Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức độ đề kháng - Tác động của thể gây bệnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 3 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách biểu hiện và mức
độ đề kháng - Tác động của thể gây bệnh:
Độ gây hại, sức tấn công và mật độ gây nhiễm của
thể gây bệnh phụ thuọc
vào số các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của
một số thể chủ nhất định biểu
hiện ra. Độ gây hại là khả năng của thể gây bệnh
thắng được các gen đề kháng của
thể chủ. Như thế sức đề kháng của thể chủ chỉ biểu
hiện ra khi mà thể gây bệnh
không mang các gen gây hại tương ứng.
Các nòi gây bệnh mang các gen gây hại giống nhau
có thể khác nhau về sức
tấn công, và như thế sẽ gây ra mức độ bệnh khác
nhau đối với một kiểu gen nhất
định của chủ thể. Do đó nếu việc sàng lọc đề kháng
được tiến hành với một nòi ít
tấn công thì khi thiên nhiên chọn lọc ra được một nòi
có sức tấn công mạnh hơn thì
sức đề kháng có thể giảm đi một phần. Sự giảm sút
sức đề kháng được gọi là sự hao
mòn ký sinh của sức đề kháng ngang (Robinson,
1976).
Sức đề kháng cũng có thể giảm khi mật độ gây nhiễm
tăng. Thông thường
sức đề kháng đa gen biểu hiện ra vào mức độ trung
gian chịu ảnh hưởng nhiều hơn
của mật độ gây nhiễm; sức đề kháng dọc đơn gen
chịu ảnh hưởng ít hơn. Ví dụ sức
đề kháng dọc đơn gen đối với gỉ sắt ở ngũ cốc khọ bị
mật độ gây nhiễm ảnh hưởng


đến, trong khi sức đề kháng với gỉ sắt chậm giảm đi
lúc mật độ gây nhiễm với sức
đề kháng đối với các thể gây bệnh do đất mang theo
(Bell và Mace, 1981). Cũng đã
nhận thấy rằng tác động của mật độ gây nhiễm đối
với sức đề kháng phụ thuộc vào
cách sinh sản của thể gây bệnh.


×