Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về thực trạng thu, nộp bảo hiểm ở nước ta phần 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.98 KB, 10 trang )



51

chế độ chính sách BHXH, theo đó là sự nhận thức không đầy đủ
về BHXH từ người quản lý đến người lao động đã dẫn tới thiếu
chủ động trong kiến nghị, đề xuất của từng cơ quan với Chính phủ
về các thay đổi trong mức đóng góp, phạm vi các đối tượng tham
gia và được hưởng BHXH v.v cho phù hợp với tình hình thức tế.
- Ngoài ra, việc trông chờ vào sự bao cấp của Ngân sách Nhà
nước và sự thiếu chủ động của các cơ quan quản lý BHXH cũng
đã tạo ra thói quen, tâm lý ỷ lại, thiếu tự giác của cả chủ sử dụng
lao động và người lao động, họ chưa thấy rõ hết trách nhiệm cũng
như quyền lợi trong việc tham gia BHXH. Bên cạnh đó, các chế
độ BHXH của ta chưa áp dụng được hầu hết các chế độ BHXH do
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đề ra và còn có sự đan xen kẽ của
các chế độ ưu đãi và trợ cấp xã hội vào đó. Điều này đã gây hết
sức khó khăn cho việc thực hiện công tác BHXH khi chuyển sang
cơ chế mới.
Chính tất cả những bất cập, hạn chế trên mà việc ra đời một
cơ quan duy nhất giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ
BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật
của Nhà nước là một thức tế khách quan trong điều kiện nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hướng hoạt động
sự nghiệp BHXH Việt Nam theo đúng nội dung, bản chất vốn có
của nó.
II. GIAI ĐOẠN TỪ 1/10/1995 - ĐẾN NAY
1. Các căn cứ pháp lý
Trong tiến trình cải cách kinh tế - xã hội thì các chế độ, chính
sách BHXH trước đây không còn phù hợp nữa. Nó đã và đang
được đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện:


- Ngày 15/6/1996, Bộ Luật lao động được Quốc hội khoá IX
thông qua tại kỳ họp thứ 5, có hiệu lực từ 1/1/1995 trong đó có
chương IX về BHXH đã chính thức ghi nhận sự đóng góp của ba
bên vào quỹ BHXH. Để cụ thể hoá các quy định của Bộ Luật lao
động, Chính phủ đã có các Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và
số 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với


52

công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động
theo loại hình BHXH bắt buộc và Điều lệ BHXH đối với sỹ quan
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân
và công an nhân dân nhằm đảm bảo đời sống vật chất, góp phần
ổn định cuộc sống cho những người và gia đình tham gia BHXH.
- Để đưa những nội dung của Bộ Luật lao động và các Nghị
định nêu trên vào triển khai thực hiện trong thực tế, ngày
16/2/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành
lập tổ chức BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức
BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động -
Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với
chức năng, nhiệm vụ chính là: tổ chức thu BHXH; giải quyết chế
độ, chính sách BHXH; chi trả cho đối tượng hưởng BHXH; đầu
tư, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Nhưng trên thực tế do
phải tiếp nhận bàn giao tổ chức và nhân sự từ hai ngành nên trong
phạm vi toàn quốc, BHXH chính thức đi vào hoạt động từ
1/10/1995.
- Sau hơn 7 tháng ban hành Nghị định 19/CP, ngày 26/9/1995
Thủ tướng Chính phủ lại ra Quyết định số 606/QĐ/TTg về việc
ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Tiếp

đến là Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối
với BHXH Việt Nam.
- Cũng với mục đích giúp cho hoạt động của ngành BHXH
tiến hành được thuận lợi, ngày 24/7/1995 Bộ Tài chính đã ra
Thông tư số 58/TC/HCSN “Hướng dẫn tạm thời về quản lý thu -
chi BHXH thuộc hệ thống BHXH’’. Cho đến ngày 30/12/1996,
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam lại có Quyết định số 177/BHXH
về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống
BHXH Việt Nam.


53

Trên đây là một số văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh công
tác quản lý BHXH nói chung, quỹ BHXH và công tác thu nộp
BHXH nói riêng. Nó được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau
đây:
2. Những nội dung cơ bản về BHXH và quỹ BHXH
2.1. Đối tượng tham gia BHXH
Theo Điều II - Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính
phủ, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người sử dụng lao
động và người lao động (kể cả người được cử đi học, đi thực tập,
điều dưỡng, công tác ở trong, ngoài nước vẫn thuộc danh sách trả
lương hoặc tiền công của cơ quan và đơn vị) làm việc trong các cơ
quan, đơn vị, tổ chức sau đây:
- Các doanh nghiệp Nhà nước
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động
trở lên.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất,

khu công nghiệp.
- Các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ
trang.
- Các tổ chức kinh tế, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt
tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN
Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Các đơn vị sự nghiệp gắn thu bù chi, đơn vị sự nghiệp
hưởng nguồn thu bằng viện trợ nước ngoài (kể cả viện trợ của tổ
chức phi chính phủ) để trả lương cho công nhân viên chức trong
đơn vị.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính sự
nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể, hội quần chúng, dân cử từ trung
ương đến cấp huyện (sau này được mở rộng ra đối với cấp xã,


54

phường, thị trấn theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 09/1998/
NĐ - CP ngày 23/1/1998).
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an) và Ban Cơ yếu Chính phủ (chi tiết, cụ thể xem
thêm Điều 3, Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 45/
CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ).
Cùng với đối tượng tham gia BHXH được mở rộng hơn so với
trước đây, thì loại hình tham gia BHXH cũng được thống nhất:
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Vấn đề này bước đầu đã tạo
ra sự bình đẳng giữa những người lao động thuộc các thành phần
kinh tế. Với đối tượng đã được quy định như ở trên, hiện nay cả

nước ta đã có khoảng 10% lực lượng lao động tham gia BHXH.
2.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH theo quy định
trên.
- Ngân sách Nhà nước chuyển sang gồm:
+ Tiền để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ
BHXH trước ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực (1/1/1995).
+ Tiền đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ
BHXH đối với người lao động sau ngày ban hành Điều lệ BHXH.
+ Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng các chế độ
BHXH.
- Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn
và phát triển quỹ BHXH.
- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế, trong nước.
- Giá trị tài sản của BHXH được đánh giá theo quy định của
Chính phủ.
- Thu khác.
2.3. Quản lý thu nộp BHXH
2.3.1. Căn cứ để quản lý thu nộp BHXH


55

Để quản lý và thực hiện việc thu nộp BHXH phải căn cứ vào
bảng thanh toán lương (hoặc sổ lĩnh lương) cuả đơn vị sử dụng
lao động, trong đó có danh sách lao động, mức lương và các
khoản phụ cấp trả cho người lao động trong tháng (trừ lao động
hợp đồng phụ việc, lao động hợp đồng ngắn hạn).
2.3.2. Mức thu và nguồn kinh phí để trích nộp BHXH

a. Mức thu nộp BHXH
Mức thu nộp BHXH là 20% tổng quỹ lương hàng tháng, trong
đó:
- Cơ quan, đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng góp bằng
15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH.
- Người lao động (người tham gia BHXH) đóng bằng 5% tiền
lương hàng tháng.
b. Tiền lương và quỹ tiền lương hàng tháng làm căn cứ trích
nộp BHXH
- Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức đảng, đoàn
thể, hội quần chúng, dân cử và lực lượng vũ trang thì quỹ tiền
lương làm căn cứ trích nộp BHXH gồm: Tiền lương chính theo
ngạch, bậc, theo cấp hàm, chức vụ do bầu cử và các khoản phụ
cấp chức vụ, khu vực, đắt đổ, thâm niên, phụ cấp thâm niên tái cử,
hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định tại Nghị định số
35/NQ-UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội Khoá 9; Quyết định số 09/QĐ-TW ngày 17/5/19993 của Ban
Bí thư; Nghị định số 25/CP ngày 17/5/1993 của Chính phủ; Quyết
định số 574/TTg ngày 25/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ và
Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ.
- Đối với khu vực sản xuất kinh doanh gồm: Các doanh
nghiệp quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 mục 2.1 - đối tượng tham
gia BHXH nêu ở trên thì tổng quỹ lương làm căn cứ trích nộp
BHXH là tổng tiền lương tháng của những người tham gia BHXH
gồm: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch
bảo lưu và các khoản trợ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp


56


đắt đỏ (nếu có) theo đúng Nghị định số 26/CP ngày 25/3/1993
và Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ.
Các doanh nghiệp nếu đã ký hợp đồng lao động thì trích nộp
BHXH tính trên tổng quỹ tiền lương theo hợp đồng đã ký kết.
- Đối với các đơn vị quy định tại điểm 6, 7 mục 2.1 - đối
tượng tham gia nêu ở trên thì tổng quỹ lương để làm căn cứ trích
nộp BHXH là quỹ lương hợp đồng.
c. Nguồn trích nộp và hạch toán kế toán
- Khoản đóng góp BHXH bằng 15% quỹ tiền lương thuộc
trách nhiệm đóng góp của cơ quan, đơn vị hoặc chủ sử dụng lao
động:
+ Đối với đơn vị hưởng lương từ nguồn Ngân sách Nhà nước
cấp, tính trong dự toán kinh phí hàng quỹ, năm và hạch toán vào
mục 68: chi BHXH theo chương, loại, khoản và hạng tương ứng.
+ Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh - dịch vụ thì tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ và hạch toán vào mục "trích
bảo hiểm xã hội".
+ Đối với các đơn vị gắn thu bù chi, đơn vị hưởng nguồn viện
trợ của nước ngoài thì trích từ nguồn thu, nguồn viện trợ để nộp
BHXH và hạch toán vào chi phí quản lý.
- Khoản đóng BHXH của người lao động: Cơ quan, đơn vị
hoặc chủ sử dụng lao động trích từ tiền lương hàng tháng của từng
người, nộp vào quỹ BHXH cùng một lúc với 15% đóng góp của cơ
quan, đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động.
2.3.3. Phân cấp quản lý thu nộp BHXH
Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt là BHXH tỉnh) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ
đạo BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là BHXH huyện) thu BHXH của tất cả các đơn vị, tổ
chức, cơ quan của Trung ương và địa phương (sau đây gọi chung

là đơn vị) có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn của tỉnh theo
phân cấp quản lý như sau:


57

- BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản
tại tỉnh, bao gồm:
+ Các đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh
(riêng lực lượng vũ trang hưởng BHXH theo Nghị định số 45/CP
có hướng dẫn ở văn bản khác).
+ Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các đơn vị, tổ chức quốc tế có trên địa bàn tỉnh, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 50 lao động
trở lên.
Trường hợp BHXH các huyện thuộc tỉnh không đủ điều kiện
để thực hiện nhiệm vụ thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh dưới 50 lao động hoặc các đơn vị Trung ương, đơn vị
thuộc tỉnh có số lao động không nhiều thì Giám đốc BHXH tỉnh
quyết định việc phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể cho
BHXH huyện.
- BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài
khoản tại huyện, bao gồm:
+ Các đơn vị thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động
đến 50 lao động.
+ Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu theo

quyết định phân cấp thu.
Trường hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tượng thu BHXH tự
nguyện đối với doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 10 lao động
phải báo cáo BHXH Việt Nam để trình Hội đồng quản lý xem xét
quyết định.
- Đối với một số đơn vị có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở
và hoạt động ở địa bàn thuộc nhiều tỉnh muốn nộp BHXH cho các
đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính thì phải có sự


58

thống nhất của BHXH các nơi có liên quan (nơi có trụ sở các đơn
vị trực thuộc đóng) và được BHXH Việt Nam chấp thuận.
2.3.4. Lập kế hoạch thu nộp BHXH
a. Đối với các đơn vị sử dụng lao động:
- Hàng tháng, căn cứ vào số biên chế và kế hoạch quỹ tiền
lương của đơn vị mình lập kế hoạch nộp BHXH trong quý và đăng
ký ngày nộp tiền từng tháng gửi cho cơ quan BHXH vào ngày 20
của tháng cuối quý trước.
b. Đối với cơ quan BHXH tỉnh, huyện:
- Hàng tháng, BHXH huyện tổng hợp kế hoạch thu BHXH của
các đơn vị do mình chịu trách nhiệm tổ chức thu và ghi sổ BHXH
gửi cho BHXH tỉnh vào ngày 25 của tháng cuối quý trước.
- Hàng quý, BHXH tỉnh tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các
đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu BHXH. Tổng hợp kế hoạch thu
BHXH trên địa bàn toàn tỉnh, nộp cho BHXH Việt Nam vào ngày
30 của tháng cuối quý trước. Riêng kế hoạch thu BHXH của cả
năm do BHXH tỉnh lập bao gồm tất cả các đơn vị sử dụng lao
động trên địa bàn tỉnh và tổng hợp theo địa bàn.

2.3.5. Tổ chức thu BHXH và ghi sổ BHXH cho người lao
động
- Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch nộp tiền BHXH do các
đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký, BHXH tỉnh, huyện đôn đốc
và tổ chức thu BHXH bằng 20% quỹ lương (đơn vị sử dụng lao
động đóng 15% so với tổng quỹ lương, người lao động đóng 5%
tiền lương tháng) vào ngày của kỳ lương đầu tiên trong tháng.
- Tháng cuối quý, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập
danh sách nộp BHXH của người lao động thuộc đơn vị mình, tính
đủ số tiền phải nộp BHXH theo lương của người lao động trong
quý gửi cho cơ quan BHXH 2 bản.
- Cán bộ phụ trách thu thuộc cơ quan BHXH có trách nhiêm
kiểm tra tiền lương, mức đóng góp của từng người lao động và
tổng số tiền phải nộp BHXH của toàn bộ đơn vị sử dụng lao động.
Cuối mỗi quý cùng với đơn vị sử dụng lao động đối chiếu với số


59

đã nộp với số phải nộp BHXH, lập bản xác nhận về việc nộp
BHXH trong quý. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải
nộp thì phải nộp tiếp vào tháng đầu của quý sau (nếu có chênh
lệch thiếu) hoặc coi như đã nộp trước cho tháng đầu của quý sau
(nếu có chênh lệch thừa). Sau đó, cán bộ phụ trách thu tiến hành
ghi sổ BHXH cho từng người lao động và xác nhận vào 2 bản
danh sách đóng BHXH của đơn vi sử dụng lao động, trả lại cho
đơn vị sử dụng lao động 1 bản, 1 bản lưu tại cơ quan BHXH.
- Trường hợp chậm nộp BHXH hàng tháng thì số tiền nộp
chậm sẽ phải nộp phạt theo lãi suất tiền gửi ngắn hạn của Ngân
hàng tại thời điểm truy nộp là 0,7% tháng.

- Người lao động và đơn vị sử dụng lao động cố tình không
nộp BHXH theo đúng thời hạn và đủ mức theo quy định, thì cơ
quan BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam có quyền từ chối
việc chi trả các chế độ BHXH của tất cả người lao động thuộc đơn
vị đó; đồng thời báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên và thông báo
cho các cơ quan hữu quan để có biện pháp giải quyết.
- Bộ phận Kế toán - Tài chính thuộc BHXH các tỉnh, các
huyện thực hiện chuyển tiền thu BHXH lên BHXH cấp trên đúng
thời hạn theo quy định tại công văn số 193 CV/LN ngày 9/9/1995
của liên ngành BHXH Việt Nam và Kho bạc Nhà nước Trung
ương.
- Chế độ báo cáo thu BHXH:
+ Đình kỳ 10 ngày 1 lần vào các ngày 5, 15 hàng tháng, cơ
quan BHXH các huyện báo cáo về tình hình thu BHXH gửi về
BHXH tỉnh.
Đình kỳ 10 ngày 1 lần vào các ngày 7, 17 hàng tháng, BHXH
tỉnh tổng hợp số thu BHXH trên địa bàn báo cáo gửi về BHXH
Việt Nam.
+ Chậm nhất là ngày 28 hàng thàng, BHXH các huyện tổng
hợp, lập báo cáo về số thu BHXH trong tháng được xác định từ
ngày 26 của tháng trước đến ngày 25 của tháng báo cáo, có xác


60

nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản gửi về cho
BHXH tỉnh.
Cơ quan BHXH tỉnh, tổng hợp số thu trên toàn địa bàn trong
tháng được xác nhận từ ngày 29 của tháng trước đến ngày 28 của
tháng báo cáo có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi mở tài

khoản, gửi về cho BHXH Việt Nam chậm nhất là ngày 30 hàng
tháng.
Riêng tháng 12 hàng năm số liệu được xác định đến hết ngày
31/12.
+ Chậm nhất là ngày 5 tháng 1 năm sau BHXH huyện phải
nộp báo cáo cho BHXH tỉnh về số thu BHXH năm trước có xác
nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước huỵện. BHXH tỉnh tổng hợp
báo cáo số thu BHXH trên toàn địa bàn trong năm có xác nhận của
cơ quan Kho bạc Nhà nước tỉnh gửi cho BHXH Việt Nam chậm
nhất là ngày 10/1 năm sau.
3. Tình hình thu nộp BHXH
3.1. Công tác thu nộp BHXH
Đây là nhiệm vụ được xác định là điều kiện tiên quyết cho
việc hình thành và tăng trưởng quỹ BHXH. Vì vậy ngay từ khi
mới thành lập, trên cơ sở những văn bản hướng dẫn hoạt động
BHXH và danh sách các đơn vị sử dụng lao động nhận bàn giao từ
cơ quan Lao động – Thương binh & xã hội, Tài chính, Liên đoàn
Lao động. BHXH các tỉnh, thành phố đã đã tập trung nắm tình
hình hoạt động và sử dụng lao động của các đơn vị có trong danh
sách được bàn giao, cũng như các đơn vị ngoài danh sách bàn giao
nhưng trong diện phải tham gia BHXH theo quy định của pháp
luật. Nhờ có sự cố gắng trên, toàn ngành BHXH Việt Nam đã đạt
được những thành tích nhất định, khẳng định được vị trí của mình,
khẳng định được sự tồn tại và phát triển thông qua các hoạt động
của ngành. Đó là số thu BHXH ngày một tăng, năm sau cao hơn
năm trước. Thể hiện:
3.1.1. Tình hình đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao
động

×