Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

BÀI GIẢNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU













Người biên soạn: Nguyễn Thiện Tâm














Huế, 08/2009


1

CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC TIÊU THU SẢN PHẨM TRONG
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1. Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh nông nghiệp
1.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản
phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu
thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình
sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau:




Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến
quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt
cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp
theo. Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp
lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ động vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản
xuất. Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được
thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh doanh sản phẩm. Như vậy, tiêu

thụ tốt sản phẩm không được tiêu thụ là tín hiệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện
pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu
dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối
với những sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu
dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản
phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này. Thông qua tiêu thụ sản
phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển
tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậy tiêu thụ sản
phẩm kịp htời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và
kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, việc tiêu thụ tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Các y
ếu tố
sản xuất
Sản xuất Sản phẩm

Tiêu thụ


2

1.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông
nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là:
- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực.

Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự
nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế uyệt đối của các vùng là yếu tố
rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh
doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với
một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm
mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản phẩm loại này có thể
có nhưng hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá
phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp.
- Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung-cầu
của thị trường nông sản và giá cả nông sản. sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu
vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc
điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối
ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu
hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản
phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở
xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức
linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi tiêu thụ, đồng thời
phải sử dụng các phương tiên chuyên dùng riêng khi vận chuiyển, bảo quản.
- Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ
hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ
thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài
phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ
sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm có thể phân theo các nhóm
sau đây
2.1 Nhóm nhân tố thị trường


3

Hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tùy theo quy mô,
trình độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ … của từng loại cơ sở sản xuất kinh
doanh mà ảnh hưởng của thị trường có khác nhau. Mặc dù vậy, nhân tố thị trường có
ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh
nông nghiệp. Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường:
- Nhu cầu thị trường về nông sản. Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu
dân cư ở các vùng, các khu vực. Về nguyên lý, thu nhập của dân cư tăng lên thì cầu
cũng tăng lên, song đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu nhập dân cư tăng lên thì cầu
về nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên đối với các sản phẩm có nhu cầu
thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với các
sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp. Khi thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối
với lương thực thực phẩm thấp cấp giảm xuống. Cơ cấu dân cư cũng có ảnh hưởng đến
cầu. Đối với những vùng nông thôn mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn nhu cầu
lương thực thực phẩm được tiêu dùng cho chính họ. Vì vậy, những nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm chủ yếu tự họ cung ứng, việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại
chổ có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với các vùng thành thị, bao gồm các thị trấn, thị xã,
các thành phố lớn hay các khu công nghiệp tập trung dân cư phi nông nghiệp, lớn thì
nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng ngày có số lượng lớn và chất lượng cao, việc tổ chức
các cửa hàng, các ki ốt trở nên cần thiết. Các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tiêu thụ
tốt nông sản phải nắm bắt những nhu cầu trên cơ sở thu thập của cư dân.
- Những sản phẩm mang tính chất nguyên liệu và phải thông qua chế biến, cần có
tổ chức tiêu thụ đặt biệt thông qua các hợp đồng và phải có tổ chức tốt việc bảo quản
để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Cung cấp sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị
trường. các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm
mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm nông

nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp, về đối tượng tiêu
dùng, vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường nông nghiệp thể hiện đặc trưng của
sản phẩm nông nghiệp. Khi số lượng cung tăng lên làm cho giá sản phẩm giảm xuống
và ngược lại. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải
hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng snả phẩm và đối
tượng khách hàng.
Khi nghiên cứu về cung cầu sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh một mặt
phải xem xét lại khả năng sản xuất kinh doanh của mình đối với sản phẩm, mặt khác
phải tìm hiểu kỹ các khả năng sản xuất của các loại sản phẩm mà mình sản xuất trên
thị trường. Đặc biệt cần chú ý đến cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mã chủng loại
sản phẩm. Khi xem xét cung sản phẩm nhiều phải chú ý đến mấy yếu tố ảnh hưởng đến

4

cung sản phẩm sau đây: giá cả sản phẩm bao gồm giá cả sản phẩm đang sản xuất, sản
phẩm thay thế bổ sung và cả giá cả các đầu vào; trình độ kỹ thuật và ứng dụng công
nghệ vào sản xuất, môi trường tự nhiên và cơ chế chính sách đang được thực hiện,
đồng thời phải chú ý đến cả những áp lực của cầu.
- Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung - cầu trong nền
kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung
và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần chú ý đến các loại sản phẩm:
+ Loại sản phẩm cao cấp thông thường giá cả tăng lên thì cầu lại giảm.
+ Loại sản phẩm thay thế: khi giá cả của loại sản phẩm này tăng lên thì cầu của
sản phẩm thay thế có thể tăng lên.
Ví dụ, khi giá thịt tăng lên thì cầu về cá (và những sản phẩm có thể thay thế thịt)
tăng lên.
+ Loại sản phẩm bổ sung là những sản phẩm mà khi sử dụng một sản phẩm này
phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác. Ví dụ khi nhu cầu về cà phê tăng lên thì
nhu cầu về đường cũng tăng lên.
Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệt lưu ý:

+ Hệ số co giãn của cầu. Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi mức
cầu của sản phẩm i khi giá cả sản phẩm khác có thể thay thế hoặc bổ sung sản phẩm i
thay đổi.
+ Hệ số co giản thu nhập của mức cầu. Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa sự
thay đổi thu nhập của dân cư với sự thay đổi mức cầu của sản phẩm.
+ Tỷ giá: là quan hệ so sánh gía cả của các sản phẩm này với giá cả của các sản
phẩm khác. Tỷ lệ này có ý nghĩa rất quan trọng, nó hướng người tiêu dùng về một
người bán, về một loại sản phẩm, tạo ra tỷ suất lợi nhuận tương đối của mỗi ngành,
mỗi loại sản phẩm. Tỷ giá phụ thuộc vào áp lực của cầu và chi phí. Tỷ giá cho biết sự
hiếm hoi của mặt hàng nào đó trong một thời điểm nào đó.
+ Chỉ số giá là một tiêu thức quan trọng để bghiên cứu và xem xét sự vận hàng
của giá cả và của sản phẩm. Ngoài ra khi xem xét yêu cầu sản phẩm cũng phải tính đến
những thị hiếu, tập quán và thói quen tiêu dùng của cư dân.
2.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm
- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như
đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông
tin liên lạc … Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng
kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

5

- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quang trọng
trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở
sản xuất kinh doanh. Hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ
làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Các sản phẩm nông nghiệp trước khi đi vào chế
biến theo kỹ thuật tiên tiến cũng cần được qua các giai đoạn sơ chế bước đầu. Công
nghệ chế biến còn tạo nên những sản phẩm tiêu dùng mới và đổi mới tập quán tiêu
dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng nông sản.
2.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô

Nhóm nhân tố này thể hiện vai trò tác động của Nhà nước đến thị trường nông
sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các cơ sởan xuất kinh doanh hoạt động sản
xuất kinh doanh bị chi phối bởi các quy luật như cung, cầu, giá cả … Song tác động
của Nhà nước tới thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh hoạt động có hiệu quả. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có liên quan đến tiêu
thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồmp:
- Chính sách nhiều thành phần kinh tế. Trong nông nghiệp nông thôn hiện nay
nhiều thành phần kinh tế tham gia như: Kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ
nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân… Điều đó nói lên rằng, cung sản phẩm
nông nghiệp do nhiều tác nhân tham gia, nó cũng thể hiện tính không hoàn hảo của thị
trường nông nghiệp, nghĩa là cùng một loại sản phẩm có nhiều người bán trên thị
trường. Việc quy định vị trí, vai trò của các thành ohần kinh tế trong nền kinh tế là
quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của sản phẩm.
- Chính sách tiêu dùng: chính sách tiêu dùng nông sản hường vào việc khuyến
khích tiêu dùng các nông sản trong nước, tạo nên thói quen và tập quán mới trong việc
tiêu dùng các sản phẩm mới và đã qua chế biến. Mặt khác chính sách tiêu dùng có liên
quan đến việc tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, kể cả dân cư nông nghiệp và phi
nông nghiệp, thành thị. Chính sách tiêu dùng nhằm vào việc nâng cao đời sống của
nhân dân, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân
dân.
- Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp: Đầu tư trước
hết vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao
thông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản
xuất kinh doanh phụ thuộc vào năng lực tổ chức của cán bộ quản lý cơ sở sản xuất kinh
doanh, nghệ thuật và khả năng tiếp thị, marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm

6


cho người tiêu dùng. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, mà trứpc hết là đôi
ngũ cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng.
3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
3.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường
Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩmcủa cơ sở sản xuất kinh
doanh. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ
giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, nghiên cứu và dự báo thi trường là nội
dung quan trọng trước tiên, là công việc thường xuyên phải được tiến hành trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ
sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng
với thị trường của các sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành tổ chức
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo yêu cầu
của thi trường. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và
mở rông thị trường của cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng
sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại,
thời gian và địa điểm. Nghiên cứu cả ngững đối thủ cạnh tranh của mình. Nghĩa là
nghiên cứu không chỉ về nhóm người mua (khách hàng) mà cả nhóm người bán. Việc
nghiên cứu cả nhóm người bán tức là những đối thủ cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh
doanh trong điều kiện có nhiều người bán và nhiều người mua, tức là thị trường không
hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
Để nghiên cứu thị trường, có thể thông qua sự biến động giá cả của thị trường qua
phương pháp tiếp thị của cán bộ, nhân viên của cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức các
hội nghị khách hàng, những cuộc điều tra hay thâm dò ý kiến khách hàng … Khi
nghiên cứu đối tượng khách hàng cần nghiên cứu phân loại khách hàng về mức thu
nhập của các loại khách hàng, về giới tính, độ tuổi… Xem xét số lượng, chất lượng, giá
cả mà mỗi loại khách hàng ưa dùng để từ đó có đối sách thích ứng với từng loại. Khi
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cần nghiên cứu đến tiềm năng kinh tế, kỹ thuật và khả

năng thâm nhập vùng thị trường của từng đối thủ cạnh tranh.
- Dự báo thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường để có những giải
pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc dự
báo đúng đắn thị trường giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh vạch ra hướng chiến lược
và triển vọng của mình tham gia vào thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn
đối với việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Về mặt thời gian dự báo thị trường, cơ
sở sản xuất kinh doanh có thể dự báo dài hạn và ngắn hạn. Dự báo dài hạn và trung hạn
giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh vạch ra chiến lược lâu dài của mình trong lĩnh vực

7

tiêu thụ sản phẩm và cả trang lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nội dung dự báo bao gồm:
Dự bào khả năng và triển vọng về cung cầu sản phẩm đang sản xuất và những sản
phẩm mới mà cơ sở sản xuất kinh doanh có thể sản xuất. Dự báo về khách hàng để dự
báo về khách hàng chủ lực, thường xuyên của cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể xuất
hiện những loại khách hàng mới. Dự báo về số lượng và cơ cấu chủng loại sản phẩm có
triển vọng. Dự báo về thời gian, không gian tiêu thụ sản phẩm và dự báo về xu thế biến
động của giá cả.
Việc nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường một cách cụ thể, tỉ mỉ với những
phương pháp thích hợp giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh có những điều chỉnh bổ
sung và quyết định đúng đắn trong sự phát triển sản xuất kinh doanh của mình, để trả
lời được các câu hỏi đặt ra như, việc tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm đưa lại
lợi ích gì cho cơ sở sản xuất kinh doanh? Thị trường nào là chính? Để cải tiến và nâng
cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh nên tiến hành như thế nào?
Bắt đầu từ đâu? Thu hẹp hay mở rộng khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất kinh
doanh…?
3.2. Xác định giá cả tiêu thụ
Giá cả là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Với chức năng là thước đo giá trị,
giá cả như là tín hiệu cho người sản xuất, người tiêu dùng và trở thành thông tin quan
trọng thể hiện sự biến động cung – cầu trên thị trường. Giá cả trở thành công cụ quan

trọng điều khiển quan hệ cung – cầu. Vì vậy, giá cả vừa có tác động kích thích sản xuất
vừa hạn chế đối với người sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác giá cả còn là một công cụ
để phân phối lại lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo
đảm cho cơ sở sản xuất kinh doanh bảo tồn được vốn sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ
sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất và
lưu thông sản phẩm.




Cơ chế tăng giá: Giá bán sản phẩm có thể tăng do 3 nguyên nhân: tăng chi phí sản
xuất, tăng cầu quá mức và phát triển tiền quá mức (lạm phát). Trong trường hợp các
chi phí sản xuất tăng lên như chi phí lao động, thuế, chi phí trung gian, chi phí hành
chính… thì để đảm bảo giữ nguyên lợi nhuận, người sản xuất buộc phải tăng giá. Về
nguyên tắc để đảm bảo lợi nhuận các chi phí sản xuất được chuyển vào giá bán. Song
Giá bán =
Chi phí s
ản
xuất
Chi phí lưu
thông
L
ợi nhuận
hợp lý + +

8

trong điều kiện có cạnh tranh, không phải bất cứ sự tăng chi phí nào cũng đều làm tăng
giá cả sản phẩm.

Ảnh hưởng của cầu làm tăng giá. Sự tăng cầu một sản phẩm nào đó dẫn đến làm
tăng năng lực sản xuất sản phẩm đó. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì người bán
có thể tăng giá. Song do cạnh tranh nên không thể tăng giá liên tục.
Phát hành tiền quá mức cũng làm cho giá sản phẩm tănh lên. Đây là trường hợp
nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát.
Khi xem xét và quyết định mức giá bán ra của sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh
doanh cần phải lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và quy
định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh
doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh
chóng sản phẩm sản xuất ra. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cũng là
yếu tố quan trọng và là nghệ thuật của người quản lý. Lựa chọn thời điểm bán hàng có
lợi nhất (được giá) là bảo đảm lưu chuyển nhanh vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh.
3.3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
















Sản phẩm

Bán tr
ực
tiếp


- Tại kiốt của cơ sở kinh
doanh
- Tại chợ
- Người bán rong


- Người thu gom
- cơ sở chế biến
- Các đại lý
- Các công ty thương mại
….
- Bán lẻ
Ngư
ời ti
êu
dùng
B
ản thông qua các tổ
chức thương mại.chế biến

9

Là việc tổ chức đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của sản
xuất. Vì vậy phải lựa chọn phương pháp nào để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng

nhanh, kịp thời, thuận lợi nhất. Việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng có thể theo sơ
đồ sau:
Như vậy có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu:
+ Sản phẩm có thể trực tiếp từ người sản xuất (cơ sở sản xuất kinh doanh) đến
người tiêu dùng dưới các hình thức bán lẻ ở các ki ốt ngay trong cơ sở sản xuất kinh
doanh, bán ở các chợ (nông thôn, thành thị) hoặc dưới hình thức bán trực tiếp đến
người tiêu dùng (bán rong). Đây là hình thức được thực hiện chủ yếu ở các dạng biến
động nông sản và các hộ nông dân (có khối lượng sản phẩm hàng hóa không lớn).
+ Sản phẩm có thể đến người tiêu dùng qua khâu tổ chức trung gian là chức năng
thương nghiệp: các đại lý, các công ty thương nghiệp và tư nhân. Ở đây, các cơ sở sản
xuất kinh doanh bán buôn nông sản cho các tổ chức thương nghiệp để họ thưc hiện
việc bán lẻ nông sản cho người tiêu dùng.
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ nào là tùy thuộc vào đặc điểm và vai trò của
các sản phẩm tiêu thụ như hàng cồng kềnh khó bảo quản, tính chất quan trọng của hàng
hóa, hàng tiêu dùng trực tiếp, hàng qua chế biến và khối lượng hàng hóa snả phẩm tiêu
thụ.
Đối với các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp (chè, mía…) thường tổ
chức tiêu thụ theo hợp đồng với các cơ sở chế biến, hoặc theo những hình thức thu
gom. Trong hợp đồng với các nhà máy phải quy định chặt chẽ thời gian, địa điểm và
phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán.
3.4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh
doanh
Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của
khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có thể sử dụng các thông
tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi… Quảng cáo nói lên những công
dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy theo
từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích hợp. Bao
bì, đóng gói, mẫu mã và các nhãn mác sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh cũng
là một hình thức quảng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình
thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký hợp đồng

tiêu thụ và thu hút khách hàng.
Đối với các hộ nông sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia
cac hội chợ thương mại quốc tế.

10

Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh
hay ở những nơi thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một hình
thức quảng cáo tốt. Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm và
ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng.
Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn
mác, mẫu mã, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản
phẩm của mình. Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác.
4. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản phẩm
Thương hiệu là một tài sản vô hình vô cùng giá trị và lâu bền của người chủ sở
hữu nó, được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát triển của cơ sở
sản xuất kinh doanh, gắn liền với thương hiệu là chất lượng sản phẩm và uy tín của cơ
sở sản xuất kinh doanh. Thương hiệu có vai trò và ý nghĩa rất lớn góp phần quyết định
thành công của cơ sở sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh
phát triển bền vững và lâu dài.
Ngày nay trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các hàng
hóa nông sản Việt Nam ngày càng tham gia vào quá trình quốc tế hóa. Vì vậy, đăng ký
thương hiệu và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam là một sự cần thiết. Việc
đăng ký và xây dựng thương hiệu bảo đảm lợi ích cả cho người tiêu dùng và cả của cơ
sở sản xuất kinh doanh. Đối với người tiêu dùng, hàng hóa có đăng ký thương hiệu
đảm bảo độ tin cậy cao về mặt chất lượng sản phẩm, giúp cho việc lựa chọn sản phẩm
dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và tránh sự rủi ro cho người mua. Đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh, đó là tài sản vô cùng quý giá đảm bảo khả năng cạnh tranh của cơ sở
sản xuất kinh doanh tạo được lòng tin, uy tín của mình đối với người tiêu dùng và vì
vậy trong quá trình phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh thương hiệu sẽ trở thành

vấn đề sống còn của mình.
Việc đăng ký thương hiệu và ghi nhãn mác hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa thực
phẩm đóng gói có mấy tác dụng sau đây:
- Người tiêu dùng nhận được những thông tin cần thiết về sản phẩm hàng hóa từ
các nhà sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh chi trên nhãn hàng hóa từ đó lựa
chọn được hàng hóa theo ý muốn.
- Quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và người sản xuất được bảo vệ.
- Xác định và cụ thể hóa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
hàng hóa dịch vụ đối với nhiệm vụ đối với người tiêu dùng và trước pháp luật về hàng
hóa kinh doanh và cung ứng dịch vụ.
- Giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường
và hàng hóa xuât nhập khẩu, góp phần cho công tác đấu tranh chống hàng giả.

11

Quá trình hình thành thương hiệu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) là một ví dụ về
sự kết hợp giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất có sự tham gia tích cực của cơ quan
quản lý địa phương, giúp cho nông dân sản xuất có hiệu quả lớn, quản lý snả phẩm tốt
và tiêu thụ vải được giá trị cao, đồng thời góp phần đáng kể vào việc chống hàng giả,
hàng nhái, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Thương hiệu do Hiệp
hội Vải Thanh Hà xây dựng quy định rã tên xuất xứ, đặc sản vải thiều Thanh Hà, xác
định giống cây trồng, vùng địa lý, coi trọng khâu quy trình kỹ thuật sản xuất vải thiều
truyền thống. Hiện nay vải thiều Thanh Hà có bán tại Hà Nội đảm bảo thứ thiệt chính
hiệu không phải hàng giả.
Đối với nông sản rất cần chỉ dẫn địa lý. Trong quá trình hội nhập, đây là một bộ
phận cần thiết khách quan. Chỉ dẫn địa lý (IG) là quyền sở hữu trí tuệ nó được hiểu là
một chỉ dẫn nhằm xác định được một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ một nước thành
ciên WTO hoặc là một vùng, một khu vực địa lý của nước đó với điều kiện chất lượng,
danh tiếng hay có đặc tính khách quan của sản phẩm chủ yếu do nguồn gốc địa lý này
mang lại.

Theo định nghĩa này hiện nay nước ta có rất nhiều sản phẩm có thể dăng ký bảo
hộ IG như cà phê Buôn Mê Thuộc, thanh long Bình Thuận, bưởi Năm Roi, vải thiều
Thanh Hà, chè san tuyết Mộc Châu… Khi một sản phẩm được công nhận và được bảo
hộ IG thông qua TRIPS, thì nó được chấp nhận trên phạm vi quốc tế. Ở pháp 1 kg pho
mát có bảo hộ IG cao hơn 1 kg pho mát không có bảo hộ IG là 2 Euro, còn một con gà
coa bảo hộ IG bán với giá gấp 4 lần một con gà thường. Hiện nay ở pháp có khoảng
500 sản phẩm được bảo hộ IG, hàng năm doanh thu từ các bảo hộ Ig mang lại trên 18
tỷ Euro.
Bảo hộ IG lợi ích hơn hẳn so với bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. IG là cái có sẵn
trong khi nhãn hiệu hàng hóa phải nghiên cứu sáng tạo mới có được.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải trả một khoản chi
phí đắt và không có gì bảo đảm. Trong khi đó loại bảo hộ IG là bảo hộ rẻ nhất, ở mức
cao nhất, coa hơn tất cả các loại bảo hộ khác liên quan đến sở hữu trí tuệ. Bất kỳ sản
phẩm nào được công nhận IG đều đồng nghĩa với sự công nhận về chất lượng, uy tín
của sản phẩm đó. IG được coi là sứ giả của chất lượng và vùng đất làm ra sản phẩm
đó, sản phẩm có bảo hộ IG là coi như có được giấy thông thương tuyệt vời cho xuất
khẩu.
Ở Việt Nam trong quá trình vừa làm vừa học. IG chưa thực sự trở thành sản phẩm
mang lại lợi ích tương xứng. Hiện nay mới chỉ có chè Mộc Châu và nước mắm Phú
Quốc là có đăng ký bảo hộ IG tại cục sở hữu trí tuệ.
Quá trình xây dựng IG cho cà phê Buôn Mê Thuộc được tiến hành như sau:

12

- Cơ quan quản lý nhà nước (chính quyền tỉnh Đắc Lắc) có trchs nhiệm đăng ký
nhãn hiệu cà phê Buôn Mê Thuộc trong nước và tại các thị trường trọng điểm trên thế
giới.
- Định ra các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, giống, điều kiện gieo trồng, sản
xuất, phương pháp chế biến kỹ thuật đóng gói, vận chuyển…
- Định ra các hướng dẫn và điều kiện để được sử dụng IG cho cà phê Buôn Mê

Thuộc.
- Kiểm tra việc thực hiện IG đã đăng ký.
IG là tài sản của quốc gia. Nhà nước đóng vai trò và trách nhiệm chính, các địa
phương có sản phẩm (đặc biệt là nông sản) do cơ quan nhà nước ở các địa phương đó
chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và đăng ký IG. Quá trình xác định IG phải
được kết hợp chặt chẽ giữa 6 nhà: nhà khoa học, nhà nông, nhà cơ sở sản xuất kinh
doanh, Nhà nước, ngân hàng và nhà truyền thông. Đồng thời, khi xây dựng IG phải gắn
liền với phát triển công nghệ chế biến, xây dựng hình ảnh biểu tượng cho sản phẩm
bằng bao bì, nhãn hiệu thật bắt mắt mang tính chuyên nghiệp cao.
5. Một số điể m lưu ý trong việc tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm
5.1. Một số điểm cần lưu ý
Nông nghiệp, nông thôn nước ta trong quá trình đổi mới theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đang đổi mới tổ chức và quản
lý, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhà nước đổi mới cả về chức năng
và phương thức hoạt động, đang từng bước trở thành các trung tâm công nghiệp dịch
vụ cho các hộ gia đình công nhân và nông dân trên địa bàn.
+ Các hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã và trở thành tác nhân quan
trọng trong các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất kinh doanh của các hộ nông
dân.
+ Các hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đang phát triển theo hướng trang trại
và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông sản phẩm.
Vì vậy việc vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm của
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (bao gồm cả các hộ nông dân, các trang trại
sản xuất hàng hóa), phải rất linh hoạt đối với từng vùng, từng loại sản phẩm và từng
thành phần kinh tế.
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Các chính sách
đó có tác dụng khuyến khích sản xuất, bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đăch biệt lưu ý đến các


13

chính sách có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như: chính sách thuế và lệ phí, trích nộp
ngân sách, chính sách giá cả, bảo hiểm sản xuất, lưu thông nông sản…
Đông thời cần chú ý mở rộng mạng lướ thương mại nông thôn thông qua các đại
lý, các chợ nông thôn, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển mạnh mẽ sản xuất
lưu thông hàng hóa ở nông thôn.
Nâng cao trình độ quản lý cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ sản
xuất hàng hóa, các chủ trang trại là hết sức cần thiết.
5.2. Một vài trường hợp xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cần lưu ý
Trường hợp 1: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng sản phẩm là 10 tấn,
nếu bán tại nhà do người thu gom đến tận nhà mua sẽ bán được với giá 1.300.000
đồng/tấn. Nhưng nếu cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra thị trường thì lại bán được
1.500.000 đồng/tấn, nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh phải chịu chi phí vận chuyển và
các phí tổn khác (thuê cửa hàng…), trong trường hợp này cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ
lựa chọn phương án nào?
Trường hợp 2: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có một sản phẩm nếu bán ở thời
điểm A thì giá là 1. Nhưng để 5 tháng sau (thời điểm B) thì có thể lên tới 1,5 hoặc 2.
Để giữ số sản phẩm này đến thời điểm B mới bán thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải
chi phí cho việc bảo quản và có thể bị hao hụt. Trong trường hợp này cơ sở sản xuất
kinh doanh lựa chọn phương án nào?
- Các trường hợp trên đây người đọc tự tính toán và lựa chọn phương án tiêu thụ
thích hợp.
Trong trường hợp thứ nhất, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn phương thức bán
hàng (tiêu thụ) nào là có lợi nhất cho cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trường hợp thứ hai là cơ sở sản xuất kinh doanh phải tính toán để lựa chọn thời
điểm bán hàng thích hợp và sao cho có hiệu quả.

14


TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và các cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến khâu sản xuất và
khâu tiêu dùng.
2. Tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần chú ý
các đặc điểm như sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng,
khu vực. Tính chất mùa vụ có tác động lớn đến cung cầu và giá cả nông sản. Sản phẩm
nông nghiệp rất đa dạng. Một bộ phận nông sản được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư
cách là tư liệu sản xuất.
3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức têu thụ sản phẩm của các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp như nhân tố thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và công
nghệ, chính sách vĩ mô…
4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các nội
dung chính như sau:
+ Nghiên cứu và dự báo thị trường.
+ Xác định giá cả tiêu thụ.
+ Tổ chức mạng lưới tiêu thụ.
+ Tổ chức thông tin quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
+ Xây dự thương hiệu và chỉ dẫn địa lý…
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở
sản xuất kinh doanh nông nghiệp?
3. Trình bày các nội dung chủ yếu của tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp?







15

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1.Mục đích, yêu cầu và đặc điể m của phân tích kinh doanh nông nghiệp
1.1. Mục đích của phân tích kinh doanh nông nghiệp
Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm các mục đích chủ yếu sau:
- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và tìm ra nguyên nhân của nó.
- Giúp cho doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng, những nguồn lực
sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp tổ chức
sản xuất và quản lý tốt.
Để thực hiện mục đích trên, phân tích kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá toàn diện tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật
– tài chính và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Đánh giá tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh các nông sản phẩm và dịch
vụ, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (như ruộng đất, lao động, vật tư kỹ thuật, tiền
vốn.v.v…).
- Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất, việc chuyển giao công
nghệ mới trong công nghiệp.
- Phát hiện những tiềm năng và nguồn lực sản xuất chưa được khai thác và sử
dụng và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và
nguồn lực đó.
1.2. Yêu cầu của phân tích kinh doanh nông nghiệp
Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải được tiến hàng toàn diện, sâu sắc, từ khâu
sản xuất đến khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện vad sử dụng các công cụ quản lý, từ khâu
cung cấp vật tư đến quá trình sản xuất, tiêu thj sản phẩm, từ việc sử dụng các yế tố sản
xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất từng sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ phân tích
kết quả cuối cùng mà phải phân tích ngay từ đầu và phải được tiến hnàh thường xuyên,

có nề nếp và phải được quán triệt thống nhất từ bộ máy quản lý kinh doanh tới các đơn
vị snả xuất và người lao động. Phải phát huy tính quần chúng trong phân tích kinh
doanh.
1.3. Đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp
Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải chú ý đầy đủ đến công nghệ sinh học, đến
nền công nghiệp hàng hóa và đến các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Các đối tượng kinh tế thuộc đối tượng phân tích kinh doanh nông nghiệp thường
xuyên biến đổi như sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nhiều bộ phận, nhiều quá
trình sản xuất xen kẽ với nhau, tác đọng qua lại lẫn nhau, xảy ra ở nhiều thời điểm và
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên khi phân tích phải gắn với thời gian nhất định,
phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn đến
kêt quả phân tích. Nếu không chú ý đầy đủ các đặc điểm đó thì kết quả phân tích chỉ

16

mang tính chung chung, hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu cụ thể, làm giảm tác dụng của
phân tích kinh doanh.
2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp
2.1. Phương pháp phân tích kinh doanh
Có rất nhiều phương pháp phân tích kinh doanh. Tùy thuộc vào nội dung và đối
tượng phân tích có thể lựa chọn và áp dụng một trong các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp chi tiết hóa: Đây là phương pháp phân tích cụ thể các mặt khác
nhau của đối tượng phân tích nhằm bảo đảm chiều sâu, tính toàn diện của vấn đề
nghiên cứu. Phương pháp chi tiết hóa gồm: chi tiêu hóa theo địa điểm, theo thời gian
và chi tiết hóa theo bộ phận.
- Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh để đối chiếu kết quả của các hiện tượng
kinh tế ở nhiều góc độ. Tổng hợp cho phép tìm hiểu các nhân tổ trong sự tổng hợp
phức tạp và xác định được các nhân tố cơ bản, nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiện
tượng kinh tế.
- Phương pháp phân tích cận biên là phương pháp phân tích để tìm ra những quyết

định tối ửutong mối quan hệ của các yếu tố sản xuất. Mục đích kinh doanh của bất kỳ
cơ sở kinh doanh nông nghiệp nào đều là tối đa hóa lợi nhuận. Quy tắc tối đa hóa lợi
nhuận là cơ sở kinh doanh sẽ tăng sản lượng cho tới chừng nào mà doanh thu cận biên
(MR) còn vượt chi phí cận biên (MC). Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu cận biên (MR) là doanh thu tăng thêm
khi bán thêm một đơn vị sản phẩm. Cơ sở kinh doanh nông nghiệp sẽ đạt được lợi
nhuận tối đa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Khi
lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào các cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải tuân theo
nguyên tắc là chỉ sử dụng thêm yếu tố đầu vào khi sản phẩm doanh thu cận biên (MRP)
của yếu tố đó lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên MC của việc sử dụng yếu tố đầu vào
đó là hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC của yếu tố đầu vào.
Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác như phương pháp
phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn v.v…Tùy theo mục đích, đối tượng và hiện
tượng kinh tế cần phân tích để lựa chọn phươnh pháp nào là chủ yếu, phương pháp nào
là phụ trợ hoặc bổ sung.
2. 2. Nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp
Phân tích kinh doanh nông nghiệp có các nội dung cụ thể sau:
- Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Phân tích công tác quản lý cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh.
- Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.

17

- Phân tích tình hình phát triển sản xuất kinh doanh từng sản phẩm và dịch vụ.
- Phân tích thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Phân tích kinh doanh nông nghiệp thường dùng các chỉ tiêu số lượng và chất
lượng, chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối, chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, chỉ tiêu tổng hợp và

chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu toàn bộ và chỉ tiêu bộ phận v.v… Mỗi loại chỉ tiêu có ý
nghĩa kinh tế và tác dụng riêng của nó. Tùy theo mục đích của phân tích mà lựa chọn
chỉ tiêu phân tích cho phù hợp. các chỉ tiêu này được tính toán, xử lý và đưa vào biểu
để phân tích.
Khi phân tích phải xem xét tình hình diễn biết qua nhiều năm, so sánh các chỉ tiêu
cơ bản với việc đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội ở đó, so sánh chỉ tiêu thực
tế với chỉ tiêu kế hoạch. Trong mỗi nội dung phân tích cần nghiên cứu các biện pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của cơ sở
kinh doanh để tìm ra những tiềm năng và xây dựng những phương án sản xuất kinh
doanh tối ưu.
a. Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp
Đây là việc đánh giá tiềm lực tài chính của cơ sở kinh doanh trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh hoặc thay đổi cơ cấu và quy mô
sản xuất kinh doanh. Việc phân tích này dựa chủ yếu vào một số chỉ tiêu sau:
- Tổng số vốn tự có của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư cần thiết (nếu tỷ lệ này bằng 2/3 là cơ sở có
thể tiến hành thực hiện phương án lựa chọn).
- Hệ số vốn tự có so với tổng nguồn vốn kinh doanh (nếu tỷ lệ này >= 40% - 50%
thì hoạt động của cơ sở là tương đối an toàn về mặt tài chính).
Các chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp khi
thực hiện một phương án snả xuất kinh doanh mới. nếu các chỉ tiêu này đạt mức như ở
trong ngoặc thì tiềm lực tài chính của cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện phương án đã
chọn. Đối với các cơ sở kinh doanh nông nghiệp đang hoạt động thì việc phân tích khả
năng tài chính còn sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản lưu động nợ (tỷ lệ này tốt nhất là
bằng 2/1)
- Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn (Tỷ lệ này >= 1).
- Tỷ lệ giữa tổng thu nhập thuần và khấu hao so với nợ ngắn hạn phải trả (Tỷ lệ
này phải >= 1 thì cơ sở kinh doanh có khả năng trả nợ đúng hạn).
Các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài chính của

cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
b. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị cơ sở kinh doanh
nông nghiệp

18

Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị cần sử dụng các chỉ
tiêu sau:
 Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh chung:
- Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm mà cơ sở kinh doanh tạo ra trong kỳ phân
tích.
- Sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa.
- Mức độ sử dụng các giá tri sản xuất: Lao động, đất đai và các tài sản cố định.
- Lợi nhuận.
 Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị:
- Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm trên một lao động quản trị.
- Sản phẩm hàng hóa, giá trị tổng sản phẩm hàng hóa trên một lao động quản trị.
- Lợi nhuận thu được trên một lao động quản trị.
- Các chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm, giá trị sản phẩm hàng hóa và lợi nhuận tính
trên 1 đơn vị chi phí lao động và chi phí vật chất dùng trong quản trị.
- Tỷ trọng chi phí quản trị trong tổng giá thành sản phẩm.
- Tỷ trọng tiền công của bộ máy quản trị trong tổnh quỹ tiền công (tiền lương).
Khi sử dụng các chỉ tiêu trên cần lưu ý tính toán các chỉ tiêu của từng năm phân
tích. Từ đó thấy rõ những ưu, nhược điểm của công tác quản trị, đặc biệt trong trường
hợp có những thay đổi về tổ chức quản lý trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Trong
một năm, một kỳ có thể đánh giá trên cơ sở so sánh với các định mức hoặc với các cơ
sở kinh doanh khác có điều kiện sản xuất tương tự.
c. Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng kinh doanh
Khi phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng kinh doanh của cơ sở
kinh doanh nông nghiệp thường dùng các chỉ tiêu đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên

cần lưu ý phương hướng kinh doanh hợp lý của cơ sở kinh doanh nông nghiệp ngoài
việc đánh giá theo từng chỉ tiêu đó còn phải đánh giá một cách tổng hợp với yêu cầu:
- Phương hướng kinh doanh phải khai thác triệt để các lợi thế so sánh và các
nguồn lực của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, dịch vụ trong phương
hướng kinh doanh phải cao. Trong đó cần lưu ý đặc biệt tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh sản phẩm chuyên môn hóa – sản phẩm chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Hiệu quả sự phối hợp sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ thể hiện
ở hiệu quả chung của cơ sở theo hướng kinh doanh đã được xác định và lựa chọn. Hiệu
quả về mặt xã hội gắn liền với các yếu tố kinh tế phải tương xứng.
d. Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh nông nghiệp
Nội dung phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh có những điểm khác với
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. Trước hết, phân tích chiến lược và kế hoạch
kinh doanh là phân tích vai trò, vị trí của nó trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở
kinh doanh nông nghiệp nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các hoạt động xây

19

dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Trong khi đó, phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch với mục đích phân tích kết quả của hoạt động kinh doanh. Từ sự khác biệt
trên dẫn đến nội dung của phân tích cũng có những điểm khác nhau.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch là so sánh giữa thực tế đạt được với kế
hoạch đã đề ra để rút ra những kết luận về quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của cơ sở kinh doanh, sự nhanh nhạy
trong quá trình điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh khi phát hiện ra những
bất hợp lý, hay khi các điều kiện gắn với chúng thay đổi.
Phân tích chiến lược kinh doanh phải xem xét chiến lược xây dựng có gắn bó mật
thiết với thị trường hay không, có phát huy được các lợi thế của cơ sở và khai thác tối
đa các thuận lợi, các nguồn lực sản xuất sẵn có để sản xuất ra các sản phẩm với số
lượng và chất lượng, thời hạn thích hợp hay không. Chiến lược kinh doanh có bản tính

an toàn, hạn chế rủi ro tới mức tối đa hay không và nó có thể hiện được sự kết hợp hài
hòa giữa chiến lược kinh doanh chung của cơ sở và chiến lược kinh doanh bộ phận
(như chiến lược sản phẩm, giá cả, tiếp thị v.v…) hay không.
Bản chiến lược kinh doanh không thể là một bản thuyết trình chung chung mà
phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao nhất.
Như vậy phân tích chiến lược kinh doanh chưa đủ để bảo đảm cho sự thành công
của nó nếu thiếu các chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể. Vì vậy, phân tích chiến
lược và phân tích chiến lược kinh doanh luôn đi kèm với nhau. Việc phân tích kế hoạch
là cần thiết và là nội dung quan trọng trong phân tích chiến lược và kế hoạch kinh
doanh.
e. Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra
Đây là nội dung hết sức phong phú và phức tạp của phân tích kinh doanh, bởi vì
để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, cơ sở kinh doanh nông nghiệp cần rất nhiều yếu
tố đầu vào. Mối quan hệ kỹ thuật giữa đầu ra và các yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất được khái quát hóa trong hàm sản xuất đơn giản như sau:
Q = F (K,L)
Trong đó Q là số lượng sản phẩm được sản xuất ra bằng việc sử dụng đầu vào tư
bản (K) và lao động (L).
Cobb – Douglass đã đưa ra hàm sản xuất mang tính lý thuyết để nói lên mối quan
hệ giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu xuất của quy mô sản xuất:
Q = A

L
K

Trong hàm sản xuất của Cobb – Douglass các hệ số




thường nhỏ hơn 1,
điều này nói lên sản phẩm cận biên của tất cả các yếu tố đầu vào đều giảm xuống khi
tăng lượng đầu vào được sử dụng. Hệ số



cho ta biết hiệu suất của quy mô, nếu



=1 thì hàm sản xuất có hiệu suất không đổi của quy mô, nếu



>1 thì hàm

20

sản xuất có hiệu suất tăng của quy mô và nếu



<1 thì hàm sản xuất có hiệu suất
giảm của quy mô.
Từ hàm sản xuất trên cho thấy khi phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào
và kết quả đầu ra cần thiết phải chia thành các vấn đề độc lập như:
- Phân tích tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động,
vốn, tư liệu sản xuất v.v… Khi phân tích các nội dung này, ngoài các chỉ tiêu mang
tính hiện vật, cần sử dụng các chỉ tiêu trong kinh tế học vi mô để phân tích việc sử
dụng hợp lý các yếu tố đó.

- Phân tích sự kết hợp các yếu tố sản xuất theo các mô hình sản xuất khác nhau
với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, có thể dùng chương trình tuyến tính để kiểm tra các
phương thức kết hợp đầu vào với ràng buộc về nguồn lực cho trước và hàm mục tiêu là
tối thiểu hóa chi phí.
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh (kết quả đầu ra là sự phân tích tính nhạy
cảm của yếu tố đầu ra khi có sự thay đổi một trong các yếu tố đầu vào. Vì vậy các
phương pháp phân tích ứng dụng ở đây là phương pháp phân tích độ nhạy hay độ co
dãn của sản lượng đối với giá cả hay số lượng của yếu tố đầu vào.
Sự phân chia như trên mới phân định nội dung nghiên cứuvà phân tích lớn thành
những vấn đề nhỏ. Để phân tích chi tiết và cụ thể các hoạt động tổ chức và sử dụng các
yếu tố đầu vào lại cần phải chia nhỏ các vấn đề phân tích. Ví dụ, khi phân tích tình
hình sử dụng và quản lý đất đai cần phân tích ruộng đất theo các chức năng khác nhau:
đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất canh tác, đất trồng trọt các loại v.v… Đối với mỗi
loại, khi phân tích phải xem xét chúng trong cơ cấu ruộng đất chung và cơ cấu từng
loại, phân tích hệ số sử dụng, phân tích tình hình bố trí cây trồng và thực hiện thâm
canh, tăng vụ.
g. Phân tích tình hình phát triển sản xuất kinh doanh từnh sản phẩm và dịch vụ
Mục tiêu của phân tích này là đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
từng sản phẩm, dịch vụ và sự kết hợp của chúng trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm trồng trọt, sản
phẩm chăn nuôi, sản phẩm chế biến và dịch vụ cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu riêng
cho từng loại đã được đề cập ở các chương 10, 11 và 12.
Tuy nhiên để thấy rõ kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh từng sản phẩm, dịch
vụ cụ thể cần phân tích tình hình tổ chức khai thác và sử dụng các yếu tố và mối liên hệ
giữa chúng trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ đó.
Đồng thời cần lưu ý phân loại các hoạt động đó là hoạt động kinh doanh dài hạn hay
kinh doanh ngắn hạn.
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh dài hạn như trồng cây lâu năm (cây ăn
quả, cây công nghiệp lâu năm v.v…), các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong nông
nghiệp, hoạt động dịch vụ sửa chữa, xay xát thì hệ thống chỉ tiêu để đánh giá phân tích

tài chính thường được sử dụng gồm:

21

- Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: lợi nhuận ròng hàng năm, giá trị hiện tại thực NPV
- Chỉ tiêu về mức sinh lời của vốn: Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư; tỷ suất lợi
nhuận/vốn tự có, tỷ lệ sinh lợi IRR.
- chỉ tiêu sử dụng vốn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư, số vòng quay của vốn lưu
động.v.v…
- Điểm hòa vốn
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn như trồng cây hàng năm,
dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm v.v… các chỉ tiêu phân tích thường
dùng là:
- Năng suất ruộng đất, năng suất lao động, sản lượng và sản lượng hàng hóa.
- Tỷ suất sinh lời: Lợi nhuận/chi phí; lợi nhuận/doanh thu; lợi nhuận/ha hoặc lợi
nhuận/lao động.
- Giá thành đơn vị sản phẩm.
- Thu nhập/công lao động v.v….
h. Phân tích thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường là sự nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân
tố tác động của thị trường mà cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải tính đến khi ra quyết
định của mình. Do vậy phân tích thị trường phải giải thích được cơ cấu thị trường tại
một thời điểm nhất định nào đó để phục vụ cho việc xác định cầu của thị trường đối
với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở kinh doanh, đồng thời phục vụ cho việc tổ chức
công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phân tích thị trường có nội
dung rất phong phú, bao gồm:
- Phân tích tính chính xác của việc xác định cầu thị trường (hiện tại và dự đoán
tương lai) để xác định được tính hợp lý trong việc xác định quy mô kinh doanh của cơ
sở kinh doanh nông nghiệp.
- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm để thấy rõ khả năng thâm nhập thị

trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế loại sản phẩm của cơ
sở kinh doanh nông nghiệp.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm được tiến hành với các nội dung:
- Phân tích kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích các hoạt động tiêu thụ: sử dụng chiến lược giá cả, quảng cáo, khuyến
mãi, tổ chức các kênh tiêu thụ, cách thức bán hàng v.v…
Tương ứng với mỗi nội dung phân tích cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu và các
phương pháp phân tích phù hợp, nhưng phải đánh giá được kết quả và hiệu quả của
công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
i. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh
Khi phân tích bất cứ hoạt động nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phân
biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và hiêu quả của hoạt động sản xuất kinh

22

doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là những gì đã đạt được sau một
quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Kết quả của một hoạt động sản xuất kinh
doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp có thể là những đại lượng có thể cân, đo,
đong, đếm được như số lượng sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận v.v…,
cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh về mặt chất lượng hoàn toàn có tính định tính
như chất lượng sản phẩm, uy tín của cơ sở kinh doanh trên thị trường v.v… Như vậy,
kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Trong khi đó, để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta sử
dụng cả kết quả (đầu ra) và các chi phí (các nguồn lực đầu vào) để phân tích. Phạm trù
hiệu quả chỉ ra trình độ lợi dụng các nguồn lực để tạo ra những kết quả sản xuấ kinh
doanh nhất định. Nó không chỉ dùng để đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn
lực đầu vào, mà còn xem xét trình độ sử dụng từng yếu tố nguồn lực trong từng bộ
phận cấu thành và trong toàn bộ hoạt động của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Kết quả

thu được càng cao, chi phí bỏ ra càng ít thì hiệu quả đạt được càng cao.
Về mặt lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Về mặt chất, việc
đạt được hiệu quả kinh doanh cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý các yếu tố, các
hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hợp lý trong lựa chọn phương hướng kinh doanh,
chiến lược và các kế hoạch kinh doanh.
Trên giác độ lý thuyết cũng ngư thực hành, cả hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đều
có thể được đo bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên khi sử dụng đơn vị
hiện vật sẽ khó so sánh đo lường giữa các yếu tố khác nhau, nên đơn vị giá trị thường
được sử dụng trong đánh giá hiệu quả của một hoạt động sản xuât kinh doanh.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp thường được sử dụng trong phân tích
gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Lợi nhuận ròng (lãi ròng) Pr = Tổng doanh thu (hoặc tổng giá trị sản xuất GO –
Tổng chi phí TC)
KD
VKD
V
I
D


Pr

Trong đó: D
VKD
là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh,
Pr là lợi nhuận ròng.
I là tiền lãi trả vốn vay hay chi phí trả lãi vốn vay.

V
KD
là tổng vốn kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: phản ánh mức sinh lợi của mỗi đồng chi phí bỏ
vào sản xuất kinh doanh.
D
CP
(%)=
Pr.100
TC

23

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có: phản ánh mức sinh lời của 1 đồng vốn tự có bỏ
vào sản xuất kinh doanh
D
VTC
(%) =

Trong đó: D
VTC
là tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có.
V
TC
là tổng vốn tự có của cơ sở kinh doanh nông nghiệp trong một thời
kỳ nhất định.
- Tỷ suất giá trị sản lượng trên chi phí (H): phản ánh mức tạo ra giá trị sản lượng
(hay doanh thu) của một đồng chi phí đã bỏ vào sản xuất kinh doanh

H (%) =


Trong đó: GO là giá trị tổng sản lượng hay tổng giá trị sản xuất.
TC là tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp nêu trên, trong phân tích hiệu quả kinh
doanh còn rất nhiều chỉ tiêu khác được sử dụng để phản ánh từng mặt hoạt động kinh
doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp như: năng suất ruộng đất, năng suất lao động,
giá thành sản phẩm, thu nhập của người lao động v.v…
Cùng với phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh, phân tích tài chính cho phép
đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Vì
vậy cần kết hợp chỉ tiêu phân tích tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp với các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nêu trên để kết quả của phân tích kinh doanh
được toàn diện hơn và có ý nghĩa thiêt thực hơn. Trong phân tích hiệu quả kinh doanh
cũng cần chú ý đến những chi phí kinh tế để đánh giá một cách đầy đủ những cơ hội
sản xuất kinh doanh và khai thác triệt để các tiềm lực sẵn có của cơ sở nhằm đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
3.Tổ chức phân tích kinh doanh nông nghiệp
3.1. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin
Đây là công tác tổ chức đầu tiên rất quan trọng và có tính chất quyết định của quá
trình phân tích kinh doanh nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số
liệu, tình hình sản xuất và quản trị kinh doanh. Công tác thu thập và xử lý thông tin bao
gồm tổ chức hệ thống thông tin kinh tế: thông tin thị trường, giá cả, thông tin xuôi,
thông tin ngược, tổ chức công tác thống kê, kế hoạch, kế toán, lưu trữ v.v… Sau đó
định rõ hệ thống sổ sách, biểu mẫu, chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm vật chất trong
tổ chức và xử lý thông tin.
3.2. Tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phân tích kinh doanh
Muốn tiến hành phân tích kinh doanh, trước tiên phải có đội ngũ cán bộ quản lý
Pr.100
V
TC


GO.100
TC


24

kinh doanh, cán bộ thống kê, kế toán có trình độvà năng lực, có nghiệp vụ, thành thạo,
trung thực, có tinh thần tránh nhiệm cao trong công tác. Để đáp ứng yêu cầu của công
tác phân tích kinh doanh trong cơ chế thị trường, các cơ sở kinh doanh nông nghiệp
(đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) cần có kế
hoạch quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bằng mọi hìmh thức.
3.3. Trình tự phân tích kinh doanh
Quá trình phân tích kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và phạm vi vấn đề phân tích.
- Xây dựng kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu phân tích.
- Thu thập, kiểm tra và lựa chọn tài liệu phân tích.
- Tính toán và chỉnh lý tài liệu phân tích.
- Lựa chọn hình thức hội nghị phân tích.
- Tổng hợp kết quả phân tích, kết luận và kiến nghị.
Tùy theo mục tiêu và yêu cầu phân tích kinh doanh mà thu thập tài liệu và sử
dụng các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp. Tài liệu phân tích có thể lấy từ nhiều nguồn
thống kê, kế hoạch, kế toán v.v… Số liệu cần lấy trong nhiều năm và chú ý cả tài liệu
của các đơn vị tiên tiến để tham khảo. Cần thẩm tra tài liệu, lựa chọn các tài liệu cần
thiết. (Việc thẩm tra tài liệu là khâu quan trọng nhằm bảo đảm tính chính xác của nội
dung phân tích và đưa ra các kết luận đúng). Sau đó sắp xếp, tính toán và chỉnh lý tài
liệu. Các số liệu tính toán được tập hợp thành các biểu bảng để tiến hành nghiên cứu
phân tích tổng quát và rút ra các kết luận cơ bản nhất. Tổ chức hình thức hội nghị phân
tích cho phù hợp.
3. 4. Tổng hợp kết quả phân tích kinh doanh
Công tác này nhằm khái quát hóa kết quả phân tích. Ở bước này, các tài liệu được

chọn lọc, sắp xếp và hình thành một cách khoa học, có tác dụng giúp cán bộ lãnh đạo,
cán bộ quản lý kinh doanh ra các quyết định quản lý có hiệu quả. Tổng hợp kết quả
phân tích theo từng vấn đề cần tìm hiểu, gạt bỏ những vấn đề thứ yếu không có ảnh
hưởng lớn đến việc nhận xét và đánh giá tình hình kinh doanh.
Trong báo cáo tổng hợp kết quả phân tích kinh doanh phải nêu được những tồn tại
và nguyên nhân chủ yếu, những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG
1. phân tích kinh doanh nông nghiệp là một công cụ quản lý kinh doanh quan
trọng và thiết yếu góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của cơ sở kinh doanh
nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2. Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh
doanh, phát hiện các cơ hội và tiềm năng chưa được khai thác và đưa ra các giải pháp
thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn.

×