CHỈ SỐ ĐUỜNG HUYẾT VÀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ
1. CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA THỰC PHẨM LÀ
GÌ?
Chỉ số đường huyết (Glycemic Index -
GI) hiện nay là một khái niệm đựơc
nhiều người quan tâm vì tác dụng thiết
thực của nó trong việc lựa chọn thực
phẩm. Nó cho biết tốc độ chuyển hóa
chất carbohydrate trong thức ăn thành
đường glucose trong máu, tức là cho
biết mức độ làm tăng đuờng huyết sau
khi ăn môt thức ăn nào đó.
Thực phẩm có GI càng cao thì sẽ làm
đuờng huyết tăng nhanh đột ngột, nhưng sau đó cũng giảm
nhanh, có thể gây thiếu hụt năng lượng tạm thời hạn chế
họat động của cơ thể và đặc biệt là não bộ, ảnh hưởng năng
suất làm việc và học tập. Do đó, các nhà dinh dưỡng
khuyên nên tiêu thụ những thực phẩm có GI thấp (rau củ,
Cà chua - thực
phẩm có GI thấp
trái cây, ngũ cốc nguyên cám, khoai ,…) để được cung cấp
nguồn năng lượng kéo dài và ổn định đuờng huyết.
2. GI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng sẽ là sự đảm bảo
hiệu quả nhất để có được một sức khỏe tốt. Thói quen ăn
uống hàng ngày có tác động quan trọng đến việc chống lại
các căn bệnh như ung thư, tim mạch… và đến hoạt động
của não bộ. Một nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng Đan
Mạch cho thấy, khi thay chế độ ăn của học sinh sử dụng
những thực phẩm nhiều đường như nước có gas, kẹo, khoai
tây chiên… bằng một chế độ ăn phong phú và cân bằng
hơn, thì tình trạng nghỉ học và quá khích giảm hẳn, đồng
thời khả năng tập trung của học sinh được cải thiện rõ rệt.
Có thể nói chất lượng của thực phẩm là yếu tố hàng đầu tác
động đến họat động trí óc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, vì sẽ
hỗ trợ hoặc cản trở quá trình học hỏi ở trẻ.
Vậy như thế nào là một chế độ ăn đem lại nguồn dinh
duỡng tối ưu cho trẻ ? Dựa vào chỉ số đường huyết - GI, ta
có thể có được sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, chỉ số này
không chỉ phụ thuộc vào loại thực phẩm mà còn chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố như:
- Cách chế biến thức ăn (thời gian, nhiệt độ). Ví dụ: khoai
tây đút lò có chỉ số GI thấp hơn khoai nghiền.
- Bản chất của thực phẩm (lỏng hay rắn, nguyên hạt hay
nghiền nhuyễn)
- Cách tiêu thụ thức ăn (ăn trong bữa hay ăn riêng ngòai
bữa, có kết hợp với các thức ăn khác hay không…)
Cho trẻ ăn khoảng 5 loại rau quả mỗi ngày, kết hợp
với ngũ cốc sẽ là một thực đơn tốt cho sự phát triển
của trẻ.
Nên nhớ rằng, một bữa ăn tạo được mức đường huyết ổn
định khi phối hợp nhiều thực phẩm (chất đạm, chất béo và
chất đường) và chứa nhiều chất xơ. Do đó, các bà mẹ nên
bổ sung rau củ, trái cây và thường xuyên thay đổi thực đơn
cho trẻ, cho trẻ làm quen với nhiều lọai rau củ ngay trong
những năm đầu để tạo cho trẻ một thói quen ăn uống hợp
lý, đủ chất và lành mạnh khi trẻ đến trường sau này. Cho
trẻ ăn khoảng 5 loại rau quả mỗi ngày, kết hợp với ngũ cốc
sẽ là một thực đơn tốt cho sự phát triển của trẻ.
Đồng thời, GI cũng là một tiêu chí các bà mẹ cần quan tâm
khi lựa chọn cho trẻ loại sữa phù hợp bên cạnh những yêu
cầu khác về dinh duỡng.
Hãy tạo điều kiện cho trẻ được hỗ trợ tốt nhất về khả năng
học hỏi và phát triển thể chất.