Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sốt xuất huyết và sự nguy hiểm khó ngờ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.74 KB, 3 trang )

Sốt xuất huyết và sự
nguy hiểm khó ngờ

Rất nhiều người tưởng rằng đã mắc sốt xuất huyết thì sẽ không
bị lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và lần sau sẽ nặng hơn
lần trước.
Tình hình bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là rất phức tạp, nhất là
những tháng cuối năm. Nguy hiểm hơn khi hiện nay, nước ta chưa
có vắc-xin phòng bệnh này.
Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng
Hà Nội, cảnh báo, nếu như trước đây dịch SXH thường bùng phát
vào tháng 6, 7, đỉnh dịch rơi vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng
11, 12, thì mấy năm gần đây sốt xuất huyết (SXH) diễn biến không
theo quy luật đó, hầu như lưu hành quanh năm và có thể bùng phát
thành dịch lớn bất cứ lúc nào.
Diễn biến phức tạp
Không chỉ thất thường về quy luật thời gian lưu hành đỉnh dịch, thạc
sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung
ương, còn cho biết SXH đang có xu hướng thay đổi về lứa tuổi mắc
bệnh. Trước đây khu vực miền Nam thường ghi nhận người mắc ở
nhóm tuổi dưới 15, thì hiện nay bệnh lại xuất hiện nhiều ở nhóm
người trung niên. Đặc biệt, khu vực miền Bắc, bệnh xuất hiện nhiều
ở người trên 50. Thậm chí, bệnh viện đã từng ghi nhận người trên 70
tuổi mắc SXH trong khi trước đây trường hợp trên 40 tuổi mắc bệnh
là rất hiếm.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, từ đầu năm
đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn
nhập viện do SXH, trong đó hơn 50 ca ở độ 3 - 4. Cũng theo thống
kê của cơ sở này, so với những năm trước, tỷ lệ mắc SXH ở người
lớn ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, chỉ chiếm 14%, năm 2004
lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay là 75%.



Rất nhiều người tưởng rằng đã mắc sốt xuất huyết thì sẽ không bị lại.
Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương, nhiều người dân rất chủ quan cho rằng đã
mắc SXH thì sẽ không mắc lại. Tuy nhiên, việc tái mắc vẫn xảy và và
lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Lý giải điều này, ông Hiển cho
biết khi bị nhiễm một trong bốn type của vi trùng SXH, cơ thể người
bệnh sẽ sinh ra kháng thể chống lại typép đó. Nếu người mắc SXH
lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là type vi trùng khác. Khi đó, hai
kháng thể của hai type vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể
người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất
huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch.
Lưu ý phòng bệnh
Về bệnh SXH, các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh trường hợp sốc
SXH ở trẻ, khi thấy con sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu
hiệu: bứt rứt, lăn lộn hoặc li bì, lơ mơ, nói sảng; chảy máu cam, máu
răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng; tay chân lạnh; lừ đừ,
nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống;…thì cần phải đưa
trẻ đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì
thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến
tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn
dễ tiêu, uống nhiều nước.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, đối với bệnh nhân SXH, không thể
tiên đoán được bệnh sẽ tiến triển nặng hay nhẹ, mà phụ thuộc vào
tùy từng trường hợp, dù có thể mắc týp gây bệnh giống nhau. Do đó,
vấn đề theo dõi, cấp cứu điều trị kịp thời các biến chứng của bệnh có
vai trò rất quan trọng. Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà.
Tuyêt đối không được truyền các dung dịch có đường, dung dịch
pha vitamin, có đạm vì rất dễ dẫn tới sốc, gây tổn thương não, nguy

hiểm đến tính mạng.
Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh SXH nên cách phòng bệnh
hiệu quả nhất là người dân phải giữ vệ sinh nhà cửa luôn khô,
thoáng, không nên dùng các dụng cụ hở nắp tích trữ nước trong nhà.

×