Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những điều cần biết về nấm ăn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.07 KB, 4 trang )

Những điều cần biết
về nấm ăn
Sau những ngày Tết, các món ăn làm từ thịt
trở nên “bão hòa”, nhiều bà nội trợ chuyển
hướng sang mua các loại rau củ.



Trong đó, nấm là thực phẩm được ưu tiên lựa
chọn. Nấm có thể dùng làm món mặn, xào, thậm
chí dùng để nấu canh tương tự thịt cá. Nấm cũng
là một thực phẩm cung cấp chất đạm tốt không
kém đạm động vật.
Có nhiều loại nấm khác nhau được sử dụng với
nhiều mục đích như làm thức ăn tươi, làm thuốc,
công nghiệp thực phẩm, làm tế bào mầm…
Nấm ăn được xếp vào nhóm chất đạm vì rất giàu
đạm và là loại đạm thực vật với nhiều acid amin
thiết yếu. Lượng tinh bột trong nấm không cao
nên không làm tăng năng lượng khẩu phần,
chậm làm tăng đường huyết, vì vậy rất tốt cho
người mắc bệnh tiểu đường. Nấm chứa các
vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B7, B12,
vitamin C, vitamin D, E, K và beta caroten. Nấm
là loại thực phẩm thực vật duy nhất chứa
vitamin B12 (B12 thường chỉ có ở thực phẩm
động vật, do đó người ăn chay thường bị thiếu
B12).
Chỉ cần 3g nấm là cung cấp đủ nhu cầu B12
khuyến cáo hàng ngày. Những người ăn chay
trường nên sử dụng thường xuyên thực phẩm


này. 100g nấm tươi cung cấp hơn 1/4 nhu cầu
vitamin B3 hàng ngày ở người trưởng thành.
Đặc biệt nấm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng
thiết yếu như sắt, phosphorus, magnesium,
potassium (kali), selenium mà các thức ăn chế
biến công nghiệp thường thiếu. Hơn nữa, nấm
chứa ít chất béo lại không có cholesterol, lượng
natri thấp, nhiều chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại nấm có độc tố
rất mạnh có thể gây rối loạn chức năng cơ thể
nặng nề và tử vong nhanh chóng. Vì vậy, chỉ
nên mua dùng những loại nấm quen thuộc như
nấm mèo (mộc nhĩ), nấm rơm, nấm đông cô,
nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm tuyết, nấm
linh chi, nấm mỡ… Các loại nấm độc thường có
màu sắc sặc sỡ, hoặc có hình dáng lạ… không
nên sử dụng.

×