Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hạt cây móc mèo: Có phải “thần dược” chữa ung thư? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.32 KB, 5 trang )

Hạt cây móc mèo: Có phải “thần dược” chữa ung thư?
Thời gian vừa qua, nhiều người dân ở các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình…
nhất là ở tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là những người đang lâm bệnh ung
bướu thật sự quan tâm đến hạt cây móc mèo. Bởi không ít lời đồn thổi
đây là loại "thần dược" có khả năng cứu chữa căn bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, việc sử dụng các bộ phận của
cây móc mèo để chữa bệnh, khiến nhiều người bị ngộ độc, thậm chí tử
vong.
Vì mách bảo, rước họa vào thân
Theo sách Những cây
thuốc và vị thuốc Việt
Nam (của GS.TS Đỗ
Tất Lợi, Nhà xuất bản
Y Học, in năm 2003),
móc mèo có tên vuốt
hùm. Cây nhỡ leo, có
khi mọc rất dài. Cành
khỏe hình trụ, có nhiều
gai nhỏ hình nón. Lá
kép hai lần lông chim,
mọc so le. Hoa mọc
thành chùm ở trên
nách lá. Quả có nhiều
gai nhọn chứa hạt to
hình cầu. Hạt màu đen
Theo bệnh án của Bệnh viện K Trung ương, anh
N.V. (Thái Bình) nhập viện trong tình trạng vết
thương nơi khối u đau đớn, chảy mủ và đang bị hoại
tử. Nguyên do, anh bị khối u ở đùi, nghe theo mách
bảo của mọi người, chọc khối u cho chảy máu rồi
dùng hạt móc mèo giã nát đắp vào khối u đó, đồng


thời cũng dùng hạt móc mèo sắc với nước để uống hàng ngày. Chỉ sau 5
ngày, dùng "thần dược" này, bệnh không những không đỡ mà vết thương
làm anh đau đớn phát sốt, khối u ngày càng sưng, chảy mủ, có hiện tượng bị
hoại tử dần. Lo cho sức khỏe của anh, người nhà đưa anh tới viện K khám và
nhận được kết quả: u nang bào xơ ác tính đã di căn và phải cắt bỏ toàn bộ
chân…
Cũng như anh V., chị T.H. (Ninh Hòa – Khánh Hòa), bị ung thư vòm họng.
Do không chịu nổi những cơn đau nhức của bệnh nên khi có người mách
dùng hạt móc mèo khô, tán bột pha với nước uống hàng ngày, uống liên tục
trong 2 tháng bệnh sẽ khỏi, chị hồ hởi thực hiện theo với mong muốn bệnh
sẽ nhanh "tai qua nạn khỏi". Tuy nhiên, sau 10 ngày uống thứ hạt "thần
dược" đắng đến tê lưỡi này, sức khỏe của chị ngày càng xấu đi, cảm giác
mệt mỏi, nhức đầu hoa mắt, tim đập thình thịch có vẻ như không đều, người
luôn vã mồ hôi như tắm. Người nhà vội đưa chị đến cấp cứu tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh. Tại đây các bác sĩ kết luận, chị dùng quá liều thuốc từ hạt móc
mèo gây biến chứng loạn nhịp tim. Đây là loạn nhịp rất nguy hiểm, có thể
gây tử vong nếu bệnh nhân đến muộn.
Kết quả thống kê của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư (Bệnh viện K)
cho thấy, trong những năm gần đây nhiều trường hợp chỉ vì nghe theo tin
đồn thổi, uống và đắp thuốc của các thầy lang chữa ung thư dẫn đến các tai
xanh nhạt, có vỏ dày
và cứng. Cây mọc
hoang khắp nơi ở
nước ta, có khi được
trồng làm hàng rào.
biến như sẹo rúm ró, lở loét, di căn sâu không phải hiếm gặp. Thực tế, gần
như ngày nào bệnh viện K cũng phải xử lý một số trường hợp là nạn nhân
của những cách chữa không có cơ sở khoa học này. Bên cạnh đó, cũng theo
thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm qua đã có 22
trường hợp trẻ từ 5 – 15 tuổi bị ngộ độc do ăn hạt cây móc mèo, 5 trường

hợp đã tử vong trước hoặc sau khi đến viện 2 – 3 ngày.

Hạt và bột từ hạt quả móc mèo.
Có chữa được ung thư?
Theo GS.TS Trần Đình Long (Bệnh viện Nhi Trung ương), cây móc mèo
mọc dại khắp nơi ở Việt Nam. Người dân thường hay dùng các bộ phận của
cây: hạt, hoa, lá và thân để chữa bệnh mà không biết nó rất độc. Trong đó,
độc nhất là hạt và hoa. Nếu sử dụng nhiều có thể gây đột tử. Và việc sử dụng
hạt móc mèo chữa ung thư là nguy hiểm, không có cơ sở khoa học bởi đến
nay chưa có nghiên cứu nào cho rằng hạt móc mèo là "thần dược" chữa ung
thư.
Nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội bước đầu cho thấy, trong hạt móc
mèo có chứa chất sapronin. Chất này gây tan máu mạnh khiến người sau khi
ăn phải cảm thấy mệt, buồn nôn, vàng da, vàng mắt dẫn đến suy gan, suy
thận nặng, loạn nhịp tim, tán huyết và xuất huyết, có thể dẫn tới tử vong.
Điều đáng ngại nhất, hiện chưa có thuốc kháng độc đặc hiệu, việc điều trị
(lọc máu, thải độc, bảo tồn chức năng gan, chống đông máu….) mới chỉ
dừng lại ở mức độ hạn chế tiến triển xấu, chờ sự phục hồi do khả năng tự
thải độc của cơ thể.

Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc hạt quả móc mèo tại
Bệnh viện đa khoa Hòa Bình.
Còn theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền,
bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, chưa có công trình nghiên cứu
nào trong và ngoài nước chứng minh tác dụng trị được ung thư của móc
mèo. Hơn nữa, dược liệu chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian nên
cần phải thận trọng, nhất là khi chọc khối u ra để đắp có thể gây nhiễm
trùng, kích thích khối u phát triển nhanh hơn, dẫn đến nhiều hậu quả xấu.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc hạt móc mèo trị bệnh ung thư là không
có cơ sở khoa học. Do vậy, người dân phải thật cẩn trọng khi sử dụng,

không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó
rồi tự tiện sử dụng trong khi chưa biết trong toa ấy có chứa độc chất hay
không. Đặc biệt, cần thận trọng với các loại "thuốc gia truyền" không rõ
nguồn gốc xuất xứ, không tự tiện mua hay uống. Tốt nhất, khi có bệnh nên
đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị

×