Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.52 KB, 3 trang )
'Vòng luẩn quẩn'
của paracetamol
Paracetamol không hiền như ta tưởng, và sẵn sàng lòi mặt độc khi dùng
không đúng cách.
Một nữ bệnh nhân kể với bác sĩ: “Tôi hay bị stress vì công việc. Mỗi lần như
vậy là ngủ không đủ giấc và thường sáng hôm sau tôi bị đau đầu dữ dội”.
Giải pháp của bệnh nhân này là uống một viên paracetamol.
Xem ra lần nào cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu của chị biến mất
Một thời gian sau, mỗi sáng thức dậy chị lại đau đầu. Những lần đau đầu này
không dữ dội như những lần trước nhưng tái đi tái lại. “Bổn cũ soạn lại”,
thuốc mua sẵn rồi tội gì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng
càng trở nên tàn nhẫn. Hôm qua uống một viên, hôm nay uống hai viên để
có tác động gấp đôi?!
Những cơn đau “ăn dầm nằm dề”
Thế nhưng, sự đời đâu có dễ như ta tưởng. Khi làm điều đó có nghĩa bạn đã
hạn chế khả năng “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa cơn
đau đầu của bạn vẫn ăn dầm nằm dề ở đó, nhưng vì não bị “cắt liên lạc” nên
bạn không còn thấy đau. Cũng có nghĩa thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau
đầu để trị, bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.
Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng làm cơn đau đầu không lối thoát
(nguồn ảnh: internet)
Thêm vào đó, paracetamol không hiền như ta tưởng và sẵn sàng lòi mặt
độc khi dùng không đúng cách. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng
paracetamol, chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc. Khoảng 44%
đã đọc nhãn thuốc và biết mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng
vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.
Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng làm cơn đau đầu không lối thoát.
Chưa kể sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ bị
nghiện thuốc. Điều gì xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”?