Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế độ ăn quân bình âm – dương pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 5 trang )

Chế độ ăn quân bình âm – dương
Trong bài viết “Ngừa ung thư bằng 4T” (Tuổi Trẻ,
12-8-2010) có nói đến liệu pháp ăn quân bình âm
dương. Xin giải thích rõ hơn về liệu pháp này, ăn
như thế nào giúp ngăn ngừa ung thư? (H.Q.)

Tập dưỡng sinh giúp tăng cường sức khỏe, phòng
ngừa bệnh tật – Ảnh: N.C.T.
- Mọi hoạt động trong cơ thể nếu ở thế cân bằng đều
có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, các tế bào cần sống
trong môi trường cân bằng, đó chính là máu – huyết
dịch, nơi tế bào – mô trao đổi dưỡng chất, chất thải,
khí oxy, thán khí (CO2), kích tố… Yếu tố then chốt
quyết định sự cân bằng là chế độ ăn quân bình âm –
dương.
Theo y học cổ truyền, mọi sự vật hiện tượng đều có
hai mặt đối lập âm – dương, đó là hai từ tổng quát –
chung nhất, khi áp dụng cụ thể vào thực phẩm tức là
chế độ ăn cân bằng axit – bazơ (axit – kiềm hay kiềm
– toan).
Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết
cơ thể con người (huyết dịch) cần mang tính cân bằng
kiềm – toan (pH = 7), hơi kiềm (dương) là tốt nhất
(pH = 7,35-7,4). Nếu cơ thể con người có khuynh
hướng axit – toan (âm) thì hoạt động tế bào kém, các
chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết, chuyển hóa
cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan, thận, suy
giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mãn tính
(như ung thư).
Đồng thời, tình trạng axit (toan) làm cơ thể mau già
yếu, dễ mệt mỏi, tâm thần không ổn định. Yếu tố


then chốt quyết định là chế độ ăn uống. Thức ăn có
thể chia thành nhóm sinh axit (toan), sinh kiềm và
trung tính. Những thức ăn ngon hấp dẫn, phần lớn
đều mang tính sinh axit như thịt, lòng đỏ trứng, thực
phẩm tinh chế (gạo trắng, bánh mì trắng, đường
trắng…), thực phẩm công nghiệp nhiều hóa chất bảo
quản – hương vị. Trái lại, các loại rau – củ – đậu,
rong biển, trái cây và ngũ cốc nguyên cám, nhất là
gạo lứt đều có tính sinh kiềm.
- Chế độ ăn mặn: sinh axit, do đó đối với người
trưởng thành, lượng đạm động vật nên đạt từ 25-30%
trên tổng lượng đạm là thích hợp.
- Chế độ ăn chay: có ưu điểm kiềm hóa máu. Nếu
trong bữa ăn chay thay gạo trắng bằng gạo lứt, có
đậu, mè, nấm thì không sợ thiếu chất đạm – các loại
axit amin. Đặc biệt, một số nấm ngoài tính chất chứa
nhiều đạm thực vật lại có những hoạt chất chống ung
thư (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo
đen, nấm hầu thủ). Nếu ăn chay trường, mỗi bữa ăn
cần có đủ các nhóm: rau – củ – quả, bột, đường, đạm
thực vật (đậu, nấm), dầu thực vật. Ăn gạo lứt muối
mè kèm thức ăn chay rất tốt cho sức khỏe.
Nói chung, đa số chúng ta có khuynh hướng sử dụng
nhiều thực phẩm sinh axit hơn sinh kiềm. Tình trạng
axit cũng thường xuất hiện khi lo lắng thái quá hay
lao động quá sức.
Nên ăn nhiều gạo lứt, rau, củ, đậu, trái cây, nấm, rong
tảo biển, tỏi, hành, rau thơm (chọn tươi, thô, chưa
tinh chế). Hạn chế mỡ, thịt đỏ, muối, trứng, đường
trắng, thực phẩm tinh chế – công nghiệp (đồ hộp),

thức ăn nhanh

×