Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA CÂY MÍA 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.21 KB, 3 trang )

ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA CÂY MÍA
3.1. Số nhiễm sắc thể
Chỉ có loài S. officinarum có số nhiễm sắc thể cố
định (2n = 80). Còn các loài
khác đều có số nhiễm sắc thể không cố định. Đây là
kết quả của tạp giao tự nhiên
giữa các loài thuộc chi Saccharum.
Theo Daniels và Roach (1987), phả hệ giản lược của
các loài mía được trình
bày theo sơ đồ sau:
3.2. Di truyền nhiễm sắc thể ở cây lai
Sự kết hợp nhiễm sắc thể ở con lai rất phức tạp, khó
tìm được quy kết hợp rõ
ràng.
Khi lai một giống của S. officinarum có n = 40 với
giống mía dại Glagah
(S.spontaneum) có n = 56, người ta thu được con lai
F1 có 2n = 136 tức là bằng [(40
x 2) + 56] chứ không phải (40 + 56 = 96) như theo
quy luật thông thường. Tron
trường hợp này, số đơn bội của S. officinarum đã
tăng lên gấp 2 tức là không có quá
trình giảm phân. Tiếp theo, cho hồi giao F1 với S.
officinarum, theo tỉ lệ kết hợp 1 :
1 thì con lai phải có 2n = 68 + 40 = 108. Nhưng kết
quả lại là 2n = 148, nghĩa là 80
của S. officinarum và 68 của F1. Ở 2 lần lai, số
nhiễm sắc thể của S. officinarum
được nhân 2. Tuy nhiên, tiếp tục cho hồi giao lần 2
với S. officinarum, con lai có 2n
= [(148/2 + 40] = 114, tức là có giảm phân ở S.


officinarum. Nếu tiếp tục cho hồi
giao với S. officinarum thì số nhiễm sắc thể ở con lai
biến động khoảng 94 – 100,
nghĩa là không theo quy luật nào cả.

×