Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng dược liệu của hồng xiêm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.3 KB, 3 trang )

Tác dụng dược liệu
của hồng xiêm

Ít người biết được hồng xiêm có nhiều tác dụng dược liệu rất tốt. Ngoài việc
dùng quả để ăn, hầu hết các bộ phận của cây hồng xiêm đều được sử dụng
để làm thuốc.
Hồng xiêm là loại quả có dinh dưỡng cao và được xem là món tráng miệng
lý tưởng, lúc quả chưa chín có chứa nhiều tannin nên rất chát, khi chín thì
tannin được chuyển đổi hầu như hoàn toàn, chỉ trừ trong phần vỏ.
Quả hồng xiêm, ngoài chất béo, chất xơ, người ta còn thấy có một tỉ lệ rất
cao đạm, canxi, sắt, phosphorus, kali, natri…
Ngoài việc dùng quả để ăn, hầu hết các bộ phận của cây hồng xiêm đều sử
dụng được để làm thuốc. Cụ thể:
Quả chín: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, sinh tân dịch, giải khát
và nhuận tràng nên dùng để trị táo bón. Ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.

Quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình được dùng để trị tiêu chảy (nguồn
ảnh: internet)
Quả xanh: Do chứa nhiều tannin, vị chát, tính bình nên được nấu chín hay
sắc lấy nước uống để trị tiêu chảy. Quả xanh kết hợp với hoa được sắc để trị
bệnh phổi.
Bài liên quan:
Hồng xiêm chữa tiêu chảy
Lá vàng, già: Sắc lấy nước uống trị ho, cảm lạnh và tiêu chảy.
Nước sắc vỏ cây: Dùng trị cảm sốt, kiết lỵ, tiêu chảy.
Hạt: Dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt (lấy 6 hạt đem nghiền thành bột,
uống với rượu hay nước chín). Hạt giã nát đắp vào vết thương trị vết cắn do
côn trùng độc. Nước sắc hạt được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp
thoát mồ hôi.
Lá: Kết hợp lá hồng xiêm và lá su su sắc uống hằng ngày để giúp hạ huyết
áp.



Với người bình thường, sau bữa ăn tráng miệng bằng 1 hoặc 2 quả hồng
xiêm sẽ rất tốt.

×