Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về thực trạng thu, nộp bảo hiểm ở nước ta phần 5 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.21 KB, 10 trang )



41

68,67% và 84,34% so với số chi. Kết quả trên cũng có nghĩa là
trong các năm đó Ngân sách Nhà nước đã phải chuyển sang cho
chi trả các chế độ BHXH những khoản tiền không nhỏ.

Nhận xét:
Qua các số liệu tình hình thu BHXH do Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam quản lý ta có một số nhận xét sau:
- Công tác thu BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
trong thời gian dài có kết quả tương đối tốt (trong thời kỳ 1964 -
1986 đều đạt kết quả ở mức khá cao, trong đó có những năm vượt
kế hoạch đặt ra). Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là
những năm có tỷ lệ thu cao so với kế hoạch đề ra cũng lại là
những năm Ngân sách Nhà nước phải trợ cấp lớn do quy định về
tỷ lệ đóng BHXH trên tổng quỹ lương cho các chế độ ngắn hạn
chưa hợp lý và vì vậy việc thay đổi tỷ lệ đóng BHXH cho các chế
độ trên là một thực tế khách quan.
- Chúng ta nên ghi nhận tính chủ động của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam trong việc kiến nghị với Nhà nước về vấn đề
nâng mức thu BHXH từ 3,7% lên 5% tổng quỹ lương để bảo đảm
cân đối thu - chi cho quỹ BHXH. Kết quả thu BHXH trong giai
đoạn 1987 đến 9/1995 đã được cải thiện rõ rệt thể hiện ở con số
trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước đã giảm đi đáng kể.
2. Tình hình thu nộp và quản lý quỹ BHXH do Ngành Lao
động - Thương binh & Xã hội quản lý
Để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu quản lý mới, ngày
10/4/1964 Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã
có Quyết định số 62/CP giao cho Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Lao


động -Thương binh & Xã hội) quản lý một phần quỹ BHXH, cụ
thể là quản lý 3 chế độ dài hạn:
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Chế độ mất sức lao động
Trong giai đoạn này, tỷ lệ thu nộp BHXH được quy định ở
mức thấp là 1% tổng quỹ lương, hơn nữa còn thực hiện trong một


42

thời gian dài (từ năm 1964 đến giữa năm 1986) vì vậy việc chi trả
trợ cấp BHXH cho ba chế độ trên thực sự trở thành gánh nặng cho
Ngân sách Nhà nước. Nhận thức được vấn đề không hợp lý trong
việc quy định tỷ lệ đóng 1% tổng quỹ lương cho các chế độ dài
hạn (hưu trí, tử tuất, mất sức lao động) và không có ý nghĩa thực
tiễn trong cân đối thu - chi và đặc biệt không nâng cao được vai
trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh
doanh. Hội đồng Bộ trưởng đã sửa đổi tỷ lệ trích nộp BHXH do
Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội quản lý từ 1% lên 10%
tổng quỹ lương, trong đó 2% dành để lại cơ sở làm trợ cấp khó
khăn cho công nhân viên chức. Như vậy, con số chính thức mà Bộ
Lao động - Thương binh & Xã hội thu là 8% tổng quỹ lương, song
trên thực tế mức thu này đạt tỷ lệ thấp hơn mà nguyên nhân là do
tình hình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn và do ý thức đóng BHXH của các đơn vị và doanh nghiệp
chưa cao.
Sau Đại hội VII của Đảng, đi đôi với cải cách một bước chế
độ tiền lương, chế độ chính sách về BHXH, ngày 22/6/1993 Chính
phủ đã ra Nghị định 43/CP nâng mức thu BHXH do Bộ lao động -

Thương binh & Xã hội quản lý từ 8% lên 15% tổng quỹ lương.
Trong gần 32 năm quản lý 3 chế độ BHXH, Ngành Lao động -
Thương binh & Xã hội thu BHXH đạt tỷ lệ thấp và ngân sách Nhà
nước phải hỗ trợ với số tiền lớn, với mức trợ cấp bình quân hàng
năm chiếm 74,74% so với chi.
Thời gian Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội quản lý,
tình hình thực tế công tác thu và quản lý quỹ BHXH được chia
thành 2 giai đoạn lớn sau:
- Giai đoạn từ 1964 đến 1987
- Giai đoàn từ 1988 đến tháng 9/1995
2.1. Giai đoạn 1964 - 1987
Trong giai đoạn từ 1964 đến 1987 áp dụng mức thu 1% tổng
quỹ lương cho các chế độ: trợ cấp hưu trí, tử tuất, mất sức lao
động. Khi đi vào hoạt động ngành đã nhận bàn giao kinh phí từ


43

Tổng Công đoàn Lao đông Việt Nam chuyển sang là 1 triệu đồng
của năm 1963 và năm 1964 đã thu được 4,418 triệu đồng. Trong 2
năm đầu thu BHXH theo quy định của Nhà nước đã đảm bảo chi
trả gần đủ cho 14.933 đối tượng được hưởng lương hưu, chi trả
trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tuất cho công nhân viên chức
từ trần. Trong những năm tiếp theo, số thu từ khoản trích nộp 1%
tổng quỹ lương của các đơn vị tăng rất chậm, việc thực hiện nộp
tiền BHXH theo quy định không được chấp hành nghiêm chỉnh,
đồng thời số người được hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng.
Chính vì vậy, phần hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước cũng ngày
càng tăng lên. Để phân tích cụ thể hơn ta xem xét các thời kỳ sau:
2.1.1. Thời kỳ 1964 - 1975

BHXH được thực hiện trong giai đoạn này với ý nghĩa nhằm
bảo đảm các chính sách xã hội của hậu phương lớn để thực hiện
nhiệm vụ giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, số thu BHXH
so với mức dự kiến thu từ tổng quỹ lương đạt kết quả khá, có
những năm như 1975 đạt 93,46% kế hoạch thu. Đạt được kết quả
này là do Ngân sách Nhà nước bao cấp về tiền lương, về cung cấp
vật tư và tiêu thụ sản phẩm, số thu 1% không đáng kể và được
Nhà nước cho phép tính vào chi phí sản xuất nên các đơn vị sản
xuất kinh doanh đều có điều kiện thực hiện. Ngoài ra, đối với các
đơn vị hành chính sự nghiệp việc kiểm soát chi chặt chẽ, việc
chấp hành các chế độ tài chính được thực hiện nghiêm túc, các
khoản chi tiền lương do Bộ Tài chính duyệt và cấp phát theo từng
khoản mục chi cụ thể nên khoản thu 1% cơ bản đạt yêu cầu đề ra.
2.1.2. Thời kỳ 1976 - 1987
Sau khi đất nước thống nhất, Miền bắc tiếp tục thực hiện mức
thu BHXH bằng 1% tổng quỹ lương, nguồn thu này vẫn được nộp
vào quỹ BHXH của Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội.
Miền nam trong giai đoạn này thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa,
về cơ bản các doanh nghiệp quốc doanh không thực hiện việc thu
nộp BHXH theo quy định, chỉ đến những năm đầu thập kỷ 80 mới
thực hiện công việc này.


44

Từ năm 1981, tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn,
mức thu BHXH giảm hàng năm: năm 1981 đạt 79,65%, 1987 chỉ
còn 33,18% so với kế hoạch thu BHXH. Do thu nộp BHXH đạt kết
quả thấp, trong khi đó mức trợ cấp BHXH ngày càng tăng, vì vậy
năm 1976 Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ cho quỹ BHXH là

83,16% và đến năm 1987 mức hỗ trợ này lên tới 97,66% tổng số
chi.
Trong một thời gian dài áp dụng tỷ lệ thu 1% không phù hợp
nên năm 1973 Bộ Nội vụ đã có tờ trình số 988/NV đề nghị nâng
mức thu từ 1% lên 7% tổng quỹ lương nhưng không được Nhà
nước chấp thuận vì có những quan điển cho rằng cơ quan hành
chính sự nghiệp, đơn vị kinh doanh vẫn được Nhà nước bao cấp.
Ngành tài chính thì quan niệm cho rằng chế độ BHXH như một
chế độ tiền lương do Nhà nước bảo đảm nên đã có những văn bản
quy định chi BHXH theo chế độ cấp phát dự toán hàng tháng,
hàng quý như đối với cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Với cơ
chế cấp phát kinh phí BHXH mang nặng tính bao cấp, ỷ lại vào
Ngân sách Nhà nước nên hạn chế tính tích cực trong việc thực
hiện thu BHXH của Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội.
Tuy vậy, những tồn tại trên không thể duy trì lâu dài và đến cuối
thập kỷ 80 Nhà nước đã quyết định sửa đổi lại các quy định về
hoạt động BHXH.
2.2. Giai đoạn từ 1988 đến tháng 9/1995
Trước những tồn tại trong công tác thu BHXH, năm 1988
Chính phủ quy định mức thu BHXH bằng 10% quỹ tiền lương do
cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trích nộp. Tuy vậy, do cuộc sống của
công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn nên trích lại 2% trong số
10% tổng quỹ lương để chi trợ cấp khó khăn cho công nhân viên
chức Nhà nước. Do tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm
cuối thập kỷ 80 gặp khủng hoảng, mức lạm phát cao vì vậy thu
BHXH luôn đạt thấp hơn so với chi. Đến năm 1993 Chính phủ
phải tăng mức thu BHXH từ 8% lên 15% quỹ tiền lương, trong đó:


45


- Cơ quan, xí nghiệp trích nộp vào quỹ BHXH 10% quỹ tiền
lương.
- Cán bộ công nhân viên chức phải nộp BHXH là 5% tiền
lương của bản thân.
Việc quy định người lao động phải nộp BHXH từ tiền lương
của bản thân mình là một bước ngoặt trong thực hiện các chế dộ
BHXH của Nhà nước, giúp cho công tác BHXH của chúng ta có
thể hoà nhập với các nước khác trên thế giới. Tổ chức thu và quản
lý thu BHXH trong giai đoạn này được thể hiện bởi các tổ chức
sau:


2.2.1. Từ năm 1988 đến tháng 6/1989
Trong thời gian này hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn và ý thức chấp
hành nộp BHXH chưa nghiêm túc, Ngành Lao động - Thương binh
& Xã hội không đủ điều kiện đôn đốc, kiểm tra thu nộp nên số thu
BHXH mức 8% tổng quỹ lương đạt rất thấp. Tình hình trên đã gây
ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng
hưởng BHXH bởi vì Bộ Tài chính chỉ thực hiện hỗ trợ phần chênh
lệch sau khi đã trừ đi kế hoạch giao cho Ngành Lao động -
Thương binh & Xã hội. Trước tình hình đó Ngành Lao động -
Thương binh & Xã hội đã phải vay ngân hàng với lãi suất cao
dưới sự bảo lãnh của Bộ Tài chính và hậu quả là các khoản nợ tồn
đọng nhiều năm mới thanh toán được.
2.2.2. Từ tháng 6/1989 đến tháng 9/1995
Thực hiện Thông tư liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động -
Thương binh & Xã hội số 22TT/LB, Bộ Tài chính nhận trách
nhiệm thu BHXH là 8% trên tổng quỹ lương. Mục đích của việc

chuyển đổi cơ chế quản lý thu BHXH này là nhằm gắn trách
nhiệm của Bộ Tài chính trong việc đảm bảo kinh phí chi trả các
chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng một cách kịp thời. Chính
phủ phân cấp nhiệm vụ thu BHXH cho Bộ Tài chính như sau:


46

- Bộ Tài chính trực tiếp trích nộp vào quỹ BHXH số phải nộp
BHXH cho các cơ quan, đơn vị hành chính do Trung ương quản
lý.
- Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trích nộp vào quỹ
BHXH của các đơn vị hành chính sự nghiệp do địa phương quản
lý.
- Các cục, các vụ quản lý thu các doanh nghiệp quốc doanh
Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn. Từ năm 1993, Bộ
Tài chính lại giao nhiệm vụ thu BHXH cho Tổng cục thuế nhằm
gắn trách nhiệm vừa đôn đốc thu nộp thuế, vừa đôn đốc giám sát
thu BHXH.
Sự thay đổi tổ chức thu BHXH như trên, đã giúp công tác thu
BHXH đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể, sau khi bàn giao nhiệm vụ
thu BHXH trong quý III năm 1989 Bộ Tài chính đã thực hiện
tương đối tốt công tác thu: kết quả thu cả năm đạt 85,15% kế
hoạch trong khi năm 1988 Ngành Lao động - Thương binh & Xã
hội quản lý chỉ đạt 40,43% kế hoạch thu.



















47














Bảng 5: TÌNH HÌNH THU BHXH DO NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH & XÃ HỘI QUẢN LÝ TỪ NĂM 1964 ĐẾN THÁNG 9/1995

Số thu Bảo hiểm xã hội Ngân sách Nhà nước cấp
Năm
Thực thu
(1000 đồng)
So với chi
(%)
Thực cấp
(1000đồng)
So với chi
(%)


48

1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979

1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
4.418

4.586

5.680

5.979

6.765

7.699

7.955

8.636


7.987

9.016

9.885

10.705

12.521

13.749

19.192

20.560

23.125

30.796

40.661

54.632

78.936

153.417

98.555


306.400

14.686.000

90.403.000

95.259.000

117.963.000

205.143.000

279.079.000

1.294.000.000

100,00
62,60
58,44
52,54
45,20
41,24
29,72
19,65
15,63
15,70
15,82
15,48
16,84

16,76
20,96
17,87
15,80
10,80
8,09
6,05
6,43
3,03
3,22
2,34
29,04
32,60
24,93
23,34
28,88
12,13
29,41
-
2.740
4.039
5.400
8.202
10.971
18.813
35.323
43.117
48.409
52.592
58.469

61.819
68.304
72.393
94.499
123.246
254.375
462.006
848.037
1.148.988
4.916.266
2.959.122
12.770.000
35.891.000
186.877.000
286.877.000
387.420.000
505.203.000
2.020.921.000
3.106.000.000
0,00
37,40
41,56
47,46
54,80
58,76
70,28
80,35
84,37
84,30
84,18

84,52
83,16
83,24
79,04
82,13
84,20
89,20
91,91
93,95
93,57
96,97
96,78
97,66
70,96
67,40
75,07
76,66
71,12
87,87
70,59
Qua bảng 5 ta có thể thấy, tình hình thu BHXH của Ngành
Lao động - Thương binh & Xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu chi
trả cho các chế độ BHXH mà ngành quản lý. Số thu BHXH hàng
năm luôn nhỏ hơn rất nhiều so với số chi trả cho 3 chế độ BHXH
và nhiều năm số thu này có thể coi là không đáng kể so với số chi:


49

đơn cử năm 1987 số thu chỉ đạt 2,34% so với chi và Ngân sách

Nhà nước bù thiếu tới 97,66%. Đây thực sự là gánh nặng quá lớn
cho Ngân sách Nhà nước trong một thời gian dài.

Nhận xét:
Việc thực hiện thu BHXH bằng 1% tổng quỹ lương trong một
thời gian dài (1964 - 1987) đã làm cho Ngân sách Nhà nước phải
bù thiếu rất lớn cho chi trả các chế độ hưu trí, trơ cấp tuất và mất
sức lao động do Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội quản lý.
Tính ỷ lại vào Ngân sách Nhà nước thể hiện khá rõ trong kết quả
thu: thường xuyên đạt thấp so với kế hoạch đề ra và thấp hơn
nhiều so với thực chi. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi mà
Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội yêu cầu nâng mức thu
lên nhưng không được chấp nhận.
Công tác thu BHXH trong giai đoạn Ngành Lao động -
Thương binh & Xã hội quản lý chỉ dừng lại ở hình thức tự nguyện
của các đơn vị, cơ quan chưa thực sự có tính bắt buộc. Vì vậy,
ngay cả với các doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa tự giác đóng
BHXH. Trong thời gian dài, công tác thu BHXX chỉ dựa chủ yếu
vào sự tự giác của các cơ quan, doanh nghiệp thông qua việc
chuyển số thu BHXH vào tài khoản của Ngành Lao động - Thương
binh & Xã hội. Ngoài ra, việc không lập danh sách đơn vị sử dụng
lao động và số lao động mà chỉ căn cứ vào tổng quỹ lương để xác
định kế hoạch nộp nên gây khó khăn cho công tác giải quyết các
chế độ BHXH cho người lao động.
Do mang nặng tư tưởng ỷ lại vào sự bảo đảm của Ngân sách
Nhà nước cho nên chưa phát huy được tính tự chủ và nâng cao
trách nhiệm của Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội. Trong
một thời gian dài, ngành chưa kiến nghị được với Chính phủ
những biện pháp tổ chức, thực hiện cụ thể về vấn đề: thu, lệ phí
thu và những hình thức thu nộp BHXH khác nên có lúc đã giao lại

cho ngành Tài chính.
3. Đánh giá chung


50

Có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn từ 1962 đến 1/10/1995
cả Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (sau này là Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam) cùng với Ngành Lao động - Thương
binh & Xã hội đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành nhiệm
vụ thu nộp BHXH. Trong chừng mực nhất định, chính sách BHXH
lúc đó đã có tác dụng góp phần đảm bảo ổn định đời sống và động
viên khuyến khích đội ngũ công nhân viên chức, lực lượng vũ
trang làm việc, chiến đấu, tạo ra sự gắn kết giữa người lao động
và xã hội, góp phần vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân đế quốc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì quá trình
thực hiện các chế độ chính sách BHXH trong cơ chế cũ không
tránh khỏi những bất cập, hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
- Do cách tính mức đóng góp BHXH không tương xứng với
mức chi trả cho các chế độ BHXH. Do vậy, trong một thời gian
dài Ngân sách Nhà nước thường xuyên phải hỗ trợ cho các cơ
quan trên trong chi trả BHXH dẫn tới việc chưa xây dựng và hình
thành được quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, nguồn
hình thành thực chất là do Ngân sách Nhà nước cấp phát. Trong
khi đó, đối tượng tham gia và được hưởng các chế độ BHXH chỉ
áp dụng đối với công nhân viên chức và lực lượng vũ trang nên
thực sự chưa thể hiện tính xã hội cao, có sự phân biệt giữa người
lao động làm việc trong khu vực Nhà nước và ngoài khu vực Nhà

nước, gây tâm lý chỉ lao động trong khu vực Nhà nước mới có vị
trí trong xã hội và chưa thể hiện sự công bằng khi tuổi già.
- Tổ chức quản lý BHXH phân tán, không có một cơ quan đặc
trách riêng quản lý Nhà nước về BHXH cũng như không có một
cơ quan đặc trách riêng về quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH mà
có sự lẫn lộn giữa hai chức năng này ở cả hai cơ quan quản lý
trên. Việc có nhiều cơ quan cùng quản lý các chế độ BHXH đã
gây ra sự chồng chéo không thống nhất trong điều hành, quản lý
thu nộp BHXH đồng thời cũng tạo ra sự không đồng bộ trong các

×