Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chứng viêm loét miệng chớ nên coi thường ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.21 KB, 3 trang )

Chứng viêm loét
miệng chớ nên coi
thường
Viêm loét miệng gây đau rát, tuy bệnh không nguy hiểm nhưng là dấu hiệu
cảnh báo những suy yếu của cơ thể.
Thông thường viêm loét miệng gây đau đớn ở dưới môi, nhưng cũng
có trường hợp viêm loét miệng xuất hiện ở vùng lưỡi, lợi hoặc bên
trong má. Viêm loét miệng có thể chỉ là một vùng nhỏ nhưng cũng có
thể lan rộng.

Vì sao bị loét miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét miệng như ăn đồ
quá nóng, do thói quen ăn uống nhiều gia vị cay nóng, do thiếu vi
chất trong cơ thể, đặc biệt là những loại vi chất như sắt, folate,
vitamin B12, dị ứng thực phẩm. Thường cứ ba người mắc bệnh bị
loét miệng thì có một người bị do di truyền. Ngoài ra bệnh còn do sự
thay đổi hormone trong cơ thể gây nên. Điều này lý giải vì sao một số
chị em trước khi xuất hiện kinh nguyệt thì gặp phải rắc rối này.

Các bác sỹ cho biết 80% người viêm loét miệng tự lành sau 1-2 tuần.
Tuy nhiên, nếu thấy liên tục bị viêm loét thì đây là những dấu hiệu
cảnh báo bạn đã gặp rắc rối liên quan đến gan hoặc chứng bệnh do
virus HPV gây nên, thậm chí là bạn đã mắc chứng bệnh ung thư
khoang miệng.

Ngừa viêm loét miệng


Vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách tốt để ngừa viêm loét
miệng



Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để ngừa viêm loét miệng nên tránh
ăn những gia vị cay nóng, muối hoặc những đồ ăn có vị chua gắt.
Nếu ai đang bị viêm loét miệng, trước khi ăn nên súc miệng bằng
nước lạnh, sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn. Nên lựa chọn
những món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hoá. Cần duy trì thói quen vệ
sinh răng miệng đều đặn để tránh nhiễm trùng, có thể sử dụng nước
súc miệng để diệt khuẩn khoang miệng. Tránh xa những đồ uống có
chứa cồn trong giai đoạn bị viêm loét miệng vì nó sẽ khiến cho tình
trạng viêm loét ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Cần giải toả stress vì
đây là một trong những “kẻ thù” của chứng viêm loét miệng.

Súc miệng nước ấm cùng với nước ép của cây húng quế 2 lần mỗi
ngày hoặc có thể dùng lá húng quế giã nát, đắp lên vùng bị viêm loét.
Hành có chứa chất hoá học sulfur giúp nhanh làm lành vết loét
miệng,vì thế nên ăn hành. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng giảm
đau, làm lành vết thương. Vì vậy, có thể thoa tinh dầu bạc hà lên
vùng bị viêm loét. Nếu không có tinh dầu bạc hà, có thể sử dụng tinh
dầu dừa.

×