Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Danh nhân Việt Nam: Võ Thị Hà potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.12 KB, 6 trang )

Võ Thị Hà
Sinh ra ở thị trấn Đức Thọ, Hà vốn là cô gái không quen lao động nặng. Cha Hà –
ông Võ Trọng Lạc quê gốc ở thị trấn Đức Thọ gặp bà Trần Thị Khuyên quê Bến
Thuỷ- Vinh. Hai người cưới nhau và sinh được 5 người con. Hà là con thứ ba.

Khi Hà sinh ra thì đã có dòng sông La mải miết chảy xuôi về biển cả. Sông La
cũng hiền hoà như người con gái dịu dàng, xinh đẹp, nhiều mộng mơ. Thuyền bè
đi lại tấp nập. Những cánh buồm xa, cánh buồm gần, những chiếc ca nô ngược lên
Linh Cảm hoặc xuôi về Vinh.

Chị Võ Thị Hà
Chưa đầy 17 tuổi Hà đã gác lại những ước vọng về con đường học hành để lên
đường vào TNXP, đến với Ngã ba Đồng Lộc, nơi “túi bom” khốc liệt. Mẹ Hà
chuẩn bị đủ thứ cho Hà đi và dặn :” Con làm sao cho bằng chị, bằng em”. Có hôm
Hà về thăm nhà, ăn vội ăn vàng để đi kẻo chậm. Lúc nào về Hà cũng mang theo
một vài quyển truyện để đọc “ Không có sách, ngoài giờ ra trận địa con buồn lắm
mẹ ạ”. Mẹ Hà hiểu đứa con gái thuỳ mị, đa cảm, có phần “tiểu tư sản” của mình,
chưa từng lăn lộn với thực tế của cuộc sống, vẫn còn non dại so với chị em trong
tiểu đội nên tìm mọi cách để động viên con. Sau mấy tháng ở tập thể, thấy con
khoẻ mạnh , rắn rỏi hơn, bà rất mừng.

Lần cuối cùng Hà về thăm nhà, mẹ Hà có ý tìm đàn gà nhưng không thấy đâu cả.
Biết mẹ tìm gà để làm thịt, Hà yên lặng, tủm tỉm cười quay đi ”mẹ tìm chi đó?”.
Mấy con gà nỏ biết đi mô, hay lại mất rồi” “ mất sao được, con vừa thấy chúng ở
sân mà”. Mẹ Hà yên tâm, 5 mẹ con quây quần bên nhau, ăn rất ngon lành. Các em
tíu tít nghe chuyện, chuyện Khe Sanh, chuyện Đồng Lộc. Sau đó mẹ Hà gửi máy
con gà con đến Đồng Lộc để chị em nuôi. Nó càng sinh sôi nảy nở. rồi có lần Hà
đem về nhà một con gà mái. Một hôm tự nhiên nó vỗ cánh gáy như gà trống. Mẹ
của Hà bảo với em” thế nào chị Hà cũng có chuyện rồi”. Quả thật như vậy – 2
ngày sau nghe tin Hà hy sinh.


Những ngày ở tiểu đội, vì Hà ít tuổi nhất nên bao gìơ cũng được chị Tần, chị Cúc,
chị Nhỏ coi như em út. Việc nặng các chị giành lấy, không cho Hà làm. Chị Tần
hay vuốt tóc, tâm tình, động viên Hà những giây phút nhớ nhà, nhớ mẹ. Hà hay
nghĩ ngợi. Thỉnh thoảng ngồi một mình trầm tư, có khi thơ thẩn một mình, có khi
lại cặm cụi ghi nhật ký 17 mùa trăng, Hà thanh thản ra đi khi chưa hề vướng một
chút tơ lòng.
Võ Thị Hợi
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc, nơi có dãy
Hồng Lĩnh quanh năm mây vờn và ngôi chùa Hương cổ kính nằm ẩn mình trên
đỉnh núi, từ nhỏ, cô bé Hợi đã cảm thấy yêu quê hương, yêu ruộng đồng yêu những
người dân quê mộc mạc,” Một nắng hai sương”.
Hợi là con thứ 5 trong gia đình. Để giúp bố mẹ, hàng ngày Hợi dem bò đi ăn trên
những bãi cỏ gần chân núi cùng đám bạn bè trong xóm. Mỗi lần thôn xóm có lễ hội
gì, nhất là những ngày đón tết, Hợi thường cùng các bạn đội viên tập văn nghệ,
múa hát suốt đem. Hợi và đám bạn bè hay hát những bài hát về Đảng, về Đoàn
thanh niên, về Bác Hồ kính yêu.

Chị Võ Thị Hợi

Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Tính tình Hợi hiền
lành, tác phong nhanh nhẹn, tóc dài, nước da ngăm đen. sống trong tập thể TNXP,
Hợi nhanh chóng hoà nhập, chia ngọt sẻ bùi với chị em, nhất là chị em trong tiểu
đội A4 nơi tuyến lửa. Thi thoảng, Hợi mới có dịp về thăm nhà, thăm cha mẹ:” Bom
đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm
ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt
bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!”.

Bà Em - mẹ Hợi vừa thương con vừa cảm phục nghị lực đứa con gái trông bềngoài
hết sức hiền lành. Không cần nghe con kể, bà cũng hình dung đựơc cuộc sống của
con và đồng đọi ở nơi đó. Bà lựa lời khuyên con giữ gìn sức khoẻ để bình yên trở

về trong ngày thắng Mỹ. Bà đâu có ngờ đứa con gái bé bỏng ngoan hiền, khúc ruột
thứ 5 của bà đã vĩnh viễn không bao giờ trở về, góp một giọt máu đỏ tươi để tô
thắm lá cờ vẻ vang của dân tộc.

×