Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng tránh nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và người lớn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.52 KB, 5 trang )

Phòng tránh nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và người
lớn.
Nhiễm giun đường ruột là bệnh khá phổ biến ở các
nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Riêng nước ta, ước tính trên toàn quốc có
đến 75% mắc bệnh giun sán, trong đó trẻ em là đối
tượng dễ bị nhiễm hơn cả và nguy cơ nhiễm cùng lúc
nhiều loại giun là rất cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị nhiễm giun đường ruột
thường có dấu hiệu chậm lên cân, không tăng trưởng về
chiều cao, suy dinh dưỡng, thiếu máu và chỉ số thông minh
cũng thấp hơn so với những trẻ bình thường.

GIUN VÀ TÁC HẠI CỦA GIUN
Bệnh giun đường ruột gây ra tác hại không nhỏ cho con
người và đang là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng
đồng. Mức độ tổn thương do giun đường ruột nặng hay nhẹ
tùy thuộc vào loài giun ký sinh, số lượng giun nhiễm, khả
năng chiếm thức ăn và gây độc của chúng… và với 4 loài
giun thường gặp, biến chứng và mức độ nguy hiểm cũng
mang một mức độ nhất định:
Giun đũa trưởng thành sống ở ruột non, ăn những chất chứa
dinh dưỡng có trong ruột non, nhất là các chất glycogen
gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn là
các biến chứng như tắc ruột, viêm ruột, thủng ruột, viêm
tắc đường mật, tạo sỏi mật, áp-xe gan hoặc giun chui vào
các khoang rỗng.
Giun tóc sống ở ruột già, hút máu để sống và gây tổn
thương niêm mạc, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Nếu
nhiễm nhiều sẽ rối loạn giấc ngủ, nhiễm giun tóc kéo dài sẽ
dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí gây thiếu máu.



Giun móc sống ở tá tràng, phần đầu của ruột non và hút
máu để sống. Khi hút máu, giun móc tiết ra chất làm chậm
đông máu, dẫn đến tình trạng mất máu và gây thiếu máu
nghiêm trọng nếu nhiễm giun móc kéo dài. Trẻ em bị
nhiễm giun móc sẽ bị còi cọc, chậm lớn, phụ nữ có thai dễ
bị sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Giun kim trưởng thành sống chủ yếu ở đoạn cuối ruột non
và ruột già, đẻ trứng ở nếp kẻ hậu môn. Không chỉ hấp thu
thức ăn có trong ruột người, giun kim cái thường bò rìa hậu
môn đẻ trứng gây ra các triệu chứng như ngứa và nhột ở
hậu môn ban đêm khiến cho trẻ bứt rứt, mất ngủ, quấy khóc
vào ban đêm.

Chu trình tái nhiểm giun giữa môi trường xung quanh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu có
khoảng một tỉ người nhiễm giun đũa, 500 triệu người giun
tóc, 900 triệu người nhiễm giun móc… trong đó, Việt Nam
thuộc nhóm các nước có tỉ lệ nhiễm giun cao, nhất là trẻ
em. Chỉ tính riêng Hà Nội đã có tới 6,64%-7,38% tỷ lệ học
sinh mầm non nhiễm giun và với những vùng chuyên canh
rau màu, tỉ lệ này còn lên đến 70% ở người lớn, 4,8% ở trẻ
em.
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT
Để giúp cho trẻ khỏe mạnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ
nhiễm giun cao, một trong những điều cần làm là tẩy giun
định kỳ không chỉ cho từng cá nhân mà cho cả tập thể như
các thành viên trong gia đình, tập thể học sinh trong lớp,
đặc biệt đối với các trẻ ở độ tuổi mầm non thường sinh hoạt
chung với nhau. Theo khuyến cáo của WHO thì hoạt chất

mebendazole 500mg thích hợp cho việc tẩy giun định kỳ và
hàng loạt, được chỉ định sử dụng khi nhiễm một hoặc nhiều
loại giun như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim… và
nên có thể sử dụng cho trẻ em 12-24 tháng tuổi. Hiện nay
có thể dễ dàng tìm thấy thuốc tẩy giun chứa mebendazole
500mg với nhiều hương vị khác nhau, đặc biệt rất thích hợp
với trẻ nhỏ (vị ngọt hương trái cây, vị ngọt hương sô-cô-la
hoặc loại không hương vị), giúp cả nhà tẩy giun định kỳ
đồng loạt và dễ dàng.
Để việc tẩy giun và phòng ngừa nhiễm giun đạt hiệu quả
cao và lâu dài thì công tác truyền thông giáo dục nhằm
nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh giun đường ruột
(rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, sau khi đi tiêu, trước
và sau khi ăn, nên ăn chín uống sôi, v.v…) và đưa công tác
phòng chống bệnh giun sán vào các chương trình sức khỏe
cộng đồng của ngành y tế để mọi người, mọi gia đình đều
có ý thức phòng tránh nhiễm giun cũng giữ vai trò quan
trọng không kém

×