Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp xử lý đột biến đối với đậu tương ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.7 KB, 3 trang )

Phương pháp xử lý đột biến đối với đậu tương
Đậu tương là cây mang lại nhiều kết quả trong xử lí
đột biến cảm ứng để tạo ra
các giống và nguồn vật liệu mới.
Sử dụng các tác nhân gây đột biến đậu tương đã đem
lại kết quả ở một số nước
trên thế giới và Việt Nam. Thái Lan sử dụng chương
trình đột biến để tạo giống đậu
13
tương có khả năng chống bệnh rỉ sắt. Xử lí phối hợp
tia  và EMS (Ethylmethane
Sulphonate) đã làm tăng năng suất 6%, tăng hàm
lượng protein 2,5% và chín sớm
hơn giống không xử lí 30 ngày (Mekhan jiew, 1981).
Các giống đậu tương của Việt Nam đã được các cơ
quan nghiên cứu trong
nước chọn tạo ra bằng phương pháp xử lí đột biến
như: DT84, DT90, DT95 và
M103.
Các tác nhân gây đột biến thường sử dụng cho chọn
tạo giống đậu tương là tia
 nguồn Co60. liều lượng với hạt khô là 18 –
20Krad. Các chất đột biến hoá học có
hiệu quả cao, thuộc nhóm Alkyl, nồng độ thường từ
0,001% đến 0,4%. Ngoài ra các
azide cũng có hiệu quả gây đột biến ở đậu tương.
- Bộ phận xử lí: hạt khô, hạt ướt (đã ngâm nước từ 2
– 3 giờ), hạt nảy mầm, xử
lí khi ra hoa.
- Thời gian xử lí đột biến hoá học từ 3 – 16 giờ tuỳ
thuộc vào vật liệu và chất


đột biến. Xử lí trong điều kiện pH = 3, nhiệt độ từ 25
– 35oC.
Chú ý mẫu hạt xử lí phải đúng giống và có độ nảy
mầm cao (trên 70% cho nảy
mầm), sức sống hạt giống tốt. Sau khi xử lí hoá chất
rửa sạch hạt bằng nước lã
nhiều lần, gieo trong điều kiện đất ẩm.

×