Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lạm bàn về vẻ đẹp con gái Hà Nội doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.05 KB, 5 trang )

Lạm bàn về vẻ đẹp con gái Hà Nội
Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan, Giám đốc chuyên môn công ty Elite Việt
Nam Bùi Thúy Hạnh và Giám đốc công ty thời trang Cuc Boutique Trần
Bảo Ngọc đều là người Hà Nội, công việc liên quan mật thiết đến sắc đẹp.
Họ cùng phóng viên Đất Việt chuyện phiếm cuối năm về đề tài này.
- Con gái Hà Nội xưa nổi tiếng kín đáo, nền nã, ý tứ. Theo anh/chị, con
gái Hà Nội nay có còn giữ được nét tính cách đặc biệt này?
Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan: Ở Hà Nội xưa, nền giáo dục gia đình mang
màu sắc Nho giáo hằn sâu trong nếp nghĩ: đàn ông được coi trọng hơn phụ
nữ, cha mẹ thường răn dạy con gái phải biết nén chịu, nhẫn nhịn. Ngày nay,
người phụ nữ được giải phóng nên hầu hết họ không giữ tính cách nhẫn nhịn
ấy nữa, mà có khuynh hướng… trao lại cho ông, bà.
Nếu là con gái Hà Nội gốc, thì họ đẹp cả nhan sắc lẫn sự sang trọng và thanh
lịch. Từ thủa 6 - 7 tuổi, tôi đã thích ngắm các cô gái xinh đẹp nên ít nhiều có
sự tổng kết về “gái Hà Nội” từ thập kỷ 60, thấy rằng họ xứng đáng với
những gì văn học - nghệ thuật ngợi ca.
Con gái Hà Nội nổi tiếng “nết na”.
Trần Bảo Ngọc: Sống trong môi trường nhiều thế hệ, ảnh hưởng từ bà, từ
mẹ, nên con gái Hà Nội sống phần lớn vì hai chữ gia đình. Vì lẽ này mà họ
yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn và chấp nhận ẩn cá tính vào trong. Tôi
cho rằng con gái Hà Nội thời nay nhiều người không còn giữ được tính cách
đặc biệt đó.
Bùi Thuý Hạnh: Có vẻ câu “cái nết đánh chết cái đẹp” không còn phù hợp
với gái Hà Nội nay nữa rồi. Rất nhiều cô gái trẻ không còn giữ được nét
thanh lịch.
- Vẻ đẹp ngoại hình của con gái Hà Nội xưa, so với nhan sắc của những
cô gái Tuyên Quang, Tây Bắc, Tây Nam bộ… có gì khác biệt?
Trần Huy Hoan: Không giống những vùng đất khác, con gái Hà Nội xưa
mang nét đẹp sang trọng và lịch lãm. Tuyên Quang thì “danh bất hư truyền”.
Lịch sử đã tạo điều kiện đặc biệt để vùng đất này có một thế hệ con gái quá
đẹp, trừ đôi chân thường không được thon. Các cô gái Hải Phòng nhìn chung


cao lớn hơn con gái Hà Nội, nhưng có vẻ ít nữ tính. Con gái miền Tây Nam
bộ mang vẻ đẹp nõn nà, quyến rũ và tạo cảm giác gần gũi. Những cô gái
Thái lại có ánh mắt và nước da đẹp.
Tôi thích ngắm nhìn hình ảnh con gái Hà Nội với tà áo dài trắng nhẹ nhàng
thướt tha, rất trong sáng mà đài các… Con gái Bắc nói chung thanh mảnh và
tao nhã. Thời tiết miền Bắc phú cho họ nước da, vóc dáng và cách cư xử
phong phú. Hà Nội có điều kiện sống tốt, giúp phái nữ thanh lịch, duyên
dáng hơn.
- Được cho là có nhiều người đẹp, nhưng gần đây, Hà Nội rất ít đại diện
đăng quang trong những cuộc thi sắc đẹp. Vì sao có nghịch lý này?
Trần Huy Hoan: Những cô gái Hà Nội đẹp toàn diện thì họ hoặc gia đình
họ không hào hứng với danh hiệu hoa hậu. “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà mặc
áo tắm rồi đá chân, xoay mình trước bàn dân thì… bất tiện quá.
Trần Bảo Ngọc: Con gái Hà Nội ít được tôn vinh tại các đấu trường sắc đẹp
có thể vì họ ngại đi thi. Nhưng một cuộc thi không thể quy tụ hết các nhan
sắc, vì thế, không nên dựa vào đó để đánh giá vẻ đẹp của vùng miền.
Những năm 1990, hoa hậu thường là người Hà Nội. Kế thừa văn hoá và đặc
điểm địa lý nên các hoa hậu Bùi Bích Phương, Nguyễn Diệu Hoa, Hà Kiều
Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thiên Nga, Nguyễn Ngọc Khánh… đều có
lợi thế hình thể và phong thái. Đặc biệt, sự thanh lịch, hiểu biết của họ
không chỉ thể hiện ở lời ăn tiếng nói trong phần ứng xử, mà còn ở chỗ họ
tiến xa trên con đường học vấn, sự nghiệp sau đó.
Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan vẫn lạc quan và tin tưởng các bạn gái Hà
Nội ngày nay không ngừng hoàn thiện để trở thành những người đẹp
toàn diện.
Bùi Thúy Hạnh: Con gái Hà Nội thanh lịch sẽ cân nhắc nhiều khi đi thi: có
phô trương quá không? Nếu không được giải, hàng xóm láng giềng sẽ nói
gì? Có lẽ vì thế, thí sinh Hà Nội tham gia rất ít.
- Nếu vì lẽ này, nhiều người đùa rằng con gái Hà Nội “xấu đều”. Anh/chị
nghĩ sao?

Trần Huy Hoan: Tôi nhớ không nhầm, vài chục năm trước đây, Nhà nước
có sáng kiến sinh viên tốt nghiệp đại học phải tuân thủ sự phân công của nhà
trường: người ở Hà Nội đi về các tỉnh, người ở các tỉnh về Hà Nội làm việc.
Lúc ấy tôi còn bé, chẳng biết làm như thế để làm gì, bây giờ mới láng máng
đoán mò: chắc là để “nhân giống” con gái Hà Nội
Trần Bảo Ngọc: Trong những cuộc thi chính thống, ngôi vị cao nhất thường
là thí sinh đến từ các thành phố lớn - nơi có điều kiện, và cũng bởi người đẹp
vì lụa. Tôi nghĩ, đất có thần nhân có vận, sự lên ngôi của các vùng miền có
thể theo từng giai đoạn khác nhau.
- Thủ đô thời hiện đại có nhiều người đẹp, nhưng phần lớn trong số đó
không xuất thân từ gốc Hà Nội. Lý do nào khiến mảnh đất này trở thành
nơi chuyên nhập khẩu sắc đẹp?
Trần Huy Hoan: Tôi nghĩ điều này không lạ, bởi Hà Nội là “đất lành” nên
quá nhiều chim về đậu, càng ngày càng nhiều, tới nỗi Thủ đô phải mở rộng
ra Hà Tây.
Bùi Thúy Hạnh: Không riêng Hà Nội, TP HCM cũng quy tụ nhiều nhan sắc
đến từ các vùng miền. Đó là hai mảnh đất màu mỡ giúp các bạn trẻ phát
triển sự nghiệp, vì thế sắc đẹp khắp nơi đổ về cũng là điều dễ hiểu.
Trần Bảo Ngọc: Thủ đô nào cũng là nơi hội tụ văn hoá, chính trị. Hà Nội
cũng vậy, sẽ cho bạn nhiều cơ hội việc làm, một ê-kíp gây dựng tên tuổi.
Thành phố mở ra nhưng không dễ chấp nhận, nó thanh lọc nhiều lắm.
- So với cái đẹp của con gái Hà Nội xưa, nét đẹp của con gái Hà Nội nay
có gì đáng kể?
Trần Huy Hoan: Họ giống ở chỗ đều được ca ngợi là đẹp theo đánh giá của
từng thời kỳ, nhưng khác nhau là các cô gái Hà Nội xưa rất “Hà Nội”, còn
các cô gái Hà Nội nay rất “Hàn Quốc”. Dù sao tôi vẫn lạc quan và tin tưởng
các bạn gái Hà Nội ngày nay không ngừng hoàn thiện để trở thành những
người đẹp toàn diện như chúng ta đã tự hào “dẫu không thanh lịch cũng
người Tràng An” (ở đây xin hiểu Tràng An gồm cả Hà Tây).
Bùi Thúy Hạnh: Sắc đẹp con gái Hà Nội nay đã thay đổi nhiều. Tôi ra Hà

Nội, đi trên đường phố bắt gặp nhiều bạn trẻ mặc quần cạp quá trễ, hở những
phần không nên nhìn thấy, thậm chí xăm mình và mặc áo cộc cũn cỡn khoe
hình xăm. Nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm, chở ba, bốn người trên một
xe, cười nói và văng tục. Những hình ảnh đó làm ảnh hưởng nhiều đến nét
văn hóa “người Tràng An thanh lịch”.
Nguồn: Đất Việt

×