Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

công văn – văn bản cá biệt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.56 KB, 6 trang )

Câu 11: Văn bản hành chính gồm những văn bản nào? Cho biết điểm khác nhau
giữa thông báo và công văn?
 Văn bản hành chính là những loại văn bản mang tính thông tin, điều hành
nhằm thực thi các văn bản pháp luật hoặc để giải quyết các công việc cụ thể
phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi, ghi chép công việc … của cơ quan,
của tổ chức Nhà nước nói chung.
Về phân loại, hệ thống văn bản hành chính gồm văn bản hành chính cá biệt
và văn bản hành chính thông thường.Bao gồm những văn bản:
• Báo cáo là loại văn bản dùng để trình bày các kết quả đó đạt được
trong hoạt động của một cơ quan,một tổ chức giúp cho việc đánh
giá tình hình thực tế của việc quản lý,lãnh đạo và đề xuất chủ
trương,biện pháp mới thích hợp.
• Thông báo là hình thức văn bản của một tổ chức hoặc một cơ quan
dùng để thông tin cho các cơ quan,tổ chức cấp dưới hoặc ngang cấp
về tình hình hoạt động,các quyết định hoặc các vấn đề khác để biết
hoặc để thực hiện và có giá trị thông tin là chính
• Công văn là loại văn bản chỉ mang tính chất trao đổi thông tin như
một loại thư từ bình thường nhưng đây lại là loại trao đổi mang tính
chất cơ quan công quyền(công thư) để giải quyết các công việc
chung của cơ quan,tổ chức do nhà nước thành lập
• Biên bản là loại văn bản ghi lại các ý kiến và kết luận trong các cuộc
họp và hội nghị hoặc nghi chép về một sự việc, một hoạt động diễn
ra trong một thời gian nhất định.
• Tờ trình là văn bản của cấp dưới trình lên cấp trên để đề xuất với
cấp trên phê chuẩn về một chủ trương, một chế độ, một đề án tổ
chức, một số tiêu chuẩn, định mức hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách
• Thông cáo là hình thức văn bản của cơ quan nhà nước cao nhất
dùng để công bố với nhân dân một quyết định hoặc một sự kiện
quan trọng về đối nội, đối ngoại.
• Chương trình là hình thức văn bản dùng để trình bày toàn bộ dự
kiến những hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời


gian nhất định để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
• Kế hoạch là hình thức văn bản trình bày có hệ thống dự kiến về việc
tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc một công việc của một cơ
quan trong một thời gian nhất định
• Đề án là hình thức văn bản dùng để trình bày một cách hệ thống ý
kiến về một việc nào đó cần làm được nêu ra để thảo luận, thông
qua xin xét duyệt.
• Phương án là hình thức văn bản dùng để trình bày dự kiến về hình
thức trình tự tiến hành công việc trong điều kiện và hoàn cảnh nào
đó.
• Công điện là hình thức văn bản dùng để thông tin hoặc truyền đạt
một mệnh lệnh của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền
trong trường hợp khẩn cấp .
• Hợp đồng là văn bản dùng để ghi lại sự thỏa thuận giữa hai hay
nhiều bên bằng văn bản , trong đó các bên kí với nhau lập mối quan
hệ pháp lý về nghĩa vụ và quyền lợi.
• Giấy chứng nhận là văn bản dùng để cấp cho một cá nhân hoặc một
cơ quan xác nhận một sự việc nào đó là có thực.
• Giấy giới thiệu là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ , nhân viên đi
liên hệ giao dịch công tác thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải
quyết các công việc cần thiết của bản thân cán bộ, nhân viên.
• Giấy nghỉ phép là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, nhân viên
được nghỉ phép theo Luật lao động để giải quyết các nhiệm vụ công
tác hay công việc của cá nhân.
• Giấy đi đường là hình thức văn bản cấp cho cán bộ, viên chức khi
được cử đi công tác dùng để tính tiền phụ cấp trong thời gian được
cử đi công tác nhưng không có tác dụng liên hệ công tác( thay cho
giấy giới thiệu)
• Giấy mời là hình thức văn bản dùng để mời đại diện của cơ quan
hoặc cá nhân tham dự một việc gì đó.

• Phiếu gửi là hình thức văn bản kèm theo văn bản gửi đi( công văn,tài
liệu).Người nhận văn bản có nhiệm vụ kí xác nhận vào phiếu gửi và
gửi trả lại cho cơ quan gửi
• Phiếu chuyển là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ, tài liệu của cơ
quan tổ chức ,đơn vị, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải
quyết …vv
 Phân biệt thông báo và công văn là
Thông báo Công văn
-Thuộc văn bản hành chính thông
thường có tên loại
-phạm vi sử dụng hẹp hơn
-có mục đích giá trị thông tin là
chính
-thuộc văn bản hành chính thông
thường không có tên loại
-phạm vi sử dụng rất rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực thường
xuyên của cơ quan, tổ chức
-có nhiều mục đích khác nhau: để
xin ý kiến, để nhắc nhở, yêu
cầu,trao đổi ý kiến…
Câu 12: Văn bản cá biệt là gì? Cho biết điểm khác nhau giữa văn bản cá biệt và văn
bản hành chính thông thường?
Văn bản cá biệt là văn bản chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự riêng do các cơ
quan, tổ chức nhà nước ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể.
Văn bản cá biệt Văn bản hành chính thông thường
-chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự riêng
-có tính đơn phương và tính bắt buộc
thi hành ngay

-hệ thống các loại văn bản cá biệt
thường ít: quyết định ,chỉ thị…
-mang tính thông tin quy phạm
-có tính khái quát rộng
-gồm một hệ thống đa dạng các loại văn
bản như: báo cáo, thông báo, thông
cáo, tờ trình,biên bản ,công điện…
Câu 2: phân tích các chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhà nước ?
Văn bản quản lý nhà nước là văn bản luật, dưới luật và các văn bản khác do các
cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ban hành để thực hiện chức
năng , nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Nhà nước giao và phải đảm bảo các
quy định của nhà nước về thẩm quyền ban hành
Các chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhà nước:
a. Chức năng thông tin
Văn bản quản lý nhà nước được sử dụng như một phương tiện để ghi lại
và truyền các quyết định quản lý hoặc thông tin cần thiết hình thành trong
quản lý. Vì vậy đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của văn bản quản
lý nói riêng và tổng quát cho văn bản nói chung. chức năng thông tin của văn
bản được thể hiện qua 3 nội dung sau:
-ghi lai thông tin
- thu thập và truyền đạt thông tin cần thiết từ nơi này đến nơi khác giữa các
cơ quan với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các cá nhân với nhau.
- ngoài ra còn để kiểm tra đánh giá độ chính xác của thông tin
Mặc dù ngày nay đã có những phương tiện hiện đại giúp cho việc truyền đạt
tin tức nhanh chóng đến đối tượng nhưng tất cả các phương tiện ấy chỉ đóng
vai trò phụ trợ mà phải có văn bản kèm theo làm chứng từ gốc
Để chức năng thông tin trong văn bản quản lý đạt hiệu quả cao thì nội dung
văn bản cần phải chính xác cụ thể, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ , văn phong
phong phải phù hợp với nội dung, mục đích của từng văn bản và có khả năng
xử lý các thông tin truyền đạt.

b. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý của văn bản quản lý nhà nước thể hiện ở chỗ hợp
thức hoá hoạt động quản lý của cơ quan,tổ chức xã hội, đơn vị kinh doanh
trên cơ sở ban hành những văn bản kịp thời để chấn chỉnh và tổ chức việc
thực hiện các nhiệm được giao sau khi có đầy đủ những thông tin cần thiết
về tình hình thực tế. Đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành , phản
ánh kết quả hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức nhà nước.
Để chức năng quản lý của văn bản phát huy tác dụng thì
- Nội dung văn bản phải sát với tình hình thực tế, có mục đích rõ
ràng; không trái với nội dung các văn bản quản lí cấp trên và quan
tâm đến mối quan hệ vớí các cơ quan cùng cấp trong khi giải
quyết các công việc cụ thể.
- Nếu văn bản không đảm bảo chất lượng( không hợp pháp,không
hợp lí,không kịp thời) thì nó trở thành vật cản kìm hãm sự phát triển của
các hiện tượng ,các sự vật.
c.Chức năng pháp lí
Văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí,mệnh lệnh mang tính quyền lực
Nhà nước, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi của
nhà nước.Bất kì văn bản nào ra đời cũng dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật
để áp dụng vào thực tế đời sống xã hội nhằ điều chỉnh những quan hệ đang tồn
tại hoặc mới phát sinh.ý nghĩa pháp lí đặc biệt quan trọng đối với văn bản quản
lí.Bởi vì:Văn bản là những tài liệu để ghi lại các quy phạm pháp luật,các quan hệ
tồn tại trong xã hội được điều chỉnh bằng luật.
Các văn bản QPPL là cơ sở pháp lí,hành lang pháp lí,giúp cho mọi cấp,mọi
ngành,mọi tổ chức,mọi cá nhân điều chỉnh các hành vi của mình,tổ chức các hoạt
động của mình.
d.Chức năng văn hóa
Bất cứ văn bản nào cũng là sản phẩm sáng tạo của con người .Đó là sản
phẩm sáng tạo của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để vươn tới
cuộc sống ngày càng văn minh ngày càng tốt đẹp hơn.Sự ra đời một văn bản quản

lí là sản phẩm đầy sáng tạo của con người ,đòi hỏi tinh hoa trí tuệ.Mặt khác,trong
mỗi văn bản người ta có thể tim thấy nét đặc trưng của nền văn hóa,nếp sống văn
hóa các giai đoạn khác nhau;văn bản là công cụ để ghi chép lại nền văn hóa,hệ
thốnh văn hóa của các giai đoạn lịch sử.
f.Chức năng xã hội
-Văn bản quản lí ra đời do nhu cầu bức bách của xã hội nhằm giải quết một
vấn đế nào đó và cách giải quyết chúng.Vì vậy văn bản vừa là động lực thúc đẩy xã
hội vừa là sự kìm hãm sự phát triển xã hội.
Câu phụ: lấy ví dụ về quyết định là
Khi ban hành quy định về việc đánh giá điểm học phần của sinh viên với học
chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần, hiệu trưởng trường Đại học Kinh
Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp căn cứ vào các quyết định như:
-Quyết định số 989/QĐ-BCT ngày 08/10/2007 của bộ trưởng bộ công
thương về quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường
đại học kinh tế-kỹ thuật công nghiệp
-quyêt định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của bộ trưởng bộ giáo
dục và đạo tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học,cao đẳng hệ chính quy
(sau gọi tắt là quy chế 25)….

×