Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lớp Tảo nâu - PHAEOPHYCEAE pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.28 KB, 5 trang )

Lớp Tảo nâu - PHAEOPHYCEAE
Tảo nâu có khoảng 265 chi và 1.500 - 2.000 loài. Tảo
nâu chủ yếu sống ở biển.
Từ những năm 1920, Tảo nâu đã được sử dụng làm
nguyên liệu tươi để sản xuất
alginat. Những Tảo nâu được tập trung khai thác là
Macrocytis, Nereocystis,
Laminaria và Ascophyllum.
Lớp Tảo nâu khác biệt khá rõ với các lớp còn lại của
ngành Heterokontophyta
do tất cả các loài Tảo nâu có cấu trúc đa bào và hình
dạng tản thay đổi từ dạng sợi
có nhánh kích thước hiển vi đến tản có kích thước lớn
hàng mét. Chỉ tế bào sinh sản
có roi và roi gắn phía bên tế bào (Hình 6.20).
- Tế bào
Vách tế bào cấu tạo bởi một hệ thống vi sợi cellulose
được làm vững chắc
bởi calcium alginat cùng với phần cơ chất nhầy
không định hình.
Lục lạp chứa chlorophyll a, c1, c2. Sắc tố
fucoxanthin lấn át chlorophyll làm
cho tảo có màu nâu.
Sản phẩm quang hợp là chrysolaminarin.
- Sinh sản
Tế bào sinh sản được hình thành trong cơ quan sinh
sản một ngăn và nhiều
ngăn. Ở cơ quan sinh bào tử một ngăn, bào tử được
hình thành là đơn bội, ngược
lại, cơ quan sinh bào tử nhiều ngăn cho ra bào tử
lưỡng bội.


Phần lớn Tảo nâu có chu trình sống hai kỳ đơn lưỡng
tướng sinh và có thể
đồng hình hay dị hình luân phiên thế hệ.
5. Ngành Tảo roi bám – Haptophyta
Ngành này có khoảng 75 chi và 500 loài. Đa số đại
diện thuộc nhóm
nanoplankton (2 - 20µm chiều dài) và picoplankton
(0,2-2µm chiều dài).
- Tế bào
Tế bào mang hai roi bằng nhau hoặc không bằng
nhau và roi không phủ tơ roi
vi ống. Tế bào có mang thêm một bộ phận phụ dạng
roi gọi là roi bám (Hình 6.24).
Lục lạp chứa chlorophyll a, c (c1, c2, c3) không có
chlorophyll b. Tảo có màu
vàng hoặc vàng ánh do sắc tố chlorophyll bị át bởi
sắc tố phụ fucoxanthin. Một số sắc
tố carotenoid gồm carotein, diadinoxanthin và
diatoxanthin. Sản phẩm dự trữ quan
trọng là chrysolaminarin. Ngoài ra paramylon cũng
gặp ở một số loài. Bề mặt tế bào
đặc trưng nhờ có phủ những tấm vảy hoặc hạt có cấu
tạo bằng cellulose, ngoài ra
còn có các tấm can xi.
- Sinh sản
Tảo có sinh sản hữu tính. Chu trình sống của
Haptophyta 2 kỳ dị hình luân
phiên thế hệ, trong đó giai đoạn mang hai roi 2n sống
phù du, xen kẽ với giai đoạn
sợi đơn bội sống bám đáy.

- Phân bố
Tảo Haptophyta chủ yếu sống ở biển, chỉ số ít sống ở
nước ngọt. Nó góp phần
quan trọng tạo nên sức sản xuất sơ cấp ở đại dương.
Tảo Haptophyta còn được coi là
nguồn cung cấp can xi cho thuỷ vực.
Một số đại diện tiêu biểu: Chrysochromulina,
Prymnesium, Pleurochrysis.

×