Cao Bá Quát Tiểu sử
Cao Bá Quát (1809? -1855) tự Chu Thần sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà
Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều
đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy
văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền
thuyết ca ngợi tài thơ, lịng dũng cảm, trí thơng minh và tinh thần
thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay
là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm (Mười năm giao thiệp tìm gươm báu)
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một đời chỉ cúi trước hoa mai)
Đôi câu đối ấy đã thâu tóm khá đầy đủ hồi bão và phẩm chất Cao Bá
Quát. Lúc trẻ Cao Bá Quát cũng như trăm nghìn sỹ tử khác mong học
giỏi đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thấy rõ cái hăng hái thường tình ấy
Trên đường cơng danh đã mấy ai nhàn/ Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi
đây. Nhưng cũng nhận ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi ấy
cái khí phách khác thường của ơng:
Sóng biển trào lên như đầu bạc lơ nhơ
Gió giận dữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to
Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt,
Giữa cảnh, con chim hải âu vẫn nhởn nhơ
Sau này trong truyền thuyết về Cao nhiều giai thoại cũng vẽ nên sự
bình thản của ơng giữa gian lao như hải âu giữa bão: Một chiếc cùm
lim chân có đế/ Ba vịng xích sắt bước thì vương.
Khí phách ấy bắt nguồn từ chất tâm hồn của Cao Bá Quát. Tâm hồn ấy
cao rộng. Qua núi Dục Thúy: Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia/
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước. Tâm hồn ấy giàu năng lực
bên trong, chấp nhận cái khó của đường đời:
Bãi cát dài, bãi cát dài!
Bước một bước lại như lùi một bước.
Trong tình cảnh oan khốc bị giam cầm, tra tấn chỉ vì tội sửa vào bài thi
cho một thí sinh có tài vô ý phạm trường quy, ông tỉnh táo và can đảm
coi việc mình làm là việc thiện, mà việc thiện thì ở hồn cảnh nào cũng
nên làm. Ơng coi công lý thời ấy như cái máy làm nhục người (Bài thơ
tả cái cùm). Ơng nhìn thẳng vào chiếc roi da đang quật nhoang nhống
vào người mình, ơng tả nó và tả chính tâm trạng mình, như một cuộc
đọ sức. Cái việc tả chính xác với các chi tiết nghiêm lạnh cho thấy ai
vững hơn ai:
Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp.
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sơi (...)
Ở nơi góc đài những giọt sương trong cũng vì ta mà bay lên
Roi song rủ xuống thôi không hăng như trước nữa
Chắp tay đứng, ruột mềm quặn lại như cuốn vào ngón tay được.
Ơng nhìn sơng dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh. Ơng hỏi hoa sen
ngươi có hồng bằng mặt rượu của ta khơng? Ơng thấy núi như chiếc
chén xà cừ của khách say. Khí phách, tài tử như Cao Bá Quát lại là
người thắm thiết tình cảm, đặc biệt tình cảm gia đình. Ơng có những
câu thơ thương vợ thương con tình cảm chân thực, ngơn ngữ mộc mạc,
hình như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của
cảm xúc. Một số truyền thuyết muốn nhấn mạnh khí phách Cao Bá
Qt đã mơ tả ơng có tính cách ngang tàng khinh bạc, coi nhẹ tình cảm,
e khơng đúng. Cao Bá Qt khí phách nhưng đa cảm, đó là sự phong
phú của tâm hồn ơng. Thương xót người thân và thương xót mọi người
nghèo khổ, bị ức hiếp. Hãy nghe ơng mời một người đói cùng ăn Than
ơi hãy ngừng lệ/ Một bữa ta tạm mời/ Đời người như quán trọ/ Ung
dung nào mấy ai/ Thong thả đừng nuốt vội/ No ứ dễ hại người. Cao Bá
Quát đã thấy nguồn gốc nỗi khổ ấy, khơng dễ nói thẳng ra, nhưng ơng
đã tìm cách nói:
Nghe nói xe Rồng vừa ngự tới
Cung vua sẵn đó lại cung vua
Tâm sự nhà nho Cao Bá Quát rối bời: Tâm sự và tóc có chi phải so
sánh vắn dài/ Đến lúc đã rối bời thì cùng rối bời như nhau. Rối bời vì ái
quốc thì khơng thể trung qn.
Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không
chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng khơng chỉ vì thân danh mình
lận đận. Hồi bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa
hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia
không chữ, (Thế sự hà kham một tự bi). Ơng phải có thái độ, nhưng
thái độ ấy khơng thể nói trong thơ. Ơng như cái hạt sen ơm tấm lịng
đắng ngắt chỉ mình mình biết (Liên tử hữu tâm tri độc khổ). Đêm xuân
đọc sách mà như đối thoại với người xưa (Bùi ngùi xuân này ngồi đối
diện với người xưa) mà như giao lưu với vũ trụ (Dưới có người khơng
ngủ/ Trên có vì sao muốn rơi). Trong bài Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra
nhận chức tại phủ Thường Tín, ý chí hành động của Cao Bá Quát đã rõ,
sau khi nhắc đến Chu An, Nguyễn Trãi, ông viết:
Khách nam nhi chẳng vì thế thái
Đem thân ra đỡ lấy cương thường
Năm 1853 Cao Bá Quát đã trở thành một trong những người lãnh đạo
của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Bối cảnh lịch sử chưa đủ chín để cuộc
khởi nghĩa thành cơng. Nhưng Cao Bá Qt đã trở thành hình tượng
sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy máu
để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.
Hà Nội 1-11-2000
VŨ QUẦN PHƯƠNG
TIỂU SỬ
NHÀ BÁC HỌC LÊ QUÝ ĐÔN
------***------
I. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁC HỌC LÊ Q ĐƠN:
1. Lê Q Đơn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. Ông là con tiến sĩ Lê
Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng
Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14
tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên
( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( cịn gọi là Hội
ngun và Đình ngun).
Bước quan bộ của Lê Q Đơn khá lận đận, nhưng cũng có nhiều lần giữ trọng
trách: Khi làm việc ở Ban quản tu Quốc tử quán; Thị giảng viện Hàn lâm; khi nhận việc
trong phủ chúa; khi được phái đi sứ sang Trung Quốc. Khi mất ông được truy phong là
thượng thư Bộ cơng. Suốt đời ơm ấp hồi bão lớn.
a. Về chính trị: Thi hành những cải cách, thiết định lại pháp chế,
chăm lo đời sống kinh tế, làm cho dân giầu - nước mạnh, xã hội đạt đến
mức thái bình - thịnh trị.
b. Về văn hoá và văn học: Được đọc sách và chuyên tâm viết sách.
Trần Danh Lâm-bạn cùng thời đã nhận xét về ơng: khơng sách gì khơng
đọc, khơng vật gì khơng suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ
được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra
không xiết... Lê Quý Đôn đã từng nói: Đọc sách mà tìm được nghĩa cũng
như tìm được một thuyền hạt ngọc. Tài năng, đức độ, trí tuệ, phong
cách của Lê Q Đơn xứng danh là nhà Bác học lớn của Việt Nam.
Nhưng cuộc đời Lê q Đơn, chưa bao giờ được chính quyền Lê - Trịnh tạo đủ
điều kiện để ông thi thố tài năng về chính trị. Dù là có quyền chức, cơ bản Lê Q
Đơn vẫn là người bất đắc chí.
2. Lê Q Đôn đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh
vực của đời sống kinh tế chính trị, văn hố, địa lý, nơng học... Trong đó đặc biệt phải
kể tới các cơng trình biên khảo về văn học và sử học. ở lĩnh vực nào, Lê Quý Đôn
cũng nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo và ý thức tự tôn - tự cường dân tộc. Có thể
kể tới một số cơng trình tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học của ông:
- Về văn học: Có bộ sưu tầm: Tồn việt thi lục , lựa chọn và giới
thiệu 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý. Ông là tác giả của tập thơ:
Quế đường thi tập - rất nổi tiếng.
- Về sử học: Có: “ Đại việt thơng sử”, “ Phủ biên tạp lục”, “ Kiến
Tiểu sử
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình Trường An đã
bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" - mà đỉnh
cao là loạn An Sử - càng làm cho nhà Đường lụn bại. Uy quyền của bọn
tiết độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má. Cao
Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp kinh
lược sứ An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân
Chà Và (Ja va) ở Chu Diên, sau đó y được cử làm đơ hộ An Nam. Y ra
sức bòn rút của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng. Khoảng niên
hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lịng căm
phẫn của nhân dân, lợi dụng khi qn lính ở Tống Bình nổi loạn, người
hào trưởng đất Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội)
là Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính
quyền đơ hộ.
Sử liệu gốc ghi lại về Phùng Hưng không nhiều. Chỉ biết, Phùng Hưng
xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm. Đường Lâm
xưa kia vốn là vùng đồi gò và rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn thường
hay lui tới, nên nơi đây tục gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm.
Phùng Hưng có tên tự là Cơng Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái người đã từng vào trong cung nhà Đường Cao Tổ, đời Đường Vũ Đức
(618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của
Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ. Khoảng
năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Khai Nguyên, ông đã tham gia cuộc
khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ơng trở về quê chăm chú công
việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà ni nơ tỳ có đến hàng nghìn
người (theo bia Quảng Bá).
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ơng bà sinh
một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có
sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ 2 là
Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến
năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.
Cho tới nay về ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa rõ.
Một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh
Tý (760) (tức 5-1-761) và chết ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức
13-9-802), thọ 41 tuổi. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người
có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Ơng được sử sách và truyền thuyết
dân gian lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ ở đất Đường Lâm. Có lần
ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau, dân làng ai cũng thán
phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ, bằng mưu kế, đem lại bình yên cho
làng xóm mà cho tới giờ nhân dân Đường Lâm cịn lưu truyền về câu
chuyện đó.
Phùng Hưng cịn là vị anh hùng đầu tiên trong những người con ưu tú
của đất Đường Lâm. Và Phùng Hưng cũng là người anh hùng đầu tiên
đã đánh chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), trị sở của chính quyền đơ
hộ lúc đó và xây dựng nền tự chủ trong khoảng gần chục năm.
Thoạt kỳ thủy, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa
quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc
Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là:
Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng,
chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem qn đi
đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20
năm.
Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh
đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5
đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và
chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình
(khoảng hơn 4 vạn bia Quảng Bá) đem ra chống cự. Cuộc chiến đấu
diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, qn địch chết nhiều, Cao Chính
Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng
Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đơ hộ, coi chính sự đất nước được
7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để lại một
nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối
ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp được hai
năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng,
chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm.
Sử liệu và truyền thuyết dân gian ở vùng Đường Lâm kể lại rằng: Phùng
Hưng chết rồi rất hiển linh, thường hiện hình trong dân gian, giúp dân
trong lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại
Đường Lâm. Tương truyền sau này, Phùng Hưng cịn hiển linh giúp Ngơ
Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. Thấy vậy, Ngô Quyền cho
lập đền thờ quy mô to lớn hơn trước. Sự ngưỡng mộ đối với người anh
hùng dân tộc họ Phùng còn thể hiện ở việc lập đền thờ phụng của nhân
dân như ở đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở
lăng Đại áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),v.v.
Hiện nay dấu vết lăng mộ của Phùng Hưng còn lại ở đầu phố Giảng Võ
(gần bến xe Kim Mã), vì khi chết, ơng được mai táng ở cạnh phủ Tống
Bình, sau đó mới đưa thi hài về q hương. Để tưởng nhớ người anh
hùng dân tộc, Nhà nước ta đã đặt tên phố Phùng Hưng tại phía cửa
Đơng của thủ đơ Hà Nội.
Phó tiến sĩ sử học Trần Thị Vinh
Tiểu sử vị anh hùng dân tộc Ngơ Quyền
Tóm tắt tiểu sử cụ Ngô Quyền
Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc sinh ngày 12 tháng 03 năm Đinh Tỵ (897) ở ấp
Đường Lâm (nay là thôn Cam Lâm xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây)
là con cụ Ngơ Mân lúc đó làm Châu Mục ở quận Châu Phong, cụ bà là người hiền đức
được mọi người kính nể.
Từ thửa nhỏ, ơng được ni dưỡng trên q hương truyền thống anh hùng, lớn lên
được luyện tập cung, kiếm, võ nghệ tinh thông, đèn sách văn thơ đều tỏ ra thơng
minh có sức khỏe, sức mạnh nổi ngàn cân, văn võ kiêm toàn, tiếng tăm lẫy lừng
khắp nơi.
Năm 20 tuổi cha mẹ đều mất (917), ba năm sau (920) ông kết duyên cùng bà
Dương Phương Lan, người con gái có tài sắc lại tinh thơng võ nghệ ở miền Thượng
Phúc (huyện Chương Mỹ) thuộc tỉnh Hà Tây. Từ nơi q hương ơng đem ra đình vào
đất Ái Châu (Thanh Hóa) theo ơng Dương Đình Nghệ là tiết độ sứ. Ngơ Quyền được
Dương Đình Nghệ tin u, nhận làm con nuôi và gả con gái cho ông là Dương Thị
Như Ngọc và giao cho ông coi giữ vùng đất Ái Châu – Thanh Hóa.
Trước cảnh đất nước bị quân thù xâm lấn, nhân dân đã bao đời bị thống trị, lầm than
cực khổ. Ngơ Quyền ln ln suy tính để tìm cách đánh đuổi bọn xâm lược cứu
nhân dân thốt khỏi cảnh lầm than. Rồi từ đó ơng dốc lịng dựng cờ cứu nước, xây
thành đắp lũy, tích trữ lương thảo, chiêu mộ anh tài. Chẳng bao lâu các anh hùng
nghĩ sĩ khắp nơi kéo về tụ nghĩa ngày một đông, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi.
Tháng 03 năm Đinh Dậu (937) sau khi Kiều Cơng Tiễn đem lịng phản nghịch giết
chết ơng Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ, nên khắp nơi lịng người đều ốn
ghét. Ngơ Quyền vơ cùng căm giận, liền bí mật kéo qn từ Ái Châu ra đóng ở vùng
Hải Phịng chiêu một thêm binh lực, lập đại bản danh ở vùng Lương Sâm, ra cơng bố
trí thành lũy luyện tập binh sĩ chờ ngày ra quân diệt trừ quân tham bạo.
Mùa thu năm Mậu Tuất (938), trước khí thế của ba qn và lịng mong đợi của nhân
dân, Ngơ Quyền cùng người em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân đi đánh Kiều
Công Tiễn ở Giao Châu. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Cơng Tiễn đã bí mật hèn
nhát cho tay sai đem vàng bạc châu báu sang đút lót vua Nam Hán xin cứu viện.
Vua Nam Hán lúc đó là Lưu Yểm muốn nhân cơ hội này sang cướp nước ta, bèn sai
con trai là Vạn Vương Hoàng Thao chuẩn bị binh lực sang xâm lược nước ta và phong
sẵn chức cho con là Giao Vương.
Cuối năm 938, Hoàng Thao thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn
chiến thuyền theo bờ biển vùng đơng bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Cịn Lưu Yểm mang
qn đóng giữ Hải Mơn (thuộc tỉnh Quảng Đơng – Trung Quốc) để sẵn sàng tiếp ứng
cho Hoàng Thao.
Nắm vững âm mưu của qn giặc, Ngơ Quyền bí mật sai người đi giết Kiều Công
Tiễn, một mặt ông bí mật hạ lệnh cho quân sĩ cùng với nhân dân địa phương vùng
Thủy Nguyên – Yên Hưng chặt gỗ đẽo nhọn rồi đóng vào nơi cửa song Bạch Đằng
hiểm yếu chảy ra biển. Đây là một trận địa hết sức hiểm trở, một mặt ông sai các
tướng lĩnh đem quân bố trí trận địa ở hai bên bờ song, cịn mặt khác ơng cho chuẩn
bị 200 chiến thuyền nhẹ tới chỗ giặc đóng quân để khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy
lừa chiến thuyền của giặc lọt vào trận địa mai phục để phản cơng.
Tháng 10 năm đó (938) lợi dụng nước thủy triều dâng lên, lại có gió mùa đơng bắc,
đồn chiến thuyền của giặc do tướng Hồng Thao chỉ huy ồ ạt tiến vào vịnh Hạ Long,
vào sơng Bạch Đằng gặp đồn thuyền chiến nhẹ của ta ra khiêu chiến, đoàn thuyền
giặc đốc thúc đuổi theo. Chờ cho nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh phản công
từ các mũi. Bị đánh bất ngờ quân giặc vô cùng kinh hoàng hạ lệnh cho quân quay
mũi thuyền định tháo chạy, vừa lúc thủy triều rút, thuyền giặc càng lao nhanh càng
đam vào mũi cọc. Thuyền bị tan vỡ, tồn bộ qn sĩ của giặc phần thì bị giết, phần
thì bị chìm, xác chật cả một khúc song, máu loang đỏ dịng nước. Tên tướng giặc
Hồng Thao bị giết trong đám loạn quân. Âm mưu xâm lược của Nam Hán bị đại bại.
Lưu Yểm sợ hãi rút quân về Phiên Ngưng.
Sau đại thắng trận Bạch Đằng năm 938. Ngô Quyền bãi bỏ chức tiết độ sứ tự xưng
vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, đóng đơ ở Cổ
Loa nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội là kinh đô cũ của nước Âu Lạc thời An
Dương Vương. Chấm dứt trên 1000 năm nước ta bị đô hộ, mở đầu cho thời kỳ phục
hưng đất nước. Năm Giáp Thân (944) ông lâm bệnh rồi mất, làm vua được 6 năm
hưởng thọ 47 tuổi.
Sau khi ông mất, bản ấp lập miếu để hàng ngày thờ phụng và ghi nhớ công ơn của
Người. Ngày nay, cứ đến ngày 14/08 âm lịch. Đảng bộ, chính quyền, mặt trận tổ
quốc, các đoàn thể và nhân dân trong xã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ
công lao của vị anh hùng dân tộc đã có cơng với dân với nước và ơn lại truyền thống
đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Để tưởng niệm Người, xin đề nghị chúng ta để một phút mặc niệm!
(Theo tờ tin từ ban quản lý di tích đền thờ Ngơ Quyền, xã Đường Lâm, thị xã Sơn
Tây, tỉnh Hà Tây)
Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó ơng cịn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình
nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève, gia đình ơng vào Sài Gịn sinh sống. Lớn lên, ơng làm thợ điện ở
nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây
Nam Sài Gịn.
Năm 1964, ơng được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức
Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Cơng Lý (nay là cầu Nguyễn
Văn Trỗi), để ám sát phái đồn qn sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng
quốc phịng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9
tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đưa ơng ra tịa án qn sự kết án tử hình. Để cứu ơng,
một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không
quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa
đuợc trả tự do thì ơng bị đưa đi xử bắn[1].
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hịa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10
năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngồi. Những phút cuối cùng,
ơng tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng
được các phóng viên ghi lại[1]:
"Hãy nhớ lấy lời tơi! Đả đảo Đế quốc Mỹ!"
"Hồ Chí Minh mn năm! Việt Nam muôn năm!"
Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam
và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Hn chương Thành đồng
hạng nhất.
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa bí mật cho chơn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang
Văn Giáp ở Giồng Ơng Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đơng, Quận 2, Thành phố Hồ
Chí Minh). Sau nhiều ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ anh mới tìm thấy mộ.
Chu Văn An
Tiểu sử
CHU VĂN AN (?- 1370)
Nhà giáo dục và nhà văn Việt Nam đời Trần. Còn gọi là Chu An; tự là Linh Triệt. Năm
sinh chưa rõ. Quê ở thôn Văn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc ngoại thành
Hà Nội.
Ðậu Tiến sĩ nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học ở quê nhà. Ơng có nhiều
học trị nổi tiếng như: Lê Qúat, Phạm Sư Mạnh...
Ðời Trần Minh Tông, ông được mời đến Thăng long giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc tử
giám. Ðến đời Trần Dụ Tơng, chính trị đổ nát, ơng viết Thất trảm sớ dâng Vua xin chém 7
gian thần. Không được chấp thuận, ông từ chức, về ở ẩn ở núi Phượng Hịang, làng Kiệt
Ðặc, huyện Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Dương), lấy biệt hiệu Tiều ẩn, làm thơ viết văn.
Khi Trần Nghệ Tơng lên ngơi, ơng có ra kinh đơ bệ kiến vua mới, nhưng khơng nhận chức
tước gì, rồi trở về núi cũ.
Ông mất năm 1370. Ðược thờ ở Văn miếu, được truy tặng tước Văn trinh công và ban tên
thụy là Khang Tiết.
Nhìn chung, với tư cách một nhà nho, ở Chu Văn An nổi bật phong cách cứng cỏi, thẳng
thắn, tiết tháo của một người sống vào buổi thóai triều; và với tư cách một thi sĩ, ở ơng vừa
có cái buồn man mác của một con người hồi cổ và bất lực, cũng vừa có cái nhẹ nhàng
thanh thản của một người sớm tìm đường ở ẩn. Thơ ông "rất trong sáng u nhàn" (Phan Huy
Chú), dùng nhiều hình ảnh sáng tạo, nhất là trong thơ tả cảnh.
Tác phẩm chính:
"Tiều ẩn thi tập" (chữ Hán)
"Tiều ẩn quốc ngữ thi tập" (chữ Nôm)
Hầu hết tác phẩm của ơng khơng cịn nữa. Một số bài thơ chữ Hán cịn lại được tập hợp
trong "Tồn Việt thi lục" và "Phượng Sơn từ chí lược"
Bà Huyện Thanh Quan
Tiểu sử
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Hồn
long, tỉnh Hà Đơng (nay thuộc Hà Nội).
Bà là vợ ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đơng. Lưu
Nghi đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện
Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "bà huyện Thanh Quan".
Dưới triều Tự đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công
chúa, cung phi. Như vậy, bà sống vào khoảng giữa hai triều Minh Mệnh-Tự Ðức.
Bà cịn để lại 6 bài thơ Nơm Ðường luật, mô tả phong cảnh đất nước như Ðèo Ngang,
thành Thăng Long, chùa Trấn Bắc... biểu thị lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm
trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự.
VÕ THỊ SÁU:
(tên thật: Nguyễn Thị Sáu; 1933 - 52), Anh hùng Lực lượng vũ trang (truy tặng 1993), khi hi sinh là
đội viên Công an Xung phong quận Đất Đỏ. Quê: xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tham gia cách mạng năm 1948. Sớm có ý thức căm thù thực dân Pháp, dũng cảm, hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng.
Tháng 5.1948, tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tịng. Ngày 14.7.1949, cùng đồng đội phá cuộc
mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức. Đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng
Tàu. Tháng 5.1950, bị địch bắt giam ở Bà Rịa, sau chuyển đến Khám Chí Hồ, Sài Gịn. Mặc dù bị
địch tra tấn dã man vẫn giữ vững khí tiết người cơng an cách mạng. Bị thực dân Pháp kết án tử hình
- vụ án đã gây chấn động dư luận xã hội lúc đó. Sau hai năm bị giam ở Khám Chí Hồ, ngày
21.1.1952, bị đưa ra Cơn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò. Đêm 22.1.1952, được chi bộ
nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết đã
khước từ rửa tội, từ chối bịt mắt khi ở pháp trường, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng đến
phút cuối cùng. Võ Thị Sáu hi sinh anh dũng hồi 7 giờ ngày 23.1.1952. Truy tặng Huân chương
Chiến công hạng nhất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiểu sử
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh
Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phịng). Sinh trưởng trong một
gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu
đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền
thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là
người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm
cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo
con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thơi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh
Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí
tuệ mẫn tiệp, thơng minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn
Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của
ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách
Thái ất thần kinh ra dạy cho học trị, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng
cũng khơng hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém
giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế
là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi
thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương,
thi Hội, thi Đình ơng đều đỗ đầu và đỗ Trạng ngun. Từ đấy, ông làm quan với tân triều,
nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà
Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng
lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút
về làm Thái thượng hồng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh
Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ơng hy
vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thốt khỏi tình trạng rối ren mà
vua tơi nhà Lê và các tập đồn phong kiến trước đó gây ra.
Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay
nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu)
của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ơng thương xót cho "vận mệnh"
quốc gia và cảm thơng sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn
đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao
khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước
trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi
các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác
nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hồng thấy anh là Nguyễn ng bị Trịnh
Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm
nói: "Hồnh sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hồnh sơn có
thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho
vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).
Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho
người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ơng khơng trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm
chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khun chúa Trịnh cứ
tơn phị nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối
với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ,
vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển,
khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi
đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên
đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đốn, đo nắm được bí
truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập
Trình quốc cơng sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ơng đã tiên tri và biết trước các
sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là
vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau
này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần
khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa
lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con
người).
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ
Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc cơng Bạch
vân thi tập và Trình quốc cơng Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc
ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện
thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ơng phê phán gay gắt bọn tham quan ơ lại hút
máu, hút mủ của dân. Thơ ơng cịn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua
tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ơng là thấy cả một tấm
lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý:
"Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui
sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho
đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ơng cũng có người trở thành danh
tướng, Trạng ngun như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...
Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng
triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý... đi tìm khái niệm bản thể luận
như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của
Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt,
khơng lý giải q sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải
nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ơng
được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu
tước khơi nguồn dịng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết
học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời cịn gọi ơng là cụ Trạng Trình.
Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý
mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu
lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngồi có vẻ như thơ sơ để giải đáp nhiều hiện tượng
tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ơng, ngồi mặt triết lý nhân sinh, nổi
bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời
bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập
như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vng - trịn, để giãi bày quan niệm triết lý
nhân sinh của mình.
Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là
tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển
của ơng cịn nằm trong khung trịn khép kín chứ chưa phải là vịng trịn xốy ốc. Đó là sự
phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền
giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức
kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại" (Đào Thái
Tơn).
Nhìn lại tồn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng
là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.
Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 01.7.1822 tại
Gia Định, Sài Gòn. Thân sinh thầy đồ Chiểu là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.
Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ.
Những cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc bị triều đình Huế đàn áp, đặc biệt là cuộc
khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã gây ra những bão táp kinh
hoàng trực tiếp đến gia đình Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị
cách chức, sau đó trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một người bạn để ăn
học. Cuộc sống 8 năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều
đình, đồng thời có điều kiện để tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc ở đất kinh đô.
Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập,
chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về
q chịu tang mẹ, vì q lo buồn, khóc thương, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.
Về đến Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng
tác thơ văn. Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ơng có điều kiện hiểu đồng bào của mình sâu
sắc hơn. Chính trong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ "Lục Vân
Tiên". Tác phẩm đề cập đến vấn đề đạo nghĩa ở đời, mang dấu ấn tự truyện, đã được nhanh
chóng phổ biến rộng rãi. Một người học trị của ơng là Lê Tăng Quýnh, vừa trọng nể tài
năng và nhân cách, lại vừa thương cảm hoàn cảnh của thầy, đã đem gả người em gái là Lê
Thị Điền cho ông. Ngày 17.2.1858, giặc Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình
chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác áng
văn bất hủ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ngợi ca chiến công anh hùng của những người
"dân ấp dân lân" trong trận tấn công đồn Tây Dương, mà người bạn đồng khoa với ơng là
Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 7 nghĩa quân khác. Tác phẩm "Dương Từ - Hà Mậu"
dài 3.448 câu thơ mang nội dung phê phán âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, lên án
những người thờ ơ, vô trách nhiệm trước cảnh nước mất nhà tan cũng được sáng tác tại
đây.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của
giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh
Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ơng tiếp tục dạy học trị, bốc thuốc
chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yếu nước như
Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến. Khi được tin Trương Định hy sinh
(19.8.1864), nhà thơ xúc động, viết bài Văn tế và Mười hai bài thơ liên hoàn điếu người
anh hùng. Mười bài thơ điếu Đốc binh Phan Tòng hy sinh trong trận Giồng Gạch (1868)
vốn gốc là hương sư, bạn bè thân thiết với ông, lời lẽ rất thống thiết, có những câu thơ tâm
huyết như lời thề tạc vào đá: "Tinh thần hai chữ pha sương tuyết, khí phách ngàn thu rỡ núi
non". Khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây, ông làm
thơ điếu họ Phan với ít nhiều ngụ ý phê phán.
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những
đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Nổi bật
là thiên hùng bút "Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh". Tất cả tâm huyết của nhà thơ như
dồn vào những câu đau xé lòng người: "Dân sa nước lửa bấy chầy, giặc ép mỡ dầu hết
sức". Đồng bào ở đây kể lại rằng chính ơng đứng ra làm lễ tế những nghĩa sĩ Lục tỉnh ngay
tại chợ Ba Tri. Khi đọc xong bài điếu, nước mắt chảy ràn rụa và ông lăn kềnh ra nằm bất
tỉnh.
Tác phẩm "Ngư tiều y thuật vấn đáp" được viết vào giai đoạn cuối đời với một bút pháp
già dặn hơn và một niềm tâm sự sâu lắng, xót xa hơn trước cảnh đất nước bị “dưa chia,
khăn xé”, nhưng không hề tuyệt vọng.
Bến Tre không phải là nơi sinh của nhà thơ, nhưng lại là nơi được ông chọn để sống, hoạt
động trong suốt 26 năm đầy biến cố phức tạp vào giai đoạn cuối đời và đã vĩnh viễn gởi
xương cốt tại đây. Người ta kể lại rằng ngày đưa đám ma ông, cả cánh đồng An Bình
Đơng, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những bạn bè, học trò, con cháu xa gần,
những thân chủ được ông chữa khỏi bệnh và những đồng bào quanh vùng hoặc đã chịu ơn
ơng, hoặc vì mến mộ, cảm phục một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG:
1.Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều tác phẩm văn học quý báụ Có ba tác phẩm dài: Lục
Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Có một số bài văn tế nổi tiếng
như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn Tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục
tỉnh... và nhiều bài thơ Đường luật.
Văn chương của Đồ Chiểu không có loại thuần túy giải sầụ Văn chương của ơng nhằm
mục đích chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc:
Học theo ngòi bút chí cơng,
Trong thơ cho ngụ tấm lịng Xn Thụ
Hay:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Đồ Chiểu còn viết:
Văn chương ai chẳng muốn nghe,
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
nghĩa là văn chương vừa phải có ý đẹp, vừa phải có lời haỵ
2.Tác phẩm Lục Vân Tiên viết trước khi Pháp xâm lược, xứng đáng là khúc ca chiến thắng
của những người kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấụ Người đọc xưa nay u thích Lục
Vân Tiên vì chàng là người con rất mực hiếu thảo, người thanh niên có lý tưởng cao cả sẵn
sàng quên hết mọi lợi ích riêng tư, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh gai(.c Ô
Qua bảo vệ đất nước; yêu quý Kiều Nghuyệt Nga vì nàng có tấm lịng chung thủy son sắt;
u q Hớn Minh vì Hớn Minh bất chấp quyền uy, trừng trị thẳng tay hạng người ỷ thế
làm càng; yêu quý ông Qn vì ơng Qn biết u ghét rạch rịi theo lợi ích của nhân dân:
Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần".
(Lục Vân Tiên)
Tác phẩm Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân, phi nghĩa: gia đình Võ
Cơng lật lọng đến tàn bạo, viên Thái sư hiểm ác, Trịnh Hâm phản trắn, Bùi Kiệm máu dệ..
3.Giặc đánh chiếm quê hương đất nước, thơ văn Đồ Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang
đề tài đánh giặc cứu nước. Ngọn bút của ông càng hăng hái "chở đạo" và "đâm gian".
Trong thơ văn, ông đã phơi bày tất cả thảm họa của đất nước:
Các bậc sĩ nông công cổ, liền mang tai với súng song tâm;
Mấy nơi tổng lí xã thôn, đều mắc hại cùng cờ ba sắc.
(Văn tế nghĩa dĩ trận vong Lục tỉnh)
tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm:
Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treọ Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà
bắt vật.
Kể mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo, bị tù, bị đày, bị ghết, trẻ già nghe nào xiết đếm
tên;
Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều
rơi nước mắt.
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)
nguyền rủa bọn người: "...theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xơ bàn độc, thấy lại thêm
buồn; ...ở lính mã tà, chiu rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ." (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc)
nhiệt liệt biểu dương những bậc anh hùng hi sinh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc:
Làm người trung nghĩa đáng bia son,
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn.
Cơm áo đền bồi ơn đất nước,
Râu mày giữ vẹn phận tơi con.
Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,
Khí phách ngàn thu rỡ núi non...
(Thơ điếu Phan Tòng)
đặc biệt ca ngợi những người nông dân vốn "cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó", nhưng khi
có giặc thì đã xông lên:
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau,
trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
và kêu gọi quyết tâm đánh giặc đến cùng:
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được
trả thù kiạ..
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Sau ngày Nam Kỳ mất trọn, phải sống trong vòng vây của giặc, ngọn bút của Đồ Chiểu
vẫn sáng ngời chủ nghĩa yêu nước. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, nổi lên hình ảnh đẹp
đẽ của Nhân Sư "...chẳng kh+'ng sĩ Liêu, xông hai con mắt bỏ liều cho đui", bởi:
Thà cho trước mắt mù mù,
Chẳng thà ngồi thấu kẻ thù quân thân.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Trong những ngày cuối đời, hoàn cảnh đất nước, quê hương càng gặp nhiều đau thương,
Đồ Chiểu buồn và thơ Đồ Chiểu ít nhiều cũng buồn theọ Nhưng trong nỗi buồn này đã ánh
lên những hy vọng lớn:
Chừng nào thánh đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
(Xúc cảnh)
4.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, mới thống đọc, tưởng như nghệ thuật khơng caọ Nhưng
thật ra nó là một loại "vì sao có ánh sáng khác thường... con mắt của chúng ta phải chăm
chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thấy càng sáng". Văn chương Đồ Chiểu khơng óng
mượt, nõn nà mà chân chất, phác thật, có chỗ tưởng như thơ kịch. Nó khơng phải là vẻ đẹp
của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng.
Nó khơng phải là qủa vải thiều của Hải Dương ai ăn cũng thấy ngon miệng. Nó là trái sầu
riêng của Nam Bộ, với một số người khơng dễ gì quen, nhưng chính là "bậc vương giả"
trong thế giới trái cây ở đâỵ Ngơn ngũ và hình tượng nhân vật của Đồ Chiểu có sắc thái
miền Nam độc đáọ Những nhân vật tích cực ở đây trọng nghĩa khinh tài, cương trực, dứt
khốt đến như nóng nảy, nhưng lại rất sâu nặng ân tình. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ văn
để giáo huấn đạo đức, mà có sự rung động cực độ của cảm xúc. Do đó, ở thơ văn Đồ
Chiểu, cái chất trữ tình - đạo đức đã trở thành một nét phong cách hiếm có. Nhất là đến
phần thơ văn yêu nước, chất trữ tình - đạo đức gắn với chất trữ tình - yêu nước, kết hợp
nhuần nhuyễn với chất hiện thực nóng hổi, tạo ra một sức mạnh nghệ thuật bề thế, vững
vàng.
Trong thơ văn Đồ Chiểu, khơng phải khơng có ít nhiều hạn chế. Nhưng với những giá trị
tư tưởng và nghệ thuật như trên, thơ văn Đồ Chiểu xứng đáng là "ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc", là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn chống thực dân Pháp thời kỳ nửa sau
thế kỉ XIX. Ngày nay, đọc thơ văn Đồ Chiểu, không chỉ thấy tâm huyết và tài nghệ của nhà
thơ mà còn thấy lại cả một thời đại lịch sử, thấy lại cả dân tộc ta trong một thời kỳ đau
thương nhưng vĩ đạị Thơ văn của Đồ Chiểu mãi mãi vẫn là món ăn tinh thần quý báu của
người Việt Nam.
Tiểu sử Phan Bội Châu
Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29
tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã
thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
Thân thế Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc
Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v...
Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam
Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông
nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã
đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ơng đã sớm có lịng
u nước. Năm 17 tuổi ơng viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để
hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần
Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc khơng thành.Gia cảnh
khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm khơng đỗ, lại can tội
"hồi hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời
khơng được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua
Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ơng dự khoa thi hương
năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên. Có tài liệu cho rằng bài làm của
ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to "Giải
nguyên Phan Bội Châu", bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu Bảng một tên
lừng lẫy tiếng làng văn từ đó mà ra.
Phong trào Đơng du
Trong vịng 5 năm sau khi đỗ Giải ngun, ơng bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các
nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng
Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng
Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống
Pháp. Ơng chọn một hồng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong
trào Cần Vương.
Năm 1904, ơng cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà
cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập.
Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh
lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với
sĩ phu trong nước(Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ
Tân Thư,Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) …) Cùng thời
điểm này chiến thắng của Nhật Bản tại trận Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật đã tạo
nên nhiều lạc quan trong các phong trào chống thực dân ở châu Á. Do đó, các tác phẩm của
ơng đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào
Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại
bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau,
bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ơng được
giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó
ơng được gọi là Ông già Bến Ngự.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
Tôn Đức Thắng
Sinh ngày: 20 tháng 8, 1888 - mất ngày:30 tháng 3, 1980), là Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhà hoạt động nổi tiếng
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Tuy khơng có nền tảng giáo dục
hồn hảo nhưng ơng được coi là một trong những hình tượng của Cách mạng và Nhà nước
Việt Nam. Tuy là Ủy viên Trung ương từ năm 1951 cho tới khi mất nhưng ông chưa bao
giờ được bầu vào Bộ Chính trị.
TIỂU SỬ:
Q ơng ở làng (NAM) Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang. Ông
học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông (1906-1909), làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải
quân Pháp ở Sài Gòn; tổ chức công nhân bãi công (1912). Năm 1914, ông bị bắt lính sang
Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can
thiệpcủa Đế quốc Pháp vào Xô Viết tại Hắc Hải năm (1919). Năm 1920, ông về nước, xây
dựng cơ sở công hội; vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công
nhân Ba Son (tháng 8 năm 1925). Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ; bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn
(1928), kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945). Năm 1930, ông gia nhập
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam
Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ơng là Phó ban Thường
trực Quốc hội (1946-1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương
đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.
Về mặt chính quyền, ơng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947);
Thanh tra đặc biệt tồn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980).
Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ
năm 1947, và khóa II đến khóa IV.
Về mặt đồn thể, ơng là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946-1951),
Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (1977-1981). (Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ơng Hồng Quốc Việt).
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhâp dịp ông 70 tuổi và là
người đầu tiên được tặng Huân chương này.
Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự
kiện phản chiến ở Hắc Hải.
NGHI VẤN VÀ Ý KIẾN KHÁC:
Theo ông Christoph Giebel, giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả
cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối được tô vẽ của những nhà Cộng
sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng với lịch sử và ký ức bị chính trị hố" - Imagined Ancestries
of Vietnamese Communism : Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory
[1])cho rằng "khơng có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời
Thế chiến thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại
Sài Gịn", ơng Tơn khơng bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự
kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng khơng có mặt trên bất kì
con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tun truyền đã dùng
hình ảnh ơng Tơn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng
Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình cơng ở Ba Son năm 1925,
theo Giebel khơng phải là một cuộc đình cơng chính trị với mục đích chống đế quốc, và
cũng khơng "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc
TÔN ĐỨC THẮNG
Chủ tịch nước (1969-1981)
Bí danh: Thoại Sơn
Ngày sinh: 20/8/1888
Quên quán: xã Mỹ Hoà Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Thành phần gia đình xuất thân: Nơng dân
Ngày vào Đảng: 1930
TĨM TẮT Q TRÌNH CƠNG TÁC
- Từ 1914 đến 1918: Tham gia hoạt động cách mạng từ chiến tranh thế giới, lúc đó ở Hải
quân Pháp trên Địa Trung Hải.
- Từ 1919: Dưới sự lãnh đạo của Công hội Pháp đã tham gia phản chiến và treo cờ đỏ trên
chiến hạm ở mặt bể Hắc Hải để chào mừng cách mạng Nga.
- Từ 1928: Bị địch bắt, bị đưa ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai. Lập chi bộ nhà tù lãnh
đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ uỷ Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là
đảng viên từ đó.
- Từ 8/1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam
Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.
- Từ 1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp.
- Từ 1951: Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ II được
bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Từ 1960: Được giữ các chức vụ: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ
Nội vụ, Tổng Thanh tra toàn quốc, Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) được bầu làm Uỷ viên
chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Từ 12/1976 đến 1981: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung
ương.
Tướng quân Tôn Thất Thuyết
Nước ta quan tướng anh hùng,
Bá quan văn võ cũng không ai tày.
Quan tướng đây là Tôn Thất Thuyết. Nhân dân đă ca ngợi ông qua những lời trên, trích trong
Vè thất thủ kinh đơ; lời vè không quá xa sự thực. Tôn Thất Thuyết đă nổi tiếng v́ có nhiều vơ
cơng. Chính ơng đă giúp Hồng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc trong trận thắng quân Pháp ở
Cầu Giấy, diệt được Francis Garnier (1873). Năm 1875, ông lại thắng một trận lớn ở Sơn
Tây, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hồng Sùng Anh.
Từ 1881, Tơn Thất Thuyết về Huế, làm Thượng thư bộ binh, rồi làm phụ chính đại thần sau
khi vua Tự Đức mất. Lúc này, thực dân Pháp đă chiếm trọn Nam Kỳ và đang âm mưu thơn
tính cả nước. Triều đ́ nh nhiều người chủ h ̣a, đầu hàng. Tôn Thất Thuyết kiên trì chủ chiến.
Ơng chuẩn bị lực lượng vật
chất và tinh thần để chống Pháp, tỏ thái độ gay gắt với bọn chỉ huy Pháp ở Huế khi thấy chủ
quyền Nhà nước mnh bị vi phạm. Ngay từ Paris, Bộ trưởng ngoại giao Pháp cũng điện sang,
́
chủ trương phải loại trừ Tơn Thất Thuyết.
Tháng 7-1885, tồn quyền De Courcy vào Huế, chủ trương ổn định t́nh h́ nh và bắt Tơn Thất
Thuyết. Ơng Tơn đă ra tay trước. Đêm 4-7-1885, quân Việt Nam tấn công đánh úp doanh trại
Pháp. Việc tổ chức rất chu đáo, nhưng vũ khí q thơ sơ nên không thành công. Tôn Thất
Thuyết phải đem vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, rồi về ở miền Hương Khê (Hà Tĩnh) phát
động phong trào Cần Vương chống Pháp. Văn thân các tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ đă hưởng ứng
chiếu nhà vua. Từ đại bản doanh, Tôn Thất Thuyết đă là linh hồn, là vị chỉ huy của cả phong
trào ấy. Những người con của ông: Tôn Thất
Đạm, Tôn Thất Thiệp đều là tướng bảo vệ vua Hàm Nghi và đă hy sinh khi chống lại bọn
phản bội.
Phong trào Cần Vương phát động được ít lâu th́ Tôn Thất Thuyết ra bắc rồi sang Trung Quốc
với chủ trương yêu cầu nhà Thanh giúp Việt Nam đánh Pháp. Việc làm này không đi đến kết
quả, ông đành t́m các bạn lưu vong như Nguyễn Thiện Thuật, cố gắng liên lạc với phong trào
trong nước, có lúc đă dự định tổ chức về tấn công vào tỉnh Cao Bằng, nhưng đều khơng thực
hiện được. Ơng đau khổ, tuyệt vọng, sống một mnh trong túp lều tranh trên một ngọn đồi ở
́
Long Châu. Suốt ngày, ơng như người loạn trí, hết khóc lại cười, đập phá lung tung, vung
gươm chém vào đá để trút nỗi căm hờn. Người địa phương đă gọi ơng là Đả thạch ơng (Ơng
già chém đá).
Tơn Thất Thuyết là một võ tướng. Nhưng ông cũng viết
nhiều câu đối, bài thơ hào hùng sảng khoái. Trong gia đ́ nh, ơng là người con chí hiếu. Đối
với đất nước, ơng tiêu biểu cho ư chí chiến đấu ngoan cường. Đến kẻ địch cũng phải thừa
nhận lng hy sinh cao cả và tinh thần bất khuất của ông.
̣
Tiểu sử
Phan Chu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên
Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Cha ơng là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần
Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Sau khi kinh thành Huế thất
thủ (1885), ông theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa.
Năm cha mất, Phan Chu Trinh mới 16 tuổi, gia đình phải dựa vào sự lo liệu của người anh cả.
Năm 1892, ông đi học, bạn cùng học là Huỳnh Thúc Kháng kém ơng 4 tuổi. Ơng nổi tiếng
học giỏi.
Năm 1900, Phan Chu Trinh đỗ cử nhân; năm sau (1901), ông đỗ phó bảng. Năm 1902, ông
vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ. Tại triều đình, ơng
được chứng kiến cảnh mục nát hủ bại của quan trường,
nên sinh ra chán nản, có khi vài tháng khơng đến cơ quan. Nhưng chính vào thời gian đó, ơng
giao du với nhiều người có tư tưởng canh tân như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ
Phạm Hàm..., được đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, Tân thư giới thiệu tư
tưởng duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng dân quyền của Rousseau,
Montesquieu..., phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, cách mạng ở Pháp, Mỹ.
Tháng 7-1904, Phan Chu Trinh gặp Phan Bội Châu, hai người trở thành đôi bạn tâm đắc.
Cuối năm đó, lấy cớ phải chăm lo việc thờ phụng tổ tiên thay anh cả đã mất, ông cáo quan về
q. Từ đó, ơng dốc lịng vào cơng cuộc cứu nước.
Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của ông
trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc,
mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của
mình, giải thốt được nọc độc chun chế.
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa
học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội bn, sản xuất hàng
nội hóa...
Phan Chu Trinh u cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể
giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai
hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân
quyền.
Với phương châm đó, Phan Chu Trình cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi khắp
tỉnh Quảng Nam và các tỉnh phía nam (đến Phan
Thiết). Ông lại một mình ra bắc, lên tận căn cứ Phồn Xương (n Thế, Bắc Giang) tìm gặp
Hồng Hoa Thám.
Năm 1906, nghe tin Phan Bội Châu lại mới lên đường xuất dương cùng Cường Để, ơng cũng
ra nước ngồi, định sang Nhật Bản tham gia. Nhưng đến nhà Lưu Vĩnh Phúc tại Quảng Đông,
ông đã gặp Phan Bội Châu đang ở đấy. Hơn 10 ngày ở Quảng Đông, hai ông cùng nhau bàn
bạc việc nước.
Sau đó, ơng cùng Phan Bội Châu và Cường Để lên đường sang Nhật Bản. Ông tham quan các
trường học, khảo cứu tình hình giáo dục, chính trị của Nhật Bản. Phan Chu Trinh rất hoan
nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ
biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ
trương bạo động và tư tưởng quân chủ muốn dựa vào ngôi vua của Phan
Bội Châu.
Về nước, sau một thời gian, ơng gửi cho Tồn quyền Paul Beau một bức thư dài đề ngày 158-1906.
Trong thư, Phan Chu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp khơng lo mở mang khai thác hóa cho
dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn.
Ơng đề nghị chính phủ Đơng Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi
chính sách cai trị.
Trong bức thư ơng tỏ ra q tin vào truyền thống cũ của cách mạng Pháp và lịng tốt của thực
dân Pháp. Có đoạn có những lời lẽ có phần nghiệt ngã, cứng nhắc đối với chủ trương bạo
động và phong trào đấu tranh vũ trang của dân tộc. Mặt khác, Phan Chu Trinh còn phê phán
đánh giá trình độ của nhân dân ta quá kém, để từ đó dẫn đến mức khơng tin cậy vào khả năng
cách mạng của nhân dân.
Mặc dù vậy,
bức thư một khi được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, cơng khai nói lên tâm
trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Tháng 7-1907, Phan Chu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những
buổi diễn thuyết của ơng có rất đơng người đến nghe. Ông mở rộng giao du với cả một số
người Pháp.
Đầu tháng 3-1908, cuộc nổi dậy đòi giảm sưu thuế của nông dân bùng nổ tại Quảng Nam, rồi
lan ra các tỉnh. Khâm sứ Trung Kỳ nhờ Thống sứ Bắc Kỳ cho bắt Phan Chu Trinh tại Hà Nội
ngày 31-3, sau đó giải về Huế giao cho Nam triều giam giữ. Hội đồng xét xử gồm các quan
lại Nam triều, có Khâm sứ Trung Kỳ ngồi dự đã kết án chém. Nhưng do sự can thiệp kịp thời
của những người Pháp có thiện chí và những đại diện
của Liên minh nhân quyền tại Hà Nội, Phan Chu Trinh chỉ bị đày đi Côn Đảo.
Đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Tồn quyền Đơng Dương ra Cơn
Đảo thẩm vấn riêng Phan Chu Trinh.
Tháng 8 năm đó, ơng được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án được
thiết lập, ông được "ân xá", nhưng buộc phải xuống ở Mỹ Tho để quản thúc. Sau đó ơng viết
thư cho Tồn quyền địi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị
giam lỏng ở Mỹ Tho. Vì vậy, nhân dịp có nghị định ngày 31-10-1908 của Chính phủ Pháp về
việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, chính quyền Đơng Dương cử một đồn giáo
dục Đơng Dương sang Pháp, Phan Chu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật đi theo đồn
này. Sang tới Pháp, ơng tìm cách liên hệ với những người trong
Liên minh nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Nhiều Việt kiều tại Pháp cũng đến với Phan