Bảo Đại (Nguyễn Vĩnh Thụy) - Vị hoàng đế cuối cùng
(thời gian ở ngôi: 1926-1945)
Bảo Đại tên thật là Nguyễn Vĩnh Thụy, con vua Khải Định. Có nhiều dư luận hoài
nghi về vấn đề này, vì ai cũng biết Khải Định là một ông vua bất lực không thể có
con. Bà Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thụy chỉ là một nàng hầu, đã có thai từ trước v
à
được vua Khải Định công nhận Chuyện bí mật cung đình này đã được đồn đại, có
một số người trong hoàng tộc đã viết rõ ràng trong hồi ký. Nhưng theo sự nhìn nhận
của chính thống thì ông vẫn là con của Khải Định, và đã được Khải Định chǎm sóc
nâng niu. Mẹ ông vẫn được tôn xưng là bà Từ Cung như chúng ta đã biết.
Vĩnh Thụy sinh nǎm 1913, đến nǎm 10 tuổi thì được phong làm Đông cung thái tử.
Sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thụy được trao cho Khâm sứ Sác-lơ mang về
Pháp đào tạo. Nǎm 1925, vua Khải Định mất, thế tử Vĩnh Thụy về chịu tang, và đư
ợc
nối ngôi cha, lấy hiệu là Bảo Đại khi mới 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, Bảo Đại trở lại
Pháp để tiếp tục học tập cho đến khi tốt nghiệp Trung học (tương đương học vị tú tài
Pháp). Trong thời gian vua ở nước ngoài Hội đồng phụ chính điều hành mọi việc
triều đình. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước bảo hộ. Triều đình Huế chỉ còn
là bộ máy tay sai do thực dân Pháp trả lương mà thôi.
Tháng 8-1932, lúc này Bảo Đại đã 19 tuổi, cùng triều quan xuống tàu về nước.
Ngày 10-9-1932 Bảo Đại ra đạo dụ số l tuyên cáo chấp chính. Để tô vẽ cho ông vua
Tây học thực dân Pháp và Nam triều đã s
ắp xếp cho Bảo Đại một chuyến đi thǎm các
tỉnh trong nước (ở cả Bắc và Trung kỳ). Nhân dân các tỉnh buộc phải tổ chức đón
rước rất rầm rộ. Sau 10 nǎm đào tạo ở "Mẫu quốc" trở về, Bảo Đại cho ban hành
hàng loạt chính sách cải cách thực chất chỉ là hình thức mị dân mà thôi. B
ắt đầu bằng
cách bãi bỏ những trò vái lạy, không để cho các quan khấu đầu quỳ tấu ở trước sân
đình. Điều này chẳng có gì là lớn lao, nhưng đối với các quan lại phong kiến trước
đây là điều hệ trọng!
Người ta có cảm tưởng ông vua thanh niên Tây h
ọc đang muốn tỏ ra không giống lớp
người cổ hủ ngày xưa. Tiếp đó, Bảo Đại ra những đạo dụ để cho các vị thượng thư
già lão về nghỉ. Các cụ là Nguyễn Hữu Bài (bộ Lại), Tôn Thất Đàn (bộ Hình), Phạm
Liệu (bộ Binh), Võ Liêm (bộ Lễ), Vương Tứ Đại (bộ Công) được về nghỉ với danh
hiệu là nguyên lão cố vấn. Sau đó Bảo Đại chọn một số trí thức và quan lại tương đối
có tiếng vào lập nội các mới, gồm các ông:
- Ngô Đình Diệm, giữ bộ Lại
- Thái Vǎn Toản, giữ bộ Lễ Nghi-Mỹ thuật.
- Hồ Đắc Khải, giữ bộ Công
- Bùi Bằng Đoàn, giữ bộ Tư pháp
- Phạm Quỳnh, giữ bộ Giáo dục
Việc cải tổ nội các này chỉ gây dư luận lúc đầu còn sau này cũng chẳng có tác dụng
gì. Mọi việc quốc gia đại sự đều nằm trong tay người Pháp cai quản. Quân Pháp đã
đàn áp được các phong trào, các đảng phái yêu nước như các cuộc khởi nghĩa Yên
Bái, phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, từ khi Bảo Đại chưa về nước. Các Viện dân biểu
ở Bắc kỳ, Trung kỳ cũng không làm được việc gì, và cũng không liên lạc gì với nhà
vua. Bảo Đại dù có muốn làm gì cũng không xoay xở được. Có lúc hình như B
ảo Đại
đã có phản ứng với những viên chức Pháp cạnh mình. Ông cự lại với viên Khâm sứ
Thibaudeau khiến người này bị gọi về Pháp, ông mắng tên đại úy Pháp làm sĩ quan
bảo vệ mình: "Mày tên là Tốt (viên này có tên Pháp: Bon nghĩa là tốt), nhưng mày
không tốt"!
Người Pháp còn tìm cách ràng buộc Bảo Đại bằng dây tình ái. Vợ chồng bố nuôi là
Sác-lơ bố trí cho ông gặp cô Nguyễn Thị Lan, con một nhà hào phú công giáo Nam
Bộ. Đám cưới phải có sự can thiệp của Tòa Thánh, và cô Lan trở thành Nam Phương
hoàng hậu (1934).
Một thanh niên có khả nǎng tiến thủ như Bảo Đại mà phải chịu giám sát, o ép như
vậy chắc là không chịu được. Nhưng Bảo Đại lại không có gan và cũng không có
cách làm gì để noi gương các ông vua chống Pháp trước đây. Không còn cách nào
khác Bảo Đại đã phung phí tuổi thanh xuân của mình vào các thú vui tiêu khiển.
Thích đi sǎn, hùa theo trò chơi đen đỏ (cả ở Việt Nam và Pháp). Bảo Đại rất mê sắc
đẹp mặc dù bà Nam Phương rất giữ gìn, không cho ông được phóng túng. Nhưng
Bảo Đại đã lợi dụng những lúc ra ngoài Hoàng cung để theo đuổi những mối tình
lãng mạn vào những phút giây bất chợt. Khi đi sǎn ở Đà Lạt, Bảo Đại làm quen với
một cô đầm, bị chồng cô ta ghen bắn ông bị thương, phải vào bệnh viện, nói thác ra
là bị ngã gãy xương chân. Chặng đường tuổi hai mươi của Bảo Đại đã trôi qua như
thế.
Tháng 3 nǎm 1945, Nhật đảo chính Pháp, song vẫn sử dụng Bảo Đại làm con bài
chính trị. Đây chính là lúc Bảo Đại có điều kiện để trực tiếp làm quen với thời cuộc.
Bảo Đại cho giải tán nội các do Phạm Quỳnh đứng đầu, cố tìm những người có
uy tín
để làm việc trong hoàn cảnh thay thầy đổi chủ. Nhờ sự giúp đỡ của một vài viên
quan, ông đã ra chỉ dụ, tuyên bố từ nay đất nước phải đi theo nguyên tắc: dân vi quí?
Bảo Đại đã mời được những nhà trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ để lập một chính
phủ mới gồm:
- Trần Trọng Kim: Thủ tướng
- Trần Vǎn Chương: Bộ Ngoại giao
- Lưu Vǎn Lang: Bộ Giao thông
- Vũ Ngọc Anh: Bộ Y tế
- Hồ Tá Khanh: Bộ Kinh tế
- Nguyễn Hữu Thí: Bộ tiếp tế
- Trịnh Đình Thảo: Bộ Tư pháp
- Trần Đình Nam : Bộ Nội vụ
- Hoàng Xuân Hãn: Bộ Giáo dục
- Phan Anh: Bộ Thanh niên
- Vũ Vǎn Hiền: Bộ Tài chính
Phải công nhận rằng Chính phủ mới tập hợp được những con người đang được dư
luận chú ý. Thật ra thì lúc đầu nhiều vị không có cảm tình với Bảo Đại vì họ đã thấy
một số nhà cách mạng lão thành (như Huỳnh Thúc Kháng) không muốn hợp tác với
nhà vua. Và dù là chính phủ gì đi nữa, cũng vẫn là con bài của phát xít Nhật.
Nhưng cũng vào lúc ấy, phong trào cách mạng đã phát triển mạnh. Ngày 19-8-1945,
nhân dân đã vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội. Thắng lợi vang dội của cuộc khởi
nghĩa ở Thủ đô đã cổ vũ các địa phương trong cả nước kiên quyết xốc tới giành toàn
thắng.
Ở Huế, các huyện tỉnh Thừa Thiên cũng đã giành được chính quyền. Chính phủ bù
nhìn và triều đình phong kiến tàn tạ đã sống những giờ phút cuối cùng. Đêm 23-8-
1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời gửi điện đòi Bảo Đại thoái vị.
Chiều 30-8-1945, trước hàng vạn nhân dân dự cuộc mít tinh trước Ngọ Môn, Bảo
Đại đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ ta, và tuyên bố: "Thà
làm dân một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ" và nhận huy hiệu trở thành
công dân Vĩnh Thụy. Lúc đó Bảo Đại 32 tuổi, làm vua được 19 nǎm.
Nguồn: