M
ục I. Lý lịch dân sự của cá nhân
TOP
Lý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: họ và tên, hộ
tịch, và nơi cư trú.
I. Họ và tên
Khái niệm. Họ và tên là danh xưng bắt buộc mà một cá
nhân phải có để phân biệt với những những cá nhân khác, nhất
là khi được xướng lên ở nơi công cộng. Họ và tên bao gồm hai
phần: họ, để chỉ định nguồn gốc gia đình; tên (đúng ra là tên và
chữ lót hoặc tên đệm), để chỉ định một người không phải là một
người khác. Tất nhiên, chỉ họ và tên thôi chưa đủ để phân biệt
các cá nhân trong tất cả mọi trường hợp; nhưng rõ ràng, trong
hầu hết các quá trình giao tiếp phổ thông, họ và tên là công cụ
phân biệt hữu hiệu nhất.
Họ và tên khác với bí danh, bút danh. Bất kỳ người nào
cũng phải có họ và tên, trong khi không phải ai cũng có bí danh,
bút danh. Hơn nữa việc đặt họ và tên chịu sự chi phối của các
quy tắc được ghi nhận cả trong luật và trong tục lệ, và được đăng
ký bắt buộc trong các chứng thư hộ tịch; trong khi việc đặt bí
danh, bút danh thường chỉ cần tuân theo các tập quán vùng hoặc
nghề nghiệp, không được ghi trong chứng thư khai sinh, và
không bắt buộc ghi trong các chứng thư hộ tịch khác. Bí danh,
bút danh trong luật Việt Nam cũng có thể được bảo vệ, trong
trường hợp người có bí danh, bút danh bị thiệt hại do việc sử
dụng bí danh, bút danh của người khác gây ra (BLDS Điều 28
khoản 3).
Ta xem xét hai vấn đề chính: đặt họ và tên; thay đổi họ và tên.
A. Đặt họ và tên
Đặt họ và tên là một quyền đồng thời là một nghĩa vụ đối với mỗi
cá nhân. Việc đặt tên chịu sự chi phối của những nguyên tắc
riêng so với việc đặt họ.
1. Quyền được đặt họ và tên
Mỗi người có quyền có họ và tên. Nguyên tắc này được chính
thức thừa nhận trong luật viết (BLDS Ðiều 28 khoản 1). Quyền có
họ và tên được hiểu như quyền được gọi, được xưng hô, quyền
tự xưng bằng họ và tên, trong quan hệ với người khác. Tương
ứng với quyền có họ và tên, mỗi người có nghĩa vụ có họ và tên:
Nghĩa vụ có họ và tên được xác lập trong mối quan hệ giữa cá
nhân và Nhà nước: cá nhân phải có họ và tên, vì điều đó cần
thiết cho việc quản lý dân cư, cho việc quản lý hộ tịch và lý lịch tư
pháp của cá nhân.
Không chỉ có quyền có họ và tên, mỗi người còn có quyền đối với
họ và tên của mình. Trong chừng mực nào đó, quyền đối với họ
và tên có những đặc điểm của quyền sở hữu1[1]: người có một
họ và tên có thể yêu cầu được bảo vệ, trong trường hợp họ và
tên của mình bị một người khác sử dụng. Họ và tên còn được
bảo vệ như những giá trị tinh thần: người có một họ và tên có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp họ và tên
của mình bị bôi nhọ.
Sử dụng họ và tên. Theo BLDS Ðiều 28 khoản 2, cá nhân xác
lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thực ra, cá
nhân có nghĩa vụ sử dụng họ và tên thật của mình không chỉ
trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ được
phép sử dụng họ và tên khác, không phải là họ và tên được ghi
1[1] Nhưng khác với quyền sở hữu, quyền đối với họ và tên không thể chuyển nhượng và không mất đi do thời hiệu.
trong chứng thư khai sinh, trong những trường hợp mà luật
không cấm. Ðặc biệt, họ và tên thật phải được sử dụng trong các
giấy tờ giao dịch với cơ quan Nhà nước.
Song, nguyên tắc sử dụng họ và tên thật, được thiết lập như trên,
không cứng nhắc. Tục lệ Việt Nam thừa nhận rằng người phụ nữ
có chồng sẽ mang họ và tên chồng trong quan hệ với người
ngoài gia đình. Tục lệ này có nguồn gốc trong chế độ phụ quyền
áp dụng đối với gia đình Việt Nam cổ xưa: người cha trong gia
đình là người duy nhất có quyền đại diện cho gia đình trước
người thứ ba. Tục lệ hiện đại không còn coi việc người vợ mang
tên chồng như là một nghĩa vụ, nhưng tiếp tục thừa nhận quyền
của người vợ sử dụng tên chồng trong các giao dịch xác lập với
người ngoài gia đình. Có trường hợp người vợ mang tên chồng