Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Danh nhân Việt Nam: Phạm Ngọc Thảo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 5 trang )

Phạm Ngọc Thảo (1922 - 1965)
Phạm Ngọc Thảo (1922 - 1965)
Sinh tại xã Mỹ Phước, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang).
Lên Sài Gòn học trường trung học Taberd, rồi ra Hà Nội học đại học, tốt
nghiệp kỹ sư công chánh.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông được cử làm Trưởng phòng Mật vụ Nam
Bộ (1947), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 (Quân khu 9).
Sau Hiệp định Genève 1954, ông được phân công hoạt động tình báo trong
lòng địch (được phong đại tá ngụy quân, làm việc trong cơ quan mật vụ và Phủ
Tổng thống ngụy quyền ), được cử sang học tại Mỹ. Nhờ vậy, ông chuyển ra
vùng giải phóng nhiều tin tức và tài liệu quan trọng của địch. Ông bị địch bắt
và tra tấn dã man đến chết.
Ông được Nhà nước truy phong quân hàm đại tá.
Phạm Ngũ Lão (Ất Mão 1255-Canh Thân 1320)
Phạm Ngũ Lão (Ất Mão 1255-Canh Thân 1320)
Danh tướng đời Trần, quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng
Hồng, tỉnh Hải Dương.
Ông tài liêm văn võ, được Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tin cẩn, gả con
gái nuôi và tiến cử với triều đình giữ chức Hạ phẩm phụng ngự, rồi thăng Quản
hữu vệ thánh dực giản.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, ông dày
công lao lần lượt giữ các chức: Hữu Kim ngô vệ Đại tướng quân, Thân vệ đại
tướng quân, Điện súy đại tướng quân, tước Quân Nội Hầu. Từng được ban phù
vành hình rùa và phù vàng hình hổ.
Năm Canh Thân, tháng 11 Âm lịch (12-1320) ông mất thọ 65 tuổi. Thơ văn
ông nay chỉ còn truyền tụng hai bài: Thuật hoài và Văn Hưng Đạo đại vương.
Phạm Phú Thứ (Tân Tị 1821- Nhâm Ngọ 1882)
Phạm Phú Thứ (Tân Tị 1821- Nhâm Ngọ 1882)
Danh sĩ, danh thần triều nhà Nguyễn. Ông cùng với Nguyễn Trường Tộ là
những người có quan điểm canh tân đất nước trong những năm cuối thế kỷ 19.
Ông tên thật là Phạm Hào, tự là Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá


Viên, Trúc Ân, người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam
(nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Sau khi thi đỗ, vinh qui (1844), ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Lạng Giang,
thăng dần lên Tổng đốc Hải An hay Tổng trấn Hải Yên (gồm 4 tỉnh Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên). Sau đó về kinh, ông được sung chức
Thương chính đại thần, Tham tri bộ Binh.
Năm 1849, ông được chuyển qua Viện Tập hiền làm chức Khởi cư chú (thư ký
ghi lời nói và hành động của vua) rồi sang tòa Kinh diên (phòng giảng sách
cho vua). Vốn là người cương trực, năm 1850 ông đã dâng sớ can gián vua Tự
Đức không nên ham mê vui chơi. Do việc này mà ông bị cách chức, đưa đi làm
lính trạm ở Thừa Nông (Thừa Thiên), một thời gian sau mới được phục chức
trở lại làm Tham tri Bộ Hình.
Năm 1862, ông được bổ nhiệm chức Tham tri bộ Lại, hàm Tòng Nhị phẩm.
Cùng năm đó, ông được cử làm phó sứ trong phái bộ Phan Thanh Giản sang
Pháp chuộc 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ. Trong khi ở Pháp ông còn đi thăm các
nước châu Âu khác như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Qua chuyến đi này,
ông rút ra được nhận thức rằng, chỉ có con đường canh tân mới giúp đất nước
thoát khỏi thảm họa lạc hậu.
Khi về nước ông có dâng lên vua Tự Đức và triều thần một số tài liệu chi chép
trong chuyến công tác vừa qua và một số bài viết quan trọng, kiến nghị triều
đình thay đổi chính sách mới có thể tồn tại được, cùng một số sách khoa học
thực nghiệm và thơ văn trên đường công cán do ông ghi chép:









Tuy nhiên, hầu hết những đề nghị của ông đều bị vua Tự Đức và các đại thần
bảo thủ bác bỏ.
Năm 1865 ông được thăng chức Thự Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hộ (Tài
chánh), đồng thời sung chức Cơ mật viện Đại thần.
Ông mất năm Nhâm Ngọ 1883, thọ 63 tuổi.


×