Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử phát triển Vi sinh vật học: docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.75 KB, 6 trang )

Lịch sử phát triển Vi sinh vật học:
1. Giai đoạn trước khi có kính hiển vi ( khoảng
trước thế kỷ XV):
Trong giai đoạn này mặc dù chưa nhận thức được sự
có mặt của vi sinh vật
nhưng con người đã biết khá nhiều về các tác dụng
của vi sinh vật và đã tận dụng
một cách có ý thức những quy luật tác dụng của vi
sinh vật. Từ thời thượng cổ con
người đã biết ủ phân, trồng xen cây họ đậu với các
loại cây trồng khác, biết ủ men,
nấu rượu, muối dưa, làm giấm, làm tương, làm mắm,
ướp thịt, cá, biết ngâm đay,
gai,
2. Giai đoạn sau khi phát minh ra kính hiển vi:
Người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật và
cũng là người đầu tiên mô
tả hình thái vi sinh vật là Antonie van Leeuwenhoek
(1632 – 1723). Ông đã tự chế
tạo ra trên 400 chiếc kính hiển vi, trong đó có cái
phóng đại được 270 lần. Với kính
hiển vi tự chế tạo ông đã quan sát mọi thứ xung
quanh mình. Năm 1674 ông quan
sát thấy động vật nguyên sinh, 1685 quan sát thấy vi
khuẩn. Tất cả các quan sát và
mô tả của ông được in thành một bộ sách có nhan đề
“Những bí mật của giới tự
nhiên nhìn qua kính hiển vi” xuất bản năm 1695. Tuy
nhiên 150 năm sau, vi sinh
vật mới được chú ý. Nhà phân loại học Linnê đã đem
tất cả các loài vi sinh vật xếp


chung thành 1 nhóm gọi là Chaos. Đến năm 20 của
thế kỷ thứ XIX nhiều loại vi
sinh vật mới được phát hiện, lúc này con người mới
nhận thức được tác động của vi
sinh vật trong một số bệnh và chúng được một số nhà
phân loại học chú ý. Nhìn
chung trong thời kỳ này các nhà nghiên cứu mới chỉ
chú ý đến việc quan sát và mô
tả hình thái vi sinh vật.
3. Giai đoạn hình thành khoa học vi sinh vật:
Đến thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản, các ngành khoa
học nói chung và ngành vi sinh vật học nói riêng phát
triển mạnh mẽ. Các nhà khoa
học đã tiến hành quan sát và nghiên cứu một số vi
sinh vật gây bệnh và sáng tạo ra
một số phương pháp mới nghiên cứu vi sinh vật.
Người có nhiều đóng góp cho sự
phát triển khoa học vi sinh vật là nhà khoa học người
Pháp Louis Pasteur (1822 –
4
1895), các công trình nghiên cứu của ông có giá trị cả
về lý thuyết cũng như thực
tiễn. Về công nghiệp, ông đã đề ra các cơ sở hợp lý,
vững chắc cho các quá trình lên
men. Về nông nghiệp, lý luận của ông cùng với sự
phát triển của T. Schloesing,
H.Hellriegel, S.N. Vinogradskii đã vạch ra cho các
nhà nông học những ánh sáng
mới về các nhiệm vụ và phương pháp cơ bản.

Cùng thời với Pastuer, nhà bác học Kock (1842 –
1910) người Đức cũng có
nhiều cống hiến lớn trong việc phát triển của vi sinh
vật học. Ngoài ra các nhà bác
học Nga như Mesnhicốp (1845 – 1916), Ivanôpxki
(1864 – 1920) cũng có nhiều
công trình nghiên cứu về vi sinh vật có kết quả.
Có thể nói rằng: trong giai đoạn này vi sinh vật học
đã được các nhà nghiên
cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm, có nhiều công
trình nổi tiếng góp phần đưa vi
sinh vật học thành một ngành khoa học hoàn chỉnh và
được phân hoá thành nhiều
chuyên ngành khác nhau.
4. Giai đoạn hiện tại:
Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa
học chính xác và sự ra đời
của hàng loạt các phương tiện nghiên cứu mới đã đưa
đến những tiến bộ có tính
chất nhảy vọt trong sinh học nói chung và trong vi
sinh vật học nói riêng.
Từ địa vị một ngành khoa học ứng dụng, vi sinh vật
học đã trở thành một
ngành khoa học cơ bản có nhiều đóng góp to lớn đối
với sự phát triển chung của
khoa học cũng như nền kinh tế quốc dân.

×