Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: Chương 2: Một số lý luận thực tiễn về định tội danh với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.88 KB, 54 trang )

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
TÀI LIỆU TÌM HIỂU
QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP
Chương 2: Một số lý luận thực tiễn về
định tội danh
với hành vi vi phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp

41
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
CHƯƠNG 2:
ĐỊNH TỘI DANH
ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP THEO
BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
2.1.1. LÝ LUẬN CHUNG
Như đã phân tích ở mục 1.1, q trình định tội danh là q trình so sánh, đối
chiếu các tình tiết của hành vi phạm tội diễn ra trên thực tế với các dấu hiệu của các
mơ hình pháp lý để chọn ra mơ hình pháp lý nào phù hợp nhất. Như vậy, định tội
danh đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp là q trình so sánh, đối
chiếu các tình tiết, các đặc điểm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam nêu trên
với các dấu hiệu của các mơ hình pháp lý, các cấu thành tội phạm để tìm ra mơ hình
42
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
pháp lý, cấu thành tội phạm nào là thích hợp nhất. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp cần được định tội có các dấu hiệu, đặc điểm sau:


 Các dạng hành vi phổ biến là hành vi sử dụng, áp dụng các đối tượng sở
hữu cơng nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo, lưu thơng những sản phẩm, bộ
phận sản phẩm có sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp.
 Đối tượng của hành vi là các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo
hộ tại Việt Nam gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Từ những đặc điểm nêu trên của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp, so sánh đối chiếu với các mơ hình cấu thành tội phạm của các tội phạm
trong Bộ luật Hình sự 1999, ta thấy:
 Chỉ có tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp quy định tại điều 171 Bộ
luật Hình sự 1999 có đối tượng tác động là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đang được bảo hộ
tại Việt Nam, tức là trùng với đối tượng của hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp cần được định tội.
 Các dạng hành vi nêu trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) là chiếm đoạt, sử dụng bất hợp
pháp các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam cũng tương
đồng với các dạng hành vi của hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp cần
được định tội.
43
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
Như vậy, ta thấy rằng mơ hình pháp lý phù hợp nhất với hành vi xâm phạm
quyền sở hữu cơng nghiệp là tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp quy định tại
điều 171 Bộ luật Hình sự 1999. Hay nói cách khác, q trình định tội danh đối với
hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp chính là q trình định tội đối với tội
xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp theo điều 171 Bộ luật Hình sự 1999. Q
trình định tội danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp này, về mặt lý
luận và về mặt pháp luật còn có nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như những hạn

chế, bất cập và những điểm cần lưu ý mà chúng ta sẽ đề cập dưới đây, nhằm làm
sáng tỏ và giải quyết các vấn đề trong khả năng có thể, giúp cho q trình định tội
danh diễn ra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng bỏ lọt tội phạm, khơng
làm oan người vơ tội.
2.1.2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CƠNG NGHIỆP THEO ĐIỀU 171 BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
2.1.2.1. Định tội danh theo khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại [71,tr.62]. Dựa vào mức độ khái qt, khách thể của tội phạm được
phân loại thành: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
 Khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm [71,tr.65]. Bất cứ hành vi
phạm tội nào, trong đó có tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, cũng đều xâm
hại đến khách thể chung. Khách thể chung theo luật hình sự Việt Nam là các quan
hệ xã hội đã được xác định tại điều 1 và khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự 1999. Đó
là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ xã hội chủ
44
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
nghĩa; quyền làm chủ của nhân dân; quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc;
chế độ chính trị, chế độ kinh tế; nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn
xã hội; lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng
dân; trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
 Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được
nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm
[71,tr.65]. Trong bộ luật Hình sự 1999, các tội phạm được sắp xếp theo khách thể
loại, nghĩa là các tội phạm xâm hại đến cùng một khách thể loại thì được xếp vào
cùng một chương. Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp theo điều 171 Bộ luật
Hình sự 1999 được xếp vào chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế”. Như vậy, khách thể loại của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp là trật tự

quản lý kinh tế của nhà nước. Trật tự quản lý kinh tế này được hiểu là tổng thể các
quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của chủ thể khi tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thơng hàng hóa, sản phẩm cũng như sử dụng
các nguồn tài ngun để tạo ra lợi nhuận.
 Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể
trực tiếp xâm hại [71,tr.66]. Tội phạm cụ thể xâm hại đến khách thể trực tiếp khi nó
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp này.
Chính thơng qua gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm cụ thể
đồng thời cũng xâm hại đến khách thể loại và khách thể chung. Nhìn chung, một
tội phạm có thể xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nhưng trong các quan
45
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
hệ xã hội bị xâm hại đó chỉ có một quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp mà thơi.
Khi định tội danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, cần lưu ý rằng
hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp này có thể xâm hại đến nhiều quan hệ
xã hội khác nhau. Trước hết, hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp xâm
phạm đến chế độ quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Bên cạnh
đó, do các đối tượng sở hữu cơng nghiệp có giá trị thương mại cao, việc sử dụng
chúng trong hoạt động kinh doanh thường tạo ra một giá trị vật chất vơ cùng to lớn,
nên hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp cũng đồng thời xâm phạm đến
quyền sở hữu tài sản của người khác. Tuy nhiên, trong hai quan hệ xã hội bị xâm
hại trên, chế độ quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp là quan hệ
ln bị gây thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, và chính
quan hệ này mới phản ánh một cách chính xác và đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp. Vì vậy, chế độ quản lý nhà
nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp là khách thể trực tiếp của tội xâm phạm
quyền sở hữu cơng nghiệp.
 Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội
phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [71,tr.67]. Đối tượng tác động

của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) là
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi
xuất xứ hàng hóa và các đối tượng sở hữu cơng nghiệp khác đang được bảo hộ tại
Việt Nam. Các đối tượng sở hữu cơng nghiệp khác, theo quy định của pháp luật
hiện hành là bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn.
46
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
Trong q trình định tội danh, khách thể trực tiếp cùng với đối tượng tác động
của tội phạm là các yếu tố cần phải được xem xét để phân biệt giữa tội phạm này
với tội phạm khác, giữa mơ hình pháp lý này với mơ hình pháp lý khác, nhằm đảm
bảo cho q trình định tội danh diễn ra một cách chính xác và đúng đắn. Đối với
q trình định tội danh cho tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, cần dựa vào
khách thể trực tiếp và đối tượng tác động để tránh nhầm lẫn tội xâm phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) với một số tội phạm khác tương
tự hoặc có liên quan, như:
 Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp
(điều 170 Bộ luật Hình sự 1999).
Nếu khách thể trực tiếp của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp là chế độ
quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp thì khách thể trực tiếp của
tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp là chế độ
quản lý nhà nước về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp [71,tr.448].
Cùng là chế độ quản lý của nhà nước liên quan đến sở hữu cơng nghiệp, nhưng hai
quan hệ xã hội này khác nhau và xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau trong q
trình quản lý nhà nước về sở hữu cơng nghiệp: giai đoạn xác lập quyền sở hữu cơng
nghiệp và giai đoạn bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Muốn xác lập quyền sở hữu
cơng nghiệp trên cơ sở văn bằng bảo hộ, các đối tượng sở hữu cơng nghiệp cần phải
đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về nội dung (tính chất, đặc điểm, u
cầu kỹ thuật… của đối tượng) và về hình thức (trình tự, thủ tục, lệ phí… xác lập).
Các hành vi vi phạm trong giai đoạn này xâm hại tới quan hệ xã hội là chế độ quản

lý của nhà nước về xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp, trong đó có cấp văn bằng bảo
hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Sau đó, trên cơ sở văn bằng bảo hộ có hiệu lực,
quyền sở hữu cơng nghiệp mới phát sinh và lúc này mới bắt đầu giai đoạn bảo hộ
quyền sở hữu cơng nghiệp. Trong giai đoạn quyền sở hữu cơng nghiệp đã phát sinh
47
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
và đang được bảo hộ, các hành vi vi phạm sẽ xâm hại đến chế độ quản lý của nhà
nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp.
Về đối tượng tác động, đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp là các đối tượng sở hữu cơng nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) đang
được bảo hộ tại Việt Nam. Đây là đối tượng tác động với ý nghĩa là khách thể của
quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Còn đối tượng tác động của tội vi phạm
quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp lại là hoạt động bình
thường của chủ thể trong quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm, dưới hình thức
tự làm biến dạng xử sự của chính mình [71,tr.69].
Ngồi các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm nêu trên, để phân biệt giữa
tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 170
Bộ luật Hình sự 1999) và tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ
luật Hình sự 1999) còn có thể dựa vào chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội xâm
phạm quyền sở hữu cơng nghiệp là chủ thể thường, còn chủ thể của tội vi phạm quy
định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp là chủ thể đặc biệt: người
có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Tuy
nhiên, người khơng có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ cũng có thể bị
định tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp dưới
hình thức đồng phạm.
 Tội xâm phạm quyền tác giả (điều 131 Bộ luật Hình sự 1999)
48
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

Như đã phân tích, quyền tác giả cùng với quyền sở hữu cơng nghiệp là bộ phận
hợp thành quyền sở hữu trí tuệ. Chúng có một số điểm tương đồng như cùng là tài
sản vơ hình, phi vật chất, là thành quả của lao động sáng tạo, là sản phẩm trí tuệ của
con người, bị giới hạn về thời gian bảo hộ và mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Tuy
nhiên, quyền tác giả và quyền sở hữu cơng nghiệp có một số khác biệt cơ bản:
 Thứ nhất, phần lớn các quyền sở hữu cơng nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở
văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong khi đó, quyền tác
giả phát sinh một cách tự động, chỉ cần tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật
chất nhất định, khơng cần phải đăng kí hay cơng bố, cũng khơng cần phải quan tâm
đến giá trị nghệ thuật của nó.
 Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức sáng tạo chứa đựng nội
dung sáng tạo, chứ khơng bảo hộ nội dung sáng tạo. Tác phẩm được bảo hộ phải
mang tính ngun gốc về hình thức thể hiện. Ngược lại, bảo hộ quyền sở hữu cơng
nghiệp chính là bảo hộ nội dung sáng tạo [58,tr.49].
 Thứ ba, trong lĩnh vực quyền tác giả, pháp luật nghiêng về bảo hộ quyền
của người sáng tạo tác phẩm hơn là chủ sở hữu tác phẩm. Ngược lại, trong lĩnh vực
sở hữu cơng nghiệp pháp luật lại nghiêng về bảo hộ quyền của chủ sở hữu cơng
nghiệp hơn là của tác giả đối tượng sở hữu cơng nghiệp [58,tr.50].
Quyền tác giả bao gồm hai nội dung quan trọng: quyền nhân thân phi tài sản và
quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ. Như vậy, khách thể trực
tiếp của tội xâm phạm quyền tác giả là quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản
của tác giả tác phẩm được bảo hộ. Khách thể loại của tội này là quyền tự do, dân
chủ của cơng dân, trong khi khách thể loại của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng
49
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
nghiệp là trật tự quản lý kinh tế. Đối tượng tác động của tội này là các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam, gồm:
+ tác phẩm viết
+ các bài giảng, bài phát biểu
+ tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác

+ tác phẩm điện ảnh, video
+ tác phẩm phát thanh, truyền hình
+ tác phẩm báo chí
+ tác phẩm âm nhạc
+ tác phẩm kiến trúc
+ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
+ tác phẩm nhiếp ảnh
+ cơng trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình
+ các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc,
cơng trình khoa học
+ tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập,
hợp tuyển
+ phần mềm máy tính
50
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
+ tác phẩm khác do pháp luật quy định [4,Đ747]
Như vậy có thể thấy, tuy cùng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,
nhưng tội xâm phạm quyền tác giả (điều 131 Bộ luật Hình sự 1999) và tội xâm
phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) hồn tồn khác
nhau về khách thể và đối tượng tác động. Ngồi ra, về hành vi khách quan, chúng
có thể có hành vi giống nhau (chiếm đoạt) cũng có thể là những hành vi khác nhau
(mạo danh tác giả, sửa đổi bất hợp pháp nội dung tác phẩm, cơng bố phổ biến bất
hợp pháp tác phẩm / sử dụng bất hợp pháp đối tượng sở hữu cơng nghiệp).
 Các tội xâm phạm sở hữu thơng thường
Các tội xâm phạm sở hữu thơng thường có điểm tương đồng về hành vi khách
quan (chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp) với tội xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp bao gồm: tội cướp tài sản (điều 133 Bộ luật Hình sự 1999), tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản (điều 134 Bộ luật Hình sự 1999), tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135
Bộ luật Hình sự 1999), tội cướp giật tài sản (điều 136 Bộ luật Hình sự 1999), tội
cơng nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 137 Bộ luật Hình sự 1999), tội trộm cắp tài sản

(điều 138 Bộ luật Hình sự 1999), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 Bộ luật
Hình sự 1999), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140 Bộ luật Hình sự
1999), tội sử dụng trái phép tài sản (điều 142 Bộ luật Hình sự 1999).
Tuy nhiên, như đã phân tích, tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều
171 Bộ luật Hình sự 1999) có khách thể loại là trật tự quản lý kinh tế, khách thể trực
tiếp là chế độ quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp; còn các tội
xâm phạm sở hữu nói trên có khách thể là quyền sở hữu tài sản (bao gồm quyền
51
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) hoặc quyền sở hữu tài sản và nhân thân, hoặc quyền
sử dụng tài sản.
Về đối tượng tác động, đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp là các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Chúng là tài sản vơ hình, phi vật chất, là thành quả của lao động sáng tạo và sự bảo
hộ đối với chúng bị giới hạn về khơng gian, thời gian. Ngược lại, đối tượng tác
động của các tội xâm phạm sở hữu nói trên là tài sản thơng thường (vật có thực, tiền
và giấy tờ khác trị giá bằng tiền), chúng mang tính vật chất, hữu hình, là thành quả
của lao động sản xuất và sự bảo hộ đối với chúng là vơ hạn về khơng gian và thời
gian.
Tóm lại, tuy có điểm tương đồng về hành vi khách quan, nhưng tội xâm phạm
quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) và các tội xâm phạm sở
hữu thơng thường (điều 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 142 Bộ luật Hình
sự 1999) hồn tồn khác nhau về khách thể và đối tượng tác động.
 Các tội sản xuất, bn bán hàng giả (điều 156, 157, 158 Bộ luật Hình sự
1999)
Các tội sản xuất, bn bán hàng giả bao gồm: tội sản xuất, bn bán hàng giả
(điều 156 Bộ luật Hình sự 1999), tội sản xuất, bn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (điều 157 Bộ luật Hình sự 1999), tội
sản xuất, bn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật ni (điều 158 Bộ luật Hình sự 1999).

Các tội trên hồn tồn giống nhau về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan, chỉ khác ở tính chất đặc biệt của đối tượng tác động: đối tượng tác động của
52
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
các tội quy định tại điều 157, 158 Bộ luật Hình sự 1999 là hàng giả các loại hàng
hóa đặc biệt như: hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh; hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, vật ni; còn đối tượng tác động của tội sản xuất, bn
bán hàng giả (điều 156 Bộ luật Hình sự 1999) là hàng giả các loại hàng hóa thơng
thường, khơng phải các đối tượng nêu trên.
Hiện nay, chưa có một văn bản nào giải thích chính thức thế nào là “hàng giả”
- đối tượng tác động của các tội sản xuất, bn bán hàng giả quy định tại điều 156,
157, 158 Bộ luật Hình sự 1999.
Trong thực tế, Thơng tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-
BKHCNMT ngày 27/04/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ
Khoa học, cơng nghệ và mơi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-
TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và
bn bán hàng giả thường được áp dụng để giải thích khái niệm “hàng giả”. Theo
thơng tư này, hàng giả có các loại sau:
 Hàng giả chất lượng hoặc cơng dụng:
 Hàng hóa khơng có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng khơng đúng như bản
chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó.
 Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia khơng được phép sử dụng làm
thay đổi chất lượng; khơng có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên
dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; khơng có hoặc khơng đủ hoạt chất, chất hữu
hiệu khơng đủ gây nên cơng dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt
chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
53
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
 Hàng hóa khơng đủ thành phần ngun liệu hoặc bị thay thế bằng những

ngun liệu, phụ liệu khơng đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng
hóa đã cơng bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực
vật hoặc mơi sinh, mơi trường.
 Hàng hóa thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà khơng thực hiện
gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc mơi sinh,
mơi trường.
 Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy
chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa bắt buộc).
 Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa:
 Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa, kể cả nhãn
hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia,
mà khơng được phép của chủ nhãn hiệu.
 Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa
được bảo hộ.
 Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngồi trùng với kiểu
dáng cơng nghiệp đang được bảo hộ mà khơng được phép của chủ kiểu dáng cơng
nghiệp.
54
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
 Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây
hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
 Giả về nhãn hàng hóa:
 Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của
cơ sở khác đã cơng bố.
 Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa khơng phù hợp với chất lượng hàng
hóa nhằm lừa người tiêu dùng.
 Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xố, sửa đổi, ghi khơng đúng thời hạn sử

dụng để lừa dối khách hàng.
Có một số ý kiến cho rằng, cả 3 loại hàng giả nêu trên đều là đối tượng tác
động của các tội sản xuất, bn bán hàng giả [26,tr.53; 27,tr.85; 28,tr.19; 64,tr.290;
69,tr.1045]. Tuy nhiên, theo tác giả, đối tượng tác động của các tội sản xuất, bn
bán hàng giả chỉ là hàng giả về chất lượng hoặc cơng dụng, vì một số lý do sau:
 Thứ nhất, về mặt hình thức, Thơng tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-
BCA-BKHCNMT được ban hành là để hướng dẫn thi hành Chỉ thị 31/1999/CT-
TTg; còn Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành, được ban hành để chỉ đạo, đơn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt
động của các cơ quan, đơn vị do mình phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của mình [6,Đ58]. Mặt khác,
trong Thơng tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT khơng hề có
quy định rằng Thơng tư này ban hành để giải thích khái niệm “hàng giả” trong các
điều 156, 157, 158 Bộ luật Hình sự 1999. Như vậy có nghĩa là, Thơng tư liên tịch
55
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hồn tồn khơng liên quan, khơng có
giá trị quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 1999.
 Thứ hai, về mặt lịch sử, trước khi Bộ luật Hình sự 1999 ra đời và có hiệu
lực thi hành, pháp luật hình sự nước ta khơng quy định tội “xâm phạm quyền sở hữu
cơng nghiệp”. Hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu
ích có thể bị định tội “xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh” theo
điều 126 Bộ luật Hình sự 1985. Hành vi sử dụng bất hợp pháp kiểu dáng cơng
nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý có thể bị định tội “làm hàng giả, bn bán hàng giả” theo điều 167 Bộ luật Hình
sự 1985. Điều đó có nghĩa là, đối tượng tác động của tội làm hàng giả, bn bán
hàng giả theo điều 167 Bộ luật Hình sự 1985 bao gồm cả hàng giả về chất lượng,
cơng dụng và hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc
xuất xứ hàng hóa. Cách hiểu này, trong bối cảnh lịch sử lúc đó, là hồn tồn đúng
đắn. Tuy nhiên, khi Bộ luật Hình sự 1999 ra đời và có hiệu lực thi hành, khái niệm

“hàng giả” lẽ ra cần phải được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với sự quy định
tội danh mới “tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp” (điều 171 Bộ luật Hình sự
1999), nhưng có lẽ do thói quen, nhiều người vẫn có quan niệm “hàng giả” theo
cách hiểu cũ.
 Thứ ba, so sánh giữa hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng
nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa quy định tại Thơng tư liên tịch 10/2000/TTLT-
BTM-BTC-BCA-BKHCNMT với hàng hóa sản xuất bởi hành vi vi phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, tên thương
mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; thì khơng có một tiêu chí cụ thể, một
ranh giới rõ ràng nào để phân biệt giữa hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
cơng nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa với hàng hóa vi phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, tên thương mại, tên gọi
56
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Nếu hiểu đối tượng tác động của các tội bn bán,
sản xuất hàng giả bao gồm cả loại hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng
nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nói trên thì hậu quả là: một hành vi sản xuất
hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng
hóa có thể được định tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, cũng có thể được
định tội sản xuất bn bán hàng giả. Điều này vơ hình chung đã vơ hiệu hóa hiệu
lực của điều luật 171 Bộ luật Hình sự 1999 “Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp” – điều luật mà sự ra đời của nó được xem như một bước tiến vượt bậc của
Bộ luật Hình sự 1999 so với Bộ luật Hình sự 1985.
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả, hàng giả theo nghĩa rộng bao gồm hàng
giả về chất lượng hoặc cơng dụng (giả về nội dung) và hàng giả về nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (giả về hình thức). Hàng
giả theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm hàng giả về nội dung, tức là giả về chất lượng hoặc
cơng dụng. Đối tượng tác động của các tội sản xuất, bn bán hàng giả (điều 156,
157, 158 Bộ luật Hình sự 1999) chỉ là hàng giả theo nghĩa hẹp. Còn hàng giả về
hình thức là đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều

171 Bộ luật Hình sự 1999). Ngồi ra, hàng giả về nhãn hàng hóa theo quy định tại
Thơng tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, tùy vào từng
trường hợp cụ thể, có thể là đối tượng tác động của tội tội quảng cáo gian dối (điều
168 Bộ luật Hình sự 1999) hoặc tội lừa dối khách hàng (điều 162 Bộ luật Hình sự
1999).
Trong trường hợp hàng hóa vừa giả về nội dung vừa giả về hình thức, có quan
điểm cho rằng chỉ cần định tội “sản xuất, bn bán hàng giả” vì giả về hình thức bị
thu hút trong cấu thành tội phạm của các tội phạm giả về nội dung [35,tr.44]. Tuy
nhiên, theo hướng dẫn tại Tài liệu Hội nghị tập huấn chun sâu Bộ luật Hình sự
1999 thì trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm về hai tội: tội sản xuất, bn bán
57
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
hàng giả tương ứng và tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp [74,tr.190]. Tác giả
cũng cho rằng cần phải định hai tội: tội sản xuất, bn bán hàng giả và tội xâm
phạm quyền sở hữu cơng nghiệp. Bởi vì các cặp cấu thành tội phạm có quan hệ thu
hút phải thoả mãn điều kiện: những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm trong sự
so sánh với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm kia có tính chất như một bộ phận
[48,tr.40]. Nghĩa là dấu hiệu bị thu hút đó phải ln ln tồn tại như một bộ phận
trong cấu thành tội phạm kia. Trong khi đó, dấu hiệu giả về hình thức khơng phải là
dấu hiệu bắt buộc ln ln tồn tại như một bộ phận trong cấu thành tội phạm của
tội sản xuất, bn bán hàng giả. Mặt khác, hành vi làm giả hàng hóa vừa về nội
dung vừa về hình thức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành
vi làm giả hàng hóa về nội dung, vì vậy chỉ một tội sản xuất, bn bán hàng giả
khơng phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi sản xuất hàng
giả về nội dung lẫn hình thức.
2.1.2.2. Định tội danh theo mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm được hiểu là mặt bên ngồi của tội phạm, bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách
quan [71,tr.71]. Những tình tiết, dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm: hành
vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, các điều kiện bên ngồi của việc thực
hiện hành vi phạm tội (cơng cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ
đoạn…). Khi tiến hành định tội danh theo mặt khách quan của tội phạm, cần lưu ý
một số vấn đề sau:
 Định tội danh theo thời gian phạm tội:
58
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
“Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp” (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999)
tuy mới được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999, nhưng lại khơng phải là tội
phạm mới. Hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu cơng
nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đã được quy định trong Bộ luật Hình sự
1985 dưới hai tội danh: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh
(điều 126 Bộ luật Hình sự 1985) và tội làm hàng giả, bn bàn hàng giả (điều 167
Bộ luật Hình sự 1985). Theo quy định tại Nghị quyết 32/1999/QH10 ngày
21/12/1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự, hành vi xâm phạm
quyền sở hữu cơng nghiệp thực hiện từ 0 giờ 00 ngày 01/07/2000 được định tội
danh theo tội “xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp” (điều 171 Bộ luật Hình sự
1999). Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp xảy ra trước 0 giờ
00 ngày 01/07/2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử
thì chỉ áp dụng điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 nếu điều luật đó quy định hình phạt
nhẹ hơn. Mức tối đa của khung hình phạt cao nhất đối với tội xâm phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999) là 3 năm tù. Mức tối đa của
khung hình phạt cao nhất đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát
minh (điều 126 Bộ luật Hình sự 1985) là 1 năm tù. Mức tối đa của khung hình phạt
cao nhất đối với tội làm hàng giả, bn bán hàng giả (điều 167 Bộ luật Hình sự
1985) là tử hình. Vì vậy, điều luật 171 Bộ luật Hình sự 1999 là điều luật quy định
hình phạt nhẹ hơn so với điều 167 Bộ luật Hình sự 1985, nhưng lại là điều luật quy
định hình phạt nặng hơn so với điều 126 Bộ luật Hình sự 1985. Vì vậy, nếu một
người thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp tương ứng với hành
vi khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh trước 0

giờ 00 ngày 01/07/2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét
xử thì sẽ bị định tội danh theo tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát
minh (điều 126 Bộ luật Hình sự 1985). Ngược lại, nếu nếu một người thực hiện
hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp tương ứng với hành vi khách quan
59
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
của tội làm hàng giả, bn bán hàng giả trước 0 giờ 00 ngày 01/07/2000 mà sau
thời điểm đó mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ bị định tội danh theo tội
xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự 1999).
 Về mối quan hệ giữa các dấu hiệu định tội:
Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 là điều luật đặc biệt về cấu trúc vì có cả hai
loại cấu thành tội phạm là cấu thành hình thức và cấu thành vật chất. Theo đó, có
nhiều trường hợp phạm tội mà mỗi trường hợp bao gồm tập hợp các dấu hiệu định
tội về mặt khách quan khác nhau. Mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu
sau: hành vi khách quan; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị
kết án về tội này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên, để định tội
xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, khơng đòi hỏi phải có mặt đầy đủ cả 5 dấu
hiệu nêu trên, mà mỗi trường hợp phạm tội chỉ cần hội đủ một vài dấu hiệu bắt buộc
trong số 5 dấu hiệu nêu trên, tương ứng với các trường hợp phạm tội cụ thể sau:
 Trường hợp thứ nhất: Mặt khách quan bao gồm 3 dấu hiệu: hành vi khách
quan (chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang
được bảo hộ tại Việt Nam), hậu quả nguy hiểm cho xã hội (gây hậu quả nghiêm
trọng), mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội. Đây là trường hợp tương ứng với cấu thành vật chất.
 Trường hợp thứ hai: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm. Mặt khách quan bao gồm 2 dấu hiệu: hành vi khách quan và “đã bị xử lý vi
phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Đây là trường hợp tương ứng
với cấu thành hình thức.
60

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
 Trường hợp thứ ba: Đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà còn
vi phạm. Mặt khách quan bao gồm 2 dấu hiệu: hành vi khách quan và “đã bị kết án
về tội này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm”. Đây là trường hợp tương ứng
với cấu thành hình thức.
Trong trường hợp định tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp với khung
tăng nặng theo khoản 2 điều 171 Bộ luật Hình sự 1999, hành vi phạm tội ngồi các
dấu hiệu định tội còn phải hội đủ một trong ba dấu hiệu định khung tăng nặng sau:
- có tổ chức
- phạm tội nhiều lần
- hậu quả nguy hiểm cho xã hội (gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng) và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội.
Nghĩa là trong trường hợp này, ngay khi có các dấu hiệu định khung tăng nặng
như có tổ chức, phạm tội nhiều lần nhưng lại thiếu các dấu hiệu định tội như gây
hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội
này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm thì vẫn khơng phải là tội phạm. Riêng
đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì
việc gây hậu quả trên đã hội đủ điều kiện của dấu hiệu định tội “gây hậu quả
nghiêm trọng”, nên có thể khơng cần kèm theo dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm,
vẫn bị coi là tội phạm.
Một điểm cần lưu ý khác khi định tội danh và quyết định hình phạt, là các tình
tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”, “đã bị kết án về tội
61
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
này, chưa được xố án tích mà còn vi phạm”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây
hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “có tổ chức”, “phạm tội nhiều
lần” nếu đã được coi là các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, thì khơng được
coi là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình

sự 1999.
 Về hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được hiểu là những “biểu hiện” của con người ra bên
ngồi thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích
có chủ định và mong muốn [71,tr.73]. Hành vi khách quan của tội phạm có 3 đặc
điểm: phải mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, phải mang tính trái pháp luật
hình sự và phải là hoạt động có ý thức và ý chí.
Các dạng hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp:
 Hành vi “sử dụng bất hợp pháp” các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang
được bảo hộ tại Việt Nam.
Như đã phân tích, chủ sở hữu cơng nghiệp hợp pháp và người được chuyển
giao quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu cơng nghiệp được quyền sử
dụng, khai thác, áp dụng… các đối tượng sở hữu cơng nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Trong các văn bản quy định về các đối tượng sở hữu
cơng nghiệp, nhìn chung hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp được định
nghĩa là hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam mà khơng được phép của chủ sở hữu, và khơng thuộc các trường hợp
ngoại lệ [10,Đ27], [14,Đ53]. Điều đó có nghĩa là, hành vi “sử dụng bất hợp pháp”
62
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam cũng chính là các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với các đối tượng sở hữu cơng
nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam như đã nêu tại tiểu mục 1.2.3.
 Hành vi “chiếm đoạt” các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ
tại Việt Nam.
“Chiếm đoạt”, theo nghĩa truyền thống, là hành vi cố ý chuyển dịch một cách
trái pháp luật tài sản đang thuộc sự chiếm hữu, quản lý của chủ tài sản thành tài sản
của mình [71,tr.366]. Theo đó, hành vi “chiếm đoạt” có một số đặc điểm sau: Về
mặt thực tế, hành vi “chiếm đoạt” là q trình làm cho chủ sở hữu mất đi khả năng
thực tế chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, đồng thời cũng tạo cho người chiếm

đoạt khả năng thực tế chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên, về mặt
pháp lý, quyền sở hữu của chủ sở hữu hợp pháp khơng bị mất đi và người chiếm
đoạt cũng khơng thể có được quyền sở hữu đối với tài sản chiếm đoạt [53,tr.28,29].
Mặt khác, tài sản bị chiếm đoạt phải đang trong sự chiếm hữu, quản lý của một chủ
thể, và hành vi chiếm đoạt phải được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi
“chiếm đoạt” có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau:
 Cướp: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản.
 Cưỡng đoạt: đe dọa sẽ dùng vũ lực, bắt cóc người khác làm con tin hoặc có
thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
 Cướp giật: cơng khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
63
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
 Cơng nhiên chiếm đoạt: cơng khai chiếm đoạt trong tình trạng người quản lý
tài sản khơng có đủ điều kiện để ngăn cản hành vi chiếm đoạt.
 Trộm cắp: lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản.
 Lừa đảo: bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
 Lạm dụng tín nhiệm: sau khi nhận được tài sản một cách ngay thẳng hợp
pháp thì lại chiếm đoạt, khơng hồn trả tài sản.
Khi chiếm đoạt một tài sản vật chất hữu hình, cái mà người chiếm đoạt hướng
đến là chính bản thân tài sản bị chiếm đoạt, với những giá trị vật chất của chính nó.
Vì vậy, trong quan hệ sở hữu tài sản thơng thường, chủ sở hữu được bảo hộ quyền
sở hữu với đầy đủ 3 quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt; các chủ thể khác
trong xã hội phải tơn trọng quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở
hữu tài sản hợp pháp.
Ngược lại, các đối tượng sở hữu cơng nghiệp là tài sản vơ hình, nên vấn đề
“chiếm hữu” các đối tượng này khơng được đặt ra. Mặt khác, các đối tượng sở hữu
cơng nghiệp là tài sản phi vật chất, nhưng khi được sử dụng trong q trình sản xuất
kinh doanh thì nó lại tạo ra được những giá trị vật chất vơ cùng to lớn. Chính vì vậy

mà người chủ sở hữu cơng nghiệp mới đăng kí bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp,
đóng các khoản phí cấp và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ… với mong muốn là
được độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp của mình, mọi hành vi
sử dụng của người khác đều phải được chủ sở hữu cơng nghiệp cho phép và phải trả
thù lao. Do đó có thể nói, trong quan hệ sở hữu cơng nghiệp, chủ sở hữu cơng
nghiệp được bảo hộ quyền độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp,
các chủ thể khác trong xã hội phải tơn trọng quyền độc quyền sử dụng các đối tượng
sở hữu cơng nghiệp của chủ sở hữu cơng nghiệp hợp pháp.
64
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
Xuất phát từ những khác biệt nói trên giữa quyền sở hữu tài sản thơng thường
với quyền sở hữu cơng nghiệp, hành vi “chiếm đoạt” các đối tượng sở hữu cơng
nghiệp cũng cần phải được nhìn nhận ở góc độ khác với “chiếm đoạt” theo nghĩa
truyền thống.
Theo tác giả, hành vi “chiếm đoạt” các đối tượng sở hữu cơng nghiệp có thể
được hiểu là q trình tạo cho người chiếm đoạt khả năng thực tế sử dụng các đối
tượng sở hữu cơng nghiệp, đồng thời làm cho chủ sở hữu cơng nghiệp hợp pháp
mất đi khả năng thực tế độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp của
mình.
Tuy nhiên, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại đều được chủ sở hữu cơng nghiệp hợp pháp hay người sử dụng hợp
pháp gắn lên sản phẩm, bộ phận sản phẩm hay bao bì sản phẩm lưu hành rộng rãi
trên thị trường. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn đều được mơ tả và cơng bố trên các cơng báo của cục sở hữu
trí tuệ khi nộp đơn và khi được cấp văn bằng bảo hộ. Nghĩa là các đối tượng này
ln được cơng bố cơng khai và dễ dàng tiếp cận. Vì vậy, với các đối tượng này,
khả năng thực tế sử dụng (trái phép) chúng là một khả năng tự nhiên, khả năng đó
hồn tồn có thể xảy ra mà khơng cần phải thơng qua bất kì một hành vi chiếm đoạt
nào. Hay nói cách khác, đặt ra vấn đề chiếm đoạt các đối tượng này – để tạo ra khả
năng thực tế sử dụng chúng, trong khi khả năng đó đã có sẵn trong thực tế – là

khơng có ý nghĩa.
Chỉ riêng bí mật kinh doanh, với bản chất là những thơng tin được bảo mật để
người khác khơng dễ dàng tiếp cận được, hành vi “chiếm đoạt” được hiểu là q
trình người chiếm đoạt, bằng các thủ đoạn đã nói ở trên, tiếp cận với những thơng
tin được bảo hộ là bí mật kinh doanh nhằm tạo ra cho mình khả năng thực tế sử
65

×