Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những vùng đất độc hại nhất thế giới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.05 KB, 5 trang )

Những vùng đất độc hại nhất thế giới
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sự phá hoại của chính con người
hoặc do những thảm họa xảy ra ngoài ý muốn, một số vùng đất trên thế
giới đã biến thành những vùng đất chết hoặc tiềm ẩn những hiểm nguy
đối với sức khỏe và tính mạng những người đặt chân lên nó. Qua nghiên
cứu, giới khoa học đã xác định một số vùng đất được coi là những điểm
đến đáng sợ nhất thế giới.
Karachay – Nga
Là một vùng hồ nhỏ nằm ở trên núi Ural phía Tây nước Nga. Karachay được
xem là nơi tập trung của nguồn chất thải hạt nhân lớn của nước Nga và là
một trong những nơi ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên trái đất. Vào khoảng
đầu những năm 1950, thời còn tồn tại Liên bang Xô viết, khu hồ Karachay
đã trở thành nơi tập trung của nguồn chất thải phóng xạ từ Mayak – nơi
được coi là kho chứa và xử lý chất thải hạt nhân ở Ozyorsk. Sau nhiều năm
theo dõi và nghiên cứu, Tổ chức Quan sát quốc tế đã xác định được đây là
một trong những điểm ô nhiễm nguy hiểm nhất trên trái đất. Mức phóng xạ
trong hồ cao tới 4,44 exabequerels (Ebq) với 3,6 Ebq Caesium -137 và 0,74
Ebq strontium -90 – một mức đáng báo động. Trong khi đó, mức phóng xạ
đo được sau thảm họa Chernobyl vào khoảng 5 – 12 Ebq.


Hồ Karachay – Nga.
Vùng biển Aral – Kazakhstan
Vùng biển có tên gọi Aral nằm ở khu vực tiếp giáp giữa hai quốc gia
Kazakhstan và Uzbekistan được xem là một trong bốn vùng biển hồ lớn nhất
thế giới. Tuy nhiên đến năm 2007, biển hồ Aral Sea đã cạn khô nước và chỉ
còn tồn tại khoảng 10% so với diện tích gốc. Sự khô cạn của biển hồ Aral
Sea đã khiến cho hệ sinh thái trong khu vực này bị huỷ hoại nghiêm trọng,
đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống quanh vùng hồ.
Song vấn đề nghiêm trọng hơn cả là sự ô nhiễm do hoá chất từ các cuộc thử
nghiệm vũ khí hạt nhân, sự phát triển của ngành công nghiệp nặng, thuốc trừ


sâu và phân bón mang lại. Người dân trong vùng thường xuyên sống trong
cảnh thiếu nước sạch, đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, viêm phổi và nhiều
bệnh tật nguy hiểm khác có tỉ lệ tử vong cao. Nước ở đây không chỉ có nồng
độ chất độc cao mà còn có nồng độ muối cao gấp 4 lần nước biển.


Vùng biển Aral – Kazakhstan.
Staten Island – Mỹ
Là một thị trấn thuộc thành phố New York, Mỹ, State Island là nơi sinh sống
của gần nửa triệu người dân nghèo thành thị. Năm 1947, toàn bộ rác thải của
thành phố New York được chuyển về Fresh kills thuộc phía Tây State
Island, biến nơi này thành một khu rác thải lớn của thành phố. Trong suốt
nửa cuối thế kỷ 20, lượng rác thải tập trung về đây đã lớn đến 440 hecta với
lượng rác cao tới 25m (thậm chí vượt cả chiều cao của tượng Nữ thần Tự
do). Trong suốt hàng thập kỷ, bãi rác thải khổng lồ tại State Island đã trở
thành nơi trú ngụ của những loài chuột mang mầm bệnh, chó, mèo hoang…
Vào ngày 22/3/2001, Tổ chức Bảo vệ môi trường của Mỹ kêu gọi đóng cửa
Fresh kills và kêu gọi đầu tư để xây dựng nơi đây. Tuy nhiên, để dọn sạch
lượng rác thải khổng lồ này là điều không tưởng và State Island vẫn được
xem là một trong những điểm đến đáng sợ của nước Mỹ.
Sông Yamuna
Là một dòng sông chảy từ vùng núi Yamunotri thuộc dãy thấp Himalayas
của Ấn Độ, dòng sông Yamuna là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho gần 57
triệu người dân nơi đây. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm của dòng sông đang
biến Yamuna trở thành một trong những nguồn chứa rác thải và chất độc lớn
của Ấn Độ. Ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu, phân hoá học, rác thải và chất thải
công nghiệp đã biến dòng sông thành mối hiểm họa đối với sức khoẻ của
người dân sống trong lưu vực dòng Yamuna.
La Oroya – Peru
Là một thị trấn với nghề chính là khai mỏ và nấu quặng nằm ở dãy Andes

thuộc Peru. Kể từ năm 1922, La Oroya đã được biết đến là nơi có điều kiện
môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Người già và trẻ nhỏ
trong vùng hầu hết đều bị mắc các bệnh về hô hấp do tiếp xúc với nguồn khí
độc hại và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do quá trình khai quặng.
Kabwe – Zambia
Là một mỏ khai khoáng nằm ở Zambia, là một trong những điểm đến tồi tệ
nhất trên thế giới không chỉ bởi tình trạng ô nhiễm nặng nề – hậu quả của
quá trình khai thác mỏ của người dân địa phương, mà còn là nơi tiềm ẩn
nhiều mối đe dọa đối với sức khoẻ do ảnh hưởng từ quá trình khai thác chì,
kẽm, bạc, mangan, cadmium, vanadium và titanium. Các chất hoá học độc
hại này cũng ảnh hưởng tới đất đai và cây trồng khiến cho mùa màng thất
thu, người dân đói kém. Ngoài ra, trẻ em trong vùng còn bị nhiễm chì trong
máu. Gần 210.000 dân của khu vực này đứng trước những nguy cơ bị hủy
hoại về sức khỏe.


Kabwe – Zambia.
Dzerzhinsk
Nằm ở vùng Nizhy Novgorold Oblast, nước Nga bên cạnh dòng sông Oka
và cách thủ đô Matxcơva 250 dặm. Dzerzhinsk là nơi duy nhất trên trái đất
có tỉ lệ chết cao hơn tỉ lệ sinh. Năm 2003, tỉ lệ tử vong ở Dzerzhinsk cao hơn
tỉ lệ sinh trung bình khoảng 260%. Đây cũng được xem là điểm đến nguy
hiểm nhất trên thế giới được ghi lại trong kỷ lục thế giới Guinness.
Dzerzhinsk hiện là nơi tập trung của xấp xỉ gần 300.000 tấn chất thải hoá
học được thải ra từ những năm 1930 – 1998. Năm 2007, Viện Hoá học
Blacksmith phát hiện ra rằng, tuổi thọ của người dân sống trong khu vực này
rất thấp, ở phụ nữ là khoảng 47 tuổi, nam giới là 42 tuổi.
Fukushima – Nhật Bản
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra hồi tháng 3/2011, vụ
nổ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại tỉnh Fukushima Nhật Bản đã biến

toàn bộ khu vực này thành một trong những điểm đến nguy hiểm do tác
động của phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện. Hàng triệu người dân sống
trong vùng bán kính 20km quanh nơi xảy ra thảm họa hạt nhân đã phải sơ
tán tới vùng an toàn nhằm tránh ảnh hưởng của bụi phóng xạ. Theo dự báo,
ảnh hưởng của phóng xạ sau vụ nổ Nhà máy điện nguyên tử Fukushima sẽ
phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục trở lại.

×