Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Danh nhân Việt Nam: Trần Hạo ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.33 KB, 5 trang )


Trần Hạo - Trần Dụ tông (Bính Tí 1336-Kỉ Dậu 1369)
Trần Hạo – Trần Dụ Tông (Bính Tí 1336-Kỉ Dậu 1369)
Niên hiệu:
- Thiệu Phong (1341-1357)
- Đại Trị (1358-1369)
Vua Hiến Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp
đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiến Tông Vượng, Cung Túc
vương Dục, Cung Định vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương
Nguyên Trạch, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính.
Hiến Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên Hạo, sinh nǎm Bính Ngọ
(1336) lên làm vua hiệu là Dụ Tông. Những nǎm đầu những quyền bính đều do
Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng
việc chính trị vẫn còn nề nếp. Từ nǎm 1358 trở đi, Thượng Hoàng mất, các cựu
thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình
bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Vǎn
An dâng "thất trảm sớ", xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền
bỏ quan về dạy học. Vua Dụ Tông ham chơi bời rượu chè khiến triều đình rối
nát loạn nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trǎm bề. Vua Chiêm là Chế Bồng
Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thắng Long khiến triều Trần nhiều
phen khốn đốn.
Nǎm Kỷ Dậu (1369) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình.
Nguyên do, Dụ Tông không có con nên triều đình lập Cung Định vương là anh
Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con
nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là
một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương
Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua, Nhật Lễ
muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu cùng
Cung Định Vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thể bỏ trốn lên mạn
Đà Giang.
Trước tình hình nội chính rối ren, các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về


bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ
Tông.

Tôn Thất Thuyết (Ất Hợi 1835 – Qúi Sửu 1913)
Tôn Thất Thuyết (Ất Hợi 1835 – Qúi Sửu 1913)
Danh tướng, nhà yêu nước, con thứ hai của Đô đốc Tôn Thất Đính. Quê ông ở
Xuân Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên.
Ông là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 87) thuộc dòng tộc
Nguyễn Phúc ở Huế. Năm 1869, làm án sát Hải Dương, rồi Tán tương Quân
thứ Thái nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên.
Năm 1873, cùng quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp ở Ô Cầu Giấy,
giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier). Năm 1875, ông chiến
thắng ở Tây Sơn, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được
phong làm Hữu Tham tri bộ Binh, tước Nam.
Đến năm 1881, ông làm Thượng thư bộ Binh , sau vua Tự Đức mất (1883),
ông làm phụ chánh đại thần. Cùng Nguyễn Văn Tường phế vua Dục Đức (
Nguyễn Phúc Ưng Châu) lập vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), nhưng
mới được 4 tháng, ông và Tường lại mưu giết Hiệp Hòa ngày 29-11-1883, đưa
vua Phúc Kiến (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) lên ngôi. Nhưng chỉ được 8 tháng,
Kiến Phúc mất vào ngày 31-7-1884, ông lập em Phúc Kiến là Ưng Lịch lên
ngôi tức Hàm Nghi. Từ đây ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp, De Courty rất
căm ghét muốn hại ông, nhưng không được.
4-7-1885, chủ động tấn công Pháp ở Huế nhưng thất bại. Sau đó, rước vua
Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong
trào Cần vương kháng Pháp. Năm 1886, ông để lại hai người con là Tôn Thất
Thiệp và Tôn Thất Đàm phò vua Hàm Nghi, ra Miền Bắc rồi sang Trung Quốc
(1887) cầu viện, nhất thời có một số kết quả, nhưng sau đó triều đình nhà
Thanh thoả hiệp với Pháp quản thúc ông ở Long Châu rồi Thiều Châu và mất ở
đó (1913), thọ 78 tuổi. Gia đình ông từ cha mẹ, vợ đến các em, các con, kể cả
con rể (Nguyễn Thượng Hiền) đều giàu lòng yêu nước, chống Pháp. Hiện còn

một số bài thơ chữ Hán, trong đó ông gửi gắm ít nhiều tâm sự như các bài
"Họa thơ Nguyễn Quang Bích", "Chim én bay trong mưa", "Thơ gửi Cầm Bá
Thước", Các tác phẩm của ông gồm một số thơ, liễn đối…điếu các nhà chí sĩ,
yêu nước hi sinh vì đại nghĩa như:


Kì Cầm Bá thước thi

Vấn Nguyễn Cao

Điếu Trần Hi Tăng

Hịch Cần Vương

×