi của bà. Bà mang theo một thùng chì nặng 20 kg,
bà đặt trong đó nguồn radium quý giá của bà. Khi đến Bordeaux, các hành khách khác tháo chạy
© hiepkhachquay | 101

hối hả đến những mục tiêu khác nhau của họ. Bà vẫn đứng ở đó với cái túi nặng của bà mà bà

không có đủ sức để mang nếu không có người giúp đỡ. Cuối cùng thì một số viên chức đã giúp
bà tìm một phòng nghỉ, ở đó bà ngủ với cái túi nặng của bà trên giường. Ngày hôm sau, sau khi
đã gửi cái túi dưới một tầng hầm ngân hàng, bà đi xe lửa trở lại Paris. Ở đó bấy giờ ngập tràn
binh lính. Trong chiến tranh, bà bận rộn trong việc trang bị hơn 20 đoàn xe đóng vai trò bệnh
viện lưu động và khoảng 200 lắp đặt cố định với thiết bị tia X.

Marie đang điều khiển một trong các xe X quang trong năm 1917
Bà đào tạo những người phụ nữ trẻ về kĩ thuật tia X đơn giản, bản thân bà điều khiển một
trong các xe và tham gia tích cực vào việc định vị các mảnh vỡ kim loại. Đôi khi bà thấy bà phải
dạy cho các vị bác sĩ bài học về hình học cơ bản. Irène, khi ấy 18 tuổi, cũng nhập cuộc, và trong
những điều kiện ban sơ, cả hai người họ đều hứng chịu liều lượng lớn bức xạ.
Sau Hiệp ước Hòa bình năm 1918, Viện Radium của bà, hoàn thành trong năm 1914, bấy
giờ đã có thể mở cửa. Nó trở thành viện nghiên cứu lừng danh nhất của nước Pháp trong những
năm giữa hai cuộc chiến. Tuy vậy, như người viết tiểu sử người Pháp của bà, Francoise Giroud
chỉ ra, người Pháp không làm gì nhiều thể hiện sự ủng hộ bà. Ở Mĩ, radium được sản suất công
nghiệp nhưng với giá Marie không thể với tới. Bà phải dành rất nhiều thời gian xin tăng tài trợ
cho Viện của bà. Bà cũng trở nên bị thu hút nhiều khi bà trở thành thành viên của Ủy ban Hợp
tác Trí tuệ của Liên hiệp quốc và giữ vai trò phó chủ tịch trong một thời gian. Bà thường tham
gia các cuộc họp của nó ở Geneva, ở đó bà cũng gặp được đại biểu người Thụy Điển Anna
Wicksell.
Missy
Marie thường từ chối tất cả những ai muốn phỏng vấn bà. Tuy nhiên, một nhà báo nữ
người Mĩ nổi tiếng, Marie Maloney, thường gọi là Missy, người đã khâm phục Marie một thời
gian dài, được đến gặp bà. Cuộc gặp này trở nên có tầm quan trọng to lớn đối với cả hai người họ.
Marie nói với Missy rằng các nhà nghiên cứu ở Mĩ có chừng 50 gram radium trong quyền tự do
sử dụng của họ. “Còn ở Pháp thế nào ?”, Missy hỏi. “Phòng thí nghiệm của tôi có vỏn vẹn hơn
102

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay


một gram”, câu trả lời của Marie. “Nhưng bà phải có toàn bộ các nguồn trên thế giới để tiếp tục
nghiên cứu của bà. Ai đó phải nhìn thấy điều đó chứ”, Missy nói. “Nhưng ai cơ ?”, Marie trả lời
trong giọng nhẫn nhục. “Phụ nữ Mĩ”, Missy hứa hẹn.
Missy, giống như bản thân Marie, có sức mạnh to lớn và sự chịu đựng nội tại mạnh mẽ
dưới vóc dáng bên ngoài mỏng manh. Bấy giờ, bà sắp xếp một trong những chiến dịch tài trợ
nghiên cứu lớn nhất và thành công nhất mà thế giới từng thấy. Trước tiên, bà đến các tờ báo New
York yêu cầu hứa không in một từ nào về vụ bê bối Langevin và – để cảm thấy an toàn – không
chuyển tải những chất liệu thêm thắt không có cơ sở về vụ bê bối Langevin. Nhờ báo chí, Marie
trở nên hết sức nổi tiếng ở Mĩ, và mọi người hình như đều muốn gặp bà – Madame Curie vĩ đại.
Missy đã vất vả thuyết phục Marie chấp thuận một chương trình cho chuyến thăm của bà trên
danh nghĩa chiến dịch vận động. Cuối cùng bà phải nhờ đến Paul Appell, lúc ấy là hiệu trưởng
trường đại học, thuyết phục Marie. Mặc dù thiếu tự tin và không ưa thích chính trị, nhưng Marie
đã đồng ý sang Mĩ nhận quà - một gram radium – từ tay tổng thống Warren Harding. “Tôi hiểu
nó có giá trị rất lớn đối với Viện của tôi”, bà viết cho Missy. Khi tất cả những điều này trở nên
nổi tiếng ở Pháp, tờ báo
Je sais tout đã sắp xếp một buổi hội tại nhà hát Paris Opera. Buổi lễ có mặt
những nhân vật nổi tiếng nhất ở Pháp, trong đó có Aristide Briand, khi đó là bộ trưởng ngoại
giao, người sau này, vào năm 1926, nhận giải Nobel hòa bình. Jean Perrin đã đọc một bài tường
thuật về đóng góp của Marie Curie và hứa hẹn tương lai mà khám phá của bà mang lại. Sarah
Bernhardt vĩ đại đọc “Thơ ca ngợi Madame Curie” với sự so sánh bóng gió bà là em gái của thần
Prometheus. Sau khi bị nhấn chìm trong bùn nhơ 10 năm trước đó, giờ thì bà trở thành một
Jeanne d’Arc hiện đại.

Missy Maloney, Irène, Marie và Ève Curie ở Mĩ
Missy đảm nhận sắp xếp mọi thứ để cho Marie ít cố gắng nhất. Dù vậy, Marie phải tham
dự rất nhiều sự tiếp đón và đi một vòng khắp các trường đại học Mĩ. Nhìn bên ngoài thì chuyến
đi là một cuộc diễu hành khải hoàn vĩ đại. Bà nhận được chừng 20 bằng tiến sĩ danh dự, huy
chương và tư cách viện sĩ ở các viện hàn lâm. Những đám đông tụ tập thể hiện sự tôn kính đối
với bà. Nhưng với bản thân Marie, đây là một sự đau khổ. Ở đâu có thể, bà để cho hai cô con gái
đại diện cho bà.

© hiepkhachquay | 103

Marie và Missy trở thành bạn bè thân thiết. Missy không biết mệt mỏi đã tổ chức thu thập
thêm một gram radium cho viện mà Marie giúp thành lập ở Warsaw. Chuyến đi thứ hai của
Marie sang Mĩ kết thúc chỉ vài ngày trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra năm 1929.
Trong mười năm còn lại của đời mình, Marie vui mừng nhìn thấy cô con gái Irène của bà
và chàng con rể Frédéric Joliot thực hiện nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm. Bà
sống để nhìn thấy họ phát hiện ra sự phóng xạ nhân tạo, nhưng không nghe được rằng họ nhận
giải Nobel hóa học năm 1935 cho thành tựu đó. Marie Curie chết vì bệnh bạch cầu vào ngày 4
tháng 7 năm 1934.
Lời bạt
Thật đáng giá khi nhắc tới rằng những khám phá mới vào cuối thế kỉ 19 còn trở nên có
tầm quan trọng cho sự đột phá của nghệ thuật hiện đại. Phương pháp chụp ảnh tia X đã đưa nghệ
thuật vào cõi vô hình. Cơ thể con người trở nên tan ra trong một màn sương lung linh huyền ảo.
Wassily Kandinsky, một trong những người tiên phong của hội họa trừu tượng, đã viết về sự
phóng xạ trong những bản ghi tự truyện của ông trong năm 1901-13. Ông khẳng định trong tâm
trí của ông rằng sự phân hủy của nguyên tử đồng nghĩa với sự phân hủy của toàn bộ thế giới.
Những bức tường dày nhất đã đột nhiên sụp đổ. Mọi thứ trở nên không xác định, không bền và
chảy đi. Ông sẽ không ngạc nhiên nếu như một hòn đá tan thành bột trong không khí trước mặt
ông và rồi trở nên vô hình.
Đối với các nhà vật lí của thời đại Marie Curie, những khám phá mới không kém phần
mang tính cách mạng. Mặc dù phải thừa nhận rằng thế giới không phân hủy, tuy vậy cái phân
hủy mất là quan điểm cổ điển, quyết định luận về thế giới. Sự phân rã phóng xạ, nhiệt giải phóng
khỏi các nguồn vô hình và dường như vô tận, các nguyên tố phóng xạ chuyển hóa thành những
nguyên tố mới giống hệt như giấc mơ thời cổ đại của các nhà giả kim thuật về khả năng chế tạo
ra vàng, tất cả những điều này đều đi ngược lại các nguyên tắc đã bén rể của nền vật lí cổ điển.
Để hiểu được sự phóng xạ, sự phát triển của cơ học lượng tử là cần thiết. Nhưng cần lưu ý rằng
sự ra đời của cơ học lượng tử không được khởi động bởi nghiên cứu phóng xạ mà bởi nghiên
cứu của Planck về bức xạ phát ra từ vật đen vào năm 1900. Nó là một lĩnh vực cũ không phải là
đề tài có cùng sự hứng thú và chính trị quan tâm như những khám phá ngoạn mục mới. Mãi cho

đến năm 1928, hơn một phần tư thế kỉ sau này, thì loại phóng xạ gọi tên là phân rã alpha mới có
được lời giải thích lí thuyết của nó. Nó là ví dụ của hiệu ứng đường hầm trong cơ học lượng tử.
Nhiều thứ đã thay đổi trong những điều kiện mà dưới đó các nhà nghiên cứu làm việc kể
từ thời Marie và Pierre Curie làm việc trong một tầng hầm nhớp nháp và xem việc đăng kí bằng
sáng chế là không phù hợp với quan điểm của họ về vai trò của các nhà nghiên cứu; tuy rằng
bằng sáng chế sẽ làm cho công việc nghiên cứu của họ thuận lợi và tiết kiệm công sức của họ.
Nhưng ở một khía cạnh nào, tình trạng vẫn chưa có gì thay đổi. Tự nhiên vẫn nắm giữ những bí
mật sâu thẳm thật sự của nó, và thật là khó đoán biết đâu là câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản
đã đặt ra.
104

Những bài báo vật lí hay – Tập 1 | © hiepkhachquay

Những tên tuổi nhắc tới trong bài viết
Appell, Paul (1855-1930), nhà toán học
Arrhenius, Svante (1859-1927), Giải Nobel Hóa học 1903
Ayrton, Hertha (1854-1923), nhà vật lí người Anh
Becquerel, Henri (1852-1908), Giải Nobel Vật lí 1903
Borel, Émile (1871-1956), nhà toán học
Borel, Marguerite, nhà văn, vợ Émile Borel
Branly, Édouard (1844-1940), nhà vật lí
Briand, Aristide (1862-1932), chính khách nổi tiếng người Pháp, Giải Nobel Hòa bình 1926
Brillouin, Marcel (1854-1948), nhà vật lí lí thuyết
Darboux, Gaston (1842-1917), nhà toán học
Daudet, Léon (1867-1942), biên tập viên của báo L'Action Française
Debierne, André (1874-1949), cộng sự của Marie Curie trong nhiều năm
Einstein, Albert (1879-1955), Giải Nobel Vật lí 1921
Giroud, Françoise (1916- ), nhà văn, cựu bộ trưởng
Gleditsch, Ellen (1879-1968), nhà hóa học
Hertz, Heinrich (1857-1894), nhà vật lí

Langevin, Paul (1872-1946), nhà vật lí
Lippmann, Gabriel (1845-1921), Giải Nobel Vật lí 1908
Marconi, Guglielmo (1874-1937), Giải Nobel Vật lí 1909
Mittag-Leffler, Gösta (1846-1927), nhà toán học
Moissan, Henri (1852-1907), Giải Nobel Hóa học 1906
Ostwald, Wilhelm (1853-1932), Giải Nobel Hóa học 1909
Painlevé, Paul (1863-1933), nhà toán học
Perrin, Jean (1870-1942) Giải Nobel Vật lí 1926
Planck, Max (1858-1947), Giải Nobel Vật lí 1918
Poincaré, Henri (1854-1912), nhà toán học, triết học
Poincaré, Raymond (1860-1934), luật sư (tổng thống 1913-1920)
Ramstedt, Eva (1879-1974), nhà vật lí
Röntgen, Wilhelm Conrad (1845-1923), Giải Nobel Vật lí 1901
Rutherford, Ernest (1871-1937), Giải Nobel Hóa học 1908
Soddy, Frederick (1877-1956), Giải Nobel Hóa học 1921
Strömholm, Daniel (1871-1961), nhà hóa học, giáo sư tại Đại học Uppsala
Svedberg, The (1884-1971), Giải Nobel Hóa học 1926
Nguyên bản: Marie and Pierre Curie and the Discovery of Polonium and Radium
(nobelprize.org)
hiepkhachquay dịch
An Minh, ngày 10/02/2008, 19:08:51

×