Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.55 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP













Người biên soạn: TS. Trần Đăng Hoà














Huế, 08/2009


1


PHẦN LÝ THUYẾT

BÀI 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM)

1.1. Khái niệm ICM
Hiện nay có nhiều khái niệm về ICM. Sau đây là một số khái niệm:
- ICM là một quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu thu được
lợi nhuận ngày càng cao và trách nhiệm với sự nhạy cảm của môi trường. ICM bao
gồm các thực hành nhằm tránh sự hao phí, tăng cường hiệu quả sử dụng năng
lượng và giảm ô nhiễm môi trường. ICM kết hợp các biện pháp kỹ thuật hiện đại
tốt nhất với các nguyên lý cơ bản của việc thực hành trang trại tốt và mang tính
toàn trang trại, có chiến lược lâu dài. (Theo Hiệp hội Hóa chất nông nghiệp Anh).
- ICM là một quy trình sản xuất nhằm cung cấp đầy đủ lương thực và các sản
phẩm khác một cách có hiệu quả nhất, giảm sự tiêu hao các nguồn nguyên liệu,
bảo vệ chất lượng đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
- ICM là một cách tiếp cận của sản xuất mà có sự kết hợp những biện pháp truyền
thống tốt nhất với các công nghệ hiện đại thích hợp nhằm đảm bảo sự cân bằng

giữa giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp và quản lý môi trường.
- ICM là một chiến lược tổng thể của trang trại liên quan đến việc quản lý mùa vụ
một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện đất, khí hậu và môi trường của địa
phương và tác động thấp nhất đến môi trường.
- ICM không phải mệnh lệnh bởi vì ICM là một khái niệm động: ICM có một sự
linh động thích hợp với từng trang trại ở từng quốc gia, và ICM thường đễ tiếp thu
sự thay đổi và tiến bộ công nghệ. ICM sử dụng kiến thức và kinh nghiệm truyền
thống, các nghiên cứu và công nghệ mới nhất phù hợp với điều kiện địa phương
nhằm sản xuất ra sản phẩm thích hợp, tăng bảo tồn năng lượng và giảm mức thấp
nhất tác động đến môi trường.

1.2. Đặc điểm của ICM
- Đạt được lợi ích kinh tế cao nhất với việc sử dụng đúng đắn về năng lượng và

2

hóa chất.
- Sử dụng sự tương tác hữu ích giữa các đầu vào của sản xuất.
- Thúc đẩy phát triển kẻ thù tự nhiên và tạo các điều kiện đất đai và canh tác phù
hợp nhằm hạn chế sự phát triển của dịch hại.
- Nâng cao độ phì đất bằng biện pháp luân canh và các phương pháp canh tác
- Giữ vững hoặc tăng lợi nhuận; nhấn mạnh lãi ròng hơn là ngưỡng tương đối về
năng suất.
- Giảm mức thấp nhất rủi ro đối với môi trường
- Làm chậm trễ hoặc tránh sự gia tăng các chủng sâu, bệnh, cỏ dại kháng thuốc
hóa học bảo vệ thực vật hoặc các tác nhân sinh học.
Không có một hệ thống ICM phù hợp cho tất cả mọi điều kiện khí hậu, đất
đai, thị trường… Mục đích là thiết lập các nguyên lý, cách làm và hướng dẫn
thông qua đó người tư vấn và nông dân có thể tạo lập các nguyên lý ICM thích
hợp cho chính mình.

Tiếp cận ICM phụ thuộc nhiều vào sự nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và
sử dụng các công nghệ mới như thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tính chọn lọc, hệ
thống áp dụng đúng/chính xác, phương pháp sinh học phòng trừ dịch hại, giống
kháng sâu bệnh, hệ thống dự báo và hỗ trợ sự quyết định chính xác hơn về dinh
dưỡng, cỏ dại, sâu bệnh hại, phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh hại, thiết lập nơi
cư trú cho kẻ thù tự nhiên của dịch hại…

1.3. Lợi ích của ICM
ICM mang lại lợi ích cho người sản xuất (nông dân), người chế biến và kinh
doanh nông sản. ICM cải thiện ảnh hưởng của các tổ chức và cá nhân nghiên cứu
và chuyển giao kiến thức nông nghiệp. ICM cung cấp sự thích nghi của nông
nghiệp trong sự đa dạng và kinh tế toàn cầu. Sự thích nghi và đa dạng là quan
trọng để thấy rõ cơ hội mới và thay đổi của thị trường, giảm sự mất tính bền vững,
nâng cao độ phì đất và sức khỏe của cây trồng.
Một số lợi ích của ICM:
- Đưa ra những cơ hội, khó khăn và các vấn đề chính yếu đối với người trồng trọt
và chăn nuôi.
- Hấp dẫn các nhà đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp.
- Đầu tư vào lĩnh vực quan trọng đối với công nghiệp nông nghiệp.

3

- Làm việc theo nhóm ngành
- Cải thiện chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
- Đa dạng sản phẩm nông nghiệp mới và hiện có đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Cải thiện số lượng và chất lượng thức ăn dự trữ cho chăn nuôi và giá trị gia tăng
của người chế biến.
- Giảm sự rủi ro trong sản xuất và kinh doanh của người nông dân.
- Tăng lợi nhuận cho người nông dân.
- Cải thiện thông tin cho nông dân và công nghiệp dịch vụ.

- Cung cấp nguyên liệu dự trữ cho các nhà máy chế biến
- Giảm rủi ro cho ngành bảo hiểm nông nghiệp

1.4. Lịch sử ICM
ICM đầu tiên được các nhà nghiên cứu châu Âu nghiên cứu và phát triển.
Các thách thức về việc sử dụng đầu vào sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất
và an toàn của môi trường là động lực cho các nhà khoa học nghiên cứu về ICM.
LEAF (Linking Environment And Farming), Vương quốc Anh, khởi xướng
việc tài trợ cho các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển ICM bằng cách khuyến khích
người nông dân đồng ý cam kết bảo vệ môi trường, bao gồm: thực hành quản lý
cây trồng, xây dựng các trang trại trình diễn, xuất bản các tài liệu hướng dẫn về
ICM.
Từ năm 1994, IACPA (Integrated Arable Crop Production Alliance) trở thành
một một thành viên của LEAF và tham gia vào các dự án nghiên cứu ICM. Mục
đích là xây dựng sự hợp tác, tránh trùng lặp và giới thiệu rộng rãi kết quả nghiên
cứu.
Hội ICM của các nhà bán lẻ và hội nông dân (National Farmer Union –
Retailer ICM Partnership), thành lập năm 1993, đã phát triển quy trình ICM cho
nhiều loại cây rau, hoa và cây cảnh. Đã có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể và
thường xuyên cập nhật thông tin cho người nông dân.





4

BÀI 2

CHIẾN LƯỢC CỦA ICM


2.1. Khái niệ m về chiến lược ICM
2.1.1. Những nhu cầu trong sự phát triển hiện nay
- Nhu cầu về nguồn lương thực, thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao.
- Nhu cầu về thịt và các sản phẩm thịt làm tăng nhu cầu chăn nuôi và giết mổ động
vật.
- Nhu cầu về nguồn nguyên liệu sinh học có thể phục hồi cho công nghiệp và sự
cạn kiệt các sản phẩm sinh học dẫn đến nhu cầu về đa dạng cây trồng, giống mới,
phương thức sản xuất và áp dụng kỹ thuật canh tác mới đối với các loại cây trồng
hiện tại.
- Nhu cầu về thực phẩm chức năng nhằm tăng cường sức khỏe và sử dụng thay thế
thuốc chữa bệnh làm tăng cơ hội cho các cây trồng mới và phương thức sử dụng
mới các cây trồng hiện tại.
- Công nghệ sử dụng lương thực, thực phẩm phát triển nhanh chóng dẫn đến ảnh
hưởng đến sự phát triển chế biến nông sản có giá trị cao hơn.
- Nhiều thị trường lớn sẽ mở cửa, tự do thương mại khu vực và toàn cầu sẽ làm
tăng xuất nhập khẩu nông sản.

2.1.2. Những vấn đề ảnh hưởng đến cơ hội phát triển trong tương lai
- Những mối quan tâm chính là: tiếp cận những chính sách và thị trường hiện có
và thị trường mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ hội hiện có
và các cơ hội có giá trị hơn, nghiên cứu nông nghiệp và chiến lược đổi mới trong
hệ thống phát triển, khả năng phát triển và mở rộng công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp chế biến, quản lý nguồn nhân lực, sản xuất bền vững.
- Nông nghiệp bền vững là vấn đề của cả chính phủ, nhà sản xuất công nghiệp, tư
nhân và nhà sản xuất nông nghiệp đều phải đối mặt. Sự bền vững được định nghĩa
là “sử dụng các thực hành và hệ thống canh tác nhằm gìn giữ hoặc cải thiện hiệu
quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, nguồn tự nhiên và các hệ sinh thái mà ảnh
hưởng bởi các hoạt động nông nghiệp”.
- Kiến thức về sản xuất và an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng còn rất hạn

chế.

5

Chiến lược ICM sẽ cung cấp cơ hội để phát triển các kiến thức đó. Sự bền vững
bao gồm các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Cần thiết phải cung cấp
cho nhà sản xuất và những người có liên quan trong nông nghiệp và công nghiệp
thực phẩm những thông tin và kỹ năng đúng đắn nhằm giúp họ gắn kết công việc
của mình vào sở thích của khách hàng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và sự thay
đổi khí hậu.

2.1.3. Vì sao phải có chiến lược ICM
ICM là một phần trong sản xuất bền vững. Sản xuất bền vững khuyến khích
sự cân bằng giữa nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường của người dân, lương
tâm của người sản xuất với trách nhiệm xã hội. Sản xuất và bán sản phẩm thô từ
cây trồng và vật nuôi đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế. Hệ thống sản xuất lý
tưởng là nâng cao hiệu quả và lợi nhuận lâu dài đối với sản xuất cây trồng và vật
nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường và nhu cầu của khách hàng.
Mạng lưới sản xuất bền vững cung cấp cơ sở để phát triển hệ thống ICM mà
trong đó có sự phân định tài nguyên tự nhiên và nhân tạo trong sản phẩm. Hệ
thống ICM cân bằng tài nguyên môi trường lâu dài. Một chiến lược ICM bao gồm
nghiên cứu từ thí nghiệm đơn giản đến phức tạp đòi hỏi một sự phân tích đa nhân
tố. Công tác khuyến nông và các chương trình phát triển sâu rộng hơn là rất cần
thiết.
Có sự thúc đẩy phát triển nhằm xem xét thực hiện nghiên cứu khoa học với
tầm nhìn rộng lớn. Nghĩa là người đưa ra quyết định yêu cầu nghiên cứu khoa học
và khuyến nông liên kết trực tiếp với kết quả mong đợi như cải thiện tính bền vững
về sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu khoa học và khuyến nông cần có ý thức về
các tác động như cải thiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống bao gồm
cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường. Với mức độ thực hành, một chiến lược

ICM sẽ giúp các nhà sản xuất, tổ chức và tư nhân liên kết với nhau để tăng cường
tác động tốt lên tài nguyên ngày càng khan hiếm của con người.
Nền tảng của chiến lược ICM là sự đổi mới và hợp tác có hiệu quả về công
việc của đa tổ chức, đa ngành nghề. Cách tiếp cận này mang đến sự phối hợp công
việc nghiên cứu, khuyến nông và cung cấp tài chính để tập trung vào một công
việc và thành quả chung. Chiến lược ICM cung cấp cho tất cả các bên tham gia
một sự linh động và cơ chế phản hồi trong việc sử dụng và thương mại hóa thành
công kiến thức và sản phẩm. Một trong những lợi ích lớn nhất mà chiến lược ICM
cung cấp là chiến lược chia sẻ nghiên cứu, công nghệ và xây dựng khả năng cho
tất cả các bên tham gia.
Mục đích của chiến lược ICM là giúp nhà sản xuất nông nghiệp và công

6

nghiệp tăng sức khỏe môi trường, phát triển kinh tế của nông trại, đảm bảo chất
lượng và cung cấp lương thực, thực phẩm để sử dụng hàng ngày và công nghiệp
chế biến, cung cấp thức ăn cho công nghiệp chăn nuôi
Để đạt được mục đích đó, ICM xác định kết quả chiến lược và ưu tiên để đáp
ứng tất cả hoặc một phần yêu cầu của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan vào sản
xuất bao gồm người nông dân, tổ chức nghiên cứu và chính quyền các cấp.

Phạm vi
Chiến lược này cần phải bao gồm việc xác định cách thức cho các tổ chức
chính phủ, nhà sản xuất, công nghiệp và người dân có thể liên kết làm việc với
nhau. Chính họ xác định những yêu cầu và sự đóng góp hiện tại và tương lai của
các bên tham gia là cần thiết cho sự thành công công việc chung.
Chiến lược bao gồm cây trồng, đất đai, môi trường, thay đổi khí hậu, sản
xuất và kinh tế môi trường. Nó bao gồm cả cây trồng ngoài đồng ruộng và sản
phẩm trong bảo quản, vấn đề chung giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nghiên cứu
và khuyến nông. Nó là tổng hợp hệ thống kiến thức nhằm:

- Nâng cao tính bền vững.
- Tìm các phương pháp thay thế nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng, đất đai
một cách lâu dài bằng việc cung cấp và bảo vệ đất, nước, không khí và các sản
phẩm kinh tế của nông nghiệp.
- Tăng hiệu quả của dòng chu chuyển nước và dinh dưỡng trong các hệ thống cây
trồng và vật nuôi.
- Nâng cao lãi ròng và giảm sự chi phí lãng phí trong sản xuất bằng cách thay đổi
hiệu quả đầu vào, tài nguyên thiên nhiên nhiên và con người; nắm giữ nhiều thành
phần của một hệ thống (carbon, đa dạng sinh học) và giảm sự di chuyển bên ngoài
hệ thống nông nghiệp (rủi ro môi trường).
- Thực hiện tiếp cận một cách hệ thống trong vấn đề sâu bệnh hại, cỏ dại gây hại
cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng đến chuỗi giá trị.
- Tăng cường nghiên cứu di truyền và các công nghệ khác nhằm giảm thiểu sự tác
hại và tăng cường giá trị của chuỗi.

Tiếp cận
Phát triển một chiến lược nhằm giảm sự tổn thương và tăng sự bền vững
trong nông nghiệp và một quá trình biến động. Nó liên quan đến đánh giá rủi ro,
xác định vùng ưu tiên để nghiên cứu tính thích nghi và xác định kế hoạch thị
trường nhằm đảm bảo rằng kiến thức mới đã được chấp thuận để kiến tạo sự tác
động lên cộng đồng nông thôn và công nghiệp thực phẩm.
Một số lợi ích của cách tiếp cận R&D (nghiên cứu và phát triển) của chiến
lược ICM bao gồm:

7

- Giảm thiểu sự trùng lặp thông qua sự phối hợp, mục đích chung, hợp tác, và sự
tập trung của các bên tham gia và người dân.
- Chú trọng nhu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện bằng cách cung cấp hướng ưu tiên
và cơ chế quản lý cho chiến lược đầu tư nghiên cứu.

- Định hướng các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sản xuất bền
vững.
- Phát triển năng lực, kỹ năng phối hợp của các tổ chức khác nhau để làm nỗi bật
sự đổi mới.
- Duy trì sản phẩm và dịch vụ trọng tâm trong chiến lược quản lý khoa học và đổi
mới – áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Chú trọng trách nhiệm về đầu tư R&D, kết quả và hành động trong quá trình đổi
mới toàn diện.
- Truyền thông và mở rộng những kết quả nhằm cải thiện sự chấp thuận của công
nghiệp, nông thôn và thành thị, tăng sự tin tưởng về sản phẩm an toàn chất lượng
cao, liên kết chuyển giao kiến thức và nghiên cứu với chính sách, kết hợp sự tối ưu
giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường đối với sản xuất nông nghiệp.

2.2. Các chiến lược ICM
Có nhiều cách để mô tả chiến lược ICM. Các bên tham gia chọn sự mô tả sau.
Tác động (Impact) là sự tổng hợp của 4 kết quả (outcomes) bắt nguồn từ sự đóng
góp của từng kết quả. Kiến thức đóng góp thông qua các hoạt động được kết nối
kiến tạo nên kết quả. Người chỉ dẫn đánh giá sự đóng góp ở từng mức độ. Các kết
quả đi liền với một số sản phẩm (output) tạo nên các chiến lược. Chiến lược là bao
hàm toàn diện và kết quả được liên kết với nhau.
Tác động của chiến lược ICM được nhìn nhận là: sản xuất nông nghiệp phải
có tính cạnh tranh, bền vững và có lợi nhuận, đáp ứng được nhu cầu của nhà sản
xuất, chế biến và người tiêu dùng.
Để đạt được sự nhìn nhận đó, các bên tham gia đã xác định 4 kết quả, tập
trung vào xác định sự rủi ro và làm giảm sự rủi ro đó, hiểu về hệ thống ICM, nâng
cao hiệu quả hệ thống trồng trọt và chăn nuôi và chuyển giao kiến thức mới.

2.2.1. Kết quả 1 – Các rủi ro
Cải thiện khả năng của nhà sản xuất trong việc đánh giá và quản lý sự ảnh hưởng
của các yếu tố vô sinh và hữu sinh đến sản xuất bền vững

Mục đích chung là giúp người sản xuất đạt được kết quả cao nhất về sản xuất
bền vững một hệ thống cây trồng cụ thể. Điều này được hoàn thiện bởi việc xác
định các mối nguy hại đối với sức khỏe cây trồng và môi trường, các hệ thống dự

8

báo phát triển, cải thiện di truyền thực vật và phát triển giảm thiểu rủi ro và chiến
lược quản lý sự phản ứng với ảnh hưởng của các mối nguy hại vô sinh và hữu
sinh.

Kết quả cho việc xác định rủi ro và giảm thiểu rủi ro:
1.1. Phát triển phương pháp đánh giá mối nguy hại vô sinh và hữu sinh đến sản
xuất cây trồng và môi trường, rủi ro của việc giới thiệu giống cây trồng mới và các
công nghệ sản xuất mới.
1.2. Phát triển các mô hình dự báo sự tác động của các mối nguy hại vô sinh và
hữu sinh.
1.3. Phát triển công nghệ và thực hành nhằm làm giảm mối nguy hại vô sinh và
hữu sinh bao gồm ngưỡng hành động và các biện pháp quản lý thay thế và nâng
cao.
1.4. Phát triển các tác nhân phòng trừ sinh học và tác nhân sinh học để quản lý
dịch hại và nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng.
1.5. Nâng cao khả năng chống chịu các khủng hoảng về hữu sinh và vô sinh bằng
công việc chọn tạo giống cây trồng và đa dạng di truyền thực vật (Liên kết với Sản
phẩm 1, 3 của Kết quả 2)

Các hoạt động ưu tiên căn bản cần phải có cho Kết quả 1:

- Thường xuyên tiến hành điều tra sự phân bố và mức độ gây hại của dịch hại (cỏ
dại, sâu hại và bệnh hại) nhằm cung cấp số liệu cơ bản để mô hình hóa, cảnh báo
sớm và phát hiện các mối nguy hại mới. Bởi vì sự phát sinh, gây hại của dịch hại

phụ thuộc vào các yếu tố vô sinh nên khi điều tra cần thiết phải thu thập số liệu
hợp lý về thời tiết và đất đai. (Kết quả 1.1.)
- Phát triển chiến lược giảm thiểu sự rủi ro về mối nguy hại hữu sinh và vô sinh,
bao gồm ngưỡng kinh tế và giúp đỡ chẩn đoán. Tiếp cận giải quyết vần đề cần
phải bổ sung và làm thuận tiện các hoạt động ở mức hệ thống canh tác và chuyển
giao kiến thức. (Kết quả 1.3)
- Tiến hành các nghiên cứu về tác động của các cây trồng và giống cây trồng mới
lên các yếu tố môi trường hữu sinh và vô sinh nhằm hỗ trợ sự đa dạng sinh học.
(Kết quả 1.1)





9

Các hoạt động ưu tiên phụ thuộc cần phải có cho Kết quả 1:

+ Kết quả 1.1
Đánh giá rủi ro/ tác hại của dịch hại bằng cách:
- Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của dịch hại quan trọng.
- Đánh giá tác hại của dịch hại đối với sản xuất của trang trại bao gồm sự tác động
kinh tế, lợi nhuận…

+ Kết quả 1.2
Thúc đẩy cơ chế nhằm nâng cao sự hiểu biết về tương tác của dịch hại để
phát triển thực hành có tính bền vững về kinh tế và môi trường, bằng việc:
- Mô hình hóa sự tương tác giữ phân bố của dịch hại và mức độ gây hại, thời tiết,
đất đai và thực hành quản lý nông học ở mỗi vùng sản xuất.


+ Kết quả 1.3
Thúc đẩy/ kiến tạo các phương pháp hoặc quy trình thu thập, giải thích và
truyền bá thông tin về mối nguy hại và rủi ro đối với hệ thống sản xuất bền vững,
bằng cách:
- Phát triển hệ thống hỗ trợ quyết định để làm thuận tiện việc đánh giá rủi ro của
việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại.

+ Kết quả 1.4
Xác định công cụ và công nghệ để làm thuận tiện cho việc giảm sự rủi ro
trong quản lý cây trồng, bằng cách:
- Phát triển các tác nhân phòng trừ sinh học và các tác nhân sinh học từ việc xác
định các tác nhân để sử dụng chúng trong hệ thống canh tác.

+ Kết quả 1.5
Thúc đẩy cơ chế nhằm tránh sự rủi ro đến các cây trồng hiện tại và cây trồng
mới, bằng cách:
- Phát triển kỹ thuật phát hiện gene như lập bản đồ, marker và tiểu vệ tinh (micro
satellites) (hay SSR: simple sequence repeats, khuếch đại các đoạn lặp đơn giản)
nhằm nhanh chóng tuyển chọn các giống cây trồng kháng dịch hại.
- Tăng cường gene chịu đựng các khủng hoảng phi sinh học. ICM Strategy 13

2.2.2. Kết quả 2 - Các hệ thống
Cải thiện sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nông nghiệp của hệ
thống trồng trọt
Mục đích là cải thiện tính bền vững lâu dài của hệ thống trồng trọt. Sản xuất

10

các loại cây trồng có chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và
bảo vệ đất, nguồn nước là nội dung cơ bản của chiến lược này. Chiến lược này sẽ

đóng góp cho sức khỏe kinh tế của trang trại và các công nghiệp nông nghiệp liên
quan, trợ giúp cải thiện sự hiểu biết thấu đáo về xã hội của các cộng đồng nông
thôn.

Kết quả của hệ thống
2.1. Hệ thống trồng trọt đóng góp vào đa dạng cây trồng, sức khỏe đất và sản xuất
cây trồng bền vững thông qua sử dụng tốt cây rau màu, cây thức ăn gia súc, cây
che phủ và hiểu biết tốt hơn về sinh thái và quản lý đất.
2.2. Cải thiện hệ thống quản lý dinh dưỡng và nước nhằm tăng cường sử dụng
dinh dưỡng và nước cho cây trồng ở cả 2 điều kiện: có tưới tiêu và không có tưới
tiêu (đáp ứng nhu cầu cây trồng) mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
xung quanh (không khí, nước, đất).
2.3. Cải thiện hệ thống quản lý dịch hại bằng việc phát triển cây trồng chống chịu
dịch hại, hệ thống canh tác có thể giảm sự rủi ro bùng phát dịch hại và các phương
pháp tổng hợp quản lý dịch hại.
2.4. Kết hợp cây trồng mới hoặc công nghệ mới vào hệ thống canh tác cùng với
việc giảm thiểu rủi ro an toàn thực phẩm và môi trường.
2.5. Tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên thông qua việc cải thiện di truyền của
lương thực, thực phẩm, bông sợi và chất lượng cây trồng nhằm đáp ứng yêu
cầu/nhu cầu của thị trường/người tiêu dùng.

Các hoạt động ưu tiên căn bản yêu cầu cho Kết quả 2:Strategy 14
- Phát triển các hệ thống canh tác đa dạng nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nước
và dinh dưỡng để nâng cao và làm bền vững sản xuất cây trồng và đa dạng sinh
học thông qua việc lựa chọn thích hợp các loại cây trồng và kỹ thuật canh tác cho
các vùng sinh thái khác nhau. (Kết quả 2.1 và 2.2)
- Phát triển hệ thống quản lý dịch hại bền vững cho cây trồng. (Kết quả 2.3)
- Phát triển và làm thích nghi các cây trồng và giống cây trồng mới nhằm đảm bảo
việc cung cấp ổn định và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng về lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng và bông sợi và các nguyên liệu khác

phụ vụ công nghiệp. (Kết quả 2.5)

Các hoạt động ưu tiên phụ thuộc yêu cầu cho Kết quả 2:

Kết quả 2.1
- Phát triển luân canh cây trồng bằng các công thức luân canh phù hợp, bền vững
cho các vùng sinh thái khác nhau.
- Xác định các kỹ thuật trồng trọt và hệ thống canh tác nhằm tạo điều kiện thuận

11

lợi cho các sinh vật có ích sinh trưởng, phát triển, đóng góp vào việc quản lý dịch
hại và dinh dưỡng cho cây trồng.
- Phát triển thực hành sản xuất bền vững, có hiệu quả kinh tế cho các vùng đất dễ
bị xói mòn nhằm bảo vệ đất trồng trọt.

Kết quả 2.2
- Phát triển các hệ thống canh tác nhằm giảm diện tích canh tác trong nhà kính,
nhà lưới.

Kết quả 2.3
- Phát triển các giống cây mới cho các loại cây trồng chủ lực có khả năng chống
chịu các loài dịch hại quan trọng bằng việc lai tạo giống theo phương pháp truyền
thống hoặc công nghệ di truyền.

Kết quả 2.4
- Đánh giá và kết hợp các thực hành sản xuất mới như nông nghiệp đặc thù, biến
đổi gene vào hệ thống canh tác.
- Giảm việc sử dụng thuốc trừ dịch hại trong hệ thống sản xuất cây trồng bằng
cách phát triển và chấp nhận các kỹ thuật trồng trọt đúng đắn và quản lý dịch hại

dựa vào sinh thái.
- Phát triển thực hành quản lý dịch hại và dinh dưỡng cho các hệ thống sản xuất
nông nghiệp hữu cơ và phi nông dược.

Kết quả 2.5
- Trồng đa dạng cây trồng và sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao nhằm tạo
nhiều cơ hội về giá trị hành hóa và thị trường mới. ICM Strategy 15

2.2.3. Kết quả 3 – Hệ thống trồng trọt và chăn nuôi
Cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững của hệ thống sản xuất trồng
trọt – chăn nuôi
Mục đích là tăng cường chức năng của trồng trọt và chăn nuôi trong một hệ
thống và trợ giúp ngành chăn nuôi thực hiện được mục đích của mình. Phát triển
và so sánh chiến lược trồng cây thức ăn gia súc và cây trồng cho những vùng có
thời vụ ngắn và các trang trại hỗn hợp (nhiều hoạt động sản xuất) trên mức độ kinh
tế và môi trường về chi phí cao (canh tác), chi phí thấp (sinh thái), diện tích trồng
trọt, số đầu gia súc So sánh hệ thống trang trại thâm canh và mở rộng, và quá
trình sản xuất trồng trọt - chăn nuôi trong hệ thống ảnh hưởng đến dòng chảy,
vòng chu chuyển và cân bằng về dinh dưỡng, carbon, năng lượng và nước trong hệ
sinh thái nông nghiệp và sinh cảnh.

12

Kết quả cho hệ thống trồng trọt/chăn nuôi
3.1 Cải thiện tính ổn định trong việc cung cấp thức ăn gia súc bằng cách giảm sự
biến động trong sản xuất thức ăn gia súc.
3.2 Cải thiện hiệu quả kinh tế của hệ thống trồng trọt/chăn nuôi trên một đơn vị
diện tích canh tác và một đầu gia súc bằng việc phân tích kinh doanh và đánh giá
rủi ro.
3.3. Cải thiện chất lượng thịt và sữa và tăng đa dạng sản phẩm bằng cách phát triển

thực hành quản lý tốt hơn và đổi mới thức ăn.
3.4. Cải thiện và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong hệ thống đất/ cây
trồng/ chăn nuôi bằng việc nghiên cứu vòng chu chuyển dinh dưỡng và dòng chảy
trong hệ thống.
3.5. Giảm tác động môi trường của hệ thống chăn nuôi bằng việc tối ưu hóa sự ảnh
hưởng và hiệu quả giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Các hoạt động ưu tiên căn bản yêu cầu cho Kết quả 2:
- Phát triển và thử nghiệm chiến lược thâm canh đồng cỏ cho những vùng có thời
vụ ngắn và các trang trại hỗn hợp để cải thiện khối lượng và chất lượng cỏ (Kết
quả 3.1)
- So sánh các thực hành canh tác chi phía cao (canh tác), thấp (sinh thái) đối với
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và một đầu gia súc. (Kết quả 3.2)
- Xác định tác động ở các mức độ khác nhau của việc mở rộng và thâm canh đến
dòng chảy và vòng chu chuyển dinh dưỡng trong hệ thống trồng trọt/ chăn nuôi.
(Kết quả 3.4)
- Xác định hệ thống trang trại và quá trình sản xuất ảnh hưởng đến cân bằng dinh
dưỡng, năng lượng và nước như thế nào. (Kết quả 3.5)

Các hoạt động ưu tiên phụ thuộc yêu cầu cho Kết quả 3:

Kết quả 3.1gy 16
Giảm sự thay đổi việc sản xuất thức ăn gia súc bằng cách: Nghiên cứu và cải
thiện phương pháp rải vụ trồng cỏ và cải thiện chất lượng cỏ vụ đông cho chăn
nuôi trâu bò.
- Tối ưu hóa phối hợp trồng cây ngắn ngày và dài ngày ở các mức độ khác nhau
(ví dụ loài cây, sử dụng (cỏ, hạt, thức ăn ủ…), chi phí cao/ chi phí thấp) để luân
canh cây trồng ở các trang trại hỗn hợp.
- Đánh giá khả năng thích nghi của các loài cây để trồng các loại cỏ, cây thay thế ở
các vùng sinh thái có điều kiện khác nhau về dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ…

- Cải thiện và đánh giá nhằm giới thiệu các loại cỏ, thực vật khác trồng vào các
vùng trồng cỏ.


13

Kết quả 3.2
Tăng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của chăn nuôi bằng cách giảm chi phí sản
xuất cho một đầu gia súc:
- Giảm chi phí chăn nuôi vụ đông bằng cách giảm chi phí đầu tư về cho ăn và sản
xuất thức ăn.
- Phát triển trang trại và mô hình hóa hệ thống để đánh giá các thành tố trong hệ
thống thức ăn – đồng cỏ để xác định vai trò và hiệu quả kinh tế của các hệ thống
chăn nuôi trau bò và lợn.
- Phát triển công cụ đưa ra quyết định dễ dàng để xác định cây trồng kinh tế và
chiến lược chăn nuôi cho trang trại.

Kết quả 3.3egy 17
Đa dạng sản phẩm thịt và cải thiện chất lượng và giá trị thịt và các sản phẩm
khác từ gia súc, bằng cách:
- Nghiên cứu hệ thống sản xuất thịt thay thế bao gồm khẩu phần thức ăn, trồng cỏ
và phát triển các sản phẩm thịt mới.
- Tối ưu hóa hệ thống sản xuất thịt hữu cơ và thay thế cỏ với việc giảm vấn đề về
thịt và sản phẩm khác và nâng cao các đặc tính liên quan đến sức khỏe (ví dụ: hàm
lượng axít béo).

Kết quả 3.4
Cải thiện hiệu quả sử dụng dinh dưỡng và giảm chi phí sản xuất cho trang
trại, bằng cách:
- Phát triển mô hình giả định để theo dõi dòng chảy dinh dưỡng ở trang trại.

- Cải thiện hiệu quả sử dụng dinh dưỡng bằng cách tối ưu hóa sử dụng nguồn phân
bón và hữu cơ như luân canh, quản lý động vật…

Kết quả 3.5
Giảm tác động môi trường của chăn nuôi thông qua việc quản lý cây trồng và
khu vực chăn nuôi, bằng cách:
- Phát triển phương pháp giảm tác động của chăn nuôi lên chất lượng nước.
- Phát triển phương pháp cải thiện hiệu quả sử dụng nước trong hệ thống trồng
trọt-chăn nuôi.
- Xác định tác động của thực hành trồng cây thức ăn gia súc lên các yếu tố môi
trường như sử dụng nước, sản xuất trong nhà kính, sử dụng dinh dưỡng…

2.2.4. Kết quả 4 – Chuyển giao kiến thức
Tăng cường sự hiểu biết và chấp nhận thông tin, kiến thức về ICM
Kết quả này nhằm tăng cường sự hiểu biết và chấp nhận kiến thức về ICM và

14

đảm bảo sự thay đổi các thực hành. Kết quả này sẽ đạt được bởi việc tăng cường
hợp tác giữa các tổ chức liên quan đến khuyến nông và chuyển giao thông tin đến
người nông dân, tập trung vào các công nghệ, kỹ thuật mới để có thể khuyến khích
người dân tham gia, nâng cao sự tiếp cận của người dân đối với thông tin và
chương trình tập huấn về ICM, cung cấp hệ thống công nhận sự tham gia học tập
của họ.

Kết quả cho việc chuyển giao kiến thức
4.1. Tăng cường mối liên kết giữa nhà nghiên cứu, nhà nông học, nhà đổi mới,
người đồng thuận, các tổ chức trang trại, bảo hiểm nông nghiệp và nhà giáo dục.
4.2. Tăng cường sự tiếp cận thông tin sử dụng trong truyền thông đa phương bằng
việc cung cấp thông tin, đảm bảo hiểu và tiếp cận được thông tin về ICM.

4.3. Tăng hiệu quả thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin về ICM.
4.4. Tăng khả năng đáng giá tác động của chiến lược ICM.
4.5. Tăng tính công nhận các sản phẩm sản xuất từ hệ thống trang trại ứng dụng
ICM

Các hoạt động ưu tiên căn bản yêu cầu cho Kết quả 4:
- Tiếp cận và mô tả hệ thống khuyến nông các cấp hiện có, xác định khó khăn, nhu
cầu và đưa khuyến cáo, với người nông dân chủ chốt. (Kết quả 4.1)
- Phát triển phương pháp chuyển giao nghiên cứu ICM vào hệ thống truyền thông
bao gồm các lợi ích của khuyến nông và phương pháp khuyến nông phù hợp. (Kết
quả 4.3)
- Phát triển dữ liệu cơ bản để đánh giá thay đổi thực hành ICM. (Kết quả 4.5)

Các hoạt động ưu tiên phụ thuộc yêu cầu cho Kết quả 3:

Kết quả 4.1
Tăng cường mối liên kết giữa nhà nghiên cứu, nhà nông học, nhà đổi mới,
người đồng thuận, bằng cách:
- Thiết lập nhóm chuyển giao công nghệ ICM địa phương bao gồm đại diện từ các
tổ chức, cá nhân liên quan. Điều này mang lại một sự tập trung cần thiết nhất cho
phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và cho phép kiểm tra và phản hồi
lẫn nhau. Điều này cũng tạo điều kiện phát triển nguồn thông tin liên quan và sử
dụng thông tin ở trong địa phương.
- Phát triển chương trình huấn luyện về ICM; làm mô hình “nhà nghiên cứu – nhà
khuyến nông – người nông dân cho người nông dân” thực hiện dễ dàng và thuận
lợi hơn.
- Phát triển mô hình tự nông dân thực hiện với sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân
và nông dân chủ chốt.

15


- Thiết lập một dang sách người liên lạc chủ chốt về các lĩnh vực khác nhau của
ICM để đảm bảo việc liên lạc với các chuyên gia thích hợp khi cần thiết.
- Thiết lập cơ cấu tổ chức và tiến trình thực hiện trong đó trình bày rõ ràng về vai
trò và nhiệm vụ của các bên tham gia.

Kết quả 4.2
Phát triển mô hình truyền thông đa phương để cung cấp thông tin, đảm bảo
hiểu và tiếp cận được thông tin, bằng cách:
- Sử dụng các thông tin và phương thức truyền thông đã có sẵn (như mạng lưới
khuyến nông, bảo vệ thực vật…) để cung cấp thông tin về ICM.
- Phát triển nguồn tài chính để đảm bảo việc tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa
các thông tin đó vào hệ thống dữ liệu mà cho phép tiếp cận dễ dàng, tóm tắt dữ
liệu nhanh chóng và thông tin phù hợp.
- Phát triển các dự án đào tạo mới ở các trường đại học mà sinh viên có thể thu
thập các tài liệu trong các chuyên đề nóng và lĩnh vực mới. Trên cương vị là nhà
nông học làm việc trên đồng ruộng, sinh viên sẽ xác định được vấn đề và đảm bảo
chắc chắn các thông tin thu được là rõ ràng, trung thực, đúng với chỉ dẫn, vì vậy
các thông tin đó có thể được sử dụng trên website hoặc tại liệu về ICM.

Kết quả 4.3 Strategy 21
Tăng hiệu quả thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin, bằng cách:
- Liên kết chuyển giao công nghệ với nghiên cứu trong một dự án và một cơ chế
thông thoáng để đảm bảo chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả các kết quả
nghiên cứu.
- Sử dụng các website phổ biến để chuyển tải các thông tin về ICM đúng thời gian
và hình thức thân thiện với người sử dụng nhằm thông tin nắm bắt được là ngắn
gọn, có tính khoa học, dễ hiểu.
- Phát triển nguồn dữ liệu trọng tâm bao gồm nhiều nguồn thông tin từ các tạp chí,
báo cáo khoa học đến các trang báo địa phương.

- Phát triển một khung chuẩn hóa rõ ràng, ngắn gọn để các bên tham gia thu nhận
được các phản hồi có giá trị.
- Sử dụng phương thức phù hợp và trọng điểm cho việc truyền bá thông tin bao
gồm tài liệu bướm, website, radio, tivi, gặp gỡ nhà sản xuất và các phương pháp
truyền thống khác.


Kết quả 4.4
Nhà sản xuất được công nhận ứng dụng tốt hệ thống ICM trong trang trại của
họ, bằng cách:
- Thiết lập một hệ thống tập huấn ICM cho nông dân

16

- Phát triển kế hoạch thị trường bao gồm tên và nhãn mác mới cho sản phẩm sản
xuất bằng ICM như “xanh và sạch”.

Kết quả 4.5
Phát triển khả năng đánh giá tác động của chiến lược ICM, bằng cách:
- Sử dụng thông tin hiện có thu tập được để xây dựng một nghiên cứu cơ bản, ví
dụ: báo cáo cuối cùng về thực hiện ICM, đặc điểm của chính sách nông nghiệp và
trang trại, internet cho nông dân…
- Xác định yếu tố cản trở sự chấp thuận và xác định hệ thống truyền tin ảnh hưởng
đến người nông dân.
- Sử dụng các nghiên cứu trường hợp trên đồng ruộng để nâng cao sự truyền đạt
thông tin. ICM Strategy 22






















17

BÀI 3

CÁC BIỆN PHÁP CỦA ICM

3.1. Chọn địa điểm sản xuất, giống và cây giống
3.1.1. Chọn địa điểm sản xuất
- Chọn đất là một vấn đề quan trọng để sản xuất các sản phẩm an toàn. Cần phải
xem xét lịch sử về sinh học và hóa học của địa điểm sản xuất. Đất có thể chứa các
vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất khó phân hủy và kim loại nặng.
- Chọn địa điểm không có dịch hại, tránh trồng trên ruộng trước đó có nhiều cỏ dại,
tuyến trùng, bệnh.

- Cần đánh giá sự rủi ro gây nên độc hại đối với môi trường bên trong hoặc bên
ngoài địa điểm sản xuất. Đánh giá sự rủi ro cần xem xét: tính ưu tiên sử dụng của
địa điểm và tác động của sản xuất cây trồng, vật nuôi và xử lý sau thu hoạch lên
bên trong và bên ngoài địa điểm sản xuất.

3.1.2. Chọn giống và cây giống
- Để giảm đến mức thấp nhất sử dụng hóa chất và phân bón, chọn giống cây trồng
có khả năng kháng dịch hại và trồng ở nơi có dạng đất và dinh dưỡng đất thích
hợp.
- Chọn cây giống, hạt giống tốt, không bị sâu bệnh hại và không chứa mầm mống
sâu bệnh.
- Không trồng các giống, cây trồng có độc tố đối với con người và gia súc.

3.2. Quản lý đất và dinh dưỡng
3.2.1. Quản lý đất bền vững
3.2.1.1. Một số đặc điểm của đất bền vững
- Quản lý đất liên quan đến việc quản lý các sinh vật sống trong đất. Yếu tố ảnh
hưởng đến hàm lượng hữu cơ, sự tích lũy và tỷ lệ phân giải các chất trong đất là
hàm lượng oxy, lượng đạm, ẩm độ và nhiệt độ đất và sự bón thêm hoặc lấy đi các
vật liệu hữu cơ. Tất cả các yếu tố đó đồng thời tác động vào đất. Yếu tố này có thể
hạn chế các yếu tố khác. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ sinh sản
của các sinh vật phân giải chất hữu cơ. Người quản lý phải hiểu rõ các yếu tố này
khi đưa ra quyết định tác động vào đất. Cần phải xem xét các yếu tố này đồng thời
cùng một lúc.

18

- Tăng hàm lượng oxy trong đất làm tăng nhanh chóng quá trình phân hủy chất
hữu cơ. Việc cày, bừa, xới xáo, lên luống là các biện pháp gia tăng oxy trong đất.
Kết cấu đất cũng đóng vai trò quan trọng, thường đất pha cát có độ thông thoáng

hơn đất thịt nặng.
- Hàm lượng đạm trong đất ảnh hưởng bởi lượng phân bón sử dụng. Nếu lượng
nitơ quá mức mà không bón thêm cacbon thì làm tăng sự phân hủy chất hữu cơ.
- Ẩm độ đất ảnh hưởng đến tỷ lệ phân hủy. Vi sinh vật đất hoạt động tốt nhất khi
đất có chu kỳ khô và ẩm ướt xen kẽ. Quần thể vi sinh vật trên đất khô tăng sau khi
làm ẩm đất và ngược lại.
- Các sinh vật đất cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ, chúng chỉ hoạt động tốt
trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì chúng
hoạt động kém.
- Bón thêm chất hữu cơ là cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật đất. Để tăng
chất hữu cơ trong đất thì lượng chất hữu cơ bón vào đất phải lớn hơn lượng mất đi.
- Dinh dưỡng khoáng cần thiết cho sự hiện diện của sinh vật đất và cây trồng sinh
trưởng, phát triển. Cần phải có hàm lượng phù hợp nhưng không được vượt quá
mức đối với các chất như canxy, magiê, kali, phốt pho, natri và các chất vi lượng
khác.
- Các loại phân bón được mua bán trên thị trường cũng đóng vai trò quan trọng
trong nông nghiệp bền vững. Một số phân bón không ảnh hưởng đến sinh vật đất
và cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng. Tuy nhiên một số loại phân bón lại
tác động xấu đến sinh vật đất như KCl, NH
3

- Đất tốt là tài sản của người nông dân. Nông nghiệp bền vững nghĩa là bền vững
đất. Duy trì độ che phủ đất bằng cây trồng, tủ đất hoặc các phế phẩm cây trồng
trong suốt năm là đạt được mục đích bền vững nguồn tài nguyên đất. Nếu đất
không được che phủ hoặc ngăn chặn thì rất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Một lượng nhỏ
đất bị xói mòn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên đất. Thường rất khó nhận
biết sự tác hại của xói mòn, rửa trôi đất nên vấn đề này thường bị người nông dân
không quan tâm. Trồng các cây trồng hàng năm thường đi đôi với sự xói mòn và
rửa trôi đất. Cây lâu năm không yêu cầu cày bừa, xới xáo đất nhiều nên có thể hạn
chế được xói mòn đất và đảm bảo sự bền vững đất.


3.2.1.2. Nguyên lý quản lý đất bền vững

- Sinh vật đất quay vòng dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi ích khác.
- Chất hữu cơ là thức ăn của sinh vật đất.
- Đất phải được che phủ nhằm chống xói mòn và tăng nhiệt độ.
- Việc trồng trọt làm tăng nhanh sự phân hủy chất hữu cơ.

19

- Lượng nitơ quá mức làm tăng phân hủy chất hữu cơ; thiếu đạm làm giảm sự phân
hủy chất hữu cơ và gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cây trồng.
- Cày đất, xới xáo làm tăng phân giải chất hữu cơ, tiêu diệt côn trùng đất và giun
đất, tăng xói mòn đất.
- Lượng chất hữu cơ tạo được và cung cấp cho đất phải lớn hơn lượng chất hữu cơ
bị phân hủy.
- Độ phì của đất cần phải đạt được ngưỡng chấp nhận.

3.2.1.3. Các bước quản lý để cải thiện chất lượng đất
1. Đánh giá sức khỏe đất và hoạt động sinh học
Thường sử dụng sổ ghi chép cơ bản về đất để đánh giá sự thay đổi diễn ra đối
với đất trang trại. Phân tích đất để xác định hàm lượng dinh dưỡng (P, K, Ca,
Mg…) không cung cấp thông tin về tính chất vật lý và sinh học của đất. Thường
người nông dân có các tiêu chí của chính mình để đánh giá sức khỏe của đất (đất
tốt hay xấu). Cần phải có các kỹ thuật mới để đánh giá sức khỏe đất bao gồm tính
chất vật lý, sinh học và ảnh hưởng của việc quản lý đất và hoạt động sản xuất đến
sức khỏe đất.

Một số kỹ thuật đánh giá:
- Phân tích đất: thoát nước, khả năng giữ nước, pH, hàm lượng ni tơ, muối, tính ổn

định của kết cấu đất, số lượng côn trùng và giun đất, độ tơi xốp của đất…
- Cảnh báo sớm kiểm soát đất canh tác: Cần phải có hướng dẫn về kiểm soát đất
canh tác, trong đó có các chỉ tiêu để đánh giá sức khỏe đất trên đồng ruộng. Nêu rõ
các thiết bị cần thiết để đánh giá, các thiết bị đó phải rẻ và dễ tìm. Các phương
pháp đánh giá đơn giản. Bản hướng dẫn phải dễ đọc, dễ hiểu và dễ mang theo khi
đi quan sát ngoài đồng ruộng.
- Đánh giá trực tiếp sức khỏe đất: Một số cách có thể xác định sức khỏe đất như sờ
nắn và ngửi. Có thể đếm số lượng sinh vật đất trên bề mặt các tàn dư cây trồng. So
sánh các vùng khác nhau để xác định thực hành sản xuất của người dân ảnh hưởng
như thế nào đến chất lượng đất.
- Mô hình đơn giản về xói mòn và rửa trôi đất: Mô hình đơn giản này chứng minh
giá trị của che phủ đất.

2. Sử dụng các công cụ và kỹ thuật đơn giản để nâng cao và duy trì độ phì đất
- Luân canh cây trồng có thể che phủ được đất không? Tàn dư cây trồng và cỏ lâu
niên như thế nào? Có nguồn chất hữu cơ và phân chuồng ở trang trại không? Có
cách nào giảm sự cày, xới xáo đất và phân đạm không? Ở nơi nào có thể, cần bổ
sung chất hữu cơ để cung cấp hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng cho cây trồng.
Tính toán dinh dưỡng khi sử dụng phân bón và chất hữu cơ bổ sung. Phân tích đất
và phân tích dinh dưỡng của các vật liệu sử dụng. Hiểu biết về lượng dinh dưỡng

20

cần cho mỗi loại cây trồng để bón lượng phân bổ sung phù hợp, giảm chi phí phân
bón. Thành phần dinh dưỡng của các vật liệu hữu cơ là khác nhau nên cần xác
định dinh dưỡng trong các vật liệu sử dụng bằng các phương pháp phân tích phù
hợp. Các chất dinh dưỡng chính của cây trồng, phân hữu cơ cũng có thể cung cấp
các vi lượng cần thiết. Các thiết bị sử dụng bón phân cũng quan trọng để đảm bảo
tỷ lệ sử dụng phân bón chính xác.


Một số công cụ và kỹ thuật:
- Phân chuồng
- Phân ủ
- Phân xanh và cây che phủ
- Than bùn
- Giảm cày xới
- Giảm thiểu sử dụng phân đạm tổng hợp

3. Tiếp tục kiểm tra các chỉ số thành công và thất bại
Sau khi thử nghiệm các thực hành mới cần tiếp tục kiểm tra sự thay đổi của
đất bằng cách sử dụng các công cụ như trong phần “ Đánh giá sức khỏe và hoạt
động sinh học”. Thường sử dụng các bảng biểu có thể sử dụng trên đồng ruộng để
ghi chép số liệu và sử dụng so sánh và xác định. Xem xét lại các nguyên tắc quản
lý đất bền vững và tìm phương cách áp dụng chúng trên đồng ruộng. Nếu quá khó
khăn trong việc áp dụng tất cả các thực hành cùng một lúc thì bước đầu chỉ áp
dụng một hoặc hai thực hành tốt và khả thi nhất.

3.2.2. Quản lý dinh dưỡng cây trồng
3.2.2.1. Chiến lược và kế hoạch quản lý dinh dưỡng
Chiến lược quản lý dinh dưỡng trình bày một phương pháp quản lý tất cả các
vật liệu sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Một kế hoạch quản lý dinh dưỡng trình bày chi tiết sử dụng dinh dưỡng như
thế nào cho vùng đất cụ thể. Kế hoạch quản lý dinh dưỡng dựa vào thành phần của
dinh dưỡng sử dụng và đặc điểm của đồng ruộng. Kế hoạch này nhằm tối ưu hóa
việc sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng trên đồng ruộng và giảm thiểu tác động
đến môi trường.
Chiến lược quản lý dinh dưỡng cho hoạt động nông nghiệp bao gồm các
thành phần sau. Các thành phần này cũng là thành phần yêu cầu của một kế hoạch
quản lý dinh dưỡng:
1. Mô tả các hoạt động

2. Kế hoạch đối phó những việc xẩy ra bất ngờ.
3. Phân tích dinh dưỡng hoặc giá trị dinh dưỡng
4. Liệt kê các thiết bị dự trữ

21

5. Tờ khai của một đơn vị trang trại
6. Bản thảo kế hoạch của một đơn vị trang trại

Một danh mục hợp phần yêu cầu cho chiến lược và kế hoạch quản lý dinh
dưỡng cho các hoạt động nông nghiệp được trình bày ở Bảng 3.1. Mỗi hợp phần
yêu cầu trong chiến lược và kế hoạch quản lý dinh dưỡng liên quan đến chiến lược
hoặc kế hoạch hoặc cả chiến lược và kế hoạch.

Bảng 3.1. Xác định các hợp phần yêu cầu trong chiến lược và kế hoạch quản lý
dinh dưỡng cho các hoạt động nông nghiệp

Hợp phần Chiến
lược
Kế hoạch

Mô tả các hoạt động Có Có Thông tin hoạt
động
Thỏa thuận Có Có
Tờ khai của một đơn vị trang trại Có Có Cho một đơn vị
trang trại
Bản thảo kế hoạch của một đơn vị
trang trại
Có Có
Liệt kê các vật liệu sử dụng (tự sản

xuất và mua)
Có Có
Kiểm kê và mô tả
các vật liệu sử
dụng
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng Có Có
Tiếp nhận Có Không Tiếp nhận và lưu
trữ
Thiết bị lưu trữ Có Có
Kế hoạch đối phó

Kế hoạch đối phó rủi ro Có Có
Biểu mẫu Biểu mẫu (sign-off form) Có Có
Độ màu mỡ Không Có
Bản thảo kế hoạch đồng ruộng Không Có
Thông tin về
đồng ruộng
Lấy mẫu đất và phân tích Không Có
Luân canh và năng suất Không Có Thông tin về cây
trồng
Kỹ thuật trồng trọt Không Có
Sử dụng phân bón bán trên thị
trường
Không Có
Sử dụng các vật liệu bổ trợ Không Có
Thông tin sử
dụng dinh dưỡng
Cân đối phân bón và và yêu cầu
nông học của cây trồng
Không Có




22

3.2.2.2. Chiến lược dinh dưỡng cho các hoạt động nông nghiệp
+ Xem xét lại và cập nhật chiến lược quản lý dinh dưỡng
Chiến lược quản lý dinh dưỡng phải được xem xét lại trong vòng 5 năm để
đảm bảo còn giá trị. Nên xác định và giải thích tất cả sự biến động của chiến lược
được ghi nhận từ các hành động thực tế. Sau 5 năm, phải có một chiến lược mới.
Nếu người sản xuất xây dựng nhà kho chứa sản phẩm hoặc chuồng trại chăn nuôi
mới thì cũng cần phải có một chiến lược quản lý dinh dưỡng mới.
+ Nội dung yêu cầu của chiến lược quản lý dinh dưỡng
Một chiến lược quản lý dinh dưỡng hoàn thiện phải bao gồm:
1. Thông tin về đơn vị trang trại
2. Mô tả các hoạt động sản xuất
3. Tờ khai đơn vị trang trại bao gồm vị trí, số lượng, tên…
4. Thỏa thuận
5. Bản kế hoạch của đơn vị trang trại
6. Liệt kê các vật liệu tự sản xuất – thông tin về phân bón/dinh dưỡng (dạng,
phân tích…)
7. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng.
8. Phân phối các loại dinh dượng tự sản xuất.
9. Thông tin về dự trữ: khối lượng hàng năm, ngày dự trữ, số lượng còn lại…
10. Kế hoạch đối phó rủi ro bất ngờ.
11. Biểu mẫu.
3.2.2.3. Chiến lược quản lý dinh dưỡng cho các hoạt động phi nông nghiệp
+ Giới thiệu chung
Các hoạt động phi nông nghiệp sinh ra các nguồn vật liệu phi nông nghiệp.
Nguồn vật liệu phi nông nghiệp được sử dụng bón vào đất như là nguồn dinh

dưỡng:
1. Bột giấy và giấy vụn.
2. Rác thải sinh học.
3. Tất cả các vật liệu không phải từ nông nghiệp có thể sử dụng để bón vào
đất như là nguồn dinh dưỡng.

23

Tất cả các hoạt động phi nông nghiệp sản sinh ra các nguồn vật liệu phi nông
nghiệp cần phải hoàn tiện một chiến lược quản lý dinh dưỡng.
+ Nội dung yêu cầu của một chiến lược quản lý dinh dưỡng đối với các hoạt động
phi nông nghiệp:
1. Mô tả điều kiện
Chiến lược quản lý dinh dưỡng yêu cầu mô tả điều kiện, bao gồm các thông tin
sau:
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Tên người liên lạc, vị trí công việc hoặc công việc đảm nhiệm trong
hoạt động (người có vai trò trong chiến lược)
- Sản lượng vật liệu hàng năm có thể sản xuất
- Mô tả các hoạt động thực hiện tại địa bàn.
2. Mô tả vật liệu và thông tin dự trữ
Liệt kê tất cả các dạng nguồn vật liệu phi nông nghiệp và các vật liệu khác
sản sinh ra bởi hoạt động phi nông nghiệp. Các dạng như rác thải sinh học, bột
giấy, giấy vụn, hoặc các vật liệu khác không phải từ sản xuất nông nghiệp mà có
thể sử dụng bón vào đất như một nguồn phân bón. Mô tả mỗi vật liệu phải bao
gồm chỉ rõ vật liệu đó thuộc dang lỏng hay rắn. Ước lượng và ghi nhận khối lượng
rác thải hàng năm cho các giai đoạn của chiến lược.
Cung cấp thông tin về dự trữ tất cả các nguồn vật liệu phi nông nghiệp sản
sinh ra. Liệt kê vị trí và điều kiện của các nơi dự trữ.

3. Chiến lược 5 năm cho các nguồn vật liệu phi nông nghiệp
Yêu cầu một kế hoạch 5 năm cho các vật liệu sản sinh ra bởi các hoạt động
phi nông nghiệp cho tất cả các mục đích sử dụng khác nhau. Các mục đích sử
dụng bao gồm: bón vào đất, lấp đất trống, đốt, chế biến (như ủ phân)… Nếu có sự
thay đổi về kế hoạch mục đích và khối lượng sử dụng thì cần phải mô tả chi tiết
nguyên nhân của sự thay đổi đó.


24

4. Phân tích dinh dưỡng của các vật liệu
Yêu cầu một chiến lược phân tích các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp sử
dụng bón vào đất. Người cung cấp nguyên liệu phải cung cấp thông tin về thành
phần và chất lượng của các nguyên liệu của họ. Yêu cầu phân tích trong phòng thí
nghiệm các chỉ tiêu như đạm, lân, kali, kim loại và vật gây bệnh.
5. Kế hoạch đối phó rủi ro bất ngờ
Yêu cầu có một kế hoạch cụ thể mô tả các hành động đối phó các rủi ro xẩy
ra khi thực hiện chiến lược quản lý dinh dưỡng. Kế hoạch này bao gồm các hành
động thay thế trong trường hợp thiếu nguồn dự trữ và cung cấp các nguyên liệu
thay thế các nguyên liệu phi nông nghiệp.
6. Phân bổ sử dụng các vật liệu
Đây là một phần của chiến lược hàng năm về phân bổ sử dụng các vật liệu.
Yêu cầu mô tả nơi sử dụng của tất cả các vật liệu. Những thông tin yêu cầu về
phân bổ vật liệu như sau:
* Sử dụng bón vào đất: các nguyên vật liệu phi nông nghiệp có ý định sử dụng cho
nông nghiệp:
- Số lượng kế hoạch quản lý dinh dưỡng liên quan hoặc số lượng thỏa thuận.
- Diện tích thỏa thuận hoặc diện tích sẽ bón.
- Tỷ lệ sử dụng.
- Khối lượng sử dụng.

- Chứng nhận người cung cấp (bao gồm tên công ty, chứng nhận hợp đồng hoặc
giấy phép).
- Chứng nhận hợp đồng với nhà cung cấp là còn giá trị.
* Lấp đất trống: nơi có ý định sử dụng các vật liệu để lấp đất.
- Tên và địa chỉ của vùng đất bao gồm xác nhận sự thỏa thuận.
- Khối lượng sử dụng
* Đốt: nơi có ý định đốt các vật liệu
- Khối lượng
- Đốt ở bên trong hay bên ngoài vị trí sản xuất.

×