Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình mô hình hóa - Chương 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.81 KB, 5 trang )

Giáo trình Mô hình hoá
Bộ môn Tự động hoá Khoa Điện
9
Chơng 1- Khái niệm cơ bản về mô hình hoá hệ
thống
1.1- Khái niệm chung
Ngày nay để phân tích và tổng hợp các hệ thống lớn, ngời ta thờng sử dụng phơng
pháp tiếp cận hệ thống. Khác với phơng pháp truyền thống trớc đây đi phân tích từ phần tử
đến hệ thống, phơng pháp tiếp cận hệ thống đi từ phân tích chung toàn hệ thống đến cấu tạo
từng phần tử, đi từ xác định muc tiêu toàn hệ thống đến chức năng, nhiệm vụ của từng phần tử
cụ thể, xác định mối tơng quan giữa các phần tử trong hệ thống, giữa hệ thống đang xét với
các hệ thống khác và với môi trờng xung quanh. Ngời ta định nghĩa hệ thống (system) S là
tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau, đó chính là đối tợng cần nghiên cứu. Môi trờng
(Environment) E là tập hợp các thực thể ngoài hệ thống có tác động qua lại với hệ thống đang
xét. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà ngời ta xác định hệ thống S và môi trờng E
tơng ứng.
Khi tiến hành mô hình hoá điều quan trọng là xác định mục tiêu mô hình hoá, trên cơ sở
đó xác định hệ thống S, môi trờng E và mô hình (model) M. Bớc tiếp theo là xác định cấu
trúc của hệ thống, tức là tập các phần tử và mối quan hệ giữa chúng trong hệ thống.
Cấu trúc của hệ thống có thể đợc xem xét trên hai phơng diện: từ phía ngoài và từ phía
trong. Từ phía ngoài tức là xem xét các phần tử cấu thành hệ thống và mối quan hệ giữa chúng
hay nói cách khác đó là phơng pháp tiếp cận cấu trúc. Từ phía trong, tức là phân tích đặc
tính chức năng của các phần tử cho phép hệ thống đạt đợc mục tiêu đã định hay nói cách
khác đó là phơng pháp tiếp cận chức năng.
Khi xem xét sự vận động của hệ thống theo thời gian S(t) có nghĩa là hệ thống chuyển từ
trạng thái này sang trạng thái khác trong không gian trạng thái Z, ngời ta quan tâm đến chức
năng hoạt động của hệ thống. Để đánh giá chức năng của hệ thống ngời ta phải xác định các
chỉ tiêu đánh giá, tập các chỉ tiêu riêng hoặc chỉ tiêu tổng hợp cho toàn hệ thống. Tiếp cận hệ
thống cho phép ta xây dựng đợc mô hình hệ thống lớn có tính đến nhiều yếu tố tác động
trong nội bộ hệ thống S cũng nh giữa S với môi trờng E.
Ngời ta có thể chia quá trình mô hình hoá ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn thiết kế tổng


thể hay thiết kế ở tầm vĩ mô (Macro Design) và giai đoạn thiết cụ thể hay thiết kế ở mức đọ vi
mô (Micro Design). Trong giai đoạn thiết kế tổng thể, trên cơ sở các dữ liệu của hệ thống thực
và của môi trờng E ngời ta xây dựng mô hình hệ thống và mô hình môi trờng thoả mãn các
chỉ tiêu đánh giá định trớc. Còn trong giai đoạn thiết kế cụ thể, trên cơ sở mô hình đã đợc
lựa chọn, ngời ta xác định các điều kiện ràng buộc, xây dựng các chơng trình mô phỏng trên
máy tính và thực hiện việc mô phỏng để xác định các đặc tính kinh tế kỹ thuật của hệ thống
thực.
1.2- Đặc điểm của mô hình hoá hệ thống
Cùng với sự phát triển của các phơng pháp lý thuyết, các phơng pháp thực nghiệm để
nghiên cứu, phân tích, tổng hợp hệ thống ngày càng đợc hoàn thiện. Đối với một hệ thống
thực nghiệm có hai phơng pháp cơ bản để nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu trên hệ thực
và nghiên cứu trên mô hình của nó. Nghiên cứu thực nghiệm trên hệ thực cho ta số liệu khách
Giáo trình Mô hình hoá
Bộ môn Tự động hoá Khoa Điện
10
quan, trung thực. ở đây phải giải quyết vấn đề lấy mẫu thống kê, ớc lợng tham số, phân tích
và xử lý dữ liệu, Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên hệ thực trong nhiều trờng hợp rất khó
khăn, khi đó nghiên cứu trên mô hình là phơng pháp có nhiều triển vọng.
Nhìn chung các đối tợng thực có cấu trúc phức tạp và thuộc loại hệ thống lớn, vì vậy
mô hình của chúng cũng đợc liệt vào các hệ thống lớn và có những đặc điểm cơ bản sau:
a- Tính mục tiêu
Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu có thể có mô hình chỉ có một mục tiêu là để nghiên cứu
một nhiệm vụ cụ thể nào đó hoặc mô hình đa mục tiều nhằm khảo sát một số chức năng, đặc
tính của đối tợng thực tế.
b- Độ phức tạp
Độ phức tạp thể hiện ở cấu trúc phân cấp của mô hình, các mối quan hệ qua lại giữa các
hệ con với nhau và giữa hệ thống S với môi trờng E.
c- Hành vi của mô hình
Hành vi của mô hình là con đờng để mô hình đạt đợc mục tiêu đề ra. Tuỳ thuộc vào
việc có yếu tố ngẫu nhiên tác động vào hệ hay không mà ta có mô hình tiền định hay mô hình

ngẫu nhiên. Theo hành vi của hệ thống có thể phân ra mô hình liên tục hoặc mô hình gián
đoạn. Nghiên cứu hành vi của mô hình có thể biết đợc xu hớng vận động của đối tợng
thực.
d- Tính thích nghi
Tính thích nghi là đặc tính của hệ thống có tổ chức cấp cao, hệ thống có thể thích nghi
với sự thay đổi của các tác động vào hệ thống. Tính thích nghi của mô hình thể hiện ở khả
năng phản ánh đợc các tác động của môi trờng tới hệ thống và khả năng giữ ổn định mô
hình khi các tác động đó thay đổi.
e- Tính điều khiển đợc
Ngày nay nhiều phơng pháp tự động hoá đã đợc ứng dụng trong mô hình hoá hệ
thống. Sử dụng các biện pháp lập trình ngời ta có thể điều khiển theo mục tiêu đã định trớc,
thực hiện khả năng đối thoại giữa ngời và mô hình để thu nhận thông tin và ra quyết định
điều khiển.
g- Khả năng phát triển của mô hình
Khi tiến hành mô hình hoá hệ thống bao giờ cũng xuất hiện bài toán nghiên cứu sự phát
triển của hệ thống trong tơng lai. Vì vậy, mô hình phải có khả năng mở rộng, thu nạp thêm
các hệ con, thay đổi cấu trúc để phù hợp với sự phát triển của hệ thống thực.
h- Độ chính xác - Độ tin cậy
Mô hình hoá là thay thế đối tợng thực bằng mô hình của nó để thuận tiện cho việc
nghiên cứu. Vì vậy, mô hình phải phản ánh trung thực các hiện tợng xảy ra trong đối tợng.
Các kết quả thực nghiệm trên mô hình phải có độ chính xác, tin cậy thoả mãn yêu cầu đề ra.
Cần phải nhấn mạnh rằng kết quả mô hình hoá phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và kinh
nghiệm của ngời lập mô hình hay ngời nghiên cứu. Một mặt, ngời nghiên cứu phải am
hiểu đối tợng, nắm vững các hiện tợng, quy luật xảy ra trong hệ thống thực. Mặt khác,
ngời nghiên cứu phải biết lựa chọn phơng pháp mô hình hoá thích hợp với từng đối tợng cụ
thể, đồng thời phải có khả năng thực hiện mô hình trên máy tính tức khả năng lập trình để
giải các bài toán về mô hình hoá.
Giáo trình Mô hình hoá
Bộ môn Tự động hoá Khoa Điện
11

1.3- Phân loại mô hình hệ thống
Có thể căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác nhau để phân loại mô hình. Hình 2.1 biểu diễn
một cách phân loại mô hình điển hình. Theo cách này mô hình đợc chia thành hai nhóm
chính: mô hình vật lý và mô hình toán học hay còn gọi là mô hình trừu tợng.
- Mô hình vật lý là mô hình đợc cấu tạo bởi các phần tử vật lý. Các thuộc tính của đối
tợng đợc phản ánh bởi các định luật vật lý xảy ra trong mô hình. Nhóm mô hình vật lý đợc
chia thành mô hình thu nhỏ và mô hình tơng tự. Mô hình vật lý thu nhỏ có cấu tạo giống nh
đối tợng thực nhng có kích thớc nhỏ hơn cho phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm.
Ví dụ, ngời ta chế tạo lò hơi của nhà máy nhiệt điện có kích thớc nhỏ đặt trong phòng thí
nghiệm để nghiên cứu quá trình cháy trong lò hơi, hoặc xây dựng mô hình đập thuỷ điện có
kích thớc nhỏ trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu các chế độ thuỷ văn của đập thuỷ điện.
Ưu điểm của loại mô hình này là các quá trình vật lý xảy ra trong mô hình giống nh trong
đối tợng thực, có thể đo lờng quan sát các đại lợng vật lý một cách trực quan với độ chính
xác cao. Nhợc điểm của mô hình vật lý thu nhỏ là giá thành đắt, vì vậy chỉ sử dụng khi thực
sự cần thiết.
- Mô hình vật lý tơng tự đợc cấu tạo bằng các phần tử vật lý không giống với đối
tợng thực nhng các quá trình xảy ra trong mô hình tơng đơng với quá trình xảy ra trong
đối tợng thực. Ví dụ, có thể nghiên cứu quá trình dao động của con lắc đơn bằng mô hình
tơng tự là mạch dao động R-L-C vì quá trình dao động điều hoà trong mạch R-L-C hoàn toàn
tơng tự quá trình dao động điều hoà của con lắc đơn, hoặc ngời ta có thể nghiên cứu đờng
dây tải điện (có thông số phân bố rải) bằng mô hình tơng tự là mạng bốn cực R-L-C (có
thông số tập trung). Ưu điểm của loại mô hình này là giá thành rẻ, cho phép chúng ta nghiên
cứu một số đặc tính chủ yếu của đối tợng thực.
- Mô hình toán học thuộc loại mô hình trừu tợng. Các thuộc tính đợc phản ánh bằng
các biểu thức, phơng trình toán học. Mô hình toán học đợc chia thành mô hình giải tích và
mô hình số. Mô hình giải tích đợc xây dựng bởi các biểu thức giải tích. Ưu điểm của loại mô
hình là cho ta kết quả rõ ràng, tổng quát. Nhợc điểm của mô hình giải tích là thờng phải
Mô hình hệ thống
Mô hình vật lý Mô hình toán học
Mô hình thu nhỏ Mô hình tơng tự Mô hình giải tích Mô hình số

Mô hình mô phỏng
Hình 1.1- Sơ đồ phân loại mô hình
Giáo trình Mô hình hoá
Bộ môn Tự động hoá Khoa Điện
12
chấp nhận một số giả thiết đơn giản hoá để có thể biểu diễn đối tợng thực bằng các biểu thức
giải tích, vì vậy loại mô hình này chủ yếu đợc dùng cho các hệ tiền định và tuyến tính.
- Mô hình số đợc xây dựng theo phơng pháp số tức là bằng các chơng trình chạy
trên máy tính số. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin,
ngời ta đã xây dựng đợc các mô hình số có thể mô phỏng đợc quá trình hoạt động của đối
tợng thực. Những mô hình loại này đợc gọi là mô hình mô phỏng này (simulation model).
Ưu điểm của mô hình mô phỏng là có thể mô tả các yếu tố ngẫu nhiên và tính phi tuyến của
đối tợng thực, do đó mô hình càng gần với đối tợng thực. Ngày nay, mô hình mô phỏng
đợc ứng dụng rất rộng rãi.
Có thể căn cứ vào các đặc tính khác nhau để phân loại mô hình nh: mô hình tĩnh và mô
hình động, mô hình tiền định và mô hình ngẫu nhiên, mô hình tuyến tính và mô hình phi
tuyến, mô hình có thông số tập trung, mô hình có thông số rải, mô hình liên tục, mô hình gián
đoạn,
Mô hình phải đạt đợc hai tính chất cơ bản sau:
Tính đồng nhất: mô hình phải đồng nhất với đối tợng mà nó phản ánh theo những tiêu
chuẩn định trớc.
Tính thực dụng: Có khả năng sử dụng mô hình để nghiên cứu đối tợng. Rõ ràng, để
tăng tính đồng nhất trong mô hình phải đa vào nhiều yếu tố phản ánh đầy đủ các mặt của đối
tợng. Nhng nh vậy nhiều khi mô hình trở nên quá phức tạp và cồng kềnh đến nỗi không
thể dùng để tính toán đợc nghĩa là mất đi tính chất thực dụng của mô hình. Nếu quá chú
trọng tính thực dụng, xây dựng mô hình quá đơn giản thì sai lệch giữa mô hình và đối tợng
thực sẽ lớn, điều đó sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu không chính xác. Vì vậy, tuỳ thuộc vào
mục đích nghiên cứu mà ngời ta lựa chọn tính đồng nhất và tính thực dụng của mô hình một
cách thích hợp.
1.4- Một số nguyên tắc khi xây dựng mô hình

Việc xây dựng mô hình toán học phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống thực, vì vậy, khó
có thể đa ra những nguyên tắc chặt chẽ mà chỉ có thể đa ra những nguyên tắc có tính định
hớng cho việc xây dựng mô hình.
a- Nguyên tắc xây dựng sơ đồ khối
Nhìn chung hệ thống thực là một hệ thống lớn phức tạp, vì vậy, ngời ta tìm cách phân
chúng ra thành nhiều hệ con, mỗi hệ con đảm nhận một số chức năng của hệ lớn. Nh vậy,
mỗi hệ con đợc biểu diễn bằng một khối, tín hiệu ra của khối trớc chính là tín hiệu vào của
khối sau.
b- Nguyên tắc thích hợp
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ngời ta lựa chọn một cách thích hợp giữa tính đồng
nhất và tính thực dụng của mô hình. Có thể bỏ bớt một số chi tiết không quan trọng để mô
hình bớt phức tạp và việc giải các bài toán trên mô hình dễ dàng hơn.
c- Nguyên tắc về độ chính xác
Yêu cầu về độ chính xác phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. ở giai đoạn thiết kế tổng
thể độ chính xác không đòi hỏi cao nhng khi nghiên cứu thiết kế chi tiết những bộ phận cụ
thể thì độ chính xác của mô hình phải đạt đợc yêu cầu cần thiết.
d- Nguyên tắc tổ hợp
Giáo trình Mô hình hoá
Bộ môn Tự động hoá Khoa Điện
13
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ngời ta có thể phân chia hoặc tổ hợp các bộ phận của
mô hình lại với nhau. Ví dụ, khi mô hình hoá một phân xởng để nghiên cứu quá trình sản
xuất sản phẩm thì ta coi các máy móc là thực thể của nó. Nhng khi nghiên cứu quá trìn điều
khiển nhà máy thì ta coi tổ hợp phân xởng nh là một thực thể của nhà máy.

1.5- Câu hỏi và bài tập
1.5.1- Hãy nêu những khó khăn gặp phải khi tiến hành nghiên cứu trên các hệ thực sau
đây: nghiên cứu quá trình lão hoá của vật liệu điện, nghiên cứu quá trình phát triển dân số của
một quốc gia, nghiên cứu quá trình cháy trong lò hơi của nhà máy nhiệt điện, nghiên cứu quá
trình biến dạng của cột điện cao thế.

1.5.2- Hãy lấy ví dụ về mô hình vật lý thu nhỏ và mô hình vật lý tơng tự.
1.5.3- Cho các hệ thống sau đây:
- Siêu thị.
- Đờng dây tải điện cao áp.
- Trạm lắp ráp linh kiện điện tử.
- Mô hình dòng sông.
- Cửa hàng ăn.
Nếu muốn mô hình hoá các hệ thống nói trên thì nên dùng mô hình loại nào, mô hình
giải tích hay mô hình mô phỏng?

×