Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác hại của tiếng ồn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.14 KB, 3 trang )

Tác hại của tiếng ồn
Tiếng ồn có thể gây ra những rối loạn cơ thể, gồm: giảm thính lực, cao
huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, nhược dương, rối loạn giấc
ngủ, giảm, ham muốn tình dục, thay đổi chức năng miễn dịch, dị dạng
thai nhi…
1. Tiếng ồn gây giảm thính lực
Cơ chế của sự giảm hoặc mất thính lực là do sự tổn thương các nhung mao ở
xoắn tai. Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào. Một chuỗi tiếng động
liên tiếp với độ lớn 85 decibels có thể làm giảm thính lực. Đây có thể là âm
thanh của một pha hỗn độn giao thông. Một bản nhạc rock (sẽ có âm lượng
110 – 120 decibels), MP3 cũng thế. Những âm lượng như thế này góp phần
làm mất thính lực ở thanh niên. Bạn không nên để cho tai bạn tiếp xúc với
tiếng ồn 85 decibels hơn 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường, gây hại
cho sức khỏe con người
2. Bệnh tim mạch
Năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra những dữ kiện cho thấy
có sự liên hệ giữa cao huyết áp và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn khoảng 67 -
70dB. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu âm lượng trên 50dB lúc
đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) do cơ thể
sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol. Những âm thanh gây ra từ động cơ
xe, tiếng còi xe làm co mạch máu khiến huyết áp tăng do tiếng ồn làm tăng
adrenaline và làm co mạch máu (vasoconstriction).
3. Ảnh hưởng lên thai nhi
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ vào năm 1978 đã ra một cuốn sách mỏng
nói về sự liên hệ giữa tiếng ồn và trẻ em sinh thiếu cân, dị dạng thai nhi khi
thai phụ tiếp xúc lâu với tiếng ồn, chẳng hạn như thai phụ sống gần sân bay,
đô thị ồn ào Những dị tật thai nhi bị gây ra do tiếng ồn bao gồm sứt môi,
sứt vòm miệng (cleft palate), tổn thương cột sống. Theo Lester W. Sontag
của Viện nghiên cứu Fels, môi trường đóng một vai trò đáng kể trong việc


hình thành thể chất, cá tính, chức năng của động vật, trong đó có cả con
người ngay từ lúc được thụ thai. Phôi thai có khả năng nhận âm thanh và
phản ứng tới âm thanh bằng những vận động và sự thay đổi nhịp tim. Sự tiếp
xúc với tiếng ồn được cho là sẽ gây hại cho bào thai ngay sau khi thụ thai 16
- 60 ngày khi mà một số cơ quan nội tạng chính và hệ thần kinh trung ương
đã được hình thành.
Thai phụ khi nghe tiếng ồn thì mạch máu sẽ bị co lại vì vậy sẽ không đủ oxy
và dưỡng khí mang tới thai nhi làm trẻ sinh thiếu cân, tiếng ồn cũng làm
thay đổi một số hormone ở thai phụ vốn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của thai nhi.
4. Căng thẳng
Tiếng ồn làm cho nạn nhân mất ngủ, suy sụp tinh thần và thường bị căng
thẳng thần kinh.
5. Ảnh hưởng tới khả năng học tập
Khi trẻ em tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn thường xuyên thì sẽ gặp khó
khăn trong việc phát triển các kỹ năng nghe và nói. Trẻ em sẽ tiếp tục phát
triển kỹ năng nói cho đến khi chúng bước vào tuổi thiếu niên. Những nghiên
cứu cho thấy khi trẻ em học tập trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn
thì sẽ tiếp thu bài học chậm hơn những trẻ em học tập trong những môi
trường yên tịnh. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 1993 bởi ĐH Cornell
cho thấy, trẻ em học tập trong những môi trường ồn ào sẽ bị nghèo nàn về từ
ngữ cũng như kỹ năng nhận thức bị hạn chế, kỹ năng viết cũng bị hạn chế.
Những trẻ em học trong những lớp học có gắn loa phóng thanh quá lớn cũng
sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài giảng. Tác hại của tiếng ồn đã biết, khung
phạt cũng đã có, bi kịch cũng đã xảy ra. Giải quyết nạn ô nhiễm tiếng ồn còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần có sự ý thức của người dân và sự kiên quyết
của chính quyền
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (ĐH Dược Murdoch - Úc)


×