Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những lưu ý để sống khỏe mỗi ngày pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.07 KB, 5 trang )

Những lưu ý để sống khỏe mỗi ngày
Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh đòi hỏi chúng ta phải
có một sức khỏe dẻo dai, dồi dào. Vậy đừng quên duy trì
những thói quen sau mỗi ngày nhé.

Buổi sáng thức dậy tập luyện 15 phút

Sau khi thức dậy, chỉ cần luyện tập 15 phút, không những “nạp
điện” cho cơ thể mà còn có thể “đốt cháy” calo thừa.

Bạn chỉ cần tiêu tốn 15 phút, làm động tác hít đất và nhảy dây, làm
cho nhịp tim tăng nhanh, như thế là đã đạt được hiệu quả lý tưởng.
Hoặc có thể nhìn vào gương và đấm về hướng đó 100 cái để cảm
thụ cái quá trình năng lượng được tích lũy.

Hình thành thói quen uống nước

Nếu thiếu nước, bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Buổi sáng thức dậy đầu tiên uống một cốc nước ấm để làm “vệ
sinh” cho nội tạng. Mỗi ngày ít nhất uống 1 lít nước.

Chú trọng bữa sáng

Nghiên cứu của Mỹ phát hiện, người không ăn sáng thường có cân
nặng quá chuẩn; thường xuyên ngáp, buồn ngủ, làm việc không có
tinh thần, không hào hứng. Người chú trọng bữa sáng lại tràn trề
sinh lực, chiều cao và cân nặng cũng rất đối xứng.

Bữa sáng kiểu Tây mạnh khỏe và dinh dưỡng nhất là: 2 miếng
bánh mỳ 100% từ lúa mạch, một miếng cá hồi hun khói và 1 quả


cà chua. Bánh mỳ toàn mạch hàm chứa phong phú cacbohydrate và
chất xơ; cà chua có lợi cho sự phát triển của xương và bảo vệ sức
khỏe, đồng thời rất tốt cho việc phòng tránh bệnh tiền liệt tuyến;
chất protein và acid béo omega-3 rất phong phú ở trong cá hồi lại
càng có ích cho cơ thể.

Bữa phụ lúc 10 giờ

Dù đã có một bữa sáng đầy đủ chất nhưng đến 10 giờ thì năng
lượng đã tiêu hao gần hết rồi. Nếu bạn muốn những giờ của ngày
còn lại vẫn tràn đầy sinh lực như vừa mới “nạp điện” thì lúc này
cần phải ăn thêm bữa phụ. Một thanh socola hoặc một “cây gậy
năng lượng”, mấy miếng bánh quy đều giúp chúng ta bổ sung thêm
năng lượng, đồng thời tránh được ăn nhiều uống nhiều vào bữa
trưa.

Lắng nghe và thấu hiểu

Tính cách cũng liên quan với tình trạng mệt mỏi. Một nghiên cứu
của Hà Lan chỉ rõ, người hay ngại ngùng, nội tâm thì càng dễ cảm
thấy mệt mỏi khi làm việc. Còn người hướng ngoại thì sung sức
nhờ luôn hứng thú, yêu đời; biết “xả” những việc không vui, áp lực
và buồn phiền.

Ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi không đúng, đi đứng nghiêng ngả, rụt vai ưỡn bụng…
là những biểu hiện thiếu hụt năng lượng.

Ngồi văn phòng liền 7-8 tiếng, nếu không giữ tư thế ngay ngắn thì

sẽ càng làm cho chúng ta mệt mỏi. Bất luận là đứng hay ngồi đều
nên hóp bụng, thẳng lưng, thư giãn hai vai, đầu hơi ngẩng.

Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi

Những khó khăn chỉ là nhất thời, hãy bỏ mọi việc sang một bên,
nghỉ ngơi thư giãn như đi ra ngoài uống trà, thư giãn gân cốt, đầu
óc, sau đó lại làm tiếp.

Khi mệt thở không ra hơi thì nên hít vào một hơi dài (đếm 3 lần),
sau đó thở mạnh ra (đếm 6 lần), hoặc xem mấy cuốn họa báo, chơi
game, tìm ai đó chia sẻ …

Đứng dậy nghe điện thoại

Đứng dậy nghe điện thoại, nhân cơ hội này thư giãn gân cốt, vừa
hít thở sâu để đưa ôxy lên đại não. Động tác đơn giản này sẽ làm
cho chúng ta tràn trề sinh lực trong vòng suốt mấy tiếng đồng hồ.

Ngoài ra hát to lên khi tắm cũng thúc đẩy cơ thể giải phóng
endorphins, từ đó sản sinh ra cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, giảm
nhẹ áp lực. Tâm trạng chúng ta càng tệ thì chúng ta lại càng phải
hát to, bất luận là bạn hát hay hoặc đúng nhạc hay không

×