TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giảng viên: TS Lê Văn Thai
CHƯƠNG 5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM; VỀ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN,
VÌ DÂN
Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng cộng sản Việt Nam;
về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Tư tưởng
Hồ Chí Minh
về
Đảng
cộng sản
Việt Nam
Tư tưởng
Hồ Chí Minh
về xây dựng
nhà nước
của dân,
do dân, vì dân
Vận dụng vào công cuộc
đổi mới hiện nay
I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân
Quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức
Từ thực tiễn phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Cách mạng "trước hết phải có đảng cách mệnh để trong
thì vận động quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp
bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công "
Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình xã hội Việt Nam,
Thấy rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân,
Đảng là
"đội tiền phong dũng cảm, bộ tham mưu sáng suốt",
"tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân",
"trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân,
của dân tộc",
Mọi hoạt động của Đảng đều hướng vào mục tiêu độc
lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, ấm no hạnh phúc cho mỗi
người, xây dựng đất nước giàu mạnh, đi lên CNXH, sống hoà
bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc khác.
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước
Theo nguyên lý chung: Đảng cộng sản là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào
công nhân.
Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến
Phong trào yêu nước Việt Nam lôi cuốn mọi tầng
lớp, mọi giai cấp tham gia.
Từ yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ
giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp là con đường
Bác Hồ và mọi người Việt Nam yêu nước đã đi.
Chủ nghĩa
Mác-Lênin
Đảng
CSVN
ra đời
Phong
trào
yêu
nước
Phong
trào
công
nhân
Sơ đồ Quy luật ra đời của Đảng CSVN
Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ nghĩa
Mác – Lênin được truyền bá vào phong trào công
nhân, đồng thời vào phong trào yêu nước của các tầng
lớp nhân dân. Giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp
trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin dẫn đến sự thành
lập Đảng.
Nắm vững quy luật ra đời của Đảng, chúng ta
thấy rõ hai khía cạnh liên quan, gắn bó ở Hồ Chí
Minh:
Một là, phải nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác
– Lênin;
Hai là, phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng
Việt Nam để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin
1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam - “Đảng của giai cấp
công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam”
Quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của dân tộc cơ bản là thống nhất.
"Chính vì Đảng là Đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân
tộc Việt Nam"
Luận điểm đó định hướng cho việc xây dựng
Đảng thành một Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy rõ mọi người dân
Việt Nam đều tự thừa nhận Đảng là Đảng của mình, tự
hào và thấy có trách nhiệm trong việc xây dựng Đảng.
Khi nói Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
của dân tộc, chúng ta cần khẳng định bản chất
giai cấp của Đảng. Đó là bản chất giai cấp công
nhân.
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể
hiện:
Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác
- Lênin
Mục tiêu của Đảng: vì độc lập dân tộc và
CNXH
Tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới
1.4. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin "làm cốt".
Theo Hồ Chí Minh,
"Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận
động "
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghia làm cốt”
“ Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lênin ”
Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng lưu ý:
Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin là nắm tinh thần của chủ
nghĩa Mác - Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm, phương
pháp, biết vận dụng c.n. Mác - Lênin.
1.5. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật
trung thành của nhân dân. Đảng phải thường xuyên
chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
với dân
Đảng được nhân dân thừa nhận là đảng duy nhất có
vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đảng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đảng
không có lợi ích gì ngoài lợi ích của giai cấp, của dân
tộc.
Ngày nay, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Phải coi
xây dựng Đảng là then chốt, đảm bảo cho Đảng ngang
tầm với nhiệm vụ cách mạng.
1.6. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
Sứ mạng lịch sử của Đảng là to lớn
Lịch sử đấu tranh của Đảng rất vẻ vang
Uy tín của Đảng trong nhân dân rất cao
Để mãi mãi xứng đáng là một Đảng cách mạng chân
chính, Đảng luôn luôn tự chỉnh đốn, tự đổi mới, ra sức
làm tốt công tác xây dựng Đảng.
Nội dung chỉnh đốn, đổi mới Đảng:
Đảng phải trong sạch, vững mạnh về ba mặt chính
trị, tư tưởng, tổ chức.
Đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực
Hệ thống tổ chức Đảng phải chặt chẽ
Tập thể lãnh
đạo,cá nhân
phụ trách
Tâp trung
dân chủ
Đoàn kết
thống nhất
Kỉ luật
nghiêm minh
tự giác
Tự phê bình
và phê bình
Những nguyên tắc xây dựng Đảng
Người chỉ rõ:
Sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu mọi tác
động ảnh hưởng của xã hội,
Phải học cái tốt, phát huy mặt tốt
Phải lọc bỏ cái xấu,
Phải rèn luyện tu dưỡng thường xuyên
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người thấy rõ hai mặt
của quyền lực
một mặt quyền lực tạo sức mạnh to lơn để thực hiện
nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
mặt khác quyền lực là điều kiện dẫn đến tha hoá, biến
chất cán bộ, nếu không tu dưỡng rèn luyện tốt
"Một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng
dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân".
Nhà nước
của dân,
do dân,
vì dân
Nhà nước
mang bản
chất GCCN
có tính nhân
dân và tính
dân tộc
Nhà nước
pháp
quyền có
hiệu lực
pháp lý
mạnh mẽ
Xây dựng
nhà nước
trong sạch
vững
mạnh, có
hiệu quả
Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước
Sơ đồ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân,
do dân, vì dân
Vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chổ nó thuộc
về ai, phục vụ quyền lợi cho ai
Theo Hồ Chí Minh,
Nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân:
Mọi quyền bính là của toàn thể nhân dân
Nhân dân uỷ quyền cho các đại diện được bầu
Nhân dân có quyền miễn nhiệm nếu đại biểu
không thực hiện tốt nhiệm vụ.
Nhà nước của chúng ta là nhà nước do dân:
Nhân dân đấu tranh giành chính quyền;
Nhân dân xây dựng nên chính quyền;
Nhân dân ủng hộ, giúp đỡ nhà nước;
Nhân dân góp ý phê bình, xây dựng nhà nước.
Nhà nước của chúng ta là nhà nước vì dân:
Nhà nước phục vụ lợi ích cho nhân dân;
Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là
“công bộc” của dân, phải thực hiện:
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh
Cán bộ nhà nước vừa là người dẫn đường, vừa là người
đầy tớ của nhân dân
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản
chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân
tộc của nhà nước
a) Nhà nước là thành tố cơ bản của hệ thống chính trị.
Nó luôn mang bản chất giai cấp
Khi nói nhà nước của dân, do dân, vì dân không
có nghĩa là nhà nước phi giai cấp.
"Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân
dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp
công nhân lãnh đạo".
Như vậy, nhà nước của ta mang bản chất giai cấp
công nhân.
Bản chất giai câp công nhân của nhà nước thể
hiện:
Do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,
Tính định hướng lên chủ nghĩa xã hội,
Nguyên tắc tổ chức cơ bản là tập trung dân
chủ
Lưu ý:
Nói Nhà nước dân chủ, nhưng Người
không ngại khẳng định mặt chuyên chính của
Nhà nước.
b) Bản chất giai cấp của Nhà nước thống nhất với tính
nhân dân, tính dân tộc
Vì:
Lợi ích giai cấp thống nhất với lợi ích dân tộc
Có giải phóng dân tộc mới giải phóng giai cấp
triệt để.
Thể hiện:
+ Nhà nước ta ra đời là thành quả đấu tranh cách mạng
của mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều thế hệ
+ Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích
của dân tộc làm nền tảng.
+ Vừa ra đời, nhà nước đã tổ chức cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện để bảo vệ thành quả cách mạng.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp
quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
a) Theo Hồ Chí Minh, một nhà nước có hiệu lực pháp
lý là một nhà nước hợp hiến
Ngay sau ngày tuyên bố độc lập (3/9/1945), Bác Hồ
đã nhấn mạnh "Chúng ta phải có một hiến pháp dân
chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng
hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu".
Ngày 20/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập
Uỷ ban dự thảo hiến pháp.
Trong hoàn cảnh rất khó khăn, cuộc tổng tuyển cử
được tién hành khá sớm (6/1/1946).
b) Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản
lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu
lực trong thực tế
Ngay từ năm 1919, Nguyễn ái Quốc đã đòi TD Pháp phải
bãi bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh mà thay thế bằng các đạo
luật.
Người có công lớn trong việc xây dựng hệ thống pháp luật.
Người hết sức chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ
chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, xây dựng cơ chế
kiểm tra, giám sát việc thi hành đó.
Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích
nhân dân phê bình, giám sát công việc của CP.
c) Để xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực, Hồ Chí
Minh chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng
một đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước
Tiêu chuẩn cơ bản của công chức nhà nước:
Cán bộ Nhà nước phải có trình độ văn hoá, am hiểu pháp
luật, phải biết quản lý nhà nước
(Người đã khéo tuyển chọn, dào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
đặt ra quy chế công chức Nhà nước )
Cán bộ Nhà nước phải có đạo đức cần kiệm, liêm, chính, có
tinh thần phục vụ nhân dân
Theo Người, cán bộ dù có năng lực đến đâu mà không
đủ phẩm chất thì không thể dùng được