Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Luận văn: Hoạt động kinh doanh marketing tại Công ty Cp Bia và nước giải khát Hạ long pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.55 KB, 66 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________


Luận văn
Hoạt động kinh doanh marketing tại Công ty Cp Bia
và nước giải khát Hạ long

_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp …………………………………………….3
1.1 . Quá trình hình thành của doanh nghiệp ………………………………………………
3
1.2 . Chức năng của doanh nghiệp …………………………………………………………
7
1.3 . Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty ………………………………………… 7
1.4 . Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp…………………11
1.5 . Cơ cấu tổ chức sản xuất ……………………………………………………………14
Phần 2 : Phân tích hoạt động khinh doanh của doanh nghiệp ………………………19
2.1 . Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing ……………………19
2.2 . Phân tích công tác lao động, tiền lương……………………………………………31
2.3 . phân tích công tác quản lý vật tư ,tài sản cố định ………………………………… 39
2.4 . Phân tích chi phí và giá thành ……………………………………………………43
2.5 . Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp….…………………………………46
Phần 3 : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp………………………… 58
3.1 . Đánh giá chung về mặt quản trị của doanh nghiệp…………………………………58
3.2 . Định hướng đề tài tốt nghiệp……………………………………………………….59


Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………….60


_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một sự kiện quan trong trong suốt quá trình học tập, nó giúp
cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với các vấn đề thực tế bên ngoài so với lý thuyết
đã học.
Vì vây với những kiến thức đã học, em muốn vận dụng kiến thức đó để tiến hành
phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp
và củng cố lại nhưng kiến thức đã học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.
Nhằm giúp cho bản thân ngày càng trưởng thành hơn trong công việc và hoàn thiện hơn
các kiến thức đã học.
Do đó để thuận lợi hơn cho công việc thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp của
mình, em đã lựa chọn cho mình cơ sở thực tập là công ty mình làm việc. Công ty Cp Bia
và nước giải khát Hạ long. Tại đây được sự giúp đỡ của ban Giám đốc công ty, các
phòng ban chức năng và các đồng nghiệp thì khả năng thu thập các số liệu của em sẽ
thuận lợi, giúp cho công việc phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh và
sớm hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp của mình.
Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất: bao gồm các nội dung như các vấn đề cơ bản về sự hình thành
và phát triển của doanh nghiệp, các chức năng nhiệm vụ, công nghệ sản xuất, kết cấu sản
xuất, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp .
Phần thứ hai: Phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty gồm các phân
tích đánh giá chung về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu như marketing, lao
động tiền lương, vật tư tài sản ,giá thành và tài chính doanh nghiệp.

Phần thứ ba : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp .
Bản báo cáo này được hoàn thành với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thầy
Thạc sỹ Phan Văn Thanh và các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, các đồng nghiệp, cùng các phòng ban phân xưởng trong công ty Bia
Hạ long. Em xin trân thành cám ơn vì nhưng giúp đỡ quý báu đó đã giúp em hoàn thành
bản báo cáo này.
Trong quá trình thực hiện mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế nên bản báo cáo không tránh khỏi nhiều sai xót .Em rất mong các thầy cô và các bạn
đóng góp ý kiến để bổ xung cho báo cáo được hoàn thiện hơn.
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT HẠ
LONG

1.1. Quy trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng Tiếng Việt : Công ty cổ phần Bia và nước giải khát Hạ
Long.
Tên doanh nghiệp viết bằng Tiếng Anh: HALONG BEER AND BEVERAGE
JONT STOCK COMPANY.
Tên doanh nghiệp viết tắt: CÔNG TY CP BIA & NGK HẠ LONG.
Địa chỉ trụ sở chính : số 130 đường Lê Lợi - Phường Yết Kiêu – Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Tên và địa chỉ chi nhánh:
- Chi nhánh Công ty CP Bia & NGK Hạ long - Nhà máy Bia Rượu, Số 130 -

Đường Lê Lợi - Phường Yết Kiêu - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
- Chi nhánh Công ty CP Bia & NGK Hạ long - Xí Nghiệp Dịch Vụ, Số 130 -
Đường Lê Lợi - Phường Yết Kiêu - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
- Chi nhánh Công ty CP Bia & NGK Hạ long - Nhà Máy Đông Mai, Xóm Đồi - xã
Đông Mai.
Điện thoại: 0333.827.476 - 0333.825.117
Giấy phép kinh doanh số: 22-03-0000.89 ngày 12/02/2003
Mã số thuế: 5700433939
Số tài khoản: 44010000003848 tại ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, chi
nhánh Quảng Ninh.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: 3.000.000 cổ phần (30.000.000.000 đồng).
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 5
STT Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú đối với cá
nhân và địa chỉ tổ chức
Loại
cổ
phần
Sốcổ phần
Giá trị
cổ
phần
(Triệu

đồng)
Tỷ lệ
vốn
góp
(%)
1
Tổ chức Carlberg
Breweries.
Trụ sở: 100 Ny Carlsberg
Vej 1760 Compenhagen
Phổ
thông
900.000 9.000 30
2
Tổ chức: Công ty đầu
tư và kinh doanh vốn
Nhà nước.
Đại diện: Vũ Thị
Thủy
Hộ khẩu: Tổ 11- khu1-
phường Trần Hưng Đạo-
Thành phố Hạ Long- Tỉnh
Quảng Ninh
Phổ
thông
1.050.000 10.500 35
3
Bà: Vũ Thị Minh
Châu
Tổ 20- Khu 2 – phường

Cao Xanh- Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Phổ
thông
7.409 74 0.25
4 Ông: Lê Viết Quý
Tổ 50- Khu 5 – phường
Cao Xanh - Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Phổ
thông
11.449 114 0.38
5 Ông: Vũ Sỹ Hùng
Tổ 19A- Khu 3B -phường
Yết Kiêu - Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Phổ
thông
22.175 222 0.74
6 Bà: Đặng Hồng Châu
Tổ 5- Khu 6 - phường Cao
Xanh - Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Phổ
thông
11.421 114 0.38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Là một doanh nghiệp cổ phần, có vốn đầu tư của nhà nước chiếm 60% vốn điều lệ, còn lại
là vốn của các cổ đông, có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, có

con dấu riêng, độc lập về tài sản, có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Chịu trách
nhiệm tài chính đối với các khoản nợ vay trong phạm vi vốn điều lệ, tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính.
1.1.2. Các mốc quan trọng trong qúa trình phát triển
Công ty cổ phần Bia và nước giải khát Hạ Long tiền thân là nhà máy liên hợp thực
phẩm Hồng Gai được thành lập năm 1967 chuyên sản xuất và phục vụ nhu cầu thực phẩm
của Hồng Gai. Những ngày mới thành lập nhà máy gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
cũng nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vừa thiếu, vừa
chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó thu nhập dân cư thấp, hệ thống giao thông liên lạc còn
hạn chế, điều này làm cho sự giao lưu kinh tế với bên ngoài gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Mặc dù đứng trước khó khăn như vậy nhà máy vẫn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế
hoạch nhà nước giao. Luôn chăm lo đến đời sống cho cán bộ công nhân viên trong nhà
máy.
Tháng 02 năm 1982 nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai đổi tên thành Xí
nghiệp Bánh kẹo Quảng Ninh.
Tháng 12 năm 1992 Xí nghiệp Bánh kẹo Quảng Ninh đổi tên nhà máy Bia và
nước giải khát Quảng Ninh theo quyết định số 2707/QĐ-UB ngày 30/11/1992 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Theo quyết định số 273/QĐ-UB ngày 01/02/1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, nhà máy Bia và nước giải khát Quảng Ninh đổi tên thành công ty Bia và
nước giải khát Quảng Ninh.
Đến năm 2003 căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính
Phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ủy ban nhân dân
tỉnh đó cú quyết định số: 271/QĐ-UB ngày 27/01/2003 về việc phê duyệt phương án cổ
phần hóa và chuyển công ty Bia và nước giải khát Quảng Ninh thành công ty cổ phần Bia
và nước giải khát Hạ Long có tổng số vốn điều lệ là 16 tỷ đồng trong đó nhà nước chiếm
60% còn lại 40% là của các cổ đông. Công ty sau khi cổ phần ổn định bộ máy quản lý đó
chủ động
tìm mọi biện pháp hữu hiệu mở rộng đầu tư, tăng cường công tác thị trường, nâng cao
chất

_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
lượng sản phẩm, làm tốt công tác quản lý và đó đạt được kết quả đáng kể trong những
năm qua. Hiện tại công ty có 3 đơn vị thành viên trực thuộc.

* Nhà máy Bia rượu: Với 300 cán bộ công nhân lao động trong đó kỹ sư lành nghề, công
nhân có tay nghề bậc cao chiếm 20% trong tổng số lao động sử dụng và quản lý hệ thống
thiết bị hiện đại gồm hệ thống KEG tự động 1000 KEG/h, hệ thống nhà nấu bia công suất
30 triệu lít bia/năm, hệ thống lên men tự động 200m
3
/tạ chuyên sản xuất Bia Hơi.
*Xí nghiệp dịch vụ: Với 200 cán bộ công nhân trong đó có gần 100 nhân viên tiếp thị có
trình độ Marketing cơ bản, trên 60 đầu xe ô tô vận chuyển và đội ngũ lái xe lành nghề.
Cùng với đó là, mạng đại lý tiêu thụ sản phẩm với gần 4000 đại lý trên các vùng miền
trong và ngoài tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Sơn La

* Nhà máy Đông Mai: Khánh thành ngày 21/12/2007. Tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng, với
đội ngũ kỹ sư trẻ, công nhân lao động lành nghề gồm 90 cán bộ công nhân lao động sử
dụng và quản lý hệ thống thiết bị hiện đại. Gồm dây chuyền nấu lên men, công suất 20
triệu lít bia/năm và dây chuyền triết chai 10.000 chai/giờ chuyên sản xuất bia chai, nước
lọc tinh khiết.
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Từ năm 2005 công ty cổ phần Bia và nước giải khát Hạ Long được tổ chức
QUACERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
HACCP CODE:2003 việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP CODE: 2003 đó

đánh dấu một bước tiến mới về quản lý chất lượng sản phẩm của công ty và khẳng định
thương hiệu bia Hạ Long trên thị trường.
Sản phẩm của công ty đó được liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
tặng cúp vàng thương hiệu nổi tiếng vùng Duyên hải năm 2007 và được cục vệ sinh an
toàn thực phẩm Bộ y tế tặng huy chương vàng và danh hiệu chất lượng an toàn về sức
khỏe cộng đồng năm 2008.

* Nhận xét: Sau khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp công ty cổ phần Bia và NGK
Hạ long đã đi đúng hướng và sản xuất có hiệu quả, dần dần phát triển và trở thành công ty
có quy mô sản xuất lớn với tổng nguồn vốn lên tới trên 190 tỷ đổng và giải quyết công
ăn
việc làm cho gần 600 công nhân.Với dây chuyền sản xuất hiện đại hàng năm công ty đã
sản xuất ra hàng trục triệu lít bia có uy tín chất lượng cung cấp cho thị trường và đã đạt
được một số thành tích đáng kể.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Căn cứ quyết định số 27/QĐ-UB về việc phê duyệt phương án cổ phần Bia và NGK
Hạ Long quy định chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Bia và NGKHạ Long như
sau:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng: Cung cấp các sản phẩm công nghiệp thực phẩm và dịch vụ có chất
lượng cao theo tiêu chuẩn của nhà nước và nhu cầu của thị trường.
Hợp tác đầu tư liên doanh, đầu tư với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh
kể cả nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm.
- Nhiệm vụ: Sản xuất, nhập khẩu mặt hàng nước giải khát có cồn và không có cồn
(Bia rượu và các loại nước giải khát khác).
Tô chức sản xuất kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm Bia rượu va nước giải khát

Hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh.Nhập khẩu trực tiếp máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Các hàng hoá và dịch vụ chính của doanh nghiệp đang kinh doanh
Công ty Bia và NGK Hạ Long chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng nước giải khát
có cồn và không có cồn như (Bia rượu và các loại nước giải khát nước lọc tinh khiết, sữa
đậu lành, nước mơ ).Nhưng mặt hàng chủ yếu mà công ty chú trọng trong sản xuất kinh
doanh là hai mặt hàng chính bia hơi và bia chai. Hai mặt hàng này nó đem lại tỷ trọng lớn
về doanh thu cho công ty cụ thể là.
- Bia hơi chiếm 70% doanh thu .
- Bia chai chiếm 20% doanh thu .
- Nước giải khát khác chiếm 10% doanh thu .
1.3.Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Bia

Nguồn : Phòng Kỹ Thuật
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 10
Tiêu thụ
Nguyên liệu
Gia công
nguyên liệu
Dịch hoá
Đ. Hoá
Lọc bã
Lắng trong

H. nhiệt độ
Lên men
Lọc Bia chai Bia hơi
Kho thành phẩm
Đóng chai
Chiết KEG
Nấu hoa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
1.3.2 Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ
* Bước 1: Nguyên liệu
Gồm có nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ.
- Nguyên liệu chính để sản xuất bia :
+ Malt đại mạch.
+ Hoa Houblon.
- Nguyên liệu phụ (giảm chi phí giá thành sản phẩm):
+ Gạo tẻ.
+ Ngô.
+ EnZim.
+ Đường kính.
Bước 2: Gia công nguyên liệu
Nguyên liệu trước khi đưa vào nấu được đưa qua máy xay để chuyển thành
nguyên liệu ở dạng bột, với mục đích tạo điều kiện cho công đoạn chuyển hoá tiếp theo
trong công nghệ sản xuất.
* Bước 3: Dịch hoá, đường hoá nguyên liệu
Nguyên liệu (dạng bột) được đưa vào các nồi nấu, dưới tác dụng của enzim có sẵn
trong nguyên liệu hoặc enzim bổ sung và tác dụng của nhiệt độ, qua từng giai đoạn khác
nhau, với thời gian thích hợp . Từ nguyên liệu đã thu được lượng dịch có đầy đủ hàm
lượng các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn lên men tiếp theo, đó là các hàm
lượng đường glucoza, maltôza, axit amin.

* Bước 4: Lọc bã
Sau quá trình đường hoá, dịch đường được đưa qua máy lọc để tách hết bã nguyên liệu .
Dịch trong được đưa sang thiết bị nấu hoa còn bã loại dùng cho việc chăn nuôi gia súc
* Bước 5: Nấu hoa
Dịch đường được đun sôi với hoa Houblon . ở giai đoạn này nhiều quá trình được diễn
ra, đó là việc trích ly các chất đắng, chất thơm từ hoa vào dịch đường, ổn định các thành
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
phần của dịch đường - tạo hương, màu, vị cho bia.
* Bước 6: Hạ nhiệt độ nhanh
Dịch nấu hoa có nhiệt độ = 100
0
C được lắng, tách hoa, tách cặn thô và chạy qua
máy hạ nhiệt độ với chất tải lạnh là nước glycol, nhiệt độ dịch được hạ xuống với nhiệt
độ đảm bảo cho quá trình lên men (T
0
= 12 ÷ 13
0
C )
* Bước 7: Lên men
Đây là giai đoạn tương đối quan trọng trong công nghệ sản xuất bia, dịch đường
dưới tác dụng của nấm men bia trong những điều kiện nhiệt độ nhất định. Biến đổi
đường, axitamin thành rượu, CO
2
và một số sản phẩm phụ khác như este, alđêhyt, axit
hữu cơ, điaxetyl Thời gian tàng trữ lên men tuỳ thuộc vào công nghệ, có thể từ 15 ÷ 30
ngày/ chu kỳ.
* Bước 8: Lọc trong

Sau 15 ÷ 30 ngày Bia được lên men sau khi được lọc qua máy lọc, tách hết nấm
men tạo ra bia thành phẩm.Trước khi lọc phải có lệnh giám sát của phòng Kỹ thuật- KCS.
* Bước 9: Thành phẩm
Bia thành phẩm được đưa qua máy chiết keg (máy tự động vệ sinh và chiết
bia vào KEG của Đức ). Theo yêu cầu tiêu thụ của thị trường Công ty đang sử dụng các
loại keg inox: 30 lít.Nếu là Bia chai sau lọc, bia được chiết vào chai có dung tích 330ml,
450ml.
* Bước 10: Tiêu thụ
Sau khi Bia được đóng thành sản phẩm sẽ được các phòng tiếp thị mang sản phẩm của
công ty đưa ra thị trường tiêu thụ.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh
nghiệp
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Doanh Nghiệp tổ chức sản xuất với hình thức chuyên môn hoá theo sản phẩm.
Vì trên thị trường hiện nay nhu cầu thị hiếu của người dân rất cao để đảm bảo nhu cầu
tiêu thụ của khách hàng công ty đã đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại gồm hệ
thống KEG tự động 1000 KEG/h, hệ thống nhà nấu bia công suất 30 triệu lít bia/năm, hệ
thống lên men tự động 200m
3
/tạ chuyên sản xuất Bia Hơi và dây chuyền triết chai 10.000
chai/giờ chuyên sản xuất bia chai .
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hiện nay công ty cổ phần Bia & NGK Hạ Long có kết cấu sản xuất hoàn chỉnh và
đầy đủ bao gồm :
Bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ, các bộ phận phục vụ có tính
chất sản xuất và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau về kinh tế kỹ thuật và cả

các bộ phận phục vụ đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, nhà ăn, nhà văn hóa,
câu lạc bộ .
a. Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản
phẩm chính của doanh nghiệp đó là.
+ Tổ gia công nguyên liệu.
+ Tổ nấu.
+ Tổ lên men.
+ Tổ lọc .
+ Phân xưởng chiết keg.
+ Phân xưởng đóng chai.
b. Bộ phận sản xuất phụ trợ
+ Phân xưởng điện lạnh.
+ Phân xưởng cơ máy.
+ Tổ rửa và vệ sinh chai, keg.
+ Tổ điện.
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
+ Tổ bơm nước.
+ Tổ xêp dỡ.
+ Tổ CO2.
+ Đội xe vận chuyển.
+ Các phòng tiếp thi.
c. Bộ phận phục vụ sản xuất
+ Phòng y tế.
+ Kho vật tư.
+ Nhà ăn.
+ Phòng Bảo vệ.

+ Tổ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị bán hàng.
Bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất là những bộ phận mà hoạt động của nó có tính
chất phục vụ đảm bảo cho hoạt động của bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ
được tiến hành liên tục bình thường. Các bộ phận sản xuất này có mối quan hệ gắn bó tác
động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển nếu có bộ phận nào trục trặc sẽ làm ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động trung của doanh nghiệp.
_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
Hình 1.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất


_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 15
Tổ xếp
dỡ
Gia công
nguyên liệu
Kho vật

Nhà nấu
Tổ s/c
t.bị bán
hàng
Nhà lên
men
Đội xe
vận
chuyển

Tổ bơm
Tổ CO2
Phòng y
tế
Tổ điện

nghiệp
dịc vụ
Px
bia
chai
Px bia
hơi
Px cơ
máy
Nhà lọc
Nhà ăn
Px điện
lạnh
Thành phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK – Hà Nội
_____________________________________________________________
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý của công ty


_____________________________________________________________
Sinh viên: Phạm Đức Tuyên - Lớp QTDN K10 Trang 16
Giám đốc Công ty
Phòng tổ

chức
Phòng
kế hoạch
Phòng
kế toán
Phòng
KT - KCS
Phòng hành
chính- Y tế
Xí nghiệp dịch vụ
Phó Giám Đốc
Sản xuất
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Hội Đồng Quản Trị Công Ty
Hội Đồng Quản Trị Công Ty
Phòng
Nội Thành

Phòng
Miền Tây
1

Phòng
Miền Tây

2
Phòng
Miền Đông


1
Phòng
Miền Đông
2

Phân
xưởng
Cơ máy

Nhà máy Bia
Phân
xưởng
Bia

Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
* Nhận xét: Trong sản xuất và kinh doanh, để đảm bảo tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp thì trước hết là phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để sản xuất kinh doanh
đạt được hiệu quả cao, đó là việc sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, phòng ban, phân xưởng, tổ
chức bố trí lao động, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tận dụng tối đa năng lực
sản xuất của các phân xưởng. Do đó để đạt được hiệu quá cao trong hoạt động sản xuất
Công ty bố trí tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo kiểu trực tuyến chức năng và được
phân thành ba cấp quản lý.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận theo sơ đồ
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc.
Là đại diện pháp nhân của nhà nước và công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể
cán bộ công nhân viên toàn công ty về tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ
với nhà nước theo quy định giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một
thủ trưởng có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch
chính sách pháp luật của nhà nước và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty là người có quyền ký kết các hợp
đồng sản xuất kinh doanh phê duyệt và quyết định mọi phương hướng mục tiêu của công ty.
Có quyền tổ chức Bộ máy quản lý, thiết lập và duy trỡ mụi trường hoạt động đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc công ty – Giám đốc nhà máy bia.
Là người thay mặt giám đốc điều hành phụ trách lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm cùng
chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các lĩnh vực hoạt động do giám đốc công ty giao,
chủ động giải quyết các công việc trong phạm vi mình phụ trách, cú thể thay mặt giám đốc
công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc công ty đi vắng và ủy quyền lại.
Phó giám đốc công ty – Giám đốc xí nghiệp dịch vụ.
Là người thay mặt giám đốc công ty phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hệ
thống kênh phân phối bán hàng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực mình
phụ trách, chủ động giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể thay mặt
giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc công ty đi vắng và ủy
quyền lại.
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 17
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Sắp xếp bố trớ lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ lập và quản lý hồ sơ
cán bộ công nhân viên.
Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, kế hoạch lao động hàng năm, duy trì và kiểm tra
việc chấp hành nội quy, quy định, kỷ luật lao động.
Xây dựng và hòan thiện các định mức lao động đơn giá tiền lương, phương pháp trả
lương. Quản lý và tổ chức thực hiện, phân tách hiệu quả kinh tế của cỏc định mức đó.
Nghiên cứu cơ cấu tổ chức sản xuất áp dụng các biện pháp tổ chức, bố trí sử dụng lao
động hợp lý.
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách lao động và hình thức trả lương thưởng, theo dõi
kiểm tra đảm bảo tính công bằng, chính xác.

Kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Phòng Kế hoạch.
Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch vật tư hàng năm.
Xây dựng đánh giá kế hoạch cho từng sản phẩm, kiểm tra theo dõi việc thực hiện các
định mức kinh tế.
Điều độ sản xuất cung cấp vật tư nguyên vật liệu, nhiên liệu và quản lý các kho vật tư.
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 18
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Ký các hợp đồng và triển khai các hợp đồng vật tư, đảm bảo tiến độ sản xuất không
để vật tư ứ đọng, thống kê thanh quyết toán vật tư.
Quản lý toàn bộ hồ sơ thiết bị máy móc.
Phòng kế toán.
Xây dựng kế hoạch tài chính, giá cả cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả quản lý tài sản cố định và tài sản lưu
động.
Tổ chức thanh toán hạch toán kịp thời đầy đủ đúng thời hạn thu thập tổng hợp số liệu
lập báo cáo hàng tháng, quý, năm của công ty.
Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh theo dõi việc ký kết thực hiện các hợp
đồng kinh tế giúp công ty bảo toàn và phát triển vốn.
Phòng kỹ thuật.
Thiết kế cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.
Xây dựng và theo dõi các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ, theo dõi và ap dụng các tiến
bộ kỹ thuật cụng nghệ mới.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
Tổ chức và sản xuất men giống cho sản xuất.
Giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 19

Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Phòng hành chính – y tế .
- Chịu trách nhiệm cung cấp văn phòng phẩm.
- Phục vụ tiếp khách và các hội nghị của công ty.
- Tổ chức công tác vệ sinh phòng bệnh và khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên
toàn công ty.
- Tổ chức các bữa ăn cho công nhân viên.
Nhà máy bia rượu + Nhà máy Đông Mai.
Tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn của công ty
để ra.
Đảm bảo đáp ứng sản lượng theo đúng yêu cầu của kế hoạch tiêu thụ.
Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản thiết bị máy móc đảm bảo an toàn về người và
máy móc thiết bị.
Thực hiện đúng các định mức về chi phí quản lý, quy trình công nghệ tổ chức chuyên
môn hóa cho từng quy trình một cách hợp lý đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực sản
xuất.
* Phân xưởng Bia:
- Tổ chức sản xuất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.xây dựng
các biện pháp quản lý chất lượng, giữ gìn vệ sinh công nghiệp.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
* Phân xưởng cơ máy:
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 20
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
- Bảo dưỡng các thiết bị máy móc, theo dõi tình trạng sử dụng máy móc thiết bị.Có
kế hoạch sửa chữa và dự phòng các máy móc và thiết bị.
- Quản lý điện lưới an toàn và đảm bảo nhu cầu sản xuất.
- Theo dừi hệ thống thiết bị lạnh phục vụ cho các quy trình công nghệ.

-Sửa chữa các thiết bị bảo ôn,thiết bị bán hàng nhanh chóng để phục vụ cho việc tiên
thụ sản phẩm của công ty.
Xí nghiệp dịch vụ. Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cung cấp
sản phẩm đến nơi tiêu thụ kịp thời đúng đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu của khách
hàng.
Tổ chức quản lý thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thu thập xử lý thụng tin về thị trường.
Tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến
mại với khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên công ty đó phát huy được vai trò của từng
bộ phận tham mưu giúp việc rất tốt cho hội đồng quản trị và giám đốc, thu thập và xử lý các
thông tin kịp thời đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty nhanh chóng thuận
lợi.
* Nhận xét chung. Sau khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp công ty cổ phần Bia và
NGK Hạ long đã đi đúng hướng và sản xuất có hiệu quả, dần dần phát triển và trở thành công
ty có quy mô sản xuất lớn với tổng nguồn vốn lên tới trên 190 tỷ đồng và giải quyết công ăn
việc làm cho gần 600 công nhân.
Công ty Bia và NGK Hạ Long sản xuất chủ yếu hai mặt hàng chính là bia hơi và bia
chai. Với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, khép kín của Đức. Hệ thống tổ chức sản
xuất chuyên môn hóa theo công nghệ sản phẩm, kêt cấu sản xuất chặt chẽ và đầy đủ, cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng phù hợp công ty đã phát huy được nội lực sản
xuất đạt hiệu quả cao cung cấp cho thị trường hàng trục triệu lít bia /năm đem lại lợi ích
khinh tế lợi ích kinh tế to lớn cho tỉnh nhà và đóng góp thuế cho nhà nước hàng năm hàng
trục tỷ đồng.
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 21
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT HẠ LONG
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất của công ty hàng năm, cơ sở để xây dựng kế hoạch dựa trên:
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà công ty thực hiện được năm trước đó
+ Nhu cầu của thị trường trong quá trình Marketing mà công ty nắm được.
+ Năng lực sản xuất của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường với những cuộc cạnh tranh đầy biến động việc xây dựng
một chiến lược phát triển phù hợp và những kế hoạch cụ thể là rất quan trọng. Tuy nhiên
công ty hiểu rằng không có khuôn mẫu cố định nào cho việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược và mục tiêu kế hoạch thường xuyên xem xét các kế hoạch nhằm đưa ra những biện pháp
điều chỉnh kịp thời đáp ứng những thay đổi kinh doanh là yêu cầu không thể thiếu được.
Công ty cổ phần Bia và nước giải khát Hạ Long là đơn vị đứng đầu sản xuất bia trên địa bàn
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 22
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Tỉnh. Sản lượng tiêu thụ năm 2009 : 33 triệu lít bia/năm, chiếm 85% số lượng khách hàng
trên thị trường tiêu thụ bia trong tỉnh.
Trong đó: Bia hơi:27 triệu lít
Bia chai: 6 triệu lít
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 – 2010
TT
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010
∆%
1 Tổng doanh thu 190.311.583.751 191.885.748.935 100,8%
Doanh thu HĐ
chính
1000đ


137.258.611.902
144.038.879.364
Doanh thu khác 53.052.971.849 47.846.869.571
2 Tổng sản lượng 32.410.551 39.500.013 121,9 %
Bia hơi Lít 26.725.764 32.696.347
Bia chai Lít 5.653.676 6.627.895
3 Lợi nhuận 1000đ 35.437.344.098 45.844.376.318 129,3 %
Qua số bảng số liệu ở trên cho ta thấy về doanh thu và lợi nhuận của công ty đều có sự tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước cụ thể :
- Về doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2009 : 1.573.565.200 đồng bằng 100,83%,
- Về lợi nhuận năm 2010 cao hơn năm 2009 : 1.040.703.222 đồng và bằng 129,3%.
Qua số liệu trên chứng tỏ công ty có hướng tăng trưởng rõ rệt và ngày càng phát triển.
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 23
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Với kết quả tiêu thụ trong bảng thì thị trường tieu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ
yếu trong tỉnh Quảng Ninh và một phần ở các tỉnh bạn, trong đó thị trường mục tiêu trong
tỉnh chiếm 95% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh tập trung vào 4 thị trường lớn:
+ Khu vực Miền tây: (Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên, Kinh Môn - Hải Dương,
Nam Định, Sơn La).
+ Khu vực nội thành gồm: Hòn Gai, Bãi Cháy, Hoành Bồ
+ Khu vực Miền Đông I: Cẩm Phả, Vân Đồn và các huyện đảo
+ Khu vực Miền Đông II: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên
Theo cấu trúc địa lý xí nghiệp dịch vụ chia làm 4 khu vực quản lý và phân phối sản
phẩm tạo lên mạng lưới phân phối sản phẩm rộng rói trờn toàn tỉnh và sang các tỉnh bạn.
Xí nghiệp có thể ký kết hợp đồng với bất cứ khách hàng nào muốn tiêu thụ sản phẩm
bia hơi, bia chai của công ty, công ty sẽ cung cấp thiết bị bảo quản và thiết bị bán hang
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Năm 2008 - 2010
TT Tuyến Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Điểm
bán
hàng
S.lượng
(lít)
Điểm
bán
hàng
S.lượng
(lít)
Điểm
bán
hàng
S.lượng (lít)
1 Nội thị 950 7.668.396 1.000 9.586.233 1.100 10.614.819
2 Miền Tây 1 640 4.871.036 660 6.627.654 693 7.893.512
3 Miền Tây 2 580 4.635.616 600 5.392.233 621 6.938.076
4 Miền Đông 1 567 3.406.133 577 4.966.113 581 5.879.427
5 Miền Đông 2 649 5.214.149 649 5.714.149 652 6.842.164
6 Khách ngoài 14 1.584.111 14 1.124.129 16 1.332.015
Tổng cộng 3.400 27.379.441 3.500 33.410.551 3.663 39.500.013
_______________________________________________________________
Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 24
Báo cáo TTTN Trường ĐHBK – Hà Nội
________________________________________________________________
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tốc độ tăng trưởng số điểm bán hàng phù hợp với tốc độ tăng
trưởng sản lượng qua từng năm.Tổng sản lượng thực hiện năm 2009 tăng 12.4% tương ứng
3.710.551 lit so với kế hoạch, sản lượng thực tế năm 2010 tăng 8% tương ứng 2.600.013 lit.

_______________________________________________________________

Sinh viên : Phạm Đức Tuyên – Lớp QTDN K10 Trang 25

×