Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.9 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1













Người biên soạn: TS. Lê Tiến Dũng














Huế, 08/2009


1

Bài 1
CHỌN TẠO GIỐNG LÚA

1- CHỌN TẠO GIỐNG LÚA
1.1. Mục tiêu chọn tạo giống lúa
Muốn thực hiện thành công việc chọn tạo giống lúa, nhiệm vụ đầu tiên là phải
xác định được mục tiêu cho từng chương trình cụ thể. Công tác cải tạo giống thường
bao gồm 4 mục tiêu sau đây:
- Tạo ra giống mới có năng suất cao hơn giống cũ trong cùng điều kiên, mùa vụ,
đất đai và chế độ canh tác.
- Giống mới phải có chất lượng tốt hơn giống cũ, được mọi người ưa chuộng, có
giá trị dinh dưỡng cao hơn, chất lượng nấu nướng ngon hơn.
- Giống mới có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính của từng
vùng, từng vụ mà giống đó gieo trồng.
- Giống mới phải thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh
tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định.
Các mục tiêu nêu trên còn được cụ thể hoá cho từng giai đoạn của các đề tài
chọn giống.
1.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để giải quyết các mục tiêu:
Công tác cải tiến giống lúa được thực hiện bằng một số phương pháp kinh điển

và một số phương pháp mới hỗ trợ cho các phương pháp cũ đạt hiệu qủ nhanh hơn.
Mỗi chương trình cải tiến giống, tuỳ theo mục tiêu và nhiệm vụ mà lựa chọn phương
pháp thích hợp. Trong quá trình lựa chọn phương pháp, ngoài việc tính đến khả năng
vật chất còn phải tính đến kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn nhân lực trong
đó quan trọng nhất là trình độ hiểu biết sâu của các nhà khoa học chủ trì từng lĩnh vực
cụ thể.
Các phương pháp cải tiến giống bao gồm:
1.2.1. Các phương pháp gây tạo biến dị
- Nhập nội và chọn lọc thuần hoá
- Lai và chọn lọc các thế hệ bằng đột biến vật lí hoá học và chọn lọc
- Tạo các dòng bat dục đực tế bào chất, bất dục đực nhân và các công cụ di
truyền khác để tạo giống ưu thế lai.
- Lai xa và ứng dụng công nghệ sinh học để chuyển nạp những gen chống chịu
đặc hiệu vào các giống có năng suất cao, chất lượng tốt.

1.2.2. Các phương pháp chọn lọc
Sau quá trình thu thập đánh giá vật liệu và tiến hành gây tạo các biến dị theo
định hướng cảu các nhà chọn giống thì công việc quan trọng hơn cả và quyết định

2

thành công là chọn lọc nhằm cố định các biến dị di truyền.Có một số phương pháp
chọn lọc thường áp dụng cho cải tiến giống lúa là:
- Chọn lọc cá thể hay chọn lọc phả hệ (pedigree) được bắt đầu ngay ở thế hệ
mới phân li của quần thể ( F2 ở lai đơn, F1 ở lai ba, M1 và M2 ở quần thể gây đột biến
nhân tạo ).
- Chọn lọc hỗn hợp (bulk population)
- Chọn lọc hỗn hợp cải tạo bao gồm việc kết hợp giữa chọn lọc hỗn hợp với
chọn lọc phả hệ xen kẽ nhau.
Việc gây nhân tạo những áp lực sinh học hoặc phi sinh học đối với quần thể

đang phân li nhằm loại bỏ các cá thể mẫn cảm với áp lực trước khi chọn lọc các tính
trạng hình thái và nông sinh học mong muốn là rất cần thiết. Nó giúp cho việc rút ngắn
quá trình đánh giá và loại bỏ sớm các dòng kém chống chịu.

1.2.3. Phương pháp đánh giá dòng và so sánh giống mới
Trong quá trình chọn lọc biến dị, nhà chọn giống phải vận dụng các kiến thức
khoa học về di truyền, phải ghi nhớ các tính trạng của vật liệu khởi đầu, vận dụng
mong muốn. Sau khi gieo, cá thể đó lại tiếp tục được theo dõi kiểm tra những biểu hiện
ở thế hệ sau. Đến khi có được dòng thuần cần tiến hành đánh giá khách quan, tiến tới
các khảo nghiệm sinh tái, khảo nghiệm kĩ thuật và phổ biến giống mới trong sản xuất.
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá trong giai đoạn này là:
- Phương pháp khảo nghiệm năng suất (Khảo nghiệm cơ bản).
- Phương pháp khảo nghiệm sinh thái.
- Phương pháp khảo nghiệm kĩ thuật.
Để tiến hành khảo nghiệm năng suất người ta thường chia làm hai bước : quan
sát năng suất và so sánh năng suất.
+ Quan sát năng suất : năng suất là một hàm số của tiềm năng năng suất, khả
năng chống chịu sâu bệnh, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường, kĩ thuật trồng
trọt và các ảnh hưởng khác.
Nhà chọn giống lúa có thể dễ dàng đánh giá tiềm năng năng suất giống do mình
đã cải tiến trong vườn chọn lọc. Nhưng điều quan trọng ở đây là cần có số liệu về năng
suất thực ở những điều kiện gieo trồng nhất định. Do vậy phải bố trí các thí nghiệm so
sánh năng suất sơ bộ hay thí nghiệm quan sát. Các quan sát có thể sớm ở các thế hệ lai
F
3
- F
4
khi các dòng còn chưa thật ổn định. Nhờ các kết quả quan sát sớm người ta có
thể loại khá nhiều dòng không đạt yêu cầu mà chỉ giữ lại một số ít để vừa chọn thuần
vừa quan sát.

+ So sánh năng suất : thường bắt đàu từ hạ F
5
hoặc F
6
: đây là các thí nghiệm so
sánh sơ bộ kết hợp với chọn lọc. Cách làm cụ thể là: các dòng được tuyển chọn trong
vườn quan sát thu được 30 bông, chọn các bông từ các cá thể đồng dạng đem về phòng
quan sát lại các tính trạng về hạt, loại bỏ những bông không đúng dạng rồi tuốt hỗn

3

hợp để gieo so sánh không nhắc lại hoặc nhắc lại ba lần. Ở mỗi ô so sánh chọn tiếp 3 cá
thể đúng dạng mong muốn để trồng ở vườn chọn lọc vụ sau. Xác định năng suất của ô
thí nghiệm nhưng hạt không dùng làm giống mà dùng để đánh giá chất lượng gạo. Nếu
dòng đó có năg suất cao, chất lượng đạt yêu cầu thì thu hạt của 3 cá thể hoặc 1 trong 3
cá thể trong vườn chọn lọc để làm thí nghiệm ở vụ sau. Cách đánh giá sớm kết hợp với
chọn lọc cá thể sẽ chọn được các dòng thuần có năng suất cao và sớm ổn định.

2. Kĩ thuật chọn tạo giống lúa

2.1. Kĩ thuật chọn giống lúa lai ( sử sụng ưu thế lai )
a) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "3 dòng"
Hệ thống lai 3 dòng được đặc trưng bởi việc sử dụng 3 dòng có bản chất di
truyền đặc biệt để sản xuất hạt lai thương phẩm đó là các dòng : bất dục đực di truyền
tế bào chất (dòng A), dòng duy trì bất dục (dòng B), dòng phục hồi phấn (dòng R). Các
dòng bố mẹ phải đồng bộ mới tạo được một tổ hợp lai hoàn chỉnh theo sơ đồ sau:





A x B R


Duy trì dòng bất dục A x R


F1 Sản xuất hạt lai
Nếu thiếu bất kì dòng nào trong 3 dòng trên đây đều không có được tổ hợp lai
mong muốn.
- Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất tìm đươc đầu tiên là dạng lúa dại ở đảo
Hải Nam ( Trung Quốc ). Các nhà chọn giống đã tiến hành lai dạng dại bất dục với
nhiều giống lúa bất dục, có những giống, khi lai với dạng bất dục cho con lai bán bất
dục và những giống khác nhau khi lai lại thu được con lai hữu dục hoàn toàn.
Căn cứ vào những đặc điểm kể trên người ta đặt tên cho chúng là : dòng duy trì
bất dục, dòng trung gian và dòng phục hồi phấn. Bản chất di truyền của các dòng trên
được mô hình hoá với cấu trúc di truyền
Tính bất dục đực của dòng A di truyền nhờ hoạt động của gen trong tế bào chất
là chủ yếu. Vật liệu di truyền trong tế bào chất luôn di truyền theo dòng mẹ không qua
quá trình phân chia như gen trong nhân. Vì vậy tính bất dục của dòng mẹ di truyền ổn
định qua các thế hệ.

4

Hiện nay người ta đã xác địh được hai kiểu bất dục đực tế bào chất ở lúa là bất
dục đực bào tử thể (Sporophytic) và bất dục đực giao tử thể (Gametophytic). Hai kiểu
này khác nhau cơ bản về di truyền có thể xác định bằng phương pháp kiểm tra hình
thái và độ nhuộm màu của hạt phấn trên kính hiển vi quang học hoặc kiểm tra thông
qua gieo hạt F
2
và thống kê tỉ lệ cây bất dục. Nếu dòng mẹ thuộc kiểu bất dục đực bào

tử thì quần thể F
2
sẽ có 1/4 số cá thể bất dục, nếu dòng mẹ thuộc kiểu bất dục giao tử
thể thì quần thể F
2
khồn có cây có cấu trúc di truyền kiểu S(rr) ở quần thể F
2
.
Những cây lúa bất dục đực vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, các cơ quan
sinh sản phát triển bình thường chỉ có hạt phấn bị thoái hoá. Khi nhận được phấn của
giống khác cùng loài thì quá trình thụ phấn thụ tinh được thực hiện bình thường, tỉ lệ
kết hạt cao.
Có thể tạo dòng bất dục đực tế bào chất bằng lai nhiều lần với dòng giống nào
có khả năng duy trì bất dục để tạo ra một cặp dòng A và B mới đồng tế bào chất với
dòng mẹ khởi đầu. Cũng có thể tạp bằng phương pháp lai xa hoặc gây đột bién nhân
tạo.
- Dòng duy trì bất dục (dòng B): gen duy trì tính bất dục đực là gen lặn (rr) nằm
trong nhân tế bào của giống có tế bào chất mang gen bình thường (N) không chứa gen
bất dục. Vì vậy lúa có hạt phấn phát triển, bao phấn mẩy và mở khi hoa nở. Khi lai với
dòng CMS thì cây lai F
2
bất dục phấn, vì vậy người ta thường kí hiệu là A/B

A ( cây
con giống cây mẹ về mọi tính trạng).
- Dòng phục hồi tính hữu dục (dòng R): gen phục hồi tính hữu tính hữu dục là
gen trội trong nhân tế bào (RR). Có giống chứa cặp gen trội, có giống chứa 2 cặp gen
trội. Giống chứa 2 cặp gen trội R1R1, R2R2 thwòng có khả năng phục hồi mạnh hơn
giống chứa một cặp gen phục hồi.
Các dòng phục hồi thường chỉ thể hiện khả năng phục hồi khi lai với các dòng

bất dục đực cùng loài phụ mà khoiong có khả năg phục hồi cho các dòng bất dục khác
loài.
Tạo dòng phục hồi bằng 3 phương pháp : lai thử với dòng bất dục, lai các dòng
phục hồi với các dòng giống khác ,gây đột biến để tạo dòng phục hồi.
b) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "2 dòng"
Trong các dạng lúa bất dục, ngoài các dạng CMS người ta còn tìm được nhiều
dạng bất dục đực nhân. Các dạng bất dục đực "chức năng" được sử dụng đầu tiên để
sản xuất hạt lai theo phương pháp "2 dòng".
Bất dục "chức năng" có cơ chế di truyền đặc biệt, thường gọi là dòng bất dục
đực cảm ứng với điều kiện môi trường (Environment - sensitive Genic male Sterile :
EGMS). Có hai loại được sử dụng phổ biến là dòng bất dục đực di truyền nhân cảm
ứng nhiệt độ (Themo sensitive Genic male Sterile : TGMS) và dòng bất dục đực di
truyền nhân cảm ứng quang chu kì (Photoperiod - sensitive Genic male Sterile :
PGMS).

5

Dòng TGMS bất dục phấn khi gặp nhiệt độ cao >27oC và hữu dục nhiệt độ thấp
<24
o
C. Khi nhiệt độ từ 24
o
C - 26
o
C thường quan sát thấy hiện twọng hạt phấn chuyển
hoá., hạt bất dục và hữu dục xen kẽ nhau, kích thước hạt phấn nhỏ hơn vf khồn đều.
Dòng PGMS bất dục phấn khi gặp thời gian chiếu sáng dài >14 giờ/ngày và hữu
dục khi thời gian chiếu sáng ngắn <13g45'/ngày.
Gen kiểm tra tính bất dục "chức năng" là một cặp gen lặn trong nhân tế bào. Cặp
gen này hoạt động khi gặp điều kiện thích hợp trong giai đoạn thích hợp, cụ thể là

những dòng TGMS hoặc PGMS được sử dụng hiện nay thì cặp gen lặn kiểm tra tính
bất dục "chức năng" hoạt động gây bất dục phấn khi nhiệt độ cao hoặc ánh sáng dài
vào thời kì cây lúa đang phân hoá đòng ở bước 3 đến bước 6 (18 - 12 ngày trước khi
trổ). Cặp gen này hoạt động gây ra hạt phấn hữu dục khi vào thời kì trên, nhiệt độ giảm
thấp <24
o
C hoặc thời gian chiếu sáng ngắn dưới 13g45'.
Lợi dụng tính hai mặt của các dòng bất dục kể trên để bố trí nhân dòng bất dục
điều khiển khi lúa phân hoá đòng (bước 3 đến 6) gặp nhiệt độ mát (20-24
o
C) hoặc thời
gian chiếu ngắn (< 13g45') và bố trí sản xuất hạt lai vào mùa nóng (nhiệt độ >27
o
C)
hoặc ở vùng vĩ độ cao có thời gian chiếu sáng > 14h/ngày.
Nước ta nằm ở vĩ độ 8 - 22
o
bắc nên không đủ điều kiện để sử dụng các dòng
PGMS hiện có, nhưng nwóc ta lại có đủ điều kiện để sử dụng các dòng TGMS. Có thể
sản xuất hạt dòng mẹ ở các vùng núi cao như Sapa, Đà lạt, Tam Đảo. Sản xuất hạt lai
được tiến hành vào mùa hè (vụ mùa) ở các tỉnh phía Bắc hoặc vào các vụ khác ở Nam
Trung Bộ hay Nam bộ.
Sử dụng hệ thống "2dòng" có thể giảm giá thành hạt

lai so với hệ "3dòng".
Ngoài ra còn tránh hiện twọng đồng tế bào chất, mở rộng phạm vi tìm kiếm các dòng
phục hồi cho ưu thế lai cao và cải tiến phẩm chất dễ thành công hơn so với cải tiến
phẩm chất cho hệ thống 3 dòng lai cao và cải tiến phẩm chất dễ thành công hơn so với
cải tiến phẩm chất cho hệ thống 3 dòng .
c) Chọn giống lúa lai theo phương pháp "một dòng"

Là ý tưởng của các nhà chọn giống nhiều nước trên thế giới được thảo luận và
thống nhất tại hội thảo Quốc tế về “Lúa lai một dòng” tổ chức tại Trung Quốc năm
1992. Lúa lai “một dòng” là phương pháp sản xuất “hạt lai thuần” nhờ sử dụng một
công cụ di truyền mới là thể vô phối. Hiện nay ở nhiều phòng thí nghiệm di truyền và
sinh học, nhiều trung tâm kĩ thuật cao nghiên cứu thể vô phối ở lúa bằng công nghệ
gen, tạo ra hạt vô phối. Từ các dạng vô phối này có thê tìm ra các tổ hợp lai vô phối có
ưu thế lai cao, không phân li và có thể cố định ưu thế lai qua nhiều thế hệ.

2.2. Kĩ thuật chọn giống lúa thuần
a) Chọn giống lúa bằng phương pháp nhập nội: thủ tục chọn lọc giống nhập nội
đơn giản: sau khi nhập, vào sổ gốc, chia lô hạt nhập và gieo vào một hoặc một số thời
vụ khác nhau tuỳ theo số lượng hạt có nhiều hoặc ít. Ở mỗi thời vụ đều chọn giống đối

6

chứng thích hợp. Cấy 1 dảnh/khóm. Ở ô quan sát tập đoàn vụ đầu tiên có thể cấy ít
không cần bố trí nhắc lại nếu là các giống nhập để quan sát năng suất, thời gian sinh
trưởng, chất lượng. Đối với những giống nhập có các tính trạng đặc biệt như chống
sâu, rầy, chống bệnh, chịu mặn, hạn, úng cần gieo cấy trong những điều kiện có thể
quan sát được các tính trạng trên.
Theo dõi định kì về các chỉ tiêu sinh trưởng từ khi gieo đến thu hoạch. Đánh giá
khả năng chống chịu tự nhiên trên đồng ruộng. Đánh giá độ thuần, đặc điểm phân li,
tính thích ứng, biểu hiện về hình thái, màu sắc thân lá, kiểu bông, kiểu hạt và dự đoán
năng suất. Lấy mẫu để đo đếm các tính trạng số lượng và năng suất. Trên cơ sở của số
liệu quan sát và đo đếm để quyết định sử dụng giống nhập theo hướng nào.
b) Kĩ thuật chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai
Để tiến hành chọn giống bằng phương pháp lai cần phải thực hiện tuần tự các
bước sau:
- Tổ chức gieo cấy tập đoàn công tác: số lượng giống gieo cấy trong vườn tập
đoàn càng nhiều càng tốt. Sự đa dạng về kiểu hình, thời gian sinh trưởng, tiềm năng

năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận sẽ là
nguồn vật liệu quý để chọn lọc bố mẹ.
- Tiến hành lai giữa các cá thể được chọn lọc: để thực hiện lai giữa các giống đã
dự định cần thực hiện một số việc theo trình tự sau:
+ Trồng cây mẹ vào chậu, ô xây hoặc gần bờ ruộng ở vị trí có thể ngồi làm việc
được.
+ Khử đực: khi cây mẹ trổ bông (trên 2/3 bông nhô khỏi bẹ lá đòng), tiến hành
khử đực vào buổi chiều trước ngày lai. Trên bông lúa định lai, cắt bỏ hết những gié quá
non, những hoa đã nở trước và tỉa thưa hoa trên gié. Để thao tác dễ dàng, giữ 25 – 30
hoa có độ thành thục vừa phải trên một bông để khử đực. Có thể khử đực bằng một số
biện pháp như: cắt mở vỏ trấu rồi dùng panh gắp 6 bao phấn bỏ đi. Dùng nước nóng
hoặc hơi nóng từ 43 – 45
0
C để bông lúa trong đó 7 – 10’. Sau thời gian gặp nóng đa số
hạt phấn chết, các hoa đều mở và chỉ nhị vươn dài đẩy bao phấn ra ngoài, dùng panh
nhặt bỏ hết các bao phấn. Sau khi khử xong bao cách li từng bông.
+ Thụ phấn: sáng hôm sau (từ 6 – 7h) đi thu bông của giống dự định làm cây bố
(thu 3 – 5 bông cho một tổ hợp). Các bông bố trổ 2/3 là thích hợp. Các bông thu để lấy
phấn cắt bỏ hết phần lá và cắm vào cốc nước, để nơi kín gió, có ánh nắng mặt trời và
nhiệt độ từ 28 – 32
0
C. Khoảng 9 – 10h sáng, các hoa đều nở. Rút từng bông đang
nở hoa, đưa vào bao cách li bông cây mẹ đã khử đực và rũ phấn. Thao tác rũ phấn cần
lặp lại 3 – 4 lần để các hoa cây mẹ đều có thể nhận phấn.
- Ghi thẻ đánh dấu tổ hợp, ngày lai và đeo thẻ vào bông lai.
- Sau 25 – 30 ngày thu hạt lai phơi khô và cất giữ chờ thời vụ để gieo
+ Khi đến vụ gieo cần kiểm tra hạt, khử trùng hạt cẩn thận, nếu khử đực bằng
cách cắt mở vỏ trấu thì khi gieo nên bóc vỏ trấu, sát trùng hạt gạo rồi gieo vào giấy lọc

7


trong đĩa petry, nếu khử đực bằng phương pháp không gây tổn thương vỏ trấu thì ngâm
ủ và gieo bình thường.
+ Các cây lai mọc, được cấy ra chậu, vại trong nhà lưới, sau khi mạ khoẻ (4 – 5
lá) cấy ra ruộng. Theo dõi sinh trưởng phát triển và đánh giá các hiệu ứng sau khi lai.
Khử bỏ các cá thể tự thụ phấn hoặc cá thể quá xấu trong tổ hợp. Thu hạt F
1
có thể giữ
riêng từng cây hoặc hỗn hợp chung cả tổ hợp để phơi và bảo quản đến vụ sau.
+ Gieo hạt F
2
mỗi tổ hợp từ 2.000 – 5.000 cá thể. Nếu chọn lọc theo phương
pháp phả hệ (pedigree) thì cấy F
2
ra ruộng: cấy thưa 1 dảnh/khóm, cách 10 – 12 hàng
để 1 hàng rộng để tiện đi vào khi chọn cá thể. Mỗi tổ hợp chọn từ 50 – 100 cá thể tốt để
lập dòng F
3
.
Nếu chọn hỗn hợp thì có thể giữ cả ô gieo mạ không cần cấy vì nếu cấy, lúa đẻ
nhánh nhiều và hệ số nhân tăng nhiều không cần thiết.
+ F
3
và các thế hệ sau: gieo cá thể để chọn lọc và đánh giá cho đến khi chọn
được dòng thuần mong muốn. Các dòng đưa sang vườn quan sát và khảo nghiệm cơ
bản.
c) Kĩ thuật chọn tạo giống lúa bằng gây đột biến nhân tạo:
Đối với lúa xử lí đột biến thường tiến hành trên hạt khô và hạt ở thời kì bắt đầu
nảy mầm.
Khi gây đột biến bằng tác nhân hoá học thường hay xử lí hạt khô:

Ngâm hạt vào hoá chất với những nồng độ và thời gian nhất định sau đó rửa
sạch, ngâm tiếp tục trong nước sạch đến khi no nước thì vớt lên và ủ cho nảy mầm rồi
gieo.
Lô hạt xử lí mọc thành cây: đa số cá thể bị chết hay dị hình, thiếu diệp lục, một
số ít cá thể biến dị có ích như thân ngắn, thay đổi thời gian sinh trưởng, thay đổi màu
sắc hình dạng hạt, kiểu đẻ nhánh, độ cứng thân, chiều dài, chiều rộng, độ dày lá, tính
phản ứng quang chu kì, khả năng chống chịu bệnh và điều kiện ngoại cảnh
Những biến dị kể trên có thể phát hiện được ở thế hệ M
1
và M
2

Các biến dị có ích, gieo lại đến M
3
hoặc M
4
có thể đã đạt được độ thuần cao.
Nếu những tính trạng biến đổi được chọn lọc và ổn định thì có thể coi chúng là những
đột biến, còn nếu sau 2 – 3 thế hệ những tính trạng chọn lọc bị mất đi, đó là biến dị
thường biến, hoặc bị cơ chế phản đột biến làm phục hồi lại những tính trạng sẵn có ban
đầu của vật liệu.
Gây đột biến bằng tác nhân vật lí đối với lúa có thể tiến hành trên hạt khô và hạt
bắt đầu nảy mầm ở những pha phân chia tế bào đầu tiên. Các biến dị sinh ra cũng
tương tự như khi gây đột biến bằng tác nhân hoá học.
Các nhà chọn giống thường hay gây đột biến rồi tiến hành lai các thể đột biến
hữu ích với các giống để cố định những đột biến trong một tổ hợp gen mới. Có thể tiến
hành lai trước rồi xử lí ngay lô hạt lai nhằm tăng tần số biến dị để chọn lọc được nhiều
kiểu đa dạng hơn.

8


Khi vận dụng phương pháp nào đó đều cần có kĩ năng thành thạo và tiến hành
theo trình tự nhất định để đạt kết quả mong muốn.

Bài 2

CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ

1. VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG

1.1. Vật liệu quần thể địa phương

1.1.1. Các giống quần thể địa phương
Ở nước ta trong quá trình trồng ngô tương đối lâu đời dưới ảnh hưởng của chọn
lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, ở những vùng nhất định đã hình thành các giống 3
quần thể thích nghi với các điều kiện địa phương : các giống gié, xiêm, nếp vàng, nếp
trằng
Các giống địa phương có thể dùng làm vật liệu khởi đầu để chọn tạo các dòng tự
phối.

1.1.2. Các giống quần thể nhập nội từ các trung tâm phát sinh
Các giống - quần thể địa phương từ Nam, Trung Mỹ có nhiều giá trị. Chúng có
những tính trạng tốt như chống chịu sâu ( các dạng từ Mehico và Achentina), sinh
trưởng nhanh trong giai đoạn phát triển đầu(các dạng từ Mehicô), lõi mỏng(các dạng từ
Pêru), bắp dài (các dạng từ mêhicô), hạt to ( các dạng từ Mêhicô và Pêru).

1.1.3. Các giống ngô chọn tạo trong nước và nước ngoài
Trước đây một số giống nước ngoài đã được trực tiếp vào sản xuất (xiêm, Trịnh
Tây, vàng Phương Tây (Westerrn yellow), ganga 5 )
Các giống chọn tạo lại dùng làm vật liệu khởi đầu để tạo các dòng tự phối.


1.1.4 Các dòng tự phối
Trong công tác chọn tạo giống ngô hiện nay người ta sử dụng nhiều dòng tự
phối. Các dòng tự phối tạo ra bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức các cây. Thông thường
quá trình tự thụ phấn các cây tiến hành trong khoảng 5,6 thế hệ hoặc hơn.
Các quan sát và tính toán chỉ ra rằng khi tự phối cây ngô nhanh chóng đạt được
độ đồng hợp tử ở phần lớn các locut.
Qua 7 thế hệ tự phối chỉ còn 1/1000 số cây dị hợp tử về một locut nào đó.
Trong quá trình tự phối, các dạng dị dạng, không có sức sống, các dạng bị bệnh,
bị đổ loại thải.

9

Về sau thế hệ của một cây tự phối hoàn toàn đồng nhất về tất cả các tính trạng
và có thể nhân lên ở các khi cách li. Đó là các dòng tự phối
Các cây của dòng tự phối thấp, bắp nhỏ.
Năng suất của các dòng tự phối bình quân bằng 10-20% năg suất của giống khởi
đầu hoặc giống lai. Hiện nay các dòng tự phối được sử dụng rộng rãi trong các kiểu lai
khác nhau để tạo ra các giống lai ưu thế lai cao.
Cũng đã xác định rằng không phải tất cả các dòng tự phối khi lai đều cho các
giống năng suất cao. Từ hàng vạn các dòng ngô tự phối, hiện nay để sản xuất giống lai
chỉ sử dụng khoảng 0,1%, để tạo các giống lai cần lựa chọn các dòng có khả năng kết
hợp cao.
Điều đó rất phức tạp vì không có mối liên hệ (tương quan) giữa các tính trạng
hình thái (bên ngoài) của dòng với giá trị tổ hợp (khả năng kết hợp) của chúng.
Khả năng kết hợp chung của các dòng được xác định bằng lai đỉnh (top
crossing). Người ta đem tất cả các dòng lai với vật thử chung (tester) Vật thử có thể là
giống lai đơn, quần thể ta đlai. Khi lai đỉnh số lượng cấc tổ hợp lai ứng với số lượng
các dòng tự phối lúc ta dùng một vật thử, hoặc tăng lên 2-3 lần khi dùng 2-3 vật thử.
Khi tiến hành lai đỉnh việc lựa chọn vật thử có vai trò quan trọng. Có thể dùng

vật thử là các giống thụ phấn tự do hoặc là giống lai kép có cơ sở di truyền rộng.
Để đánh giá xác hơn, các nhà chọn giống thường sử dụng 2-3 vật thử.
Các dòng được chọn lựa theo tính trạng có khả năng kết hợp chung cao, sau đó
đem lai giữa chúng với nhau trong tất cả các tổ hợp có thể để nghiên cứu khả năng kêt
hợp riêng và tìm ra những tổ hợp lai năng suất cao nhất.
* Khả năng kết hợp chung của dòng biểu thị đại lượng trung bình về ưu thế lai
trong tất cả các tổ hợp lai mà dòng đó tham gia (thử nghiệm), còn khả năng kết hợp
riêng - trong một cặp lai cụ thể. Một số số liệu chứng tỏ về sự tương quan giữa năng
suất của các dòng tự phối và khả năng kết hợp của chúng.
Vì vậy để thử nghiệm về khả năng kết hợp nên chọn các dòng tự phối có năng
suất khá hơn.
Hiện nay người ta sử dụng các dòng tự phối để:
- Tạo các giống lai đơn giữa các dòng (nghĩa là các giống lai giữa hai dòng tự
phối)
- Tạo các giống lai dòng - giống: giống lai giữa giống và dòng tự phối hoặc
giống lai giữa giống lai đơn với giống thường (các gioóng lai không quy ước)
- Tạo các giống lai ba dòng: giống lai giữa lai đơn với dòng ự phối.
- Tạo các giống lai kép: các giống lai tạo do lai giữa hai giống lai đơn với nhau
Số lượng các giống lai kép thu đựơc khi có n dòng tự phối có thể tính theo công
thức
3n(n - 1) (n - 2) (n - 3)


10

24
- Tạo các giống lai quần thể phức tạp do hỗn hợp các dòng, các lai đơn hoặc các
lai kép.
Ở Việt Nam nguồn gen ngô hiện được bảo tồn tại Viện nghiên cứu ngô với
khoảng 400 mẫu giống địa phương và 3.000 dòng tự phối (theo Ngô Hữu Tình)

* Sử dụng các tổ tiên hoang dại gần ngô
Tộc (Tribus) Maydeae trong đó có ngô (Zea mays) gồm 7 chi (genus), trong đó
gần ngô nhất là Euchaen - teoxinte (2n = 20,40) và Tripsacum (2n = 36,72).
Ngô dễ lai với Teoxinte nhưng khó lai với Tripsacum
Hiện nay người ta lai ngô nhiều với hai chi trên nhằm chứng minh nguồn gốc
cây ngô bằng tế bào học
Giả thuyết của Mangelsdorf và Reeves gồm các luận điểm sau:
- Ngô đầu tiên phát triển như một cây lương thực ở tây bắc Nam Châu Mỹ
(Anđơ) từ đây đưa vào miền Trung Châu Mỹ
- Teoxinte xuất hiện do kết quả lai tự nhiên giữa ngô và Tripsacum ở trung châu
Mỹ.
- Do lai ngô với Tripsacum tạo thành kiểu ngô mới có giá trị kinh tế là tổ tiên
của phần lớn các dạng ngô hiện nay được trồng trọt trên thế giới.
Các giống lai giữa ngô tứ bội (2n = 40) với Tripsacum cũng rất tốt về mặt tạo
giống.
Hiện nay những công trình quan tâm nhiều về hướng này tuy nhiên mới mang
tính chất nghiên cứu.
Trong tài liệu cũng đã mô tả các giống lai giữa ngô và mía (Saccharum oficium
L 2n = 40).
2. Các phưong pháp chọn tạo giống
Công tác chọn tạo giống ngô đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, rong từng
thời kì người ta sử dụng những vật liệu khác nhau và áp dụng các phương pháp chọn
tạo khác nhau.
Nó gắn liền với sự tiến hoá của việc chọn tạo giống như một khoa học hàng năm
phong phú hơn nhờ những tư liệu và phương pháp mới.
Sử dụng các dòng tự phối
Chọn lọc bắp hàng
Lai giữa các giống
Chọn lọc hỗn hợp
Năm / 1870 / 1880 / 1890 / 1910 / 1920 / 1930 / 1940 / 1950 / 1960 / 1970 /

Sơ đồ : Tiến trình các giai đoạn chọn tạo giống ngô (theo G.F Sprague).

2.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp (chọn lọc hàng loạt). Đây là phương pháp
cổ nhất trong tất cả các phương pháp dùng để cải lương các giống ngô. Phương pháp

11

này dựa trên cơ sở chọn các bắp tốt nhất, chúng được dùng để tái sản sinh các thế hệ
sau.
Ở đay có sự giao phấn giữa các cây và như vậy chỉ cải tiến được các trị số trung
bình nhưng không cố định được kiểu cây tốt.
Trước đây bằng phương pháp này cũng đã tạo ra được giống ngô tốt.
Ở Mỹ, giống ngô Red Yellow dent nổi tiếng phổ biến rộng rãi hơn 100 năm ở
các vùng trồng ngô được tạo ra bằng phương pháp này. Hiên nay ở Mỹ từ giống này đã
tạo ra dòng tự phối WF
9
tham gia vào nhiều giống lai đơn năng suất cao (WF
9
x 38 -
11) và (WF
9
x Hy).

2.2. Lai giữa các giống :
Người ta sử dụng cách lai giữa các giống như là phương pháp tạo các giống
mới, cũng như để sử dụng ưu thế lai F
1
.
Hiện nay cách lai này ít được dùng vì các giống lai quy ước (các giống lai giữa
các dòng tự phối) cũng như các giống lai dòng - giống có năng suất cao hơn.


2.3. Phương pháp chọn lọc bắp-hàng. Phương pháp này lần đầu tiên được nhà
khoa học Mỹ Hopkins sử dụng năm 1896 ở trại thí nghiệm Illinois.
Cơ sở của nó là chọn các bắp tốt, nghiên cứu chúng và sau đó tách ra những thế
hệ tốt.
Phương pháp này đã không đáp ứng được những yêu cầu mong muốn nên hiện
nay ít được sử dụng.
2.4. Chọn tạo các dòng tự phối
Hiện nay người ta đã đề ra những sơ đồ chọn tạo các dòng tự phối không những
cho phép tạo ra, chọn lọc và cải lương các dòng tự phối tương ứng, mà trong quá trình
chọn tạo còn xác định được khả năng kết hợp riêng của chúng.

2.5. Phương pháp chuẩn
Đây là phương pháp phổ biến nhất để tạo ra các dòng tự phối. Trong ruộng gieo
quần thể hoặc giống lai chọn những cây tốt nhất, tự phối chúng
Năm sau hạt của mỗi bắp tự phối gieo thành 1 hàng (30 – 40cây). Để tự phối
tiếp ta chọn những hệ (hàng) không có các tính trạng thoái hoá và trong những hệ này
chọn những cây tốt để tự phối. Năm thứ 3 cũng làm như vậy
Năm thứ 4 hạt cũng gieo như vậy, những hệ chọn được song song với tự phối, ta
tiến hành lai với vật thử (tester)
Năm thứ 5 tiến hành chọn lọc trong các hệ tự phối, và tiến hành tự phối, thử
nghiệm các giống lai thu được và lại lai với vật thử
Năm thứ 6 tiến hành chọn lọc trong các hệ, tự phối chúng và thử nghiệm các
giống lai, chọn các cây trong các hệ, tự phối chúng và thử nghiệm các giống lai

12

Năm thứ 7 tiến hành chọn lọc và tự phối trong các hệ và lai luân phiên (luân
giao)
Năm thứ 8 chọn lọc và tự phối trong những dòng cho kết quả tốt nhất khi luân

giao.
Năm thú 9 – 10 nhân các dòng tự phối tốt.

2.6. Phương pháp hốc
Phương pháp này do Jones và Singleton đề xuất năm 1934, đơn giản hơn là
phương pháp chuẩn
Năm đầu tiên: từ các quần thể khởi đầu chọn các cây và tiến hành tự phối
Năm thứ 2 từ mỗi bắp thu được do tự phối chọn 3 hạt gieo thành hốc. Trong 3
cây chọn cây tốt nhất, tự phối nó và lai với vật thử.
Năm thứ 3 lặp lại những khâu trên và tiến hành thử nghiệm các F
1
do lai với vật
thử. Loại bỏ những hệ kém. Các năm 4,5,6 lặp lại những khâu trên. Năm thứ 7 gieo các
dòng thu được trên các ô (hàng) và tiến hành luân giao.
Phương pháp này cho phép tiến hành thử nghiệm một số lượng lớn các dòng hệ,
tăng cường quá trình chọn lọc giữa chúng, nhưng khả năng chọn lọc trong phạm vi
từng dòng hệ lại giảm.

2.7. Chọn lọc tích luỹ cộng gộp
Tạo ra các dòng bằng một trong các phương pháp trên. Lai những dòng tốt để
tạo ra quần thể mới (năm thứ 7) nhằm tích luỹ các gen tốt.
Từ giai đoạn này lại tiến hành tạo dòng như các phương pháp trên, nhưng ở trên
quần thể mới thu được. Đây là chu kì thứ hai.

2.8. Phương pháp chọn lọc giao tử. Phương pháp này do Stadler đề nghị và
dựa trên cơ sở là tần số gặp các giao tử có giá trị kết hợp cần thiết trong quần thể cao
hơn là tần số hợp tử. Vì thế nắm bắt trong quần thể những giao tử cần thiết dễ hơn là
cách tự phối tách tạo các dòng có cùng khả năng kết hợp như vậy
Thực tế công việc được tiến hành theo trình tự sau:
Một dòng tốt (dòng A) từ lai kép (A x B) (C x D) đem thụ bằng phấn của các

cây chọn từ giống hoặc giống lai mà từ đó ta muốn tách các giao tử có giá trị kết hợp
cao và bằng cách đó ta cải tiến dòng A. Các F
1
phân hoá là do phấn các cây của giống
bố. Các cây tốt của F
1
đem tự phối và lai với vật thử (lai đơn) (C x D). Đem dòng A
cũng lai với vật thử này. Năm sau các hệ do tự phối gieo trên các ô riêng, thử nghiệm
các giống lai F
1
x (C x D) so sánh với A x (C x D)
Năm sau chọn để gieo các cây từ các ô cho giống lai với (C x D) tốt hơn là A x
(C x D).
Tiến hành tự phối những cây này (S
1
*
) và lại lai S
*
x (C x D) và A x (C x D).

13

Năm thứ 4 thử nghiệm các S
1
x (C x D)
Làm tự phối S
2
ở trên những ô cho các giống lai với (C x D) cao hơn A x (C x
D).
Năm thứ 5 tiến hành chọn lọc giữa các hệ và trong các hệ, và tiến hành tự phối

các cây S
3

Năm thứ 6 nhân dòng cải lương A
1

2.9. Phương pháp chọn tạo song song
Nhờ phương pháp lai lui cải lương 4 dòng tham gia vào thành phần của một lai
kép.
Năm 1. Lai các dòng A, B, C, D với các dòng E, F, G, H mà từ các dòng sau ta
muốn truyền cho các dòng đầu vài tính trạng có lợi
Năm 2 – 3. Lai trở lại với A, B, C, D
Năm 4 – 8. Tách chọn các cây có những tính trạng cần và tự phối
Năm 9. Tạo lai đơn
Năm 10. Tạo lai kép

2.10. Chọn lọc chu kì
Phương pháp này dựa trên thực trạng khi chọn tạo các dòng tự phối là sự tăng
nhanh tính đồng hợp của các đời tự phối hạn chế sự sử dụng nhiều gen có giá trị thực
tiễn đặc biệt là những gen xác định sự biến dị liên tục (các tính trạng số lượng). Đã đề
ra một số sơ đồ sau:
a) Chọn lọc chu kì (chọn lọc lặp lại) theo các tính trạng hình thái
Năm đầu tiên trên ruộng giống chọn các cây và tiến hành tự phối chúng
Năm thứ 2. Hạt mỗi cây tự phối gieo thành dòng, để giao phấn lẫn nhau giữa
các dòng chọn được theo các tính trạng mong muốn.
Năm thứ 3. Gieo các hạt của quần thể tạo ra và bắt đầu chu kì chọn lọc mới và
tự phối.
Phương pháp này tỏ ra rất có hiệu quả khi tạo ra các dòng có hàm lượng mỡ,
lizin, triptofan cao và chống chịu bệnh tốt.
b) Chọn lọc các dòng dựa theo tính trạng khả năng kết hợp chung và riêng ở

các giai đoạn tự phối sớm
Sơ đồ này cũng gồm các chu kì riêng, mỗi chu kì kéo dài 3 năm
Năm đầu: chọn các cây, tự phối chúng và lai với vật thử
Năm thứ 2: thử nghiệm các giống lai
Năm thứ 3: gieo các dòng cho kết quả tốt khi lai với vật thử và lai các dòng đó
với nhau. Trộn các hạt thu được
Năm thứ 4: gieo quần thể và bắt đầu chu kì mới.
c) Chọn lọc chu kì trên nền lai thuận nghịch

14

Do Comstok, Robins và Harvey đề ra năm 1949. Lai thuận nghịch giữa các cây
từ các quần thể A và B, tự phối chúng và tiến hành chọn lọc theo khả năng kết hợp
Công việc tiến hành vài chu kì, mỗi chu kì 3 năm
- Năm đầu: các cây tốt từ quần thể A tiến hành tự phối và lai với các cây từ quần
thể B.
Cũng làm như vậy với các cây từ quần thể B.
- Năm thứ 2: thử nghiệm 2 nhóm các giống lai tạo ra
- Năm thứ 3: gieo các hệ tự phối năm đầu của các cây mà khi lai cho các kết quả
tốt nhất.
Cũng trong năm này lai các tổ hợp khác nhau giữa các dòng từ quần thể A và
giữa các dòng từ quần thể B.
Các hạt lai thu được trộn lại (trộn riêng theo từng nhóm các dòng của quần thể
A và quần thể B) và năm sau gieo tạo các quần thể A
1
và B
1
. Trên cơ sở đó lại tiếp tục
chu kì chọn lọc mới.
Khi sử dụng các phương pháp chọn lọc chu kì, ở mỗi thế hệ hệ số cây chọn nên

nhiều để dẫn tới sự tự phối ít nhất.
d) Phương pháp chọn tạo đồng quy
Đây là phương pháp cải lương các dòng đã có sẵn nhờ thêm vào mỗi dòng các
gen trội có ở dòng khác mà bản thân dòng đó không có.
Phương pháp này gồm các bước:
- Lai 2 dòng (A x B)
- Lai lui tương hỗ (A x B) x A và (A x B) x B. Trong 3 thế hệ tiếp theo chọn các
dòng có các tính trạng của bố mẹ thứ hai.
- Tự phối và chọn lọc để tạo ra các dạng đồng hợp thể A
b
và B
a
nghĩa là dòng A
với các tính trạng của B và dòng B với các tính trạng của A.

3. SỬ DỤNG BẤT DỤC ĐỰC TẾ BÀO CHẤT (CMS) TRONG SẢN XUẤT NGÔ
LAI F
1

Nhờ bất dục đực tế bào chất (CMS), ở nhiều nước hiện nay các giống ngô lai
được phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Sử dụng CMS đã thu được hiệu quả kinh tế cao
vì giảm được nhiều về chi phí lao động trong việc dùng tay bẻ cờ khi sản xuất các loại
hạt giống ngô lai.
CMS do Rhoades phát hiện 1931 ở Mỹ và MI Khadjinov phát hiện 1932 ở Nga.
Các cây CMS (bất dục đực tế bào chất) di truyền đặc tính này cho đời sau theo
dòng mẹ.
Các nhà di truyền Mỹ D.Jones và N.Everst từ năm 1949 đã đề ra phương pháp
sản xuất các hạt ngô lai không cần phải ngắt cờ đực trên cơ sở sử dụng bất dục đực tế
bào chất.
Muốn vậy cần có:


15

- Các dòng tự phối bất dục đực
- Các dòng cố định (duy trì) bất dục đực
- Các dòng phục hồi phấn
Để chuyển dạng mẹ của giống lai sang nền bất dục đực cần phải có nguồn bất
dục (CMS)
Chúng có thể là các cây bất kì (giống, dòng) truyền bất dục phấn qua tế bào
chất.

3.1.Tạo dòng bất dục đực
Khi tạo các dòng tự phối bất dục đực (các đồng đẳng bất dục đực) người ta dùng
phương pháp lai tích luỹ (lai bão hoà)
Quá trình lai này tiến hành nhiều lần (nhiều đời) cho đến khi nào thu được các
cây hoàn toàn giống dòng đó về kiểu hình. Công việc này được tiến hành như sau:
Năm thứ 1: X
bdđ
x L
Năm thứ 2: (X
bdđ
x L) x L
Năm thứ 3: [(X
bdđ
x L) x L] x L
Năm thứ 4: {[(X
bdđ
x L) x L] x L} x L
Năm thứ 5 – 6: nhân và chọn cá thể các cây tốt từ các dạng bất dục L
4

bdđ

x L
Ở sơ đồ này X
bdđ
- dạng bất kì có đặc tính bất dục đực tế bào chất
L – dòng (hoặc giống) thường mà ta định tạo thành dòng bất dục đực tế bào chất
Thực nghiệm xác định rằng kết quả sau 4 – 5 lần lai lại (lai bão hoà) và chọn
lọc, có thể thu được các dòng tự phối bất dục đực (các đồng đẳng bất dục đực). Nhân
dòng bất dục đực này ở khu cách li bằng cách dùng phấn của chính dòng tự phối đồng
đẳng thường, thụ cho nó.
Dòng khi dùng phấn của nó thụ cho cây bất dục đực, tính bất dục đực được bảo
tồn gọi là dòng duy trì, dòng cố định bất dục đực.
Trong giống lai kép giữa các dòng, dòng bất dục đực được dùng làm dạng mẹ
của giống lai đơn mẹ, nhưng dòng bố của lai đơn mẹ phải không có khả năng phục hồi
phấn (hoặc dòng cố định, duy trì bất dục đực), khi đó các cây lai đơn mẹ sẽ có các cờ
bất dục.
Ở Mỹ và Canada việc sử dụng các giống ngô lai giữa các dòng tạo ra trên cơ sở
1 dạng bất dục đực tế bào chất (kiểu T) đã gây nên sự lan truyền rộng rãi nòi nấm
Helminthosporium maydis, do đó làm giảm đáng kể năng suất hạt. Vì thế trong chọn
tạo giống ngô lai vấn đề cấp bách là cần phải sử dụng đa dạng các nguồn bất dục đực tế
bào chất.

3.2. Tạo các dòng phục hồi phấn (phục hồi sự hữu thụ)

16

Khi sản xuất hạt lai kép dòng bố của lai đơn mẹ không được có khả năng phục
hồi phấn.
Nhưng trong giống lai đơn bố cả 2 dòng hoặc ít nhất là 1 dòng cần phải có khả

năng phục hồi phấn. Một số dòng tự phối khi lai với các dạng bất dục đực đã phục hồi
sự hữu thụ của chúng. Những dòng này gọi là các dòng phục hồi sự hữu thụ - phục hồi
phấn.
Nếu dòng (hoặc giống) không có khả năng phục hồi, dùng cách lai bão hoà ta có
thể truyền cho chúng đặc tính này.
Để làm được việc này ta đem dòng bất dục (hoặc giống) mà ta chọn cho chúng
dòng phục hồi, đem lai với một dạng phục hồi nào đó.
Dạng phục hồi này có thể là 1 dòng (hoặc giống), bất kì có đặc tính này.
Giống lai thu được do cách lai này đem thụ bằng phấn của dạng mà ta cần biến
nó thành dòng phục hồi. Sau đó lặp lại việc thụ phấn các cây có khả năng phục hồi
trong khoảng 5 năm, khi dạng được thụ phấn trở nên hoàn toàn giống dạng thụ phấn.
Cuối cùng, đem tự thụ phấn các dòng tốt nhất.
Công việc tạo các dòng phục hồi phấn có thể trình bày ở sơ đồ sau:

Năm thứ 1 L x X
ph.h
G
2 G x D GD
3 GD x D GD2
4 GD2 x D GD3
5 GD3 x D GD4
6 GD4 x D GD5
7 GD5 tự thụ phấn
8 GD5tự thụ phấn
Ở tất cả các thế hệ ta chọn các cây phục hồi phấn. Trong sơ đồ này: L dòng bất
dục (hoặc giống) mà ta cần chọn dòng phục hồi cho nó.
X
phh
dạng phục hồi phấn bất kì.
G cây mẹ của giống lai có khả năng phục hồi giống. D dòng mà ta cần truyền

cho nó khả năng phục hồi phấn.
Các giống ngô lai tạo ra trên nền bất dục (đực) về năng suất thông thường khác
các giống ngô lai thường cùng tổ hợp các dòng tự phối đó.

4. ĐA BỘI THỂ VÀ ĐỘT BIẾN THỰC NGHIỆM TRONG CHỌN TẠO GIỐNG
NGÔ
Thời gian gần đây cũng đã tiến hành gây đột biến thực nghiệm các dòng ngô.
Dùng các tác nhân vật lí (các tia

,

-gama, beta) và các tác nhân hoá học
(etylenimin, diethylsunfat, dimethylsunfat, nitrozomethylure ) tác động lên hạt ngô.
Người ta cũng dùng các tác nhân vật lí để xử lý các phấn ngô trên các giai đoạn hình

17

thành khác nhau. Trong một số trường hợp đã sử dụng phối hợp các tác nhân vật lí và
hoá học. Trong tài liệu cũng đã mô tả nhiều đột biến có những tính trạng quý: chống
bệnh thán sưng (Ustiago maydis), nâng cao hàm lượng các axit amin không thay thế,
nâng cao khả năng kết hợp
Các đột biến này được sử dụng làm vật liệu khởi đầu để tạo giống trong các cơ
quan nghiên cứu khác nhau.
Một hướng triển vọng khác trong chọn tạo giống ngô là thu nhận và sử dụng các
thể tứ bội (4x). Người ta cho rằng các dặc điểm biểu hiện ưu thế lai khi lai các dạng tứ
bội cho phép duy trì sức mạnh lai trong hàng loạt thế hệ. Ở các dạng ngô đa bội tăng
kích thước tế bào, cây, bắp và hạt.
Khi thu nhận các dạng ngô đa bội cần lưu ý rằng độ kết hạt của bắp (% trung
bình độ kết hạt) liên quan chặt chẽ với mức độ dị hợp thể của các dạng khởi đầu.
Thông thường người ta thu được các dạng ngô tứ bội bằng cách tác động colchichine

(consisin) 0,1 – 0,2% dung dịch nước lên các mầm và các cây non.
Người ta cũng định sử dụng các thể đơn bội để tạo các dòng tự phối thuần đồng
hợp tử, vì để có thể thu được độ đồng hợp hoàn toàn về tất cả các gen bằng phương
pháp tự phối đòi hỏi thời gian rất dài.
Để nhận biết các thể đơn bội trên các giai đoạn phát triển khác nhau của cây
người ta sử dụng phương pháp di truyền đánh dấu do Chase đề xuất năm 1947.
Đem lai dạng mẹ lặn về các tính trạng màu sắc với dạng đánh dấu (EPM) mang
gen trội (R) xác định màu sắc phôi và lớp alơron trên đỉnh hạt. Từ các hạt thu được do
lai, trong phòng thí nghiệm có thể tách chọn các hạt có phôi trắng và đỉnh hạt có màu.
Những hạt này nội nhũ tam bội, còn phôi đơn bội.
Tất cả công việc phải kiểm tra bằng phương pháp tế bào để tránh những sai lầm
có thể xuất hiện do đột biến, sự hiện diện các gen ức chế màu sắc, các bệnh
Khó khăn là ở chỗ tần số các đơn bội tự nhiên rất ít – 1 đơn bội: 1.349 nhị bội.
Nghiêng về đơn bội là 1 tính trạng di truyền. Quá trình lưỡng bội hoá (nhị bội
hoá) các cây đơn bội để thu được các dòng đồng hợp là rất quan trọng. Mặc dù có khả
năng lưỡng bội hoá tự nhiên ở ngô (5%) phương pháp chắc chắn nhất là xử lý các mầm
ngô bằng colchichine.

5. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT CỦA QUÁ TRÌNH CHỌN TẠO GIỐNG

5.1. Kĩ thuật lai và tự phối
Người ta cách li các bắp ngô bằng cách dùng bao cách li bắp chụp lên chúng
trước khi bắp phun râu. Các cờ ngô cũng được cách li bằng bao giấy bóng mờ vào lúc
bắt đầu nở hoa (tung phấn) và không muộn hơn 24h trước khi thụ phấn. Nhẹ nhàng
rung các phấn vào bao cách li cờ, sau đó rắc lên các vòi nhuỵ (râu ngô)


18

5.2. Các tính trạng chọn lọc và đánh giá chung

Việc sử dụng trong sản xuất các kiểu ngô lai khác nhau không làm giảm vai trò
của chọn lọc vì chúng đảm bảo cho việc tạo ra các dòng tự phối có những tính trạng
cần thiết.
Khi tiến hành chọn lọc, thành công của người chọn tạo giống sẽ càng cao khi có sự
tương ứng giữa các kiểu hình và kiểu gen. Điều này gắn chặt với độ di truyền của tính
trạng và tương ứng với các quan hệ tương quan giữa các tính trạng. Đặc biệt quan trọng
là các tương quan giữa các tính trạng của các dòng tự phối và sản lượng của các giống
lai do chúng tạo ra. Người ta dễ dàng nhận được các tương quan này khi dùng phương
pháp lai đỉnh.
Cũng cần nhớ rằng những tương quan thu được thường đặc trưng cho địa điểm
thử nghiệm các dòng và các giống lai.
Đã xác lập sự tương quan dương cao giữa sản lượng của giống lai (do lai giữa
dòng tự phối x giống) và các tính trạng sau đây của dòng tự phối: ngày ra hoa (r=0,47)
thể tích hệ thống rễ (r=0,54) đường kính thân (r=0,41)
Khi tạo các giống lai đơn cần đặc biệt quan tâm đến sản lượng của các dòng tự
phối dùng làm các dạng mẹ.
Khi sản lượng của các dòng tự phối thấp việc phổ cập các giống lai đơn vào sản
xuất không có lợi do giá thành các hạt lai cao. Đã chứng minh có mối tương quan tin
cậy giữa cường độ quang hợp của các dòng tự phối và năng suất hạt của các giống lai,
nó cho phép lựa chọn các dòng tự phối theo tính trạng này. Khi tạo các dòng có hàm
lượng lizin cao bằng phương pháp lai lui (back cross) việc chọn các dạng mà ở chúng
không giảm khối lượng 1.000 hạt, cũng như các dạng có hàm lượng các axit amin
không thay thế cao có ý nghĩa lớn. Chọn lọc dựa theo kiểu hình của nội nhũ (đục do
gen O
2
gây nên) không phải bao giờ cũng cho kết quả. Vì thế phải xác định hàm lượng
lizin, triptophan và zein trong nội nhũ bằng phương pháp điện di trên gel polycrylamid.
Cũng đã đề ra phương pháp phát hiện chúng trong phần nội nhũ nhằm giữ hạt để gieo.
Khi tạo các giống ngô có lượng dầu (lipit) cao trong hạt cần chú ý: có mối tương
quan dương cao giữa hàm lượng dầu và kích thước phôi. Cũng cần lưu ý rằng khi nâng

cao lượng dầu thực vật hơn 8 – 10% thì năng suất giảm.
Nguyên nhân là do để tổng hợp 1 kcal dầu thực vật cần 2kcal năng lượng quang hợp,
trong khi để tổng hợp 1kcal tinh bột chỉ cần 1kcal năng lượng.
Chọn lọc để tăng cao hàm lượng dầu trong phôi có thể kết hợp với chọn lọc về
hàm lượng các axit amin không thay thế trong nội nhũ.
Khi chọn tạo giống ngô lai hướng silô (chất xanh) cần chú ý chọn tạo các dòng tự phối
có hàm lượng lignin thấp trong lá nhằm tăng cao độ tiêu hoá khối chất xanh cho động
vật.
Để tạo các giống ngô lai chịu hạn cần nghiên cứu kĩ các dòng tự phối về tính
trạng này trong các điều kiện đồng ruộng và đánh giá độ kết hạt trên bắp của chúng.

19

Chỉ khi lai các dòng chịu hạn với nhau mới hy vọng tạo hiệu quả ưu thế lai về tính
trạng này ở các giống lai.
Khi chọn lọc về tính chín sớm, khó khăn lớn xuất hiện do độ dài thời gian sinh trưởng
biến động nhiều phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết. Vì thế để xác định tính chín sớm
của các vật liệu cần sử dụng chỉ tiêu như số lá trên thân chính (ở các dạng chín sớm số
lá ít hơn các dạng chín sớm)
Đã xác định hệ số tương quan cao về tính trạng này: r = +0,846
- Để đánh giá tính chịu lạnh phương pháp tương đối chính xác là gieo các mẫu
ngô (dòng, giống lai ) trong điều kiện đồng ruộng vùng lạnh (gieo vào mùa đông hoặc
gieo sớm vào mùa xuân vùng núi)
Cũng đã đề ra phương pháp gieo lạnh hạt trong đất ở nhiệt độ 8 – 10
0
C. Phương
pháp cho kết quả tốt và có thể dùng đánh giá sơ bộ: các dạng chịu lạnh có độ nảy mầm
85 – 100% chịu lạnh trung bình 75 – 84%. Không chịu lạnh < 74%
- Người ta chọn lọc các dòng ngô chịu mặn khi gieo hạt trong các dung dịch
muối (muối ăn) có nồng độ khác nhau.

Đối chứng là các hạt gieo ở nước thường tiến hành tính toán sau khi gieo 6 – 7
ngày.


Bài 3

CHỌN TẠO GIỐNG LẠC
(Arachis hypogaea L.)

1. DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG

1.1. Di truyền các tính trạng chất lượng

1.1.1. Tập tính sinh trưởng
Giữa dạng thân bò và thân đứng trong nhóm Virginia có sự khác nhau về tế bào
chất. Theo Patel, tính trội hoàn toàn thuộc về dạng thân bò. Nhiều tác giả cũng khẳng
định tính trội và kiểu ra hoa xen kẽ và sự ra cành ở loài phụ Hypogaea so với loài phụ
Fastigiata.

1.1.2. Đặc tính dạng cây và tán lá
Về màu sắc lá, Badami cho rằng màu xanh xẫm mang gen trội so với màu nhạt.
Các cặp lai dưới loài thường cho cây lai ở thời kì cây con có thể bạch tạng chiếm tỉ lệ
tương đối cao.


20

1.1.3. Sắc tố thân
Patel dùng phương pháp lai nhiều lần (multicross), đã phát hiện ra mối liên quan
giữa sắc tố thân và màu sắc vỏ hạt, các sắc tố thẫm màu thường mang tính trội so với

sắc tố nhạt màu hơn.

1.1.4. Các đặc tính vỏ quả và hạt
+ Các đặc tính sau của vỏ quả là mang tính trội: kích thước lớn của vỏ quả; tính
có gân vỏ quả rõ; tính dạng quả có eo nông.
+ Số lượng hạt/ quả: tính mang quả 2 hạt là trội hơn so với quả 3 – 4 hạt

1.2. Di truyền các tính trạng số lượng
Nhiều tác giả cho rằng việc đánh giá về khả năng tổ hợp và di truyền của lạc còn
ít được nghiên cứu. Stokes và Hull khi nghiên cứu 11 tổ hợp lai cho rằng ít tính trội
mạnh ở F
1
. Nhưng một số tác giả cho rằng các tổ hợp lai giữa dạng Spanish và
Valencia (cùng trong loài phụ Fastigiata ) thường cho F
1
có sức sinh trưởng mạnh và
năng suất cao. Các tổ hợp lai giữa loài phụ Hypogaea (dạng Virginia) với loài phụ
Fastigiata (dạng Valencia) thường cho con lai F
1
có khả năng sinh trưởng sinh dưỡng
cao.
Ở nước ta, một số giống lai có năng suất cao như “Sen lai – 23/75” là kết quả
của tổ hợp lai giữa 2 giống thuộc dạng Spanish (trắng Mộc Châu x Trạm Xuyên).
Giống lai cho những tính trạng di truyền ổn định sau 6 thế hệ chọn lọc. Từ F
7
, dòng lai
được đưa ra, màng lưới khảo nghiệm.

2. Phương pháp chọn tạo lạc


2.1. Xây dựng tập đoàn giống và cải tiến quần thể
Bước đầu tiên trong công tác chọn tạo giống là xây dựng tập đoàn giống nhằm
thu thập nguồn gen làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo sau này
Nguồn giống của tập đoàn gồm:
+ Các tạp chủng ở các địa phương: nguồn giống địa phương thường lẫn tạp và
nhiều khi trùng lặp do tên gọi địa phương. Vì vậy phải tiến hành chọn thuần các mẫu
giống thu thập được sau đó chỉnh lí giống, loại bỏ trùng lặp.
+ Nhập nội giống: công tác nhập nội giống là hết sức quan trọng nhằm làm
phong phú nguồn gen. Nhập nội giống chủ yếu từ nguồn hợp tác Quốc tế với các trung
tâm nghiên cứu Quốc tế, Viện khoa học Nông nghiệp các nước như viện ICRISAT (Ấn
Độ),Viện KHNN Trung Quốc thông qua trao đổi giống hoặc tham gia các mạng lưới
thử nghiệm giống Quốc tế.

21

Từ nguồn giống nhập nội, có thể tiến hành các thí nghiệm so sánh, khảo nghiệm
để xác định giống tốt cho sản xuất, các giống khác để dùng làm tài liệu lai hoặc xử lí
đột biến.
Các giống ưu tú được bình chọn thông qua các thí nghiệm giống được tiếp tục
nhân và tiến hành công tác chọn lọc và cải tiến theo phương pháp chọn lọc quần thể
(Maseslection)
Thông qua theo dõi tập đoàn giống lạc nhập nội, các cơ quan nghiên cứu lạc
trong thời kì 1970 – 1980 đã bình tuyển, chọn được các giống Sư tuyển 64, Trạm
Xuyên (nguồn gốc từ Trung Quốc), có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sản xuất
ở các tỉnh phía Bắc. Các giống này đã được phổ biến rộng rãi trong các vùng trồng lạc
trong một thời gian dài.
Hiện nay, Trung tâm Đậu đỗ (Viện KHNN VN) đang theo dõi tập đoàn giống
lạc gồm hàng trăm giống thuộc các bộ giống của Viện ICRISAT (Ấn Độ): bộ giống
chịu hạn, bộ giống chống bệnh đốm lá, bộ giống ngắn ngày, trung ngày và bộ dài
ngày trong đó có nhiều giống có triển vọng đang được khảo nghiệm.

2.2. Chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính
Lai hữu tính kết hợp với chọn lọc đúng kĩ thuật là phương pháp chọn tạo giống
lạc nhanh và có hiệu quả cao.
a) Đặc điểm ra hoa của lạc
Lạc bắt đầu nở hoa vào khoảng ngày thứ 20 – 45 sau khi mọc. Thời gian này
thay đổi phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo.
Thời kì ra hoa của lạc thường kéo dài, khi thu hoạch có thể vẫn có hoa. Nhưng
thời kì hoa có ích chỉ khoảng 10 – 15 ngày ở thời kì đầu ra hoa, còn gọi là thời kì hoa
rộ. Trong thời kì này, số hoa nở hàng ngày thường 3 – 10, có khi hơn. Nên tiến hành lai
vào thời kì hoa rộ, sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Hoa lạc nở vào buổi sáng, từ 7 – 10 giờ. Ngày nắng, hoa nở sớm và ngược lại,
ngày mưa hoặc không nắng, hoa nở muộn hơn.
Lạc là cây tự thụ, quá trình thụ phấn tiến hành trước khi hoa nở 7 – 10 giờ tức là
khoảng 1 giờ sáng. Như vậy, thời gian khử đực thường được tiến hành vào khoảng 4 –
6 giờ chiều hôm trước là thuận lợi.
Ống nhụy dài 50 – 70mm, tốc độ nảy mầm của tế bào hạt phấn trong bầu nhụy
khoảng 4 – 5mm/giờ, như vậy quá trình thụ tinh tiến hành sau khi thụ phấn khoảng 10
– 12 giờ, tức là sau khi hoa nở 2 – 4 giờ. Tia xuất hiện sau thụ tinh 4 – 6 ngày trong
điều kiện bình thường.

b) Chọn bố - mẹ
Là bước đầu tiên và có tính quyết định trong công tác lai tạo. Tiêu chuẩn chọn
bố - mẹ tùy thuộc ở mục đích lai tạo. Thông thường người ta chọn cặp lai tạo gồm:

22

+ Một giống đang được trồng phổ biến trong sản xuất, có những đặc tính cần
được cải tiến (năng suất thấp, tính chịu hạn, khả năng chống bệnh)
+ Một giống có những đặc tính tốt cần được sử dụng trong con lai.
Dùng phương pháp lai thuận nghịch để kiểm tra con lai.


c) Gieo trồng giống bố mẹ
Bố , mẹ của các tổ hợp lai được gieo thành luống, mối luống gieo 1 tổ hợp (2
giống), mỗi giống gieo một hàng với khoảng cách 40 – 45cm, khoảng cách cây 20cm.
Vườn lai nên tiến hành trong nhà kính, nhà lưới hoặc làm giàn che (giàn che bớt 50%
ánh nắng). Các thí nghiệm của trường ĐHNN – I đã chỉ rõ: tỉ lệ đậu quả ở luống, được
che giàn có thể đạt 67 – 85%, so với đối chứng không che là: 45 – 57%
Kĩ thuật trồng trọt áp dụng trong vườm ươm như trong sản xuất bình thường chỉ
cần chú ý bón phân đầy đủ cho lạc tạo quả tốt hơn.

d) Khử đực
Thời gian khử đực tiến hành vào khoảng 4 – 6 giờ chiều hôm trước. Có thể dùng
panh tách 2 cánh bên của hoa rồi gắp cả cụm bao phấn chưa mở hoặc gắp từng bao
phấn. Cần lưu ý phải gắp hết số bao phấn trong hoa. Nếu nụ hoa còn quá non, có thể
dùng panh cắt môi dưới của đài hoa để dễ gắp phấn hoa. Đánh dấu hoa đã khử đực
bằng chỉ mầu có đính biển bằng nilon. Dùng panh ngắt bỏ những hoa khác trong
cùng cụm hoa đã khử đực.
Lấy phấn hoa của bố
Thời gian lấy phấn hoa khoảng 5 – 8 giờ sáng.
Dùng panh đã sát khuẩn bằng cồn 90
0
cẩn thận gắp phấn hoa của cây bố ra đĩa
thủy tinh, phấn chưa dùng phải được bảo quản cẩn thận trong đĩa thủy tinh hoặc nơi
mát. Khi chuyển sang lấy phấn của giống bố khác phải sát khuẩn panh gắp phấn.

e) Thụ phấn
Tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi lấy phấn, chậm nhất cũng phải trước
10 giờ sáng.
Dùng panh chuyển phấn hoa bố sang đầu nhụy hoa mẹ. Bóp nhẹ panh cho vỡ
bao phấn, chà nhẹ đầu nhụy cho phấn hoa tiếp xúc với đầu nhụy. Sau đó, dùng panh

xếp lại cánh hoa cho ôm lấy nhụy như cũ. Kiểm tra lại, chỉ đánh dấu hoa lai.
Cuối cùng buộc bao cách li (bằng giấy hoặc bao nilon có đục lỗ)
Sau khi lai 3 – 5 ngày cần kiểm tra lại hoa lai. Nếu thấy có tia quả xuất hiện, rút
bỏ bao cách li, kiểm tra chỉ đánh dấu, có thể thay chỉ bằng sợi dây kim loại nhỏ.

f) Chăm sóc quả lai

23

Khi tia đâm xuống đất, phải tiến hành vun đất cẩn thận, kiểm tra thường xuyên
quả lai để có biện pháp giúp cho quả phát triển bình thường. Thu hoạch khi quả chín
đầy đủ. Phơi quả lai riêng, tránh nhầm lẫn.

g) Chọn lọc sau lai
Sau khi thu quả lai, tiến hành gieo theo dõi từ F
1
đến F
3
bằng phương pháp chọn
lọc cá thể, các năm tiếp theo dùng phương pháp chọn lọc hỗn hợp (Mass selection)

2.3. Xử lí đột biến

a) Phương pháp xử lí
Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học đều có tác dụng gây đột biến ở
lạc. Các hóa chất thường được sử dụng là: H
2
O
2
, nồng độ 1 – 10% và NMU (Nitro –

methyl ure ) nồng độ 0,01 – 0,025%. Phương pháp vật lí dùng tia

Co
60
liều lượng xử
lí 5.000r – 20.000r. So sánh các phương pháp trên thấy rằng phương pháp vật lí cho hệ
số biến dị lớn hơn phương pháp hóa chất.
Xử lí hóa chất thường dùng phương pháp ngâm hạt, thời gian ngâm 5 – 30 phút.
Xử lí phóng xạ bằng phương pháp xử lí hạt khô.
Các đột biến hình thái thường gặp như thân vươn dài, cành bò, vỏ quả nhẫn,
biến đổi màu sắc vỏ hạt

b) Chọn lọc sau xử lí
Chọn lọc cá thể từ M
1
đến M
4
chọn các dòng ổn định để tiến hành chọn lọc quần
thể. Quần thể đột biến ổn định từ M
8
và sau đó có thể tiến hành nhân giống.
Bằng phương pháp xử lí đột biến phóng xạ (dùng tia

Co
60
) Trường ĐHNN – I
và Viện KHNN VN đã tạo được một số giống lạc có năng suất cao, chịu hạn và có tính
thích ứng tốt, như: B.5000 và V.79 được tạo bằng phương pháp xử lí tia

Co

60
liều
lượng xử lí 5.000r. Các giống D332, 4329 cũng là kết quả xử lí đột biến bằng tia



3. SẢN XUẤT GIỐNG
Để sản xuất lạc giống, có thể gieo 2vụ/năm, ngoài vụ chính là vụ lạc xuân, còn
gieo vụ lạc thu để nhân và giữ giống.
Một số kĩ thuật chủ yếu sản xuất giống lạc như sau:

3.1. Thời vụ
+ Vụ xuân gieo tháng 2. Gần đây, nhiều nơi dùng giống vụ thu đã có thể gieo
sớm vào tháng 1, sẽ cho thu hoạch sớm, phù hợp với hệ thống canh tác hiện nay ở các
tỉnh phía Bắc.
+ Vụ thu. Từ bắc Trung bộ trở ra, gieo tháng 7,8. Thu hoạch tháng 11,12.

24

Trồng lạc vụ thu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân, ít sâu bệnh hơn.
Nhưng do thời kì cây con bị rút ngắn nhiều nên năng suất thường thấp. Vụ lạc thu rút
ngắn thời gian bảo quản giống nên đảm bảo sức sống của hạt, đóng vai trò quan trọng
trong việc bảo quản và sản xuất giống.

3.2. Mật độ trồng
+ Vụ xuân: mật độ 30 – 35cây/m
2
. Khoảng cách hàng 35 – 40cm.
+ Vụ thu: mật độ 35 – 40cây/m
2

. Khoảng cách hàng 25 – 30cm
Lượng giống cho 1 ha ở vụ xuân là 140 – 150kg/ha; vụ thu: 160 – 180kg/ha.

3.3. Phân bón
Đối với lạc giống, cần bón đầy đủ NPK và vôi. Vai trò của lân và vôi đặc biệt
quan trọng với các giống lạc quả to. Lượng phân bón cần thiết cho 1 ha: N: 30 – 40kg;
P
2
O
5
: 60 – 80kg; K
2
O: 40 – 60; vôi bột: 450 – 600kg.
Nguyên tắc bón: bón lót là chính. Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, kali và 50%
vôi. Thúc khi lạc mọc bằng N để lạc sinh trưởng khỏe, nốt sần hình thành sớm và
nhiều. Khi lạc ra hoa, bón thúc vôi để tăng số lượng, trọng lượng quả và hạt. Với lạc vụ
thu, thời kì này nên bón thêm N(10 – 15kgN/ha)

3.4. Xới vun, làm cỏ
Xới xốp đất cho rễ phát triển tốt, nốt sần có nhiều và sớm. Xới kết hợp nhổ cỏ.
Vun khi lạc ra hoa rộ - đâm tia để tạo điều kiện cho tia hình thành quả.

3.5. Tưới nước
Hiệu quả của tưới nước nhiều khi làm tăng năng suất lạc cao hơn bón phân, đặc
biệt là với lạc thu.
Cần tưới nước để có độ ẩm đất thích hợp nhất là vào các thời điểm quan trọng là
khi gieo và khi ra hoa chín.

3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu xám, bệnh mốc đen (Phythium sp.), thối rễ (Fusarium sp), bệnh

chết ẻo lạc làm chết cây, giảm số cây thu hoạch. Các loại sâu hại tia, quả và bệnh thối
tia (nấm Rhizopus sp), làm giảm số lượng quả. Bệnh đốm lá (Cercospora arachidicola,
Cercospora personata), làm giảm số lượng, trọng lượng quả và hạt cần có các biện
pháp phòng trị kịp thời để đảm bảo năng suất lạc giống.
3.7. Thu hoạch bảo quản giống
Hạt lạc có hàm lượng dầu rất cao. Trong thời gian bảo quản, dầu rất dễ bị phân
hủy làm giảm chất lượng hạt và làm hạt mất sức nảy mầm. Các nguyên tắc bảo quản
lạc giống:

×