Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về thực trạng thu, nộp bảo hiểm ở nước ta phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.94 KB, 10 trang )



31


4.2.2. Giai đoạn từ 1995 - đến nay
Để triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH trong thời
kỳ đổi mới, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
19/CP về việc thành lập tổ chức BHXH Việt Nam trên cơ sở thống
nhất và tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ
thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam quản lý, để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo,
quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách, chế độ BHXH
theo pháp luật của Nhà nước. Và bắt đầu từ 1/10/1995, hệ thống
tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa
phương đã chính thức đi vào hoạt động.
BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng
Chính phủ , chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương
binh & Xã hội , các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và
sự giám sát của Tổ chức Công đoàn.
Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay gồm :
- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, là cơ quan quản lý cao
nhất của BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam
thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Chỉ đạo và giám sát, kiểm
tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; quyết định các biện pháp để
bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết toán và
thông qua dự toán hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ
quan quản lý Nhà nước có liên quan bổ sung sửa đổi các chính
sách, chế độ BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia
BHXH; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, các
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các thành viên Hội đồng


quản lý là đại diện có thẩm quyền của Bộ Bộ Lao động - Thương
binh & Xã hội, Bộ Tài chính, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Uỷ viên Hội đồng quản lý là Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam. Các thành viên này do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và


32

miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng, Trưởng ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ.
- BHXH Việt Nam, là cơ quan điều hành trực tiếp cao nhất
của hệ thống BHXH Việt Nam, do Tổng giám đốc trực tiếp điều
hành và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc.
- Cơ chế quản lý quỹ BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ
thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo 3 cấp:
+ Ở Trung ương là cơ quan BHXH Việt Nam
+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các BHXH
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh).
+ Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là các
BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là BHXH
huyện).
Tuy nhiên, để BHXH Việt Nam hoạt động có hiệu quả thì
ngành BHXH còn phải kết hợp với Bộ Tài chính, Chính quyền,
UBND các cấp và mạng lưới các ban chi trả BHXH ở các địa phương.
Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam
(Xem phụ lục)
Quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của
những người tham gia BHXH trong đơn vị.
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng của mình.

- Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực
hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
- Các nguồn thu khác.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của
Nhà nước, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được
Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH được sử dụng để chi cho 5 chế độ
mà điều lệ BHXH đã qui định. Đồng thời được sử dụng để chi phí
cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Phần nhàn rỗi


33

được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui
định của Chính phủ.



34

PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU NỘP BHXH
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1/10/1995
1.Tình hình thu nộp và quản lý quỹ BHXH do Liên đoàn
Lao động Việt Nam quản lý
Trong suốt gần 34 năm quản lý BHXH, Liên đoàn Lao động
Việt Nam thu không đủ bù chi, Nhà nước thường xuyên phải hộ
trợ và đây chính là gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước trong một
thời gian dài. Đặc điểm nổi bật của hoạt động BHXH trong giai
đoạn này là tổng thu BHXH đạt được rất thấp. Những năm trước

1987 tỷ lệ đóng BHXH là 4,7% quỹ lương, trong đó tỷ lệ trích nộp
chi trả lương hưu chỉ là 1%, chính vì vậy tỷ trọng Ngân sách Nhà
nước hỗ trợ cho chế độ này là rất lớn. Trong thời kỳ này, phần thu
dùng để chi trả cho lương hưu luôn thấp hơn phần chi trả các chế
độ BHXH tức thời (ốm đau, thai sản ). Sau này việc nâng tỷ lệ
nộp BHXH lên 15% tổng quỹ lương thì phần dành cho chi trả
lương hưu cũng đã tăng lên. Tuy vậy, do số người được hưởng
lương hưu tăng nhanh, cộng thêm vào đó là khó khăn của nền kinh
tể trong những năm bao cấp, tình trạng thiếu việc làm diễn ra ở
nhiều nơi nên kết quả thu nộp BHXH đạt được thấp, Ngân sách
Nhà nước phải hỗ trợ ở mức cao, đặc biệt là từ năm 1990 với việc
thực hiên Nghị định số 176/CP và 11/CP về giảm biên chế.
Để phân tích cụ thể hơn tình hình thực tế công tác thu và
quản lý quỹ BHXH trong suốt thời kỳ trước năm 1995 khi Tổng
Công đoàn Việt Nam quản lý chia thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1962 đến 1963.
- Giai đoan từ 1964 đến 1986.
- Giai đoan t
ừ 1987 đến tháng 9 năm 1995.
1.1. Giai đoạn 1962 - 1963
Ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP
quyết định giao cho Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (sau
này là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý các chế độ


35

thu chi BHXH; theo đó quy định mức thu BHXH là 4,7% tổng quỹ
lương cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà
nước, riêng đối với công nhân viên chức và quân nhân phục vụ

trong lực lượng vũ trang thì không thu BHXH nhưng vẫn thuộc
diên hưởng các chế độ, chính sách BHXH vì bộ phận này được
Ngân sách Nhà nước đài thọ hoàn toàn. Nguồn thu này dùng để
chi trả trợ cấp cho 6 chế độ BHXH: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, mất sức lao động,
khoản thiếu hụt sẽ được Ngân sách Nhà nước bù thiếu.
Trên cơ sở Nghị định 218/CP, Tổng Công đoàn Lao động Việt
Nam đã ra quyết định số 364/CP ngày 2/4/1962 xây dựng các
nguyên tắc quản lý phân cấp thu chi các chế độ BHXH. Theo
quyết định thì việc quản lý quỹ BHXH được thực hiện ở 3 cấp
quản lý:
- Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam là cấp tổng dự toán thu
và chi BHXH.
- Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và một số Công đoàn ngành là bộ phận dự toán cấp 1.
- Công đoàn cơ sở là đơn vị dự toán cấp 2.
Công tác quản lý thu chi được quy định cụ thể cho từng cấp
theo nguyên tắc cấp trên duyệt dự toán quý và năm cho cấp dưới.
Việc thu nộp BHXH từ các cấp công đoàn cơ sở lên các đơn vị dự
toán cấp 1 được tính theo phương thức chênh lệch giữa số phải
thu nộp với số tạm ứng chi cho các chế độ BHXH tại các đơn vị
dự toán cấp 2 theo quy định. Cơ chế hạch toán trên đáp ứng được
yêu cầu quản lý kinh tế, phù hợp với tình hình tổ chức bộ máy và
trình độ cán bộ ở các thời điểm này và vì vậy công tác thu BHXH
đã đạt được tỷ lệ khá so với kế hoạch đề ra, ta có thể thấy điều đó
qua bảng 1 sau:







36


Bảng 1: TÌNH HÌNH THU BHXH CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO
ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1962 – 1963
Số thu Bảo hiểm xã hội
(1000 đồng)

Năm
Kế hoạch thu
Bảo hiểm xã
hội
(1000 đồng)
Tổng số Thực thu
(Thu 4,7%)
NSNN hỗ
trợ
Thực hiện
so kế hoạch
(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4): (2)

1962
1963
19.975
22.021

13.055

20.597

13.055
20.597

-

-

65,36
93,53
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Trong giai đoạn này, Ngân sách Nhà nước không phải hỗ trợ
cho việc chi trả các chế độ BHXH. Điều này là do việc thực hiên
BHXH đang ở trong giai đoạn đầu, nên việc chi trả thấp, chủ yếu
là chi trả cho những chế độ ngắn hạn. Tỷ lệ thu nộp BHXH đạt
mức 65,36% và 93,53% tương ứng với các năm 1962 và 1963
1.2. Giai đoạn 1964 - 1986
Để phù hợp với yêu cầu quản lý mới theo Quyết định số
62/CP ngày 10/4/1064 của Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng
Chính phủ) giao bớt nhiệm vụ quản lý một phần của quỹ BHXH
cho Bộ Nội vụ (sau này là Ngành lao động - Thương binh & Xã
hội) với số thu 1% trong số 4,7% quỹ lương. Trong đó, Tổng
Công đoàn Lao động Việt Nam quản lý ba chế độ BHXH ngắn hạn
là: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bộ Nội vụ quản lý ba chế
độ BHXH dài hạn là: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ mất
sức lao động. Thực hiện Quyết định này, Tổng Công đoàn Lao
động Việt Nam đã cùng Bộ Nội vụ ra Thông tư số 13-NV ngày
23/4/1964 hướng dẫn công tác bàn giao nhiệm vụ thu từ quý III

năm 1964 cho Bộ Nội vụ. Các khoản thu BHXH trong quý I và
quý II năm 1964 thuộc phần quản lý của Bộ Nội vụ sẽ được Tổng
Công đoàn Lao động Việt Nam bàn giao phần chênh lệch còn lại


37

sau khi đã trừ đi các khoản trợ cấp thuộc trách nhiệm thanh toán
của Bộ Nội vụ.

Bảng 2: TÌNH HÌNH THU NỘP BHXH DO TỔNG CÔNG ĐOÀN LAO
ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1964 – 1986
Số thu Bảo hiểm xã hội
(1000 đồng)

Năm
Kế hoạch thu
Bảo hiểm xã
hội
(1000 đồng)
Tổng số Thực thu
(Thu 3,7%)

NSNN
hỗ trợ
Thực hiện
so kế hoạch
(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4): (2)


1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
20.806
22.692
26.000
28.030
29.721
33.086
34.151

35.779
34.398
36.216
43.290
42.376
53.650
63.684
73.402
76.082
79.160
121.474
239.499
294.693
410.261
203.315
812.900

19.915
18.590
21.149
26.294
27.364
37.044
49.310
57.639
48.659
51.946
54.180
65.884
69.199

85.764
59.019
92.112
96.547
163.417
240.878
380.303
497.857
227.547
1.050.842

19.915

18.590

21.149

23.294

21.364

25.044

29.310

30.639

31.159

34.946


39.180

42.884

47.199

64.764

73.019

79.112

81.547

127.417

219.878

310.303

445.857

208.147

940.842

-

-


-

3.000

6.000

12.000

20.000

27.000

17.500

17.000

15.000

23.000

22.000

21.000

22.000

13.000

15.000


36.000

21.000

70.000

52.000

19.400

110.000

95,72
81,92
81,34
83,10
71,88
75,69
85,82
85,63
90,58
96,49
90,51
101,20
87,98
101,70
99,48
103,98
103,02

104,89
91,81
105,30
108,68
102,38
115,74
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)


38

Trong quá trình bàn giao nhiệm vụ, Tổng Công đoàn Lao
động Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ hạch toán chi tiết từng khoản
thu - chi BHXH, tách từng phần thu 1% và 3,7% theo yêu cầu của
Nghị định 218/CP nên việc bàn giao nhìn chung không gặp khó
khăn. Trong năm 1964 Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam đã
bàn giao cho Bộ Nội vụ 1 triệu đồng, với công tác chi cho ba chế
độ từ khoản thu 1% tổng quỹ lương công nhân viên chức Nhà
nước. Việc thực hiện công tác thu của Tổng Công đoàn Lao động
Việt Nam đã gắn trách nhiệm chi cụ thể cho các cơ sở được sử
dụng quỹ BHXH để chi cho công tác quản lý. Vì vậy, kết quả thu
3,7% đạt khá cao, năm thấp nhất về thu BHXH cũng đạt 71,88%
(1968) kế hoạch đặt ra, năm cao nhất đạt 115,74% (1986) kế
hoạch, bình quân cả giai đoạn (1964 - 1986) đạt 94,12% kế hoạch
thu hàng năm.
Qua bảng 2 ta có thể thấy, tình hình thu nộp BHXH so với kế
hoạch đặt ra được thực hiện khá tốt, hầu hết các năm đều đạt được
ở mức trên 90%, đặc biệt là những năm cuối thập niên 70 và đầu
80 có nhiều năm vượt năm mức chỉ tiêu đặt ra (trên 100%). Tuy
có những năm vượt mức kế hoạch nhưng có thể thấy rõ là việc

quy định tỷ lệ đóng BHXH cho các chế độ ngắn hạn chưa hợp lý
bởi những năm mà vượt chỉ tiêu thu nộp BHXH cũng chính là
những năm mà Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ rất lớn. Đơn cử
năm 1986 vượt mức kế hoạch 15,74% (là năm vượt mức kế hoạch
cao nhất) nhưng cũng chính là năm Ngân sách Nhà nước phải hỗ
trợ tới 110 triệu đồng. Thực tế này đã đặt ra vấn đề phải thay đổi
trong tỷ lệ đóng góp để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà
nước, đồng thời cần có sự tổ chức hợp lý hơn để nâng cao hiệu
quả công tác thu BHXH.
1.3. Giai đoạn từ 1986 đến tháng 9/1995
Theo Quyết định số 181/HĐBT ngày 30/10/1986 của Hội
đồng Bộ trưởng, mức đóng góp vào quỹ BHXH nâng từ 3,7% lên
5% tổng quỹ lương. Mục đích của việc tăng tỷ lệ thu BHXH nhằm
giảm bớt phần trợ cấp của Ngân sách Nhà nước cho Tổng Công


39

đoàn Lao động Việt Nam trong việc thực hiện các chế độ BHXH
cho người lao động.
Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm đóng góp BHXH của các
đơn vị tham gia BHXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có
công văn ra ngày 26/4/1989 về việc phân cấp quản lý quỹ BHXH.
Trên cơ sở công văn này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã
giao quyền chủ động cho công đoàn cơ sở trong việc quyết định
chi các chế độ BHXH. Thông qua phân cấp quản lý tỷ lệ chi các
chế độ BHXH nên đã quy định cụ thể việc quản lý quỹ BHXH,
xây dựng các định mức trích nộp kinh phí BHXH lên công đoàn
cấp trên. Hơn thế nữa, để khuyến khích các công đoàn cơ sở trong
việc thực hiện thu nộp BHXH nhanh chóng kịp thời, Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam đã đề ra chế độ trích thưởng 1% số thu
được để làm quỹ khen thưởng cho đơn vị cơ sở đã thực hiện tốt
công tác thu nộp BHXH. Tình hình thu BHXH trong giai đoạn
này được thể hiên qua bảng 3:

Bảng 3: TÌNH HÌNH THU BHXH HÀNG NĂM CỦA TỔNG LIÊN
ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1987 ĐẾN THÁNG 9/1995
Số thu Bảo hiểm xã hội
(1000 đồng)

Năm
Kế hoạch thu
Bảo hiểm xã
hội
(1000 đồng)
Tổng số Thực thu
(Thu 5%)
NSNN hỗ
trợ
Thực
hiện so
kế hoạch
(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4):(2)
1987
1988
1989
1990
1991
1992

1993
1994
9
-
1995

4.354.431
22.476.380
66.328.865
68.328.865
66.545.000
21.011.9000
212.073.000
280.797.000
180.007.000

4.847.600
16.572.170
56.738.666
58.638.660
60.130.000
159.736.000
201.395.000
250.395.000
152.530.000

4.742.600
16.427.170
56.738.666
58.638.660

60.130.000
159.736.000
196.019.000
250.395.000
152.530.000

105.000

100.000

-

-

-

-

5.376.000

-

-

108,91
73,08
85,54
85,82
90,36
76,02

92,43
89,17
84,74

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)


40

Qua bảng trên ta thấy, việc nâng mức thu từ 3,7% lên 5%
tổng quỹ lương trong giai đoạn này do Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam quản lý đã có những kết quả bước đầu. Nếu như trong
giai đoạn 1964 - 1986 Ngân sách Nhà nước thường xuyên phải cấp
bù với số tiền không nhỏ thì đến giai đoạn 1987 - 1995 sự hỗ trợ
của Ngân sách Nhà nước đã giảm, mặc dù phần trăm hoàn thành
chỉ tiêu thu nộp còn ở mức khiêm tốn. Thực tế này cho thấy,
trong các giai đoạn công tác kế hoạch thu dường như chưa sát với
thực tế (năm có tỷ lệ thu cao thì Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ
nhiều và ngược lại). Cụ thể, năm 1987 thu BHXH đạt 108,91% kế
hoạch, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 105 triệu đồng trong khi đó
năm 1989 thu đạt 85,54% kế hoạch nhưng Ngân sách Nhà nước
không phải hỗ trợ.

Bảng 4: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU BHXH DO TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUẢN LÝ TỪ 1962 – 1995
Năm Thực thu
(1000 đồng)
Tỷ lệ thu so với chi
(%)
Cân đối thu - chi

(1000 đồng)
1962
1965
1970
1975
1980
1985
1990
1991
1992
1993
1994
9-1995
13.055
18.590
29.310
42.884
81.847
208.147
58.638.660
60.130.000
159.736.000
196.019.000
250.395.000
152.530.000

87,62
97,36
58,51
68,06

84,28
115,08
158,63
68,67
113,36
92,47
84,34
90,11
-1.845
-504
-20.785
-20.121
-15.267
27.283
21.673.232
-27.435.033
18.827.672
-15.970.616
-46.945.810
-16.740.891

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Qua bảng 4 trên ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình thu
BHXH trong thời kỳ 1962 – 1995 thường không đủ bù chi; đặc
biệt là những năm 1991 và 1994 số thu chỉ đạt tương ứng là

×