Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.63 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VƯƠNG HOÀNG PHỦ

NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP AN GIANG
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NƠNG NGHIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xun, tháng 05 năm 2006



ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP AN GIANG
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: VƯƠNG HOÀNG PHỦ
Lớp: DH3KN2 – Mã số sinh viên: DKN021255


Người hướng dẫn: Thạc sĩ HUỲNH PHÚ THỊNH

Long Xuyên, tháng 05 năm 2006


NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP AN GIANG
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày……tháng……năm 2006



LỜI CÁM ƠN
Đến với giảng đường đại học, với ngành học mà mình u thích là niềm mơ ước to

lớn của tôi, niềm mơ ước này không phải ai cũng có được. Sau 4 năm học, tơi thật sự
thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều và luận văn này khẳng định tôi đã tiến thêm
một bước tiến dài trong cuộc sống.
Để luận văn này được hoàn thành tốt đẹp. Tôi thật sự cám ơn đến các Giảng viên
khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và các khoa khác đã giảng dạy tơi trong suốt thời
gian qua vì đã chuyển tải cho tơi những kiến thức hữu ích khơng những của chun
ngành tơi học mà cịn nhiều kiến thức xã hội khác.
Lời cám ơn lớn nhất tôi xin gửi đến người đã tận tình hướng dẫn. Mặc dù rất bận
nhưng Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh vẫn chỉ bảo tôi nhiệt tình và chu đáo để giúp tơi hồn
thành tốt đẹp luận văn này.
Kế tiếp tôi xin cảm ơn các quan ban ngành: Sở Kế hoạch Đầu tư An Giang, Cục
Thống kê An Giang, Chi cục Hợp tác xã (Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn An
Giang) đã giúp tôi thu thập được những thông tin cần thiết cho Dự án nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn Ba, Mẹ, Anh Chị tơi đã hết lịng ủng hộ, tạo điều kiện
thuận lợi và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn học cùng lớp, cùng khoa để tơi hồn
thành luận văn, kết thúc khóa học đáng nhớ này.
Vương Hồng Phủ

i


ii



TĨM TẮT
“Vấn đề nghiên cứu sự thích ứng giữa giáo dục đại học & chuyên nghiệp với thị
trường lao động một vấn đề bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Bản thân giáo dục đại
học & chuyên nghiệp là các hệ thống con trong hệ thống giáo dục – đào tạo với nhiều
nhân tố và thành phần như cơ chế chính sách, cơ cấu hệ thống nhà trường, mục tiêu, nội

dung đào tạo…”(Trần Khánh Đức, 2001).
Thật vậy, Đại học An Giang là một trường còn non trẻ, với cơ sở hạ tầng chưa cao,
chương trình đào tạo vẫn cịn nhiều bất cập. Do đó sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng sinh
viên được đào tạo. Nếu là sinh viên ngành sư phạm thì việc làm sau tốt nghiệp được
đảm bảo. Cịn đối với sinh viên các ngành khác để có được việc làm không phải là
chuyện dễ dàng. Đặc biệt là chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh nông nghiệp,
một ngành học rất mới ở Việt Nam (trước đây chỉ có ngành Kinh tế nơng nghiệp - Đại
học Cần Thơ), tính đến thời điểm này chỉ có Đại học An Giang đào tạo và sắp tới (năm
2006) là trường Đại học Nơng Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh. Liệu ngành này có phù
hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp hay không? Làm sao để biết được
nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp nông nghiệp về lao động?
Mục đích của nghiên cứu này là để trả lời cho các câu hỏi trên, xác định lao động cử
nhân kinh tế tại các doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chương trình đào tạo…
Đối tượng nghiên cứu chính là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong hoặc liên quan lĩnh vực nông nghiệp bao gồm Công ty, Doanh nghiệp tư nhân và
Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh An Giang và tiếp theo là chuyên ngành đào tạo Quản trị
kinh doanh nông nghiệp để thấy được khả năng đáp ứng lao động ngành này với nhu
cầu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu
chính thức (định lượng). Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp thảo luận tay đôi với
bảng phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh các khái niệm, định nghĩa, làm cơ sở để xây dựng
bảng câu hỏi. Kế tiếp là nghiên cứu chính thức định lượng, thu thập thơng tin bằng bảng
câu hỏi và xử lý, phân tích bằng phần mềm EXCEL 2000 và SPSS 10.0.05. Sau khi làm
sạch, có 36 mẫu đủ điều kiện phân tích, trong đó có 17 mẫu Công ty, 12 mẫu Doanh
nghiệp tư nhân và 7 mẫu Hợp tác xã.
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp và phân tích theo từng phần: Thực trạng và nhu
cầu lao động; Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế của
Đại học An Giang và phần cuối cùng là sự nhận biết của doanh nghiệp về ngành Quản
trị kinh doanh nông nghiệp – Đại học An Giang.
Qua kết quả phân tích cho thấy trong 3 loại hình doanh nghiệp được phỏng vấn thì

Hợp tác xã là thiếu nguồn nhân lực và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất và Doanh nghiệp
tư nhân tuy thiếu nguồn nhân lực nhưng lại khơng có nhu cầu tuyển dụng. Chỉ riêng
Cơng ty là có nhu cầu tuyển dụng thực nhiều nhất. Song song đó, ngành Quản trị kinh
doanh là ngành được các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao hơn các ngành khác.
Xác định đúng nhu cầu và yêu cầu lao động của doanh nghiệp để đào tạo cho phù
hợp là vấn đề rất cần thiết đối với trường Đại học An Giang. Tác giả rất mong muốn
chia sẽ kết quả nghiên cứu này với tất cả sinh viên khóa 3 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh, mà chủ yếu là ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp.
ii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG – HÌNH.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... viii
TỔNG QUAN...................................................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.3.2. Không gian nghiên cứu:...................................................................................2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu:...................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn:....................................................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn:................................................................................................. 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................4
2.1. Giới thiệu:................................................................................................................... 4
2.2. Giải thích thuật ngữ:................................................................................................... 4

2.2.1. Lao động Quản trị kinh doanh nơng nghiệp là gì?.......................................... 4
2.2.2. Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp – Đại học An Giang:...................... 4
2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo:...................................................................................... 4
2.2.2.2. Kiến thức, kỹ năng:...................................................................................5
2.2.2.3. Chương trình đào tạo:............................................................................... 5
2.2.2.4. Việc làm sau đào tạo:................................................................................5
2.2.2.5. Quy mô đào tạo hiện nay:......................................................................... 6
Biểu đồ 2-1: Cơ cấu sinh viên kinh doanh nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác... 6
2.2.3. Doanh nghiệp nơng nghiệp là gì?.................................................................... 6
2.3. Cơ sở lý thuyết:.......................................................................................................... 7
2.3.1. Nhu cầu tuyển dụng là gì?............................................................................... 7
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng:.............................................. 7
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng................................. 8
2.3.3. Mối liên quan giữa đánh giá đội ngũ lao động hiện có với nhu cầu tuyển
dụng tương lai:........................................................................................................... 8
2.3.4. Mối quan hệ giữa điều tra nhu cầu, yêu cầu của bên sử dụng lao động với
việc nâng cao chất lượng đào tạo:............................................................................. 9
2.3.5. Thực tiễn tuyển dụng ở Việt Nam:.................................................................. 9
2.4. Mơ hình nghiên cứu:................................................................................................ 10
Hình 2-2: Mơ hình nghiên cứu........................................................................ 10

iii


2.5. Tóm tắt:.................................................................................................................... 11
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NƠNG NGHIỆP AN GIANG.......................... 12
3.1. Giới thiệu:................................................................................................................. 12
3.2. Doanh nghiệp:.......................................................................................................... 12
Bảng 3-1: Cơ cấu doanh nghiệp ở An Giang...........................................12
Bảng 3-2: Loại hình doanh nghiệp nông nghiệp An Giang phân theo địa

bàn........................................................................................................... 13
3.2.1. Doanh nghiệp ngành xay xát, lau bóng gạo:................................................. 13
3.2.2. Doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản đông lạnh:....................................... 14
3.2.3. Doanh nghiệp ngành chế biến rau quả xuất khẩu:......................................... 14
3.2.4. Doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản:............... 15
3.3. Hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản:........................................................................... 15
Bảng 3-3: Phân loại Hợp tác xã .............................................................. 16
3.4. Tóm tắt:.................................................................................................................... 16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 17
4.1. Giới thiệu:................................................................................................................. 17
4.2. Thiết kế nghiên cứu:................................................................................................. 17
Bảng 4-1: Tiến độ nghiên cứu................................................................. 17
4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ:.......................................................................................... 17
4.2.2. Nghiên cứu chính thức:................................................................................. 18
4.2.2.1. Phát hành thử:......................................................................................... 18
Bảng 4-2: Câu hỏi không đi sâu vào vấn đề nghiên cứu......................... 18
Chỉnh lại.......................................................................................................... 18
Bảng 4-3: Câu hỏi gây khó khăn cho đáp viên trả lời............................. 18
Chỉnh lại.......................................................................................................... 18
Bảng 4-4: Cấu trúc bảng câu hỏi............................................................. 19
Chỉnh lại.......................................................................................................... 19
4.2.2.2. Phát hành chính thức:............................................................................. 20
4.3. Thang đo:.................................................................................................................. 21
4.3.1. Thang đo danh xưng (nominal scale):........................................................... 21
Bảng 4-5: Thang đo danh xưng – Câu hỏi 1 chọn lựa............................. 21
Bảng 4-6: Thang đo danh xưng – Câu hỏi nhiều chọn lựa...................... 21
4.3.2. Thang đo thứ tự (ordinal scale):.................................................................... 22
Bảng 4-7: Thang đo thứ tự.......................................................................22
4.3.3. Thang đo tỉ lệ (ratio scale):............................................................................ 22
Bảng 4-8: Thang đo tỉ lệ.......................................................................... 22

4.4. Mẫu:.......................................................................................................................... 22
4.4.1. Phương pháp chọn mẫu:................................................................................ 22
Bảng 4-9: Phương pháp chọn mẫu.......................................................... 23
4.4.2. Cơ cấu mẫu:................................................................................................... 23
Bảng 4-10: Cơ cấu mẫu phỏng vấn......................................................... 24
4.4.3. Mẫu hồi đáp:.................................................................................................. 24
Bảng 4-11: Mẫu hồi đáp theo hình thức phỏng vấn................................ 25

iv


Biểu đồ 4-1: Cơ cấu mẫu theo địa bàn............................................................................ 25
Biểu đồ 4-2: Cơ cấu mẫu theo loại hình doanh nghiệp................................................... 26
Bảng 4-12: Địa bàn có cơ cấu mẫu thay đổi............................................ 26
Bảng 4-13:Tổng hợp mẫu hồi đáp........................................................... 26
4.4.4. Đáp viên:............................................................................................................... 27
Biểu đồ 4-3: Đáp viên trong phỏng vấn.......................................................................... 27
4.5. Tóm tắt:.................................................................................................................... 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................28
5.1. Giới thiệu:................................................................................................................. 28
5.2. Phân tích tổng hợp kết quả điều tra:......................................................................... 28
5.2.1. Thực trạng lao động Cử nhân kinh tế ở các doanh nghiệp:........................... 28
5.2.1.1. Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế:........................................................ 28
Biểu đồ 5-1: Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp............................. 28
Biểu đồ 5-2: Cử nhân kinh tế phân bố theo địa bàn....................................................... 29
5.2.1.2. Cơ cấu lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp:.......................... 29
Biểu đố 5-3: Cơ cấu Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp.............................................. 29
5.2.1.3. Số lượng lao động cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng
không?................................................................................................................. 30
Biểu đố 5-4: Lao động trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh

nghiệp.............................................................................................................................. 30
Biều đồ 5-5: Cách giải quyết thiếu lao động theo loại hình doanh nghiệp..................... 31
5.2.1.4. Trình độ quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp:................................. 31
Biều đồ 5-6:Trình độ chuyên môn về quản lý, kinh doanh của nhân viên trong Doanh
nghiệp có đáp ứng được u cầu cơng việc chưa............................................................ 32
Biểu đồ 5-7: Giải pháp nâng cao trình độ quản lý theo loại hình doanh nghiệp............. 32
5.2.2. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp:.........................................................33
5.2.2.1. Nguồn tuyển dụng:................................................................................. 33
Biểu đồ 5-8: Nguồn tuyển dụng lao động phân theo hình doanh nghiệp........................ 33
5.2.2.2. Khi cần tuyển dụng từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ làm gì?................... 34
Biểu đồ 5-9: Các nguồn tuyển dụng bên ngoài............................................................... 34
5.2.2.3. Đối tượng tuyển dụng:............................................................................ 35
Biểu đồ 5-10: Đối tượng tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp................................. 35
5.2.2.4. Mong muốn khi tuyển dụng:.................................................................. 36
Biểu đồ 5-11: Các đặc tính doanh nghiệp mong muốn ở người lao động....................... 36
5.2.2.5. Khó khăn khi tuyển dụng:...................................................................... 36
Biểu đồ 5-12: Khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ quản lý, kinh doanh.... 37
Biểu đồ 5-13: Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ............... 37
5.2.2.6. Nhu cầu tuyển dụng đến cuối năm 2006 (31/12/2006):......................... 38
Bảng 5.1: Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp................... 38
Biểu đồ 5-14: Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.....................................................39
5.2.3. Đánh giá về chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng của sinh viên:............ 40
5.2.3.1. Chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế của Đại học An Giang:........... 40
Biểu đồ 5-15: Đánh giá chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế - Đại học An Giang... 41
5.2.3.2. Trình độ và khả năng của sinh viên kinh tế - Đại học An Giang:.......... 42
Biểu đồ 5-16: Sinh viên kinh tế có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.................42
Biểu đồ 5-17: Nguyên nhân không đáp ứng được........................................................... 43

v



Hình 5-1: Mối liên hệ giữa các yếu làm trình độ và khả năng sinh viên kinh tế
- Đại học An Giang không đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp................. 43
5.2.4. Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp với doanh nghiệp An Giang:........ 44
5.2.4.1. Doanh nghiệp có biết ngành kinh doanh nơng nghiệp?..........................44
Biểu đồ 5-18: Doanh nghiệp có biết đến ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp........ 44
Biểu đồ 5-19: Doanh nghiệp biết ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp từ đâu......... 44
5.2.4.2. Đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nơng nghiệp có phù hợp với giai
đoạn hiện nay?..................................................................................................... 45
5.2.4.3. Cử nhân Quản trị kinh doanh nơng nghiệp có cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp?............................................................................ 46
Biểu đồ 5-20: Có cần lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp........................ 46
5.2.5. Kiến nghị của doanh nghiệp về công tác đào tạo của Đại học An Giang:.... 46
5.3. Tóm tắt:.................................................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 49
6.1. Kết luận và đóng góp chính của nghiên cứu:........................................................... 49
6.1.1. Thực trạng và nhu cầu lao động của doanh nghiệp:...................................... 49
6.1.2. Doanh nghiệp đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế Đại học An Giang:................................................................................................... 50
6.1.3. Doanh nghiệp với ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp:.........................50
6.2. Kiến nghị:................................................................................................................. 50
6.2.1. Về phía nhà trường:....................................................................................... 51
6.2.2. Về phía sinh viên kinh tế nói chung, Quản trị kinh doanh nơng nghiệp nói
riêng:........................................................................................................................ 52
6.2.3. Đối với doanh nghiệp:................................................................................... 52
6.4. Những hạn chế của nghiên cứu:............................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 54
KẾT QUẢ TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU NHU CẦU DOANH NGHIỆP AN GIANG
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP............ 54
NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CUỐI 31/12/2006............ 60

DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU (DEPTH INTERVIEW)............................................... 61
THƯ NGỎ....................................................................................................................... 63
PHIẾU NGHIÊN CỨU NHU CẦU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.................. 64
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHỎNG VẤN.....................................70
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG TÍNH ĐẾN
QUÝ 1 NĂM 2005.......................................................................................................... 71

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG – HÌNH
Bảng 3-1: Cơ cấu doanh nghiệp ở An Giang......................................................................
Bảng 3-2: Loại hình doanh nghiệp nơng nghiệp An Giang phân theo địa bàn...................
Bảng 3-3: Phân loại Hợp tác xã...........................................................................................
Bảng 4-1: Tiến độ nghiên cứu.............................................................................................
Bảng 4-2: Câu hỏi không đi sâu vào vấn đề nghiên cứu.....................................................
Bảng 4-3: Câu hỏi gây khó khăn cho đáp viên trả lời.........................................................
Bảng 4-4: Cấu trúc bảng câu hỏi.........................................................................................
Bảng 4-5: Thang đo danh xưng – Câu hỏi 1 chọn lựa.........................................................
Bảng 4-6: Thang đo danh xưng – Câu hỏi nhiều chọn lựa..................................................
Bảng 4-7: Thang đo thứ tự..................................................................................................
Bảng 4-8: Thang đo tỉ lệ......................................................................................................

vii


Bảng 4-9: Phương pháp chọn mẫu......................................................................................
Bảng 4-10: Cơ cấu mẫu phỏng vấn.....................................................................................
Bảng 4-11: Mẫu hồi đáp theo hình thức phỏng vấn............................................................
Bảng 4-12: Địa bàn có cơ cấu mẫu thay đổi........................................................................

Bảng 4-13:Tổng hợp mẫu hồi đáp.......................................................................................
Bảng 5.1: Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp...............................................
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng...................................................
Hình 2-2: Mơ hình nghiên cứu............................................................................................
Hình 5-1: Mối liên hệ giữa các yếu làm trình độ và khả năng sinh viên kinh tế - Đại học
An Giang không đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp……………………………….

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2-1: Cơ cấu sinh viên kinh doanh nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác.....
Biểu đồ 4-1: Cơ cấu mẫu theo địa bàn................................................................................
Biểu đồ 4-2: Cơ cấu mẫu theo loại hình doanh nghiệp.......................................................
Biểu đồ 4-3: Đáp viên trong phỏng vấn..............................................................................
Biểu đồ 5-1: Sử dụng lao động Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp.................................
Biểu đồ 5-2: Cử nhân kinh tế phân bố theo địa bàn...........................................................
Biểu đố 5-3: Cơ cấu Cử nhân kinh tế trong doanh nghiệp..................................................
Biểu đố 5-4: Lao động trong doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp..................................................................................................................................
Biều đồ 5-5: Cách giải quyết thiếu lao động theo loại hình doanh nghiệp.........................

viii


Biều đồ 5-6:Trình độ chun mơn về quản lý, kinh doanh của nhân viên trong Doanh
nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc chưa................................................................
Biểu đồ 5-7: Giải pháp nâng cao trình độ quản lý theo loại hình doanh nghiệp.................
Biểu đồ 5-8: Nguồn tuyển dụng lao động phân theo hình doanh nghiệp............................
Biểu đồ 5-9: Các nguồn tuyển dụng bên ngoài...................................................................
Biểu đồ 5-10: Đối tượng tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp.....................................
Biểu đồ 5-11: Các đặc tính doanh nghiệp mong muốn ở người lao động...........................
Biểu đồ 5-12: Khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ quản lý, kinh doanh........

Biểu đồ 5-13: Nguyên nhân khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ...................
Biểu đồ 5-14: Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.........................................................
Biểu đồ 5-15: Đánh giá chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế - Đại học An Giang…
Biểu đồ 5-16: Sinh viên kinh tế có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.....................
Biểu đồ 5-17: Nguyên nhân không đáp ứng được...............................................................
Biểu đồ 5-18: Doanh nghiệp có biết đến ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp............
Biểu đồ 5-19: Doanh nghiệp biết ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp từ đâu.............
Biểu đồ 5-20: Có cần lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp............................

ix



Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của một dân tộc, một quốc
gia thì con người ln giữ vai trị là nhân tố quyết định thông qua các hoạt động sáng
tạo của con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người.
Ở Việt Nam, một nước nông nghiệp với hơn ¾ dân số làm nghề nơng, để thực hiện
được mục tiêu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tương lai, đặc biệt là lĩnh
vực nông nghiệp - thế mạnh của Việt Nam, thì khơng thể khơng xác định nguồn lực chủ
yếu giữ vai trò quyết định đó là nguồn lực con người.
Đồng bằng sơng Cửu Long là khu vực được thiên nhiên ưu đãi khá nhiều để sản xuất
nông nghiệp, mà đặc biệt là An Giang hiện đang là vựa lúa, vựa cá của cả nước, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, cho xã hội. Trong
thời gian qua, giá trị sản phẩm nông nghiệp luôn là nhân tố quyết định trong tổng thể
nền kinh tế, chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh.

Tuy nông nghiệp là ngành có thế mạnh của Tỉnh, nhưng nơng sản ta bán ra chỉ nhiều
về số lượng mà không là giá trị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vị thế cạnh
tranh kém (chủ yếu cạnh tranh về giá và bán cho những nước nghèo) trên thương trường
quốc tế là do nền sản xuất vẫn cịn mang tính thời vụ đặc thù, làm cho cung cầu thường
xuyên bị mất cân đối, cũng như việc xem nhẹ khâu quản lý ngay từ những giai đoạn đầu
tiên (hoạch định thị trường, chọn giống, gieo trồng…), chỉ xem nặng phần cứng, ít quan
tâm đến phần mềm của sản phẩm (xây dựng, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị
trường…). Hay nói chính xác là ngành nông nghiệp của ta đang thiếu một đội ngũ nhân
lực có trình độ chun mơn về Quản trị kinh doanh nơng nghiệp.
Thấy được sự cần thiết đó, Trường Đại học An Giang, trung tâm đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài của An Giang nói riêng và đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, đã mở
chuyên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp với mong muốn đào tạo đội ngũ cán
bộ đại học có kiến thức và hiểu biết về mơi trường kinh doanh và tính chất đặc thù của
kinh doanh nông nghiệp; về mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nơng nghiệp; có năng lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh nông nghiệp
để đưa ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang đi lên, góp phần vào sự phát triển nơng
nghiệp của khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.
Tuy những ước muốn đó rất phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhưng trên thực tế các
Doanh nghiệp nông nghiệp của ta nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực
này không? Nguồn nhân lực mới này có thật sự phù hợp với những nhu cầu thực tế
trong từng doanh nghiệp? Và họ cần những gì ở nhân viên mà họ tuyển vào?
Nghiên cứu “Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên
ngành Kinh doanh nông nghiệp” là công việc cần thiết để giải đáp các vấn đề bức xúc
nêu trên; là cơ sở để trường Đại học An Giang tham khảo, từ đó cải tiến chương trình

Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 1



Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chun ngành Kinh doanh Nơng nghiệp

đào tạo nói chung và ngành Kinh doanh nơng nghiệp nói riêng để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua phần phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp là cần thiết và hữu ích cho cả ba phía: Trường Đại học An Giang, sinh
viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp. Do đó mục tiêu nghiên
cứu cần đạt được là:
Xác định được nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu về chất lượng đào tạo của các doanh
nghiệp nông nghiệp ở An Giang đối với lao động chuyên ngành Quản trị kinh doanh
nông nghiệp.
Làm cơ sở để trường Đại học An Giang tham khảo, từ đó cải tiến chương trình đào
tạo ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh
nghiệp, người sử dụng lao động.
Giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp (nhất là sinh viên năm cuối)
biết được doanh nghiệp nào có nhu cầu về nguồn nhân lực này, họ có những u cầu gì?
Để có những hoạch định tốt hơn cho công việc sau khi tốt nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Loại hình doanh nghiệp: Tất cả các loại hình doanh nghiệp, khơng phân biệt
doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm
hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã.
- Phạm vi hoạt động: chỉ tiến hành nghiên cứu doanh nghiệp có hoạt động sản
xuất, kinh doanh và thương mại trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông lâm sản,
thủy sản và chăn nuôi, thức ăn gia súc như: ngành xây xát – lau bóng gạo; chế biến thủy
sản đông lạnh; chế biến rau quả xuất khẩu; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
chế biến gỗ và lâm sản; và các ngành nghê truyền thống ở nông thôn (mắm thái, khô cá
tra phồng, khơ bị, bánh phồng, bánh tráng, đường thốt nốt…)
Trong nghiên cứu này, các loại hình doanh nghiệp vừa nêu được gọi tắt là doanh

nghiệp nông nghiệp.
- Lao động được đề cập trong nghiên cứu là lực lượng lao động có trình độ cử
nhân, thuộc các nhóm ngành kinh tế. Khơng tiến hành nghiên cứu thực trạng cũng như
nhu cầu lao động phổ thông trong các doanh nghiệp.
1.3.2. Không gian nghiên cứu:
Bao gồm tất cả các huyện, thị, thành thuộc địa bàn Tỉnh An Giang: Thành phố
Long Xuyên; thị xã Châu Đốc và các huyện: Tân Châu, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh
Biên, Tri Tôn, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Phú Tân.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu:
Dự án nghiên cứu bắt đầu từ ngày 01/03/2006 và kết thúc ngày 30/05/2006.

Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 2


Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng.
- Định tính: Thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua bảng thảo luận tay đôi với
một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xun nhằm tìm ra các khía cạnh có
liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu và để làm cơ sở cho việc chỉnh sửa, bổ sung các
biến, yếu tố trong bảng câu hỏi.
- Định lượng: Dựa vào những ý kiến đã thu thập ở phần phỏng vấn sơ bộ để xây
dựng bảng câu hỏi, thu thập và xử lý số liệu. Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, một số
kiến nghị và giải pháp để làm rõ và tốt hơn vấn đề đang nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đối với cơ quan đào tạo (Đại học An Giang): thấy được yếu cầu thực tế đề từ đó
chỉnh sửa, cải tiến chương trình đạo tạo (ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp) cho

phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của bên sử dụng lao đông (Doanh nghiệp) - một vấn đề rất
cần thiết cho bất cứ một trường đào tạo nào.
- Đối với bản thân người được đào tạo (sinh viên): góp phần giúp sinh viên dễ kiếm
được việc làm phù hợp với ngành hơn do thấy được những yêu cầu, đòi hỏi của các
doanh nghiệp thông qua nghiên cứu này.
1.6. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu bao gồm 7 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan: Đang được giới thiệu, phần này trình bày cơ sở để thực hiện
dự án nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu cơ bản muốn đạt được và ý nghĩa thực
tiễn của kết quả nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mơ hình nghiên cứu: chương này trình bày về các định
nghĩa, khái niệm nhằm giải thích về vấn đề đang nghiên cứu và phần sơ lược về thực
trạng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp hiện nay.
- Chương 3: Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp An Giang: đánh giá về tình hình
hoạt động hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp, làm cơ sở cho việc đánh giá nhu
cầu lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp của các doanh nghiệp này.
- Chương 4: Phương pháp nghiên cứu: mô tả nội dung cơ bản cách nghiên cứu là
định tính hay định lượng…? Cách chọn mẫu ra sao? Và lý do chọn mẫu trong nghiên
cứu này.
- Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Đây là phần cốt lõi của dự án nghiên cứu, trình bày
tổng hợp kết quả nghiên cứu được về thực trạng lao động hiện tại trong doanh nghiệp và
nhu cầu tuyển dụng đến cuối năm 2006. Bên cạnh cịn có phần đánh giá của doanh
nghiệp về chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế - Đại học An Giang.
- Chương 6: Kết luận và Ý nghĩa: Phần này đúc kết tất cả các phát hiện và thành tựu
đạt được. Để từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề hoặc ý nghĩa các thông tin đã thu
thập được, những ý kiến do chính tác giả suy luận dựa trên kết quả nghiên cứu.

Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 3



Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu:
Chương 1 đã trình bày về cơ sở để thực hiện dự án nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
mục tiêu cơ bản mong muốn đạt được và ý nghĩa đóng góp của kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn. Chương 2 tập trung giải thích các thuật ngữ, định nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu và những khía cạnh có liên quan đến dự án nghiên cứu, giúp người đọc hiểu
rõ hơn về nội dung nghiên cứu.
2.2. Giải thích thuật ngữ:
2.2.1. Lao động Quản trị kinh doanh nơng nghiệp là gì?
Theo trường Đại học Nơng lâm Thành phố Hồ Chí Minh: thì lao động chun
ngành kinh doanh nông nghiệp là lao động cử nhân kinh tế, có các kiến thức và hiểu
biết về nguyên lý cơ bản của kinh doanh; mơi trường kinh doanh và tính chất đặc thù
của kinh doanh nông nghiệp; về mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh nông nghiệp; về công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản với
kỹ năng trong phát hiện vấn đề, phân tích và đề ra quyết định đối với những vấn đề mấu
chốt, vấn đề phát sinh, đồng thời giao tiếp có hiệu quả đối với những người làm việc
trong và ngồi ngành kinh doanh nơng nghiệp.
Lao động chun ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp: là lực lượng lao động
có trình độ cử nhân do Trường Đại học An Giang đào tạo, nắm vững những kiến thức
cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh; có năng lực hoạt động trong lĩnh vực quản
lý, kinh doanh và marketing nơng nghiệp.
Tuy hai định nghĩa có khác nhau nhưng nhìn chung cả hai đều đề cập đến lao
động có trình độ cử nhân chun ngành quản trị kinh doanh nhưng đặc biệt có khả năng
hoạt động tốt trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong nghiên cứu này, 3 thuật ngữ Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Kinh doanh

nông nghiệp hay Quản trị kinh doanh được xem như nhau do đối tượng nghiên cứu là
doanh nghiệp nông nghiệp.
2.2.2. Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp – Đại học An Giang:
2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo:
Chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh nông nghiệp mở vào năm học
2002-2003, sau khi trường Đại học An Giang thành lập được 2 năm với mục tiêu là đào
tạo những nhà quản lý có kiến thức với một tư duy luôn đổi mới, linh hoạt và nhạy bén
với sự biến động của thị trường và nắm vững những nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 4


Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp

quản lý và kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực nơng nghiệp hay có liên quan đến
nông nghiệp hiện nay.
2.2.2.2. Kiến thức, kỹ năng:
Cử nhân Quản trị kinh doanh nông nghiệp được trang bị những kiến thức cơ
bản về quản lý, điều hành đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp như:
- Về khoa học kinh tế quản trị, kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hiểu biết về bản chất của môi trường kinh doanh và tính chất đặc thù của
kinh doanh nơng nghiệp.
- Về mối liên hệ giữa các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nơng
nghiệp hoặc có liên quan đến nông nghiệp.
- Về đặc điểm sản xuất nông nghiệp, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và
chế biến nông sản.
Bên cạnh đó, cử nhân kinh doanh nơng nghiệp cịn có kỹ năng như:
- Khả năng phát hiện, phân tích đối với những vấn đề mấu chốt.

- Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch trong kinh doanh.
- Biết tổ chức kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới.
2.2.2.3. Chương trình đào tạo:
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp được đào tạo theo hệ chính
quy tập trung dài hạn với thời gian là 4 năm, 8 học kỳ (riêng học kỳ cuối chỉ thực tập và
làm khóa luận tốt nghiệp nếu đủ điều kiện). Tổng chương trình đào tạo của ngành gồm
60 mơn học với 199 đơn vị học trình, 2865 tiết lý thuyết và 120 tiết thực hành (chủ yếu
là mơn thể dục và giáo dục quốc phịng), cao nhất so với các chương trình đào tạo của
các chuyên ngành kinh tế khác của Đại học An Giang
Giai đoạn 1 của chương trình đào tạo gồm các mơn học căn bản với số môn
học và thời lượng giống như chương trình hiện nay ở các đại học khác trong nước.
Ngoài ra trong giai đoạn này sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nơng nghiệp cịn
được trang bị thêm kiến thức tổng quát về đặc điểm sản xuất nông nghiệp như: Chăn
ni, Nơng học, Thủy sản, Cơ khí nơng nghiệp... Và các môn học kiến thức căn bản về
kinh tế và quản trị, quản lý doanh nghiệp như: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị nhân sự,
Quản trị sản xuất, Quản trị tài chính, Quản trị Marketing… dựa trên nhu cầu phát triển
kinh tế và nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp.
2.2.2.4. Việc làm sau đào tạo:
Với những kiến thức và kỹ năng đạt được trong suốt khóa học, cử nhân Quản
trị kinh doanh nơng nghiệp sau tốt nghiệp sẽ có năng lực làm việc như một doanh nhân
độc lập hoặc có thể được tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp hoặc có liên quan
đến nông nghiệp, các cơ quan chức năng quản lý và các tổ chức khác hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 5



Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp

2.2.2.5. Quy mô đào tạo hiện nay:
Quy mô đào tạo hiện nay của ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp là 250
sinh viên, được chia làm 4 khóa học với 6 lớp. Trong đó, số lượng sinh viên trúng tuyển
khóa đầu tiên (Dh3) là cao nhất, 86 sinh viên, chiếm 46,74% tổng số sinh viên trúng
tuyển năm 2002-2003. Tuy nhiên các năm về sau lại sụt giảm do sinh viên dự tuyển vào
ngành mới mở là Kinh tế đối ngoại (chi tiết ở biểu đồ 2-1).
Biểu đồ 2-1: Cơ cấu sinh viên kinh doanh nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác
2005-2006

13,47%

2004-2005

28,28%

30,30%

20,41%

24,49%

2003-2004

47,06%

2002-2003

46,74%


0,00%

27,89%

28,34%

28,26%

27,95%

27,21%

24,60%

25,00%

0,00%

0,00%

20,00%t rị kinh doanh nơng nghiệp
40,00%
60,00% T ài chính doanh nghiệp 100,00%
80,00%
Quản
Kế t oán doanh nghiệp
Kinh tế đối ngoại

120,00%


* Lưu ý: chỉ tính sinh viên kinh tế từ khóa 3 đến khóa 6, khơng tính sinh viên khóa 1 và khóa 2

2.2.3. Doanh nghiệp nơng nghiệp là gì?
Có 2 cách định nghĩa về doanh nghiệp nông nghiệp:
Theo sự phân loại của Sở Kế Hoạch Đầu Tư An Giang: là các loại hình doanh
nghiệp sau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, có
hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại trong các lĩnh vực: chăn nuôi (gia súc,
gia cầm, thủy hải sản…), trồng trọt (rau màu, cây ăn quả, lúa…), chế biến lương thực,
thủy sản, kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nói trên.
Theo “An Giang 30 năm xây dựng và phát triển” xuất bản tháng 04/2005 của
Tỉnh Ủy An Giang thì Doanh nghiệp nơng nghiệp là các doanh nghiệp có hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau: xay xát – lau bóng gạo; chế biến thủy sản đơng
lạnh; chế biến rau quả xuất khẩu; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Và sau
này gọi chung là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến nông – thủy hải sản.
Tuy hai cách gọi có khác nhau giữa hai nơi nhưng xét về nội dung thì cơ bản là
giống nhau, đều là những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến
nông – thủy hải sản.
Tuy nhiên, để sát với mục tiêu nghiên cứu thì theo tác giả, doanh nghiệp nông
nghiệp là các doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Về loại hình kinh doanh: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công
ty xuất nhập khẩu (không phân biệt khu vực nhà nước hay tư nhân); Doanh nghiệp tư
nhân và Hợp tác xã.
Sinh viên thực hiện: Vương Hoàng Phủ

Trang 6


Nhu cầu Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh Nông nghiệp


- Về nội dung kinh doanh: chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy hải sản); trồng trọt
(cây ăn quả, rau màu, trồng rừng, thủy hải sản); chế biến lương thực (xay xát, lau bóng
gạo); chế biến thủy sản đông lạnh, rau quả đông lạnh, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
(kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm).
2.3. Cơ sở lý thuyết:
2.3.1. Nhu cầu tuyển dụng là gì?
Nhu cầu lao động là nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng, cơ cấu lao động cần
thiết đảm bảo hoàn thành số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của
doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiến triển.
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn các nhu
cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có. Mục tiêu của quá trình tuyển
dụng là tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp
với các địi hỏi của cơng việc và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), trang 121, thì tuyển dụng
lao động là một quá trình gồm 2 bước: Tuyển mộ và Tuyển chọn.
“Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên (người xin việc) về phía các tổ chức
để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại
một vị trí nào đó trong tổ chức”.
Việc tuyển mộ có thể từ nhiều nguồn khác nhau bên trong hoặc bên ngoài doanh
nghiệp. Nếu từ bên ngồi, doanh nghiệp có thể liên hệ từ nhiều nguồn khác nhau như:
Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở đào tạo (trường Đại học) hoặc tự đăng thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng…Tuy nhiên giữa các nguồn này ln có mối
quan hệ với nhau, hầu như đa số các nguồn tuyển dụng lao động đều bắt nguồn từ các
trường Đại học trong và ngồi nước.
“Tuyển chọn là q trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau,
dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Cơ
sở của việc tuyển chọn là dựa vào yêu cầu của các công việc thể hiện trong các tài liệu:
Bản mô tả công việc; Bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc”.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng:
Phần trên đã giải thích như thế nào là nhu cầu tuyển dụng cũng như việc làm sao xác

định được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tiếp theo là phần trình bày về các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động.
Theo tác giả có 4 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, được
thể hiện qua hình sau:

Sinh viên thực hiện: Vương Hồng Phủ

Trang 7


×