Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU 46 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO VÀ 5 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.03 KB, 11 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
46 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO VÀ 5 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Câu 1: Trường Đại Học Sao Đỏ có lịch sử phát triển như thế nào?
• Quá trình hình thành
Tiền thân của Trường là Trường Công nhân Cơ điện Mỏ, thành lập ngày 15 tháng
5 năm 1969, và Trường Công nhân Cơ khí Chí Linh thành lập ngày 8 tháng
4 năm 1975 thuộc Cục Đào tạo – Bộ Điện than. Năm 1979 chuyển về trực thuộc
Công ty Than Uông Bí.
Năm 1991, Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương) quyết định sáp nhập 2 trường
thành Trường Công nhân Cơ điện Chí Linh trực thuộc Công ty Cơ khí Mỏ. Năm
1995, Trường chuyển về trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả. Năm 1997 trực thuộc
Tổng Công ty Than Việt Nam. Từ năm 1999, Trường chuyển về trực thuộc Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công thương)
1
Ngày 13 tháng 3 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số
13/2001/QĐ-B
CN về việc thành lập Trường Trung học Công nghiệp Cơ điện trên cơ sở nâng cấp
Trường Đào tạo nghề Cơ điện.
Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số
5738/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Công nghiệp Cơ điện.
Đến ngày 24 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
376/2010/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sao Đỏ trên cơ sở nâng cấp
Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ
Câu 2: Thầy (cô) và các em hãy cho biết những thành tích nhà trường đã đạt
được trong quá trình xây dựng và phát triển ?
2
Đội ngũ cán bộ
Nhà trường có 472 giảng viên, giáo viên trên tổng số 588 cán bộ, công nhân viên.
Trong đó có: 60% có trình độ trên Đại học; 45 người có trình độ Giáo sư, Phó Giáo


sư, Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh (kể cả Giáo sư, Phó giáo sư thỉnh giảng); 14 thầy cô
được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 20 thầy cô giáo đạt Danh hiệu
Giáo viên dạy giỏi toàn quốc,
Cơ sở vật chất
Trường có 2 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1
Địa chỉ: Số 24, phố Thái Học 2, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Diện tích 4,7 ha.
• 169 phòng học lý thuyết với diện tích 15952 m² được trang bị thiết bị, phương tiện
dạy học hiện đại, 100% phòng học có máy chiếu đa năng hoặc màn hình tinh thể lỏng
50 inch,…
• 45 xưởng thực hành với diện tích 5360 m² được trang bị:
- Máy tiện, phay, bào, mài; máy tiện CNC, máy cắt plasma, trung tâm gia công đứng
CNC,…
- Máy hàn MAG, MIG, TIG, máy hàn điểm, robot hàn,…
- Hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống phanh ABS, hệ thống chiếu sáng, hệ thống
đánh lửa tự động,…
- Các thiết bị điều khiển ghép nối mát tính, PLC, Vi xử lý,…
- Dây chuyền lắp ráp bản mạch điện tử trị giá 10 tỷ đồng,…
- Máy may công nghiệp và các thiết bị chuyên dùng khác.
• 22 phòng thí nghiệm với diện tích 1384 m²
• Thư viện 600 chỗ đọc có 3400 đầu sách và 55000 cuốn sách; 2 phòng truy cập
internet với 126 máy sử dụng phần mềm quản lý Libol 6.0
• 1 phòng học ngoại ngữ diện tích 60 m²
• 30 phòng học máy tính với 911 máy có diện tích 540 m², hệ thống máy tính với 10
máy chủ nối mạng LAN và internet
• 7 phòng ứng dụng công nghệ thông tin diện tích 528 m²
• Hội trường rộng 640 m².
• Sân vận động, bãi tập có diện tích 6000 m²
3

• Ký tục xá Sinh viên: 48 phòng với diện tích 1680 m².
Cơ sở 2
Địa chỉ: Phường Thái Học, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Diện tích 22 ha.
• 64 phòng học lý thuyết với diện tích 9030 m².
• Xưởng thực hành 9900 m².
• Ký túc xá Sinh viên 10 tầng.
Phần thưởng
Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng
thưởng nhiều phần thưởng:
• 01 Huân chương Độc lập Hạng nhì (2009).
• 01 Huân chương Độc lập Hạng ba (2004).
• 02 Huân chương Lao động Hạng nhất (1994, 1999).
• 03 Huân chương Lao động Hạng nhì (1989,1990, 2009).
• 10 Huân chương Lao động Hạng ba (1984, 1985, 1989, 1997, 2003,…).
• 01 Huân chương chiến công Hạng ba (2003).
• 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba (2009)
• Cúp vàng Thương hiệu nhãn hiệu (2010).
• Cúp vàng Lãnh đạo xuất sắc (2010)
• Cúp vàng ISO (2008).
• Cúp Ngôi sao Việt Nam (2009)
• Cúp vàng Vì sự phát triển cộng đồng (2008).
• Cúp Quả cầu vàng (2008).
• Cúp vàng Giám đốc tài năng (2009)
• Siêu cúp Thương hiệu mạnh và phát triển bền vững (2008)
• Biểu tượng Nguồn Nhân lực Việt Nam (2011).
• Giải thưởng Thực hành chất lượng xuất sắc của Hội Chất lượng Châu Á với các
lĩnh vực: Quản lý chất lượng, Quản lý nguồn nhân lực, Trách nhiệm xã hội và sản
phẩm có chất lượng (08/2012).
• Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2012).

• Thương hiệu Nổi tiếng ASEAN (2013).
4
• Nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục & Đào tạo, TW
Đoàn TNCS Việt Nam, TW Hội Sinh viên Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam,
tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh,…và các Bộ, ngành khác.
Câu 3:
• Cảm xúc suy nghĩ gì khi được công tác học tập tại trường ĐH Sao Đỏ
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một sinh viên thì sau này sẽ có rất nhiều con
đường để lựa chọn, nhưng đã là một sinh viên của ngành điện khi ra trường nhất
định tôi mong muốn được làm đúng chuyên ngành của mình. Tôi đi theo dấu
chân của anh trai mình và đã học cùng trường đại học và cũng mơ ước trở thành
giáo viên dạy chuyên ngành điện. Mơ ước trở thành cô giáo đã trở thành hiện
thực, một giấc mơ mà tôi không bao giờ nghĩ tới. Tôi đã khóc vì xúc động, vì
niềm vui hay vì mình đang lo lắng, trằn trọc phải dạy dỗ các thế hệ đi sau như
thế nào khi mình đang gánh một trách nhiệm “lái đò tri thức” vất vả nhưng cũng
hết sức vẻ vang? Dù đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhưng
không phải ai cũng sẽ trở thành giáo viên dạy giỏi một cách dễ dàng. Bước
chậm từng bước vào ngôi trường Đại học Sao Đỏ, môi trường trong xanh có
nắng thu nhẹ nhàng long tôi bâng khuâng như đứa trẻ háo hức vào lớp một.
Càng vui hơn khi được tiếp xúc với các em sinh viên vả thầy cô nơi đây bởi sự
thân thiện và dễ gần. Nhìn quang cảnh ở đây thật là rộng rãi, thoáng mát, cây
xanh tươi tốt, không khí mát mẻ, tạo cảm giác dễ chịu cho mọi người. Trang
5
thiết bị trường học kiên cố và hiện đại tạo mọi điều kiện cho giảng viên và sinh
viên trong quá trình dạy học và tiếp thu kiến thức.
Đất nước ta đã hơn một nghìn thập kỷ qua, đang chuyển mình với chủ
trương đổi mới, trên nhiều lĩnh vực trong đó giá trị con người ngày càng được
coi trọng và là động lực phát triển đất nước. Quá trình dạy học dưới mái trường
Đại học Sao Đỏ cũng được các thầy cô giáo xây dựng với bề dày thành tích 46
năm đó là minh chứng của sự nỗ lực với trái tim đầy nhiệt huyết nơi các thầy cô.

Và công lao ấy cũng được đền đáp phần nào bởi lòng thành kính, biết ơn của
môi học sinh, sinh viên trong trường. Người thầy là điểm sáng trí tuệ sưởi ấm
tâm hồn học trò. Tình cảm thiêng liêng ấy được nảy sinh trong quá trình dạy học
của các thầy cô dưới mái trường. Đã có không biết bao nhiêu người thầy đã phải
trằn trọc , trăn trở làm sao để có một bài học hay, một “ món ăn” tinh thần cho
các em hào hứng đón nhận để rồi ngấm lâu và nhớ sâu. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc người mỗi một cán bộ, một giảng viên đã và đang ra sức tìm hiểu
thêm về kiến thức, trau dồi thêm về kỹ năng, trung thực và nhân ái. Để xứng
đáng là người đứng đầu trong hàng ngũ “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao
6
quý” mà thủ tướng Phạm Văn Đồng đã căn dặn chúng ta thì mỗi thầy giáo cô
giáo đều tận tụy, biết yêu nghề, yêu người.
Để giữ được truyền thống quý báu đó không phụ thuộc thời điểm lịch sử.
“Tôn sư trọng đạo” mãi là một hành trình, một truyền thống giữ nguyên giá trị ở
hiện tại và tương lai là động lực thúc đầy con thuyền tri thức Đại học Sao Đỏ
vươn xa hơn. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Sao Đỏ cũng đang hòa
mình vào dòng chảy kết tinh của bao đời để lại góp phần đưa sự nghiệp giáo dục
của nhà trường đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn mới hiện nay. Đúng như phát
biểu của thầy Hiệu trưởng Vũ Thanh Chương đã nêu bật những nỗ lực của thầy
và trò nhà trường trong ngày khai giảng năm học vừa qua: “Thầy và trò của
trường đã đoàn kết cùng nhau vượt mọi khó khăn, thử thách, không ngừng phấn
đấu, vươn lên đạt những thành tích mới và toàn diện trên các mặt công tác, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ …”. Đó cũng là thành tích thiết thực mà thầy trò Đại
học Sao Đỏ đã cùng nhau tạo dựng.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, sự đóng góp cho Nhà trường còn nhỏ bé,
nhưng để xứng đáng là một giáo viên trong đội ngũ giáo viên của nhà trường tôi
sẽ cố gắng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và lắng nghe mọi ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp và của sinh viên để hoàn thiện mình hơn. Mong
muốn đóng góp phần nào mồ hôi,công sức nhỏ bé để xây dựng mái trường Đại
học Sao Đỏ vẫn là khao khát và hi vọng trong tôi.

7
Ngày xưa vào năm Nhâm Tuất 1442, Cụ Thân Nhân Trung (1419-1499) người đã
đỗ thủ khoa nho học năm Quang Thuận thứ 10, đời Vua Lê Thánh Tông, đã soạn lời
văn trong bia tiến sĩ: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…” Có thể
thấy từ thời dựng nước và giữ nước ông cha ta đã biết trọng dụng hiền tài và tri thức,
chính vì vậy mà dân tộc Việt Nam ta có một truyền thống hiếu học sớm được hình
thành trong quá trình hàng nghìn năm lịch sử phát triển, nhưng để có được những vị
trạng nguyên, tiến sĩ vang danh lừng lẫy đó là công lao vô cùng to lớn và vĩ đại của
những người thầy giáo. Dân tộc ta vốn có truyền thống " Tôn sư, trọng đạo" bởi
người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối
giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy
đã được đặt rất cao.
Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc " Quân - Sư - phụ" nhà
giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao tục ngữ cũng có câu: "Muốn sang
thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ".
Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là những “kỹ sư tâm hồn”, người lái đò
thầm lặng.
Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu các nhà
giáo khác - những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn,
gian khổ cống hiến cho sự nghiệp "trồng người'. Những người thầy ấy luôn được
nhân dân coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên
của mỗi người chúng ta.
8
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn là biểu tượng cho những gì chuẩn
mực. Không những thấu hiểu đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền
đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở thành
người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho
đất nước .
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 là ngày toàn nhân loại hướng về các Thầy cô giáo -

những người đã khai mở con đường tương lai cho lớp học trò, là những người ươm
mầm xanh cho Đất nước Việt Nam thân yêu! Từ khi còn là những cô cậu học trò cắp
sách đến trường cho đến khi trưởng thành chúng ta luôn thấy Thầy cô rõi theo từng
bước chân của học trò, Thầy cô như những người cha, mẹ thứ hai ở trường đã uốn
nắn cho chúng ta từng nét chữ, từng trang văn, từng dòng thơ hay. Thầy cô không
những tận tình giúp chúng ta mở cánh cửa tri thức của nhân loại mà còn dạy ta cách
làm người có ích cho xa hội.Những người cha mẹ thứ hai ở trường đó đã phải hi sinh
rất nhiều cho đứa con học trò của mình, hi sinh giấc ngủ đếm thâu để soạn giáo án,
để chấm bài, sửa lỗi cho chúng ta.
"Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
9
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập
trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và
sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả
bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê
đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những
đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một
niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp
cho chúng em có bài học mới. Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy
cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng ta
về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hun đúc cho các
học trò lòng vị tha đức hy sinh.
Trong lớp có những học sinh hư thầy cô cũng thức trắng đêm để suy nghĩ làm
sao cho đứa trẻ ấy nên người. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm
nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những
buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế,
mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn.Trên cuộc đời
này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc: Tình mẫu tử, tình phụ tử,

tình anh em và tình cảm thầy trò cũng rất đặc biệt trong số đó. Mọi tình cảm đều có ý
nghĩa khác nhau nhưng Thầy cô đã cho chúng ta hiểu như thế nào là tình thấy trò,
một tình thầy trò thực thụ.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ
là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai.
Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những
người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay
người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim
bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là
10
những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy
mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố
gắng sống tốt.
Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:
“Con đò mộc-mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”
Cảm xúc của CBCNV khi công tác tại trường Đại học Sao Đỏ:
11

×