Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Màu sắc rất quan trọng với bữa ăn của bạn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.32 KB, 11 trang )

Màu sắc rất quan trọng với
bữa ăn của bạn

Chắc hẳn bạn đã biết những loại thực phẩm có nhiều màu sắc luôn là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể. Điều này hoàn toàn có
cơ sở vì thực tế đã chứng minh: một chế độ ăn cân bằng về chất luôn bao gồm
nhiều màu sắc khác nhau, giống như một "cầu vồng dinh dưỡng" nhằm đảm
bảo bạn đã đưa vào cơ thể một "quang phổ" chất dinh dưỡng cần thiết cho
cuộc sống.
Đương nhiên khái niệm "cầu vồng" ở đây chỉ mang nghĩa biểu tượng, bạn
không nhất thiết phải ăn các loại thực phẩm có đủ màu xanh đỏ tím vàng, nhưng ít
nhất bảy loại thực phẩm với màu sắc đặc trưng mà chúng tôi giới thiệu sau đây
nên có. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì sức khỏe, thúc
đẩy hoạt động của những cơ quan trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều
căn bệnh từ lành tình đến cấp tính.
Màu tím (hồng)

Những loại rau củ quả có màu tím hồng đến tím đậm như việt quất, nho
tím, củ cải đường, củ dền, trái dâu, bắp cải tím, rau tía tô, hoa hibicut, đậu đen, cà
tím, gạo nếp than (nếp cẩm), gạo đỏ, khoai lang tím... đều giàu thành phần
antoxian (sắc tố dịch bào) - hợp chất đã được chứng minh là có khả năng chống
ôxy hóa cực kì ưu việt với nhiều đặc tính sinh học quý như: chống lão hóa, hạn
chế hiện tượng suy giảm sức đề kháng, làm bền thành mạch, kháng viêm, hạn chế
sự phát triển của các tế bào ung thư và cả tác dụng chống tia phóng xạ. Tuy nhiên,
trong cơ thể người antoxian lại ít được hấp thụ. Các nhà nghiên cứu đã chứng
minh được: khi antoxian đi qua hệ tiêu hóa, chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi
các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy mối liên quan giữa antoxian và
khả năng phòng chống các bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu tại Viện nghiên
cứu thực phẩm và rau quả New Zealand đã chứng minh: antoxian và một số hợp
chất liên quan trong quả black currant (một loại quả mọng có màu tím sẫm như


trái sim) chứa những chất chống ôxy hóa rất mạnh có thể ngăn chặn quá trình phá
hủy tế bào não do các chất ôxy hóa gây ra, nhờ đó tăng khả năng phòng ngừa bệnh
Alzheimer. Một điều thú vị là hợp chất antoxian này cũng được tìm thấy trong các
loại rượu có màu đỏ đậm.
Nhiều người có thói quen ăn hành sống, hành tái nhưng đó không phải là
thói quen tốt. Hành, tỏi, hẹ tây thường chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng thực vật,
một số loại rất tốt cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ tim nhưng một số
loại khác lại gây đau bụng và một số lại gồm cả hai tác dụng trên. Nếu được nấu
chín tác dụng của các hợp chất này sẽ giảm (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực). Vì vậy
để đảm bảo cân bằng tác dụng của hành tỏi, bạn nên kết hợp cả nấu chín lẫn ăn
sống.
Nên ăn tỏi sống, hành sống bằng cách thái lát mỏng, giã nhỏ trộn salad, cà
chua, rau xà lách, dầu giấm, dầu ô-liu và húng quế.
Màu vàng
Lutein là một hoạt chất chống ôxy hóa có màu vàng có trong nhiều loại rau
quả như chuối, ngô ngọt. Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa một chất
chống ôxy hóa có tên là Zeaxanthin, cùng với Lutein là hai chất có ích cho mắt,
bảo vệ mắt khỏi các hiện tượng thoái hóa do tuổi tác gây ra như thoái hóa điểm
vàng và đục thủy tinh thể. Lutein và Zeaxanthin có khả năng hấp thụ chọn lọc ánh
sáng xanh (có bước sóng gắn với tia cực tím, là loại ánh sáng có năng lượng cao
nhất và có khả năng gây thương tổn nặng nhất võng mạc) nên chúng được mệnh
danh là "chiếc kính áp tròng chống nắng hiệu quả hơn mọi cặp kính phản quang
khác", đồng thời chúng hoạt động như một chất chống ôxy hóa loại trừ các gốc tự
do gây thương tổn điểm vàng trong mắt.
Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, mức dung nạp Lutein và
Zeaxanthin từ thực phẩm hiện chưa cao (chỉ khoảng 0,8mg/ngày), trong khi mức
yêu cầu là khoảng 5mg Lutein và 1mg Zeaxanthin/người/ngày. Những thực phẩm
giàu Zeaxanthin gồm: trứng, các loại rau màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ
như cải xoăn, cải bó xôi (chứa nhiều Lutein), các loại quả họ cam chanh, ngô ngọt,
hạt tiêu (rất giàu Zeaxanthin).

Curcumin là một chất chống ôxy hóa cực mạnh màu vàng có nhiều trong
mù tạt, nghệ có tác dụng chống viêm khớp, đục nhân mắt và tăng khả năng làm
lành các vết thương, vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn hình thành các tế
bào ung thư mới mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào lành tính, giảm
cholesterol trong máu và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Vì vậy nếu tập
được thói quen ăn mù tạt sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn, hoặc bạn cung có thể rắc
một chút bột nghệ tươi khi ướp thức ăn hoặc cho vào các món canh, súp vừa tăng
khẩu vị vừa có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa hiệu quả.
Màu đỏ

Những thức ăn có màu đỏ như ổi đào, bưởi đào, đu đủ... và tiêu biểu là cà
chua vốn được biết đến nhờ có lycopen - một chất chống ôxy hóa (đồng thời là
yếu tố tạo nên sắc đỏ ở cà chua) có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền
liệt tuyến ở nam giới. Tạp chí Nutrition Journal đã khuyến cáo: chỉ cần mỗi ngày

×