Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bảo tàng điêu khắc Chăm và thánh địa Mỹ Sơn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.14 MB, 19 trang )

Bảo tàng điêu khắc Chăm và thánh
địa Mỹ Sơn
Chương 1 BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM
Bảo tàng Điêu khắc Chăm tọa lạc trên con đường Bạch Đằng của thành phố Đà
Nẵng. Bảo tàng được khánh thành vào đầu năm 1919. Thật ra, hơn 20 năm trước đó,
người ta đã tập trung về địa điểm này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong
vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc
Chăm được thực hiện bởi những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là những
người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ(EFEO), cùng các đồng nghiệp Việt Nam.
Ý tưởng về xây dựng ở Đà Nẵng một nhà bảo tàng cho các tác phẩm điêu khắc
Chăm đã manh nha từ năm 1902. Tòa nhà đầu tiên được xây dựng theo thiết kế của hai
kiến trúc Chăm, và mặc dù đã trải qua hai lần mở rộng nhưng toàn bộ tòa nhà và phong
cách kiến trúc ban đầu của bảo tàng vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay. Bản thân của bảo
tàng là một sáng tạo dựa trên những mô-típ phổ biến trong kiến trúc Chăm pa ,được thiết
kế bởi hai kiến trúc sư Delaval và Auclair.
Theo ý tưởng của Henri Parmentier, hiện vật được phân loại để trưng bày theo
nguồn gốc địa điểm nơi chúng được phát hiện hoặc khai quật. Không gian của bảo tàng
gần 1000 m2 đã được bố trí thành những khu vực trưng bày, gồm các Phòng Trà Kiệu,
Phòng Mỹ Sơn, Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mầm và các hành lang Quảng Nam,
Quãng Ngãi, Bình Định, Kon Tum…Năm 2002, Bảo tàng xây thêm một tòa nhà hai tầng
ở phía sau khu nhà cũ, với diện tích sử dụng khoảng 2000 m2 dành cho việc trưng bày và
hơn 500 m2 dành làm kho, xưởng phục chế và phòng làm việc.
1. Sơ lược về Chăm pa
Lãnh thổ của Chăm Pa trải dài từ phía Nam đèo Ngang và dài tận tới Ninh thuận
Bình thuận, vượt qua cả dãy Trường Sơn. Nhà nước đầu tiên của người Chăm ở phía là ở
Lâm Ấp. Ở phía Nam, các nhà khảo cổ đã tìm được một tấm bia đánh dấu sự ra đời của
nhà nước Chăm ở phía Nam. Sau đó hai nhà nước này thống nhất lại và kinh đô được
chọn là Trà Kiệu. Mô hình nhà nước của người Chăm khác với Đai Việt gọi là địa
phương các cứ, bao gồm các vùng thống nhất lại với nhau. Cai quản có vua, dưới vua còn
có 5 tiểu vương ở 5 vùng, dưới đó còn có những người nắm quyền. Sang thế kỉ thứ 8,
quyền lực phía Nam mạnh nên kinh đô chuyển từ Trà Kiệu sang Khánh Hòa.Thế kỉ thứ


9, kinh đô được chuyển về Đồng Dương ( thuộc tỉnh Quảng Nam bây giờ). Vì mô hình
nhà nước như vậy đã tạo nên sự lỏng lẽo.
Người Chăm là cư dân theo nền nông nghiệp lúa nước. Họ phân định thành 2 cực
gồm có trời và đất. trời sinh ra cha, đất sinh ra mẹ tạo nên tính phân cực. Họ thờ thần tự
nhiên như sấm, sét, mưa…, tôn thờ người mẹ tạo ra đất đai ( gọi là mẹ xứ sở). Tín
ngưỡng phồn thực xuất phát từ đây. Thế kỉ thứ 2, Ấn giáo tác động lên rất mạnh trong tín
ngưỡng chăm pa. Những thương gia Ấn Độ qua đường biển, đã đem đến chữ sankarit, tín
ngưỡng hindu và phật giáo, mô hình nhà nước. Tôn giáo không thuần túy như hindu và
phật giáo của ấn độ mà dung hòa với tín ngưỡng bản địa và 2 tôn giáo này.
Hindu đến trước Phật giáo đến sau nhưng 2 tôn giáo này cũng đã ảnh hưởng đến
đời sống, tín ngưỡng Champa. Ban đầu người Chăm chọn hindu làm quốc giáo. Các quý
tộc chăm tôn thờ các vị thần nên cho xây những tháp lớn, những tháp xây trên những đồi
cao,được gọi là trung tâm vũ trụ, tháp có hình giống ngọn núi peru, các vị thần hindu
quần tụ. Tháp xây bằng gạch thường xây dựng cửa chính về phía đong, cho sự sống.
Tháp chia thành 3 phần, phần đế tượng trưng cuộc sống trần tục. Phần giữa để tiếp cận
với thần linh, họ đặt bệ thờ trong đó có tổ hơp linga va yoni. Phần cao nhất là nơi các vị
thần hindu quần tụ, trên đây có những hình tượng điêu khắc trang trí độc đáo. Ngoài ra
còn có những tượng thờ bằng đá trưng bày trong bảo tàng. Những trụ cửa, tượng thờ siva,
visnu, linga đặt trên cùng của tháp, trang trí các vũ nữ, hay các điêu khắc bằng đa. Những
tác phẩm trong bảo tàng Không đơn thuần về mặt nghệ thuật mà còn về tôn giáo. Mục
đích của người Chăm khi xây dựng các tháp để dâng cúng cho thần linh.
2. Hiện vật
Có hơn 2000 hiện vật , nhưng hiện vật có giá trị nổi bật hơn 1000. Đa phần hiện
vật có chất liệu đá sa thạch, đất nung và duy nhất 1 cái bằng đồng. Các hiện vật của
ngươi Chăm được tìm thấy trưng bày trong bảo tang thành những bộ sưu tập lớn, chia
thành các phòng khác nhau.
2.1 Trà kiệu.
Vốn là kinh thành Sinhabura của người Chăm, được chọn làm trung tâm chính trị
cho chăm pa. Sinhabura được gọi là thành sư tử, có nhiều tượng sư tử được khai quật tại
đây. Các di tích ở Trà kiệu bây giờ không còn nhiều.

Đài thờ Trà Kiệu
Vật đặt ở trung tâm của phòng là đài thờ Trà Kiệu , niên đại thế kỷ VII-VIII , bộ
sưu tập độc đáo của bảo tàng là đài thờ. Các nét chạm khắc rất đặc biệt, phong cách
riêng. Đại diện cho phong cách nghệ thuật của người chăm. Trên đài thờ đặt tổ hợp linga
và yoni, giữa tháp tròn có trang trí hình bầu ngực rất đẹp.
Linga biểu tượng cho sinh thực khí của nam giới, yoni – nữ giới, linga luôn đặt
trên yoni. Xuất phát quan niệm vũ trụ lưỡng nghi. Sự kết hợp của âm và dương thành một
nguyên lý quan trọng đó là sinh sản để phát triển, để mọi vật vận hành trong vũ trụ - đây
được biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực sơ khai.
Linga có khi chỉ là trụ tròn, có thể là hình bát giác. Thường có 3 phần . Phần một
tượng trưng cho thần brahma. Phần Giữa là visnu. Trên cùng là siva, có hình tròn . Đi
cùng với quan niệm trời tròn đất vuông. Sự diệt đi nhưng hủy diệt để sáng tạo ra cái mới.
Có nhiều phong cách khác nhau trang trí hình tia lửa hay ngọn nến mang yếu tố dương-
bản chất thần Siva. Gắn liền với tổ hợp này là có tục tưới nước cho linga. Tổ hợp này ta
luôn được thấy nhiều trong các tháp chăm còn lại.
Ngoài ra, thì ở trên bốn mặt của đài thờ còn có phần điêu khắc kể về sử thi
Ramayana của Ấn Độ , kể về đám cưới của hoàng từ rama và công chúa sita.
Thần visnu, nằm ở phần trang trí ngoài tháp. Thần Visnu thường được mô tả với
hình dáng ngồi trên con rắn Naga có 13 cái đầu. Trang trí vị thần của người Chăm rất là
ít vì Người chăm họ tôn thờ thần Siva, khác với người Khơ me Cambodia là tôn thờ thần
Visnu. Tuy nhiên, đây là tác phẩm đặc sắc và vẫn còn khá nguyên vẹn.
Tượng thần Visnu
Vũ nữ Apsara , truyền thuyết kể rằng nàng sinh ra từ bọt biển. hiện thân cho cái
đẹp với thân người mềm mại, là sự thử thách của các vị thần. Đền thờ có 1 cạnh khoảng
3m, chiều cao khoảng 1 met 15. Đây là minh chứng cho giai đoạn hoàng kim thứ nhất
của chăm pa, . Tượng Apsara thiên về vẻ đẹp hình thể. Vai tròn, khuôn ngực căng tràn
đầy sức sống, eo thon. Khuôn mặt dần thoát khỏi nhân chủng của người chăm. Khuôn
mặt hình oval, xinh xắn, lông mày bắt đầu tách rời ra, miệng mỉm cười bớt đi sự nghiêm
trang, một tác phẩm giá trị.
Đài thờ có điêu khắc tượng vũ nữ Tượng thần Visnu

Đài thờ vú hay là đài thờ Usara- bầu ngực phụ nữ, còn là tên của vị nữ thần là
người mẹ xứ sở, rất phổ biến. Đài thờ là sự tôn vinh người mẹ của người chăm. Đài thờ
vú và linga biểu hiện sự dung hòa tín ngưỡng bản địa với hindu giáo. Những bầu ngực
thường được người Chăm chọn điêu khắc là số lẻ.
Trà bàn:
Đây là giai đoạn Chăm Pa lùi dần về phía Nam vùng Ninh Thuận Bình Thuận, thế
kỉ 10- 11 trở đi bị sự xung đột giữa các nước láng giêng nên kinh đô chuyển sang trà bàn.
Lúc này, Chăm pa phát triển mạnh nhưng cũng là lúc sự xung đột giữa sắc tộc và ngoại
ban. Các hiện vật thời kì này được làm rất là to, trang trí dày đặt , chen kín, thể hiện sự
khát khao về mặt đủ đầy.
Biểu trưng là tượng “con voi sư tử”-garashinha”, đầu voi tượng trưng cho sự
thông thái của vị thần còn sư tử là uy quyền của vua đồng hóa giữa vai trò thần quyền và
vương quyền.
Con rồng có đầu của con quái vật biển, đuôi con rắn Naga, yếu tố chàm nhất.
Trong miệng rồng có ngậm 1 viên ngọc. Đây là sự ảnh hưởng văn hóa thời nhà trần- Đại
Việt. Giai đoạn này mối quan hệ giữa chăm và Đại Việt rất tốt đẹp. Minh chứng cho sự
giao thoa văn hóa giữa chăm và Việt.
Con chim thần Garuda và rắn Naga. Tương truyền , hai con này không đội trời
chung với nhau. Trên hình khắc bao giờ cũng thể hiện sự xung đột. sự mâu thuẩn nội tại ,
tranh giành nội tại giữa Bắc và Nam. Chim tượng trưng cho yếu tố núi, rắn yếu tố biển.
Thần Brahma, thần có 3 khuôn mặt, đúng hơn là có 4 cái đầu. Theo truyền thuyết
thì, thần Brahma là thần sáng tạo nên đã tạo ra một người con gái xinh đẹp. Sau đó, Ngài
nhận làm con nuôi nhưng vì đem long yêu mến người con gái đó. Khi cô gái đi về hướng
nào thì Ngài mọc lên một cái đầu. Và khi cô gái đó bay lên trời cái đầu thứ 5 mọc lên. Vì
không chấp nhận tình cảm của thần brahma, Thần Siva đã chặt bay cái đầu thứ 5. Hiện
vật ,đây là tấm trang trí , phù điêu. Đi cùng với ông là con ngỗng.
Thần Siva, có 4 tay, 2 tay câm vũ khí, 2 tay bắt ấn, thể hiện quyền lưc tối cao của
Ngài. Trên mũ luôn có hình mũ mặt trăng. Trên trán có con mắt thần thứ 3, không có con
ngươi. Khi nó mở ra để hủy diệt.
3. Mỹ Sơn

Các hiện vật được khai quật từ Mỹ Sơn, thánh địa lớn nhất của Siva giáo. Lúc
đầu được,xây bằng chất liệu nhưng vì dễ cháy. Sau đó xây bằng gạch, liên tục đến thế kỉ
thứ 13. Đến thế 19 , một nhóm lính tìm ra Mỹ Sơn , ước tính có khoảng 70 tháp, đặt
theo kí tự AB kì vĩ nhất là tháp A1, cao khoảng 24m. .Nhưng các hiện vât ở đây chủ yếu
đem từ tháp E1 về.
Đài thờ
Bên ngoài đài thờ được liên kết bằng 14 phiến đá ở 18 ô hổng khắc họa cuộc
sống đời thường của các đạo sĩ. Tháp là nơi thiêng liêng, chỉ có các đạo sĩ mới được
vào.trên đài thờ đăt 2 tượng tượng thần Ganessa, thần Skanda, hai người là con trai của
thần Siva, còn gọi là 2 bản thể của thần siva .
Ganesha là phúc thần, thần thông thái, luôn mang đều tốt đẹp cho con người. Trên
ngực thần có một con rắn, trên tay Ngài cầm một cái chén.
Skanda là chiến tranh, thần Ganesha là thần may mắn thì Skanda lại là thần lấy đi có thể
hiểu là hủy diệt. Như vậy, hai vị thần này có thể xem là bản thể của thần Siva
Điêu khắc về sự ra đời của thần brahma
Trên điêu khắc thể hiện thần Visnu đang nằm trên biển, từ cái rốn của Ngài mọc
ra một bong sen sen sinh ra thần brahma. Hai vị thần tranh cãi ai là người có trước thì có
một cục sáng xuất hiện rồi nứt ra , bước ra là thần Siva xưng là thần của tất cả các vị
thần.
4. Đồng Dương
Nếu như ,Mỹ sơn chức năng siva giáo, Trà kiệu
chức năng chính trị
Đồng dương trung tâm phật giáo lớn không chỉ ở Việt
Nam mà cả ở Đông Nam Á. Hiện vât , đài thờ, pho tượng
thường to lớn, thể hiện sự đồ sộ.
Pho tượng thích ca mâu ni, có dáng ngồi giống
một vị vua. Đó có lẽ là sự thể hiện đồng nhất giữa thần
quyền và vương quyền của người Chăm.
Hai vị bồ tát- thần giữ cửa Nằm trước tháp lớn. Bao giờ cũng là một đôi. Vì la hộ
pháp , nên khuôn mặt dữ tợn, đương gân cổ làm cho bưc tượng càng dữ hơn. Hai vị thần

cưỡi trên trâu và gấu, trong mỗi miêng con vật này có 2 vị chiến binh nhỏ
Hai vị hộ pháp
Tác phẩm đep nhất bằng đồng to nhất, là tượng Bồ tát Tara. Người bảo trợ cho vương
quốc chăm pa. gọi là bồ tát Tara hay còn goi là Quan Thế Âm Bồ tát. Vi bồ tát hoàn toàn
khác với người Việt. Nữa trên để trần, cổ cao ba ngấn, khuôn ngực tràn đấy sức sống.
Trên tay cầm hoa sen. Khuôn mặt hội tụ đày đủ yếu tố nhân chủng của chăm. Yếu tố dân
tộc lúc này đã trổi dây. Sự hiện diện của con mắt thứ 3 của tượng chứng tỏ sự dung hòa
tôn giáo, 2 tôn giáo cùng song hành.Chấp nhận sự từ bi của phật giáo và khắc nghiệt của
siva giáo, tồn tại trong long xã hội chăm pa.
Tượng Bồ Tát Tara
Qua những hiện vật của bảo tàng Chăm, cho ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành
đất nước Chăm pa khi xưa hay tín ngưỡng , cuộc sống , vẻ đẹp của người Chăm. Và hơn
nữa làm cho ta phải thán phục không chỉ về xây dựng những tháp to lớn mà còn phải
kinh ngạc về tài điêu khắc của người Chăm.
Chương 2 Khu di tích Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp
bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao
quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là
lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi
là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và
là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính
khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat
(Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được
UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản
thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu
chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.
1. Lịch sử
Theo thư tịch cổ Trung Hoa thì người Chăm là những người Mã Lai Đa Đảo có từ

trước thế kỷ II. Và đến cuối thế kỷ II nhà nước Chăm pa ra đời với tên gọi đầu tiên là
Lâm Ấp do Khu Liên đứng đầu. Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV.
Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở
thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ
đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV dưới quyền của vua Bhadravarman I. Hơn 2 thế
kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua
Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây
dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Và kể từ đó các triều vua sau tiếp tục tu sửa
lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ VII đến XIII, nhưng các kết quả khai
quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ IV. Tổng số công trình kiến trúc
là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo văn hóa của nhà nước
Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
Cuối thế kỷ XIII trong cuộc chiến tranh với các tộc người khơ-me, đặc biệt là
trong đoàn quân “Nam tiến” của tộc người Việt thì người Chăm Pa đã lùi dần vào phía
Nam. Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng
quên hàng thế kỷ.
2. Quá trình khám phá Mỹ Sơn
Đến năm 1885, Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Mười năm sau,
các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:
Từ năm 1898 đến 1899: Louis de Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn
bia.
Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông
cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Pamlentier
công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Pamlentier, người ta biết cách đây hơn 100
năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’
đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong
cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách,
trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất
phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính:
A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi lăng mộ theo kiểu ghép chữ cái và số.
3. Kiến trúc
3.1 Vật liệu xây dựng và trang trí
3.1.1 Vật liệu xây dựng
Trong những tháp Chăm này thì vật liệu để xây dựng hầu hết là gạch và một ít là
đá sa thạch. Có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích
Chăm, văn bia tại Mỹ Sơn cho biết đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm
1234, nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức
của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm cho tới nay vẫn còn là
một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết,
phương thức nung gạch và xây dựng. Nhiều nhà khoa học đã thử nghiệm những chất kết
dính bằng nhựa cây dầu rái và cây blời cũng chắc nhưng không chắc được như vậy.
3.1.2 Trang trí
Sau khi tường tháp được xây lên, những nhà điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa
lá, hình người, hình thú lên tháp. Thứ nhất là hình người với các hình tượng tu sĩ mình
gạch đầu đá, có lẽ trước đây phần đầu cũng được làm bằng đá nhưng các vị vua thời sau
đã khắc đầu người bằng đá lắp vào, bên cạnh đó các vũ nữ cũng được hình tượng hóa để
trang trí. Trang trí hình thú bao gồm: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử… Điều
đặc biệt là các hoa văn chạm trổ hoa lá trên tháp. Theo quan điểm các nhà nghiên cứu, họ
cho rằng nếu hoa văn chạm trổ trang trí trên tháp thể hiện rõ tình hình xã hội lúc bấy giờ.
Nếu trang trí dày đặc, tỉ mỉ, sắc sảo thì chứng tỏ thời đại đó thịnh vượng thái bình cuộc
sốn ấm no, còn những trang trí thưa thớt, không tinh vi thì chứng tỏ triều đại đó có nhiều
rối ren, cuộc sống khốn khó.
3.2 Kết cấu và bố cục đền tháp
3.2.1 Kết cấu ngôi đền

Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính: đế tháp, thân tháp và mái tháp:
Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục,
thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc đá phiến to.
Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện
đứng trong các vòm cuốn nhỏ…
Thân tháp: cũng theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho thế giới
tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và
hoà nhập với thần linh.
Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu
hẹp. Mỗi tầng lại mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa chính và cửa giả giống tầng dưới và
được trang trí những ngẫu tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ Giáo như: chim
thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử Tầng một và hai ở mỗi góc thường trang trí các
tháp nhỏ.
3.2.2 Bố cục đền tháp
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách
Ấn Độ. Khu thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có 3 phần:
Thứ nhất là tiền đình (mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi tịnh tâm
của các tu sĩ, là nơi hành hương, là nơi tiếp nhận lễ vật để tế và múa hát nghi thức hành
lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1
hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần.
[1]
Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị
thần Hindu.
Thứ hai là tháp cổng (gopura). Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh
sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với
nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó
vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa
huyền thoại. Người Chăm quan niệm là phải bước qua tháp cổng rồi mới đến ngôi đền
chính, đến với thần linh.
Thứ ba là tháp chính (kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Khi

bước vào cửa chính của ngôi đền thì ở dưới là các bậc cấp, ở trên là lăngtô nên phải cúi
đầu xuống để khỏi đụng và nhìn xuống dưới khỏi vấp ngã. Điều này xuất phát từ quan
niệm rằng đền chính (kalan) là nơi thiêng liêng thần kính nên khi bước vào phải cúi đầu.
Đây là một điều tư duy rất giỏi của người Chăm đã ảnh hưởng đến kiến trúc của người
Việt cho đến ngày nay. Bên trong đền chính là bộ thờ linga – yoni đặt ở giữa thể hiện sự
hòa hợp giữa âm – dương, đực – cái, sự sinh tồn, phát triển của muôn loài. Có khi linga
được thay thế bởi tượng Shiva ngồi trên yoni. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ
linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những
người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một
lối nhỏ.
3.3 Các nhóm đền tháp chính:
3.3.1 Nhóm tháp A
Tháp A1: Đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa vào thế kỉ thứ V, sau thế kỉ thứ X thì
nghệ thuật Chămpa càng bị mai một. Tháp A1 cao 24m, cao nhất ở Mỹ Sơn đá xây tháp
được lấy cách đó khoảng 15km. Người ta cho rằng người Chăm đã dùng sức vật để kéo
đá dọc theo bờ suối. Cụm tháp A có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh
thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra,
hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu
trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-
thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện
nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp
phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn. Ở
trung tâm tháp có Linga lớn nhất Mỹ Sơn, không biết lí do gì mà Linga bị khiêng ra
ngoài. Linga có ba phần: phần trụ ở trên cùng tương ứng với thần Siva- huỷ diệt chưa
hoàn thiện để sáng tạo cái mới. Phần bát giác ở giữa tượng trưng cho thần Vishnus- thần
bảo tồn. Phần hình vuông ở dưới tượng trưng cho Brahma- thần sáng tạo. Linga này
tượng trưng cho tam vị nhất thể. Trong các văn bia người ta thấy nhắc đến Siva nhiều
hơn cả.
3.3.2 Nhóm tháp B (là cụm tháp trung tâm của thánh địa Mỹ Sơn)
Tháp B1: biểu tượng của núi Mêru, là trung tâm vũ trụ, nơi tập trung các vị thần.

Tháp có thờ thần Siva. Có một cửa ra vào, các ô quanh tường là nơi thắp đèn cầy. Tháp
B2: là tháp cổng đối diện với tháp chính. Tháp B3: thờ thần Skanda-thần chiến
tranh. Tháp B4: thờ thần Ganesa- con thần siva, có đầu voi mình người. Đây là thần may
mắn và hạnh phúc. Tháp B5: quay về hướng Bắc, thờ thần Kover, thần tài lộc. Tháp cũng
là nơi giữ đồ hành lễ. Tháp B6: bên trong có một hồ nước thánh dùng trong các nghi
lễ. Kế nữa là nhà tĩnh tâm, nơi các người đi hành lễ tĩnh tâm, chuẩn bị cho nghi lễ. Xung
quanh B1 có nhiều miếu phụ. Mỗi miếu phụ thờ một vị thần: thần mặt trời, Kubera mỗi
vị thần giữ một hướng bảo vệ tháp chính. Những tháp đó ngày nay không còn, chỉ còn lại
B7.
3.3.3 Nhóm E & F
Là nhóm tháp muộn nhất. Hiện không còn gì nhiều, có hai pho tượng; giữ thần
cửa – hộ pháp Dravabala, thần bò Nandin. Nhóm tháp này hiện nay chỉ còn hai tháp và
một cái Mukha Linga.
3.3.4 Nhóm tháp G:
Nhóm G này được xây dựng vào thế kỉ thứ XIII. Ở nhóm tháp này người Chămpa
đã dùng chất liệu mới để xây tháp là đá ong. Xung quanh tháp có trang trí những mặt nạ
thần Kala- thần thời gian. Bốn góc tháp có hình bốn con sư tử bảo vệ cho tháp.
3.4 Cuộc hành hương của người Chăm
Ngày xưa người ta xây dựng đền thờ Chăm không phải phục vụ cho mọi đối tượng mà
chủ yếu là phục vụ cho tầng lớp vương quyền, quý tộc Chăm lớp tu sĩ Bàlamôn. Những
người này đi từ kinh đô Trà Kiệu đến đây trong những nhà tịnh tâm, chuẩn bị cho nghi lễ.
Để chính thức vào buổi lễ, họ phải đi ngang qua tháp cổng. Tháp có chức năng như biên
giới giữa cuộc đời và thế giới ảo, giữa tâm linh và trần tục. Sau khi qua tháp cổng, đoàn
hành hương ghé vào tháp B6 để lấy nước thánh rồi đến tháp B1. đi một vòng từ trái sang
phải cầu cho quốc thái dân an và tưới một ít nước thánh lên Linga, nước sẽ từ linga chảy
xuống yoni và qua khe rãnh của Yoni chảy xuống đất. Người Chăm cho rằng nước này
xuống đất sẽ làm cho đất đai phì nhiêu thêm và lấy nước đó bôi lên mặt để cầu mong sức
khỏe. Văn bia được người Chăm viết bằng chữ Sankrit. Đây là những tài liệu vô cùng
quý giá cho các nhà nghiên cứu văn hoá Chămpa. Ngày nay người Chăm cũng có chữ
viết nhưng đã hoàn toàn khác xưa và những người có thể đọc văn bia này không còn ai

nữa.
Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ
Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất
các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại
vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một
thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về
kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn
hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

×