Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề thi hết môn làm việc nhóm Học viện CNBCVT PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.98 KB, 9 trang )



1

Mục Lục

Lời cám ơn 2
Câu 1: Viết một bài trình bày về những kinh nghiệm mà bạn đã thu nhận được thông qua môn học Kỹ
năng làm việc nhóm. Trong thực tế, bạn làm gì để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của bản thân. 3
Câu 2: Mục tiêu và động lực có ý nghĩa như thế nào trong sự thành công của mỗi người? Liên hệ với
bản thân. 6
Tài liệu tham khảo 9






















2
Lời cám ơn
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Hải Hoàn là người đã tận tình
dạy em trong thời gian vừa qua. Cô đã truyền tải cho em nhiều kiến thức bổ ích. Giúp
em có thêm nhiều kiến thức về làm việc nhóm. Biết đặt mục tiêu cho bản thân để dẫn
tới thành công trong cuộc sống.
Em xin cảm ơn đến Học Viện CNBCVT, nhà trường đã tạo điều kiện cho em
học một môn học bổ ích. Môn học này sẽ giúp em áp dụng vào trong cuộc sống, trong
học tập.
Sinh viên
Lê Thị Thúy





















3
Câu 1: Viết một bài trình bày về những kinh nghiệm mà bạn đã thu nhận được
thông qua môn học Kỹ năng làm việc nhóm. Trong thực tế, bạn làm gì để rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm của bản thân.
Trả lời:
Bất cứ một hoạt động nào đó của con người đều phải tham gia vào một cộng
đồng, một nhóm người. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng. Nhóm là một
tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, có quy tắc chung chi phối lẫn
nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu chung của
cả nhóm.
Có thể kỹ năng làm việc nhóm đã được hình thành một chút trong cuộc sống
của em. Sau khi được học môn học Kỹ năng làm việc nhóm em lại càng hiểu hơn
nhóm là gì? như thế nào là kỹ năng làm việc nhóm? Và kỹ năng làm việc nhóm quan
trọng như thế nào?



Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một
nhóm nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cả các thành
viên. Nếu bạn ra ngoài chơi, bạn ngồi cạnh một nhóm người, mỗi người làm một việc
như: người đọc sách, người nghe nhạc, hai người chuyện trò tán ngẫu thì đấy không
phải là một nhóm người. Đó chỉ là một quần thể người hội tụ lại với nhau tại một


4
điểm. Có thể nhận thấy nghe một nhóm gần nhất và quen thuộc với mỗi chúng ta đó
chính là nhóm gia đình. Nhóm này ít bạn nào biết vì gia đình rất thân thuộc, mọi người

ít để ý. Nhưng đây lại là một nhóm bao gồm các thành viên trong gia đình, các thành
viên sống cùng nhau, làm việc và hòa hợp với nhau để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Khi làm việc nhóm có 7 lợi ích:
 Thỏa mãn nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của mỗi thành viên (khi họ
đứng một mình khó mà thẻ hiện được).
 Cái “tôi” cá nhân bị phá vỡ, sự thân thiện và cởi mở được thúc đẩy.
 Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều cơ hội phát triển.
 Môi trường hào hứng khởi và giàu động lực.
 Công việc được thực hiện tốt hơn vì có kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn, khả
năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
 Luôn sẵn sàng phản ứng trước những thay đổi và nguy cơ rủi ro.
 Chia sẻ trách nhiệm công việc và cam kết vì mục tiêu chung của cả nhóm. Ủy
thác công việc hiệu quả.



Sau khi học về lý thuyết, chúng em còn được thực hành bằng cách cô giáo chia


5
nhóm cho chúng em để chúng em làm quen với nhóm mới. Em được tham gia với các
bạn của lớp khác. Ban đầu em có cảm giác không tự lắm và ngại giao tiếp. Qua nhiều
buổi học, nhiều trò chơi cô giáo hướng chúng em. Em có nhiều động lực hơn khi học
tập, em tham gia hoạt động với nhóm sôi nổi hơn. Các bạn nhóm em luôn luôn cố gắng
đoàn kết với nhau, đưa ra nhiều ý tưởng để giành chiến thắng với các nhóm khác trong
lớp. Để xây dựng một nhóm tốt thì mọi người trong nhóm cần xác định mục tiêu,
nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Mỗi một trò chơi thì chúng em luôn phải hoàn thành
nhanh, mọi người xác định mục tiêu chính xác của trò chơi đấy. Sau đó trưởng nhóm
sẽ giải thích cụ thể cho các thành viên cho nhóm. Phân công công việc cho các thành
viên. Mỗi thành viên đều phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn phải

cộng tác với các thành viên khác để hoạt động nhóm được hiểu quả hơn. Sau khi kết
thúc môn kỹ năng làm việc nhóm em học được rất nhiều kiến thức bổ ích. Em biết
cách lắng nghe ý kiến mọi người, đưa ra ý kiến của mọi. Sau đó sẽ chia sẻ với nhau
xem ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai để hiểu sau thêm về vấn đề. Thông qua môn học
này, em còn học được cách giao tiếp tự tin trước đám đông. Có khả năng nói trước
đám đông và giữ được bình tĩnh.
Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì động lực làm việc cũng là một trong những
yếu tố quan trọng. Động lực chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy
sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất
định. Một nhân viên có động lực làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức
lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.
 Cách thức để tạo ra động lực: là phải tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi
người. Tạo ra các hoạt động cho con người nhằm đáp ứng nhu cầu cấp
thiết đó. Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu. Nếu trình độ tư duy và
hành động còn thấp, cần nâng cao trình độ. Mỗi hoạt động phải có cơ
chế ràng buộc rõ ràng về mức độ tham gia đóng góp và hưởng thụ.
 Một số cách giữ cho nhóm làm việc có động lực: Khen thưởng mỗi cá
nhân và thành tích của nhóm. Khuyến khích tính sáng tạo, đặt ra những
mục tiêu để thử thách năng lực của nhân Tôn trọng, làm cho các thành
viên thấy mình được quan tâm. Có mối ràng buộc giữa các bên Tăng
cường thông tin và sự liên lạc. Cung cấp cho họ những trang bị để được
thành công
 Trong thực tế để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm em đã tham gia hoạt động
với rất nhiều nhớm. Nhóm đầu tiên là nhóm gia đình, em luôn yêu quý kính
trọng ông bà cha mẹ em, nhường nhị các em ít tuổi hơn. Gia đình luôn là nơi
thân thuộc nhất với em. Ngoài ra em còn tham gia câu lạc bộ sinh viên thình
nguyện của trường HVCNBCVT. Đây là một nhóm lớn nhất mà em từng tham
gia. Có rất nhiều bạn tham gia, mỗi bạn ở một lứa tuổi khác nhau, quê khác
nhau tạo nên một nhóm có nhiều màu sắc. Em biết được nhiều hơn về các nơi
khác, nhiều đặc sản của quê hương khác. Tất cả những kỹ năng học được thì



6
luôn cần được áp dụng vào đời sống và nó sẽ tạo thành thói quen tốt mình. Đó
là những chiếc chìa khóa để tìm thấy thành công của mình. Mặc dù vậy nhưng
em vẫn còn một chút e thẹn, không tự tin khi hoạt động trong một nhóm mới.
Để hòa nhập với nhóm mới, cùng làm việc với các bạn mới đưa nhóm phát triển
hơn thì luôn gặp nhiều khó khăn.

Câu 2: Mục tiêu và động lực có ý nghĩa như thế nào trong sự thành công của mỗi
người? Liên hệ với bản thân.

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng muốn mình tìm ra con đường thành
công của chính mình. Để thành công thì đó không phải là những gì mơ hồ. Vì vậy nếu
không đặt ra mục tiêu cho chính mình thì tất cả những gì bạn làm nó không thể đi đến
thành công được. Có khi bạn không phát triển mà chỉ làm làm tảng cho thất bại rộng
ra. Mục tiêu và động lực có ý nghĩa quan trọng sự thành công của mỗi người.
Mục tiêu là cái để mà mỗi người lập ra một kế hoạch cụ thể. Để đạt thành công
cho một việc gì đấy thì cần nhiều mục tiêu khác nhau. Mục tiêu lớn bao quát tất cả và
sau đó đề ra các mục tiêu nhỏ, gần sát với thành công hơn, dễ thực hiện hơn.
Khi không có mục tiêu thì không thể tiến tới thành công. Hãy tưởng tượng bạn
đang lái xe trên đường cao tốc. Và bạn đang tìm kiếm một đường rẽ, một lối thoát khỏi
đó. Bạn sẽ lái ở làn xe nào? Tất nhiên sẽ là làn xe chậm, bởi vì bạn không muốn bỏ lỡ
các đường rẽ có thể xuất hiện. Nhưng nếu không cần tìm một ngõ rẽ, bạn sẽ lái xe trên
làn có tốc độ nhanh. Và như thế, một các vô thức, bạn sẽ không tập trung vào bất cứ
thứ gì khác cả, trừ khi nhìn thấy cảnh sát hoặc một đám kẹt xe hay thứ gì khác tương
tự như vậy.
Tuy nhiên, nếu đang trong tình trạng tìm đường rẽ, bạn sẽ không bao giờ thật sự
chuyên tâm lái xe đến đích. Bạn sẽ không có đà để có thể lái thật nhanh. Nếu bạn làm
những thứ mình yêu thích, nó giống như lái xe trên làn tốc độ cao vậy. Thời gian trôi

rất nhanh, và con đường mở ra trước mắt bạn, và những con đường khác cứ nối tiếp
nhau xuất hiện, trong khi bạn không hề biết về sự tồn tại của chúng.
Vậy tại sao chúng ta vẫn không làm thứ mà mình yêu thích? Bạn sẽ nghĩ điều
đó rất tự nhiên, đúng không? Kiểu như có những người được hưởng những tài năng,
những món quà đặc biệt từ tạo hóa, từ thần linh, từ bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra.
Có thể bạn đã rất cố gắng mới có được năng lực đó, nhưng người ta lại cứ hay nói:
“Đó là khả năng thiên bẩm của bạn!”
Lý do mà rất nhiều người không tìm ra, cũng như không làm công việc mà họ
yêu thích – đó là vì họ sợ hãi. Tất nhiên rồi. Sợ thất bại, sợ những điều chưa biết trước


7
được, sợ sự thay đổi, sợ bị từ chối, sợ sẽ khiến bản thân mình trông như thằng ngốc, sợ
không được thừa nhận. Tất cả đó là câu chuyện do chính bạn tạo ra, về những thứ có
thể xảy ra trong tương lai.
Đi kèm với nỗi sợ hãi là sự vương vấn, ràng buộc không dứt được. Ràng buộc
với những kí ức trong quá khứ, ràng buộc với những người khác, ràng buộc với sự cố
chấp của chính mình! Nếu sự cố chấp đó đang cản trở cuộc sống của bạn, bạn sẽ
buông thứ nào, giữ thứ nào? Bạn nghĩ một câu trả lời lô-gic sẽ là từ bỏ sự cố chấp
đúng không, nhưng đoán xem phần lớn mọi người từ bỏ điều gì? Họ từ bỏ, buông rơi
cuộc sống của mình. Thật quá nguy hiểm, đúng không?
Cho dù sự vương vấn, ràng buộc đó là gì đi chăng nữa, bản chất của nó cũng
chỉ là nỗi sợ hãi của bạn: “Nếu tôi không làm điều này, những điều bất hạnh sẽ xảy
ra.” Sự ràng buộc có thể là một việc “nên” làm. Nó có thể là một việc “phải” làm. Nó
chỉ là một sự lựa chọn, không hơn không kém. Tất cả những sự ràng buộc đó đều do
bạn tạo ra.
Chẳng đúng chút nào khi nói rằng bạn phải làm hay nên làm gì đó. Điều đó
chẳng qua chỉ là ý kiến của bạn dựa trên một số sự việc khác trong cuộc sống, dựa trên
nhận thức của bạn về bản thân mình, dựa trên việc những người khác có ý nghĩa như
thế nào với ban, dựa trên việc gì là quan trọng, việc gì không. Hãy quên hết những sự

ràng buộc đó đi. Nếu nó không hỗ trợ bạn thực hiện mục tiêu của mình, hãy bỏ qua
những sự ràng buộc “nên làm”. Đừng chờ đợi!
Vì vậy hãy tìm ngay cho mình một đích tới và chọn lấy mục tiêu của mình. Có
mục tiêu là chưa đủ, bạn cần có một động lực rõ ràng để thực hiện các mục tiêu đó.
Động lực là sự quyết tâm, là sự chủ động làm tất cả những mục tiêu. Động lực và mục
tiêu luôn có tầm quan trọng cho thành công.
 Bản thân em luôn đề ra những mục tiêu rõ ràng cho mình. Mỗi khi em đặt ra
một mục tiêu nào đó là phải làm bằng được. Như bây giờ mục tiêu lớn nhất của
em làm một SEOER giỏi. Mỗi từ khóa em seo đều phải được đứng top đầu của
google, mọi người sử dụng internet đều biết đến. Để đạt được mục tiêu này em
đã xin đi là thực tập ở công ty tuổi trẻ số. Đây là một công ty mới thành lập
nhưng em hi vọng công ty sẽ là môi trường giúp em đạt được thành công đó.
Một mục tiêu lớn thì chưa chắc đã gần với thành công, em đặt thêm ra một tiêu
nhỏ hơn đó là: hàng ngày em phải hoàn thành tốt và làm xong các công việc ở
công ty. Các công việc không được để mai làm đây là một thói quen xấu, như
vậy lượng công việc mỗi ngày dồn lại càng nhiều và em sẽ chán nản, bỏ việc.
Ngoài ra em còn lên mạng tìm kiếm và đọc các thông tin tìm hiểu về seo, tìm
hiểu công cụ quảng cáo trên google, làm thế nào nó được hiệu quả và thành
công. Bên cạnh đó, việc học của em cũng rất quan trọng, đi xin việc có một tấm
bằng tốt là khôn thể thiếu. Em luôn cố gắng học tập thật tốt để đạt được điểm


8
phẩy cao và một tấm bằng đại học loại khá. Đó là thành công trong tương lai
khi em ra trường. Còn rất nhiều thành công khác mà em cần đạt được. Có thành
công thì cũng có thất bại vì vậy em luôn không ngừng lùi bước trước các khó
khăn trong cuộc sống.

























9
Tài liệu tham khảo

[1]: Bài giảng môn kỹ năng tạo lập văn bản – gv Đỗ Hải Hoàn
[2]: />cong-cua-steve-jobs.html
[3]: />de-tao-dong-luc-cho-ban-than

×