Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

Tìm hiểu cây thuốc quanh ta potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 89 trang )

Tìm hiểu về cây thuốc quanh ta


Cây tỏi thuộc( Allium sativum
L.
L. ), thuộc
họ hành (Alliaceae)

Thành phần chính của củ tỏi gồm có:
protein 6%, chất đường bột 23,5%, các
chất vitamin B 1, B2, C và anlixin (là chất
có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem
là kháng sinh tự nhiên).

Trong củ tỏi có i-ốt, selen là chất vi lượng
chống oxy hóa, nên có tác dụng chống
suy lão rất tốt

Trong tỏi còn có nguyên tố vi lượng
Giecmani có tác dụng chống ung thư, do
vậy ăn tỏi còn có tác dụng phòng ngừa
ung thư rất tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách dùng tỏi chữa
bệnh như sau: để chữa cao huyết áp có thể dùng tỏi
ngâm trong rượu bằng cách: 1 phần tỏi đã bóc vỏ lụa
(100g) ngâm trong 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày,
thỉnh thoảng lắc nhẹ để hoạt chất trong tỏi tan trong
rượu.


Mỗi ngày dùng 20 đến 50 giọt rượu này chia làm 3 lần
trong ngày, không được uống quá nhiều, vì không
những không hạ huyết áp mà còn làm tăng huyết áp. Chỉ
uống rượu tỏi trong trường hợp có tăng huyết áp (huyết
áp tối đa trên 140 mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90
mmHg).

Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, tỏi còn được
sử dụng để chữa một số bệnh khác như: phòng
chữa viêm ruột, kiết lỵ: mùa hè, trong mỗi bữa
ăn nên dùng 1-2 tép tỏi, hoặc lúc ăn thức ăn
nguội thì ăn nước tỏi ép với lượng vừa phải, có
tác dụng phòng bệnh (còn khi chữa bệnh thì
dùng mỗi lần 1 củ tỏi). Để chữa viêm dạ dày gây
nôn ói, thì dùng 2 củ tỏi nướng chín ăn với mật
ong.

Để phòng cảm cúm và cảm gió, lấy tỏi lượng
vừa đủ giã nhuyễn, rồi cho nước sôi (vừa phải)
vào đánh đều ép lấy nước, nhỏ mũi ngày 3 lần,
mỗi lần 3-5 giọt, làm liên tục 3-4 ngày.

Chữa viêm khí quản mãn tính: dùng 10 củ tỏi,
200 ml giấm, 100g đường đỏ. Bóc vỏ tỏi, giã nát
nhừ, cho đường vào đánh kỹ, cho vào giấm
ngâm 3 ngày, lọc bỏ bã, mỗi lần uống nửa thìa
canh với nước đun sôi để nguội, ngày dùng 3
lần.

Chữa rụng tóc thì dùng tỏi tía, bóc vỏ cắt

đôi, xát đi xát lại chỗ tóc rụng ngày làm 1-
2 lần.

Chữa ho kéo dài từng cơn thì lấy 16g tỏi
bỏ vỏ giã nát, 60g đường trắng cho tan
vào 200 ml nước sôi rồi cho vào tỏi đã giã,
ngâm 24 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước, ngày
uống 3 - 4 lần, mỗi lần 10 ml.

Tỏi với bệnh tim mạch: Các nhà khoa học Mỹ đã tìm
thấy chất postaglandil trong nước tỏi, có khả năng hạn
chế bệnh nhồi máu cơ tim; postaglandil A. có tác dụng
hạ huyết áp. Họ cũng chứng minh khả năng điều trị các
bệnh tim mạch; phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh
cao huyết áp và dược tính chống nhiễm khuẩn. Tỏi
không những làm hạ huyết áp mà còn điều hòa tỷ lệ cho
cholesterol trong máu, tăng cường hoạt động của các
hồng cầu vận chuyển ôxy. Nó cản trở sự đầu độc của
nicotin và các chất ô nhiễm khác. Những người mắc
bệnh cao huyết áp nên ăn mỗi ngày 2-3 tép tỏi để làm
giãn cơ mạch máu và tránh được nhức đầu, chóng mặt,
mất ngủ


-Tỏi là chất kháng sinh, sát khuẩn nói chung hơi tỏi tiêu diệt có hiệu quả
các vi khuẩn nguy hiểm (tả, lỵ, thương hàn…) . Để chữa tả, lỵ trực khuẩn ,
lỵ amíp dùng tỏi giã nát 20g ngâm vào 100ml nước nguội, lắc nhiều lần rồi
lọc bỏ bã; dịch thu được uống mỗi lần 20ml, 2-3 lần/ngày. Với tả và lỵ trực
khuẩn có thể ngừng tiêu chảy sau 3-4 giờ, còn đối với lỵ amíp thời gian lâu
hơn.

Ngày nay người ta biết trong tỏi có một glucosid chứa lưu huỳnh, một chất
bay hơi hỗn hợp sulfur và oxit ally gần như nguyên chất. Hoạt chất kháng
khuẩn là allicin và garcin. Chất allicin có thể kết hợp với B1 để tạo thành
hợp chất allithiamin rất ổn định và có hiệu quả cao, còn chất garcin lại có
thể dễ dàng hấp thu qua thành ruột để di tới dịch não tủy. Đã ứng dụng có
kết quả trong nhiễm khuẩn shiga (một loại vi khuẩn lỵ nguy hiểm) hoặc các
bệnh kí sinh trùng như giun kim, giun đũa, giun tóc.

Ngày nay người ta biết trong tỏi có một glucosid chứa
lưu huỳnh, một chất bay hơi hỗn hợp sulfur và oxit ally
gần như nguyên chất. Hoạt chất kháng khuẩn là allicin
và garcin. Chất allicin có thể kết hợp với B1 để tạo thành
hợp chất allithiamin rất ổn định và có hiệu quả cao, còn
chất garcin lại có thể dễ dàng hấp thu qua thành ruột để
di tới dịch não tủy. Đã ứng dụng có kết quả trong nhiễm
khuẩn shiga (một loại vi khuẩn lỵ nguy hiểm) hoặc các
bệnh kí sinh trùng như giun kim, giun đũa, giun tóc.

-Tỏi với bệnh cảm cúm và viêm cấp tính đường hô
hấp.Dùng tỏi nghiền nát 1 phần, nước muối sinh lí 8,7
phần, novocain 0,3 phần trộn đều, lọc lấy nước trong để
nhỏ mũi và cho uống.
Thuốc xông: rượu tỏi 20% lấy 8,5ml; tinh dầu tràm 5ml,
trộn đều, bảo quản trong lọ kín. Khi dùng lấy 5ml thuốc
cho vào một bình nước nóng khuấy đều rồi chùm chăn
trong 15-20 phút, khi thấy mồ hôi thoát ra thì thôi, xông
như vậy nhẹ người, giảm sốt đôi khi bệnh cũng khỏi
luôn.
-


Tỏi chữa mụn nhọt, chín mé và các vết thương nhiễm khuẩn lấy
một củ tỏi bóc vỏ, vôi trắng một cục bằng hạt lạc, hai thứ giã
nhuyễn, bôi lên nhọt vài lần thì nhọt tan. Dung dịch tỏi bôi lên các
vết thương, vết bỏng nhiễm khuẩn, nhận thấy vết thương, vết bỏng
sạch vi khuẩn sau 5-6 ngày.
-Tỏi có tác dụng tẩy giun nhất là giun kim cao ether tỏi 0,1g, cồn
bạch đàn 10 giọt, bơ ca cao vừa đủ 2g dùng cho trẻ em dưới 10
tuổi để trị giun kim ở trực tràng và sát trùng toàn bộ đường ruột .
Hoạt chất allicin của tỏi phối hợp với a ngùy để trị giun kim . Đã
chứng minh viên tỏi bọc đường cho trẻ uống trị kí sinh trùng, hoàn
toàn không độc, sử dụng cho mọi lứa tuổi, không cần nhịn ăn.
Người ta còn dùng nước tỏi điều trị viêm âm đạo trùng roi, rịt vào
gan bàn chân chữa chảy máu cam. Tỏi còn có tác dụng với người
bệnh tiếu đường, người đau lưng, viêm khớp.

Trị cảm cúm: Lấy 6 củ tỏi, 12 gr gừng tươi, đường đỏ
đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang.
Hoặc 100 gr tỏi, 100 gr đường đỏ, 200 ml giấm gạo. Tỏi
bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem
uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml.
Hoặc 2 củ tỏi, 10 gr lá sam, 20 gr lá tre tươi, 30 gr lá củ
cải. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày nhỏ
mũi 2 - 3 lần.

Trị viêm khí quản mạn tính: Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã
nát ngâm với 100 gr đường đỏ và 200 ml giấm, để ba
ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa
thìa canh với nước đun sôi để nguội.
Trị chứng lên nhọt sưng nhức, lở tấy đau đớn: Lấy
tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.

Trị viêm ruột, kiết lỵ: Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng
bệnh này. Nếu đã mắc bệnh nên ăn ngày một củ tỏi, rất
tốt.
Trị viêm dạ dày gây nôn ói: Lấy hai củ tỏi nương chín
ăn với mật ong.

Trị chứng tiêu chảy: Lấy 100 gr tỏi sắc với 300 ml
nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.
Trị cúm: Lấy tỏi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Trị chứng cao huyết áp: Lấy 100 gr tỏi bóc sạch vỏ
ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng
20 - 50 giọt chia uống làm ba lần. Không dùng nhiều gây
hại.
Trị sai khớp, bong gân: Lấy một củ tỏi, 30 gr lá và hoa
cây vòi vói, 10 gr muối ăn, giã nát tất cả rối đắp lên vết
thương băng lại.

Chữa viêm họng: Dùng củ tỏi bóc vỏ, đem ngâm giấm độ một tháng rồi
đem ra cắt lát và dùng tỏi này để ngậm chữa ho.
Nếu bị đau bụng do trúng khí lạnh, có thể lấy củ tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn hòa
với giấm ăn, rồi gạn lấy nước này uống. Dân gian còn dùng củ tỏi (loại lớn),
bóc vỏ ngoài, giã nhuyễn đem đắp vào gan bàn chân và nằm nghỉ để trị
tiêu chảy.
Chữa chứng đầy bụng khó tiêu: Lấy một vài tép tỏi đem ép lấy nước, bỏ bã
rồi pha với nước chín để dùng trong ngày. Hoặc dùng tỏi giã nhuyễn ngâm
với rượu trắng (ngâm độ hai tuần). Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần độ 10-15
ml.
Phụ nữ sau khi sinh mà bị trúng phong, thì dùng củ tỏi khoảng 30 tép đem
nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén nước, dùng nước này uống từ từ.
Bị đau răng, lấy một vài tép tỏi giã nát rồi đem xát vào chỗ đau, đó cũng là

cách dân gian hay sử dụng.
Cây bồ công anh

Tên khác: Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.
Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc
(Asteraceae).

Mô tả: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng,
thường có lá hình mũi mác, gần như không có
cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu
nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không
đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như
nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng.
Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp,
đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu
nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích
của cuống lá.

×