Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
29
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 11
TỔNG CẦU II
1. Giải thích tại sao đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống?
2. Tác động của việc tăng thuế đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng, và đầu tư là
gì?
3. Tác động của việc giảm cung tiền đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng, và đầu
tư là gì?
4. Hãy mô tả những ảnh hưởng khả dĩ của tình trạng giá giảm đối với thu nhập
cân b
ằng.
ĐÁP ÁN
1. Đường tổng cầu thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và mức thu
nhập quốc gia. Trong chương 9, chúng ta đã xem xét một lý thuyết đơn giản
về tổng cầu dựa vào thuyết số lượng. Trong chương này, chúng ta tìm hiểu
xem phương cách mà mô hình IS-LM có thể mang lại một lý thuyết tổng cầu
hoàn chỉnh hơn như thế nào. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao đường tổ
ng
cầu dốc xuống bằng cách xem điều gì xảy ra trong mô hình IS-LM khi mức
giá thay đổi. Hình 11-1(A) cho thấy, ứng với một mức cung tiền nhất định, sự
gia tăng mức giá từ P
1
đến P
2
làm dịch chuyển đường LM hướng lên vì cân
bằng tiền thực giảm; điều này làm giảm thu nhập từ Y
1
đến Y
2
. Đường tổng
cầu trong hình 11-1(B) tóm tắt mối quan hệ này giữa mức giá và thu nhập hình
thành từ mô hình IS-LM.
Hình 11-1
A. Mô hình IS-LM
Lãi suất
IS
r
B
Y
2
Y
1
LM (P = P
2
)
LM (P = P
1
)
A
Y
Thu nhập, sản lượng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
30
B. Đường tổng cầu
Mức giá
Thu nhập, sản lượng
2. Số nhân thuế trong mô hình điểm chéo Keynes cho thấy ứng với một mức lãi
suất cho trước, tăng thuế sẽ làm thu nhập giảm một lượng bằng
∆
T x [-MPC/(1
– MPC)]. Đường IS dịch chuyển sang trái một khoảng bằng giá trị này, hình
11-2. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế di chuyển từ điểm A đến điểm B.
Thuế tăng làm giảm lãi suất từ r
1
đến r
2
và làm giảm thu nhập quốc gia từ Y
1
đến Y
2
. Tiêu dùng giảm vì thu nhập khả dụng giảm; đầu tư tăng vì lãi suất
giảm.
Hình 11-2
Thu nhập, sản lượng
IS
1
r
B
Y
2
Y
1
A
r
1
r
2
IS
2
∆
T x [- MPC/(1 – MPC)]
LM
Y
Lãi
suất
AD
P
B
Y
2
Y
1
A
P
2
P
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
31
Lưu ý rằng trong mô hình IS-LM, thu nhập giảm một lượng ít hơn so với trong
mô hình điểm chéo Keynes, vì mô hình IS-LM có tính đến hiện tượng đầu tư
tăng khi lãi suất giảm.
3. Ứng với mức giá cố định, giảm cung tiền danh nghĩa làm giảm cân bằng tiền
thực. Lý thuyết tính ưa thích thanh khoản chỉ ra rằng ứng với một mức thu
nhập cho trước, giảm cân bằng tiền thực dẫn đế
n lãi suất cao hơn. Như vậy,
đường LM dịch hướng lên như trong hình 11-3. Trạng thái cân bằng di chuyển
từ điểm A đến điểm B. Giảm cung tiền làm giảm thu nhập và tăng lãi suất.
Tiêu dùng giảm vì thu nhập khả dụng giảm, trong khi đầu tư giảm vì lãi suất
tăng.
Hình 11-3
Lãi suất
Thu nhập, sản lượng
4. Giá giảm có thể làm tăng hoặc giảm thu nhập cân bằng. Có hai cách qua đó
giá giảm có thể làm tăng thu nhập. Thứ nhất, tăng cân bằng tiền thực làm dịch
đường LM hướng xuống, và vì vậy làm tăng thu nhập. Thứ hai, đường IS dịch
sang phải do hiệu ứng Pigou: cân bằng tiền thực là một phần trong của cải của
hộ gia đình, cho nên tăng cân bằng tiền thực làm cho người tiêu dùng cảm
thấy giàu có hơn và mua sắm nhiều hơn. Điều này làm dịch đường IS sang
ph
ải, và cũng làm tăng thu nhập.
Có hai cách qua đó giá giảm có thể làm giảm thu nhập. Thứ nhất là lý thuyết
giảm phát - nợ (debt-deflation theory). Mức giá giảm ngoài dự kiến làm tái
phân phối của cải giữa người đi vay và người cho vay. Nếu người đi vay có
khuyng hướng tiêu dùng cao hơn người cho vay, thì việc tái phân phối của cải
này khiến cho người đi vay giảm tiêu dùng nhiều hơn so với mức tăng tiêu
dùng của người cho vay. Kết quả
là tổng tiêu dùng giảm, làm dịch chuyển
đường IS sang trái và làm giảm thu nhập. Cách thứ hai, giá giảm có thể làm
giảm thu nhập do ảnh hưởng của giảm phát kỳ vọng. Hãy nhớ lại rằng lãi suất
IS
r
B
Y
2
Y
1
A
r
2
r
1
LM
2
LM
1
Y
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
32
thực r bằng lãi suất danh nghĩa i trừ đi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng π
e
: r = i -
π
e
.
Nếu mọi người đều kỳ vọng mức giá giảm trong tương lai (nghĩa là π
e
có giá
trị âm), thì ứng với mỗi mức lãi suất danh nghĩa cho trước, lãi suất thực sẽ cao
hơn. Lãi suất thực cao hơn làm kìm hãm đầu tư và dịch chuyển đường IS sang
trái, làm giảm thu nhập.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
33
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 12
TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
1. Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích
điều gì xảy ra đối với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại
khi thuế tăng. Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không
thả nổi?
2. Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích
điều gì xảy ra cho tổng thu nhậ
p, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại khi
cung tiền giảm. Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không
thả nổi?
3. Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, hãy giải thích
điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại khi
qui định hạn ngạch đối với xe ô tô nhập khẩu được bãi bỏ.
Điều gì sẽ xảy ra
nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không thả nổi?
4. Những ưu và nhược điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái
cố định là gì?
ĐÁP ÁN
1. Trong mô hình Mundell- Fleming, thuế tăng làm dịch chuyển đường IS* sang
trái. Nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do, thì
đường LM* không bị ảnh
hưởng. Như thể hiện qua hình 12-1, tỷ giá hối đoái giảm trong khi tổng thu
nhập vẫn không đổi. Giảm tỷ giá hối đoái sẽ làm cán cân thương mại tăng.
Hình 12-1
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập, sản lượng
IS*
2
e
B
A
LM*
IS*
1
Y
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
34
Bây giờ giả sử tỷ giá hối đoái cố định. Khi đường IS* dịch chuyển sang trái
trong hình 12-2, cung tiền phải giảm để giữ cho tỷ giá hối đoái không đổi, dịch
chuyển đường LM* từ LM*
1
đến LM*
2
. Như biểu thị trong hình, sản lượng
giảm trong khi tỷ giá hối đoái vẫn cố định
Xuất khẩu ròng chỉ có thể thay đổi nếu tỷ giá hối đoái thay đổi hay đường xuất
khẩu ròng dịch chuyển. Không có hiện tượng nào trên đây xảy ra, cho nên
xuất khẩu ròng không thay đổi.
Hình 12-2
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập, sản lượng
Ta kết luận rằng trong một nền kinh t
ế mở, dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố
định, chính sách ngân sách có tác dụng trong việc ảnh hưởng đến sản lượng,
nhưng chính sách này sẽ không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả
nổi.
2. Trong mô hình Mundell- Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, giảm cung tiền
làm giảm cân bằng tiền thực M/P, làm cho đường LM* dịch chuyển sang trái.
Như biểu thị qua hình 12-3, đi
ều này dẫn đến một trạng thái cân bằng mới với
thu nhập thấp hơn và tỷ giá hối đoái cao hơn. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm giảm
cán cân thương mại.
IS*
2
e
B
A
LM*
2
IS*
1
Y
LM*
1
Tỷ giá
hối đoái
cố định
Y
2
Y
1
e
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
35
Hình 12-3
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập, sản lượng
Nếu tỷ giá hối đoái cố định, thì áp lực đẩy tỷ giá hối đoái hướng lên sẽ buộc
Fed phải bán USD và mua ngoại tệ. Điều này làm tăng cung tiền M và dịch
chuyển đường LM* trở về bên phải cho đến khi nó quay trở về LM*
1
, như
biểu thị trong hình 12-4.
Hình 12-4
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập, sản lượng
IS*
e
A
LM*
1
Y
e
Tỷ giá
hối
đoái
cố
định
IS*
e
B
Y
2
Y
1
A
LM*
2
LM*
1
Y
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
36
Ở trạng thái cân bằng, thu nhập, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại không
thay đổi.
Chúng ta kết luận rằng trong một nền kinh tế mở, dưới cơ chế tỷ giá hối đoái
thả nổi, chính sách tiền tệ có tác dụng trong việc ảnh hưởng đến sản lượng
nhưng chính sách này không có tác dụng dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.
3. Trong mô hình Mundel- Fleming dưới cơ chế
tỷ giá hối đoái thả nổi, việc bãi
bỏ hạn ngạch nhập khẩu ô tô làm dịch chuyển đường xuất khẩu ròng vào bên
trong, như thể hiện qua hình 12-5. Như trong hình vẽ, ứng với mỗi mức tỷ giá
hối đoái bất kỳ, như
e
,
xuất khẩu ròng giảm. Điều này là vì bây giờ dân chúng
có thể mua ô tô Toyota, Volkswagen, và những loại ô tô nước ngoài khác
nhiều hơn so với khi có hạn ngạch nhập khẩu.
Hình 12-5
Tỷ giá hối đoái
Xuất khẩu ròng
Đường xuất khẩu ròng dịch chuyển vào bên trong sẽ làm đường IS* cũng dịch
chuyển vào bên trong, như thể hiện qua hình 12-6.
NX
1
(e)
e
NX
2
(e)
LM*
1
Y
e
NX
2
NX
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
37
Hình 12-6
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập, sản lượng
Tỷ giá hối đoái giảm trong khi thu nhập vẫn không đổi. Cán cân thương mại
cũng không đổi. Chúng ta biết điều này vì:
NX (e) = Y – C (Y – T) – I (r) – G.
Việc bãi bỏ hạn ngạch không có ảnh hưởng gì đến Y, C, I, hay G, cho nên nó
cũng không ảnh hưởng gì đến cán cân thương mại.
Nếu tỷ giá hối đoái cố định, thì việc dịch chuyển đường IS* gây áp lực h
ướng
xuống đối với tỷ giá hối đoái, như trên đây. Để giữ tỷ giá hối đoái cố định, Fed
buộc phải mua USD và bán ngoại tệ. Điều này làm dịch chuyển đường LM*
sang trái, như thể hiện trong hình 12-7.
IS*
1
e
A
LM*
Y
e
1
e
2
B
IS*
2
Y
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
38
Hình 12-7
Thu nhập, sản lượng
Ở trạng thái cân bằng, thu nhập thấp hơn và tỷ giá hối đoái không thay đổi.
Cán cân thương mại giảm; chúng ta biết điều này vì xuất khẩu ròng thấp hơn
ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối đoái nào.
4. Bảng sau đây liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của cơ chế tỷ
giá hối đoái
thả nổi so với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.
Bảng 12-1
Tỷ giá hối đoái thả nổi
Ưu điểm: Cho phép chính sách tiền tệ theo đuổi những mục tiêu
khác hơn là chỉ ổn định tỷ giá hối đoái, ví dụ như ổn
định giá cả và việc làm.
Nhược điểm: Tình trạng tỷ giá hối đoái bấp bênh và không chắc
chắn cao hơn, và điều này có thể làm cho hoạt động
thương mại quốc tế khó khăn hơn.
Tỷ giá hối đoái cố định
Ưu điểm: Làm cho hoạt động thương mại quốc tế dễ dàng hơn
thông qua giảm tình trạng không chắc chắn về tỷ giá.
Cơ chế này giúp cơ
quan thẩm quyền về tiền tệ hoạt
động trong một khuôn phép nhất định, có kỹ cương,
ngăn chặn sự tăng trưởng thái quá của cung tiền M.
Như một qui tắc chính sách tiền tệ dễ thực hiện.
Nhược điểm: Chính sách tiền tệ không thể được sử dụng để theo
đuổi các mục tiêu chính sách khác ngoài việc duy trì
tỷ giá hối đoái.
Như một cách để cơ quan thẩm quyền về tiền tệ hoạt
động trong khuôn phép, nó có thể dẫn đến bất ổn
nhiều hơn về thu nhập và việc làm.
IS*
1
e
IS*
2
LM*
1
Y
e
LM*
2
Y
2
B A
Tỷ giá
hối đoái
Y
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
39
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 13
TỔNG CUNG
1. Hãy giải thích bốn lý thuyết về tổng cung. Mỗi lý thuyết dựa trên tình trạng
không hoàn hảo nào của thị trường? Các lý thuyết này có điểm gì chung?
2. Đường cong Philips liên quan như thế nào đến tổng cung?
3. Tại sao lạm phát có tính trơ ỳ (quán tính)?
4. Hãy giải thích những điểm khác biệt giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát do
chi phí đẩy.
5. Trong những tình huống nào ta có thể giảm lạm phát mà không gây ra suy
thoái?
6. Hãy giả
i thích hai cách qua đó suy thoái có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
ĐÁP ÁN
1. Trong chương này, chúng ta xem xét bốn mô hình đường tổng cung ngắn hạn.
Cả bốn mô hình đều cố gắng giải thích tại sao trong ngắn hạn, sản lượng có
thể tách rời mức sản lượng tự nhiên “dài hạn”, nghĩa là mức sản lượng nhất
quán với trạng thái toàn dụng lao động và vốn. Cả bốn mô hình đều dẫ
n đến
một hàm tổng cung trong đó sản lượng khác với mức sản lượng tự nhiên
Y
khi mức giá lệch khỏi mức giá kỳ vọng P
e
:
Y =
Y +
α
(P – P
e
).
Mô hình thứ nhất là mô hình tiền lương cứng nhắc (kết dính). Thất bại thị
trường xảy ra trên thị trường lao động, vì tiền lương danh nghĩa không điều
chỉnh ngay tức thời trước những thay đổi của cầu lao động hay cung lao động;
nghĩa là thị trường lao động không đạt được trạng thái cân bằng ngay tức thời.
Vì thế, sự gia tăng ngoài dự đoán (ngoài kỳ vọng) củ
a mức giá dẫn đến giảm
tiền công thực (W/P). Tiền công thực thấp hơn sẽ làm cho doanh nghiệp tuyển
dụng nhiều lao động hơn, và điều này làm tăng sản lượng mà họ sản xuất ra.
Mô hình thứ hai là mô hình nhận thức nhầm của công nhân. Mô hình này giả
định tình trạng thông tin không hoàn hảo trên thị trường lao động: công nhân
không quan sát được ngay tức thời về mức giá thật sự, cho nên trong nhất thời
họ
nhầm lẫn giữa sự thay đổi tiền công danh nghĩa và thay đổi tiền công thực.
Nếu mức giá tăng ngoài dự kiến, thì người lao động sẵn sàng cung ứng nhiều
công lao động hơn ứng với mỗi mức tiền công thực cho trước, vì họ tưởng
rằng tiền công thực cao hơn mức thật sự của nó. Sự tăng giá ngoài dự kiến làm
dịch chuyển đường cung lao động hướng ra ngoài, m
ức việc làm và mức sản
lượng cân bằng gia tăng.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
40
Mô hình thứ ba là mô hình thông tin không hoàn hảo. Cũng giống như trong
mô hình nhận thức nhầm của công nhân, mô hình này giả định tình trạng
thông tin không hoàn hảo về giá cả. Dù vậy, ở đây không phải người công
nhân trên thị trường lao động bị đánh lừa: chính những người cung ứng hàng
hoá bị nhầm lẫn giữa sự thay đổi mức giá với sự thay đổi giá tương đối. Nếu
một nhà sản xuất quan sát thấy giá danh nghĩa của hàng hoá của hãng gia tăng,
nhà sản xuất qui một phần sự gia tăng này là do tăng giá tương đối, ngay cả
khi đó thuần tuý là sự tăng giá chung. Kết quả là nhà sản xuất gia tăng sản
lượng.
Mô hình thứ tư là mô hình giá cứng nhắc. Tình trạng không hoàn hảo trên thị
trường này là ở chỗ giá cả trên thị trường hàng hoá không điều chỉnh ngay tức
thời trước sự thay đổi của các điề
u kiện về phía cầu, cho nên thị trường hàng
hoá không cân bằng ngay tức thời. Nếu cầu hàng hoá của một doanh nghiệp
giảm xuống, doanh nghiệp phản ứng bằng cách giảm sản lượng, chứ không
phải giá.
2. Trong chương này, chúng ta lập luận rằng trong ngắn hạn, cung sản lượng phụ
thuộc vào mức sản lượng tự nhiên, và vào chênh lệch giữa mức giá và mức giá
kỳ vọng. Mối quan hệ này
được biểu thị trong phương trình tổng cung:
Y =
Y +
α
(P – P
e
).
Đường cong Philips là một cách khác để ta biểu thị tổng cung. Đó là một cách
đơn giản để mô tả sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp ngầm thể hiện
trong đường cung ngắn hạn. Đường cong Philips thừa nhận rằng lạm phát π
phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát kỳ vọng π
e
, vào thất nghiệp theo chu kỳ u – u
n
, và
vào các cú sốc cung
∈
:
π
= π
e
-
β
(u – u
n
) +
∈
.
Cả hai phương trình cho ta cùng một thông tin theo cách khác nhau: cả hai đều
hàm ý mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế thực và những thay đổi
ngoài dự
kiến
của mức giá.
3. Lạm phát có tính trơ ỳ (quán tính) do cách thức dân chúng hình thành các kỳ
vọng của họ. Xem ra có vẻ hợp lý khi ta giả định rằng kỳ vọng của dân chúng
về lạm phát phụ thuộc vào tình trạng lạm phát mà họ quan sát thấy gần đây.
Sau đó, sự kỳ vọng này ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả mà người ta ấn
định. Ví dụ, nếu giá đang tăng nhanh, người ta sẽ k
ỳ vọng nó tiếp tục tăng
nhanh. Những kỳ vọng này được đưa vào các hợp đồng mà người ta ký kết,
cho nên tiền công thực tế và giá sẽ tăng nhanh.
4.
Lạm phát do cầu kéo hình thành từ tổng cầu cao: sự gia tăng cầu sẽ “kéo” mức
giá và sản lượng tăng lên.
Lạm phát do chi phí đẩy hình thành từ những cú sốc
cung bất lợi làm đẩy chi phí sản xuất lên cao, ví dụ như tình trạng tăng giá dầu
vào giữa và cuối thập niên 70.
Đường cong Philips cho ta biết lạm phát phụ thuộc vào lạm phát kỳ vọng,
chênh lệch giữa thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, và cú sốc
∈
:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
41
π
= π
e
-
β
(u – u
n
) +
∈
.
Số hạng “ -
β
(u – u
n
)” là lạm phát do cầu kéo, vì nếu tỷ lệ thất nghiệp dưới
mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
(u < u
n
), lạm phát tăng. Cú sốc cung
∈
là lạm
phát do chi phí đẩy.
5. Đường cong Philips liên hệ tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và với
chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Vì thế, một cách
để ta có thể giảm lạm phát là tạo ra suy thoái, làm tăng thất nghiệp cao hơn
mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên, có thể hạ lạm phát xuống mà không
xảy ra suy thoái n
ếu ta có thể giảm lạm phát kỳ vọng một cách không tốn kém.
Theo tiếp cận kỳ vọng hợp lý, dân chúng sử dụng một cách tối ưu toàn bộ
thông tin hiện có trong việc hình thành các kỳ vọng của họ. Vì thế, để giảm
lạm phát kỳ vọng, trước tiên, kế hoạch giảm lạm phát phải được thông báo
trước khi dân chúng hình thành kỳ vọng (nghĩa là trước khi họ thiết lập các
thỏa ước tiền lương và hợp đồng giá cả); và thứ
hai, những người ấn định tiền
lương và giá phải tin rằng kế hoạch công bố sẽ được thực hiện. Nếu cả hai yêu
cầu trên đây được thoả, thì lạm phát kỳ vọng sẽ giảm tức thời và không tốn chi
phí, và điều này sẽ đưa lạm phát thực tế giảm xuống.
6. Một cách qua đó suy thoái có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là thông
qua ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm, làm tăng lượng thất nghiệp cọ
xát. Ví dụ, những người lao động bị thất nghiệp sẽ mất đi những kỹ năng công
việc đáng giá. Điều này làm giảm khả năng tìm được việc làm sau khi tình
trạng suy thoái kết thúc vì họ không còn được các doanh nghiệp ưa chuộng
nữa. Đồng thời, sau một thời gian dài thất nghiệp, các cá nhân có thể mất
đi
phần nào mong muốn làm việc, và vì thể họ sẽ tìm việc một cách kém tích cực
hơn.
Thứ hai, suy thoái có thể ảnh hưởng đến quá trình xác định tiền lương, làm
tăng thất nghiệp chờ việc. Việc đàm phán tiền lương có thể mang lại một tiếng
nói uy thế hơn cho “những người trong cuộc”, họ là những người đang thực sự
có việc làm. Những người bị thấ
t nghiệp trở thành “người ngoài cuộc”. Nếu
nhóm những người trong cuộc gồm ít người hơn và quan tâm nhiều hơn đến
tiền công thực cao đồng thời ít quan tâm đến tình trạng thất nghiệp cao, thì
tình trạng suy thoái có thể đẩy tiền công thực lên cao hơn mức cân bằng một
cách lâu dài và làm tăng lượng thất nghiệp chờ việc.
Tác động lâu dài của suy thoái đối với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọ
i là
hiện tượng trễ (hysterisis).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
42
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 14
CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HOÁ
1. Độ trễ trong và độ trễ ngoài là gì? Chính sách nào có độ trễ trong dài hơn:
chính sách tiền tệ hay chính sách ngân sách? Chính sách nào có độ trễ ngoài
dài hơn? Tại sao?
2. Tại sao việc dự báo kinh tế chính xác hơn sẽ giúp các nhà hoạch định chính
sách ổn định hoá nền kinh tế dễ dàng hơn? Mô tả hai cách qua đó các nhà kinh
tế học cố gắng dự báo sự phát triển của nền kinh tế.
3. Trình bày phê phán (hay chỉ trích) của Lucas.
4. Sự diễn gi
ải của một cá nhân về lịch sử kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào
đến quan điểm của người đó về chính sách kinh tế vĩ mô?
5. “Tính không nhất quán về thời gian” của chính sách kinh tế nghĩa là gì? Tại
sao các nhà hoạch định chính sách có thể có khuynh hướng không giữ lời hứa
về những tuyên bố họ từng đưa ra trước đây? Trong tình huống này, ưu điểm
củ
a một qui tắc chính sách là gì?
6. Liệt kê ba qui tắc chính sách mà Fed có thể tuân theo. Bạn ủng hộ qui tắc nào?
Tại sao?
7. Nêu ba lý do khiến việc qui định ngân sách cân bằng có thể là một qui tắc quá
nghiêm ngặt đối với chính sách ngân sách.
ĐÁP ÁN
1. Độ trễ trong là thời gian từ khi các nhà hoạch định chính sách nhận ra một cú
sốc tác động đến nền kinh tế cho đến khi những chính sách thích hợp bắt đầu
có hiệu lực. Một khi đã có chính sách thực hi
ện, độ trễ ngoài là thời gian phải
mất để hành động chính sách đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Độ trễ này phát
sinh bởi vì phải mất thời gian để các biến số như chi tiêu, thu nhập, và việc
làm đáp lại sự thay đổi chính sách.
Chính sách ngân sách có một độ trễ trong dài; ví dụ phải mất nhiều năm kể từ
khi một đề xuất thay đổi thuế trở thành luật. Chính sách tiền t
ệ có độ trễ trong
tương đối ngắn. Một khi Fed đã quyết định rằng sự thay đổi chính sách nào đó
là cần thiết, Fed có thể thực hiện việc thay đổi đó trong vài ngày hay vài tuần.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có độ trễ ngoài dài. Sự gia tăng cung tiền ảnh
hưởng đến nền kinh tế thông qua hạ lãi suất, mà lãi suất giảm thì làm tăng đầu
tư. Nhưng nhiều công ty lên kế hoạch đầu tư t
ừ rất lâu trước đó. Như vậy, từ
khi Fed hành động, phải mất khoảng 6 tháng trước khi ảnh hưởng của chính
sách phản ánh kết quả trong GDP thực.
2. Cả chính sách ngân sách và chính sách tiền tệ hoạt động với những độ trễ dài.
Kết quả là khi quyết định liệu chính sách sẽ nhằm mở rộng hay thu hẹp tổng
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
43
cầu, ta phải dự đoán trạng thái của nền kinh tế sẽ như thế nào từ sáu tháng đến
một năm trong tương lai.
Một cách để các nhà kinh tế học cố gắng dự báo sự phát triển của nền kinh tế
là bằng chỉ số của các chỉ báo dẫn đầu. Chỉ số này bao gồm 11 chuỗi số liệu
thường hay biến động đi trước của mộ
t nền kinh tế, như giá cổ phiếu, số giấy
phép xây dựng được cấp, giá trị các đơn hàng cho các nhà máy và thiết bị mới,
và cung tiền.
Cách thứ hai để các nhà dự báo nhìn về trước về tương lai là bằng các mô hình
của nền kinh tế. Các mô hình điện toán trên qui mô lớn này có nhiều phương
trình, mỗi phương trình tiêu biểu cho một phần của nền kinh tế. Một khi chúng
ta đưa ra các giả định về chiều hướng c
ủa các biến ngoại sinh – thuế, chi tiêu
chính phủ, cung tiền, giá dầu, v.v… - các mô hình sẽ cho ra kết quả các xu
hướng của thất nghiệp, lạm phát, sản lượng, và các biến nội sinh khác.
3. Các thức dân chúng phản ứng trước các chính sách kinh tế phụ thuộc vào kỳ
vọng của họ về tương lai. Những kỳ vọng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm cả các chính sách kinh tế mà chính phủ theo đuổi. Phê phán của Lucas v
ề
chính sách kinh tế lập luận rằng các phương pháp đánh giá chính sách truyền
thống không xem xét đầy đủ đến cách thức chính sách ảnh hưởng đến các kỳ
vọng.
Ví dụ, tỷ lệ hy sinh – số điểm phần trăm GDP phải mất đi để cắt giảm lạm
phát 1 điểm phần trăm – phụ thuộc vào kỳ vọng của các cá nhân về lạm phát.
Chúng ta không thể chỉ đơn thuầ
n giả định rằng các kỳ vọng này sẽ giữ
nguyên không đổi, hay sẽ chỉ điều chỉnh một cách chậm chạp, bất luận chính
phủ theo đuổi chính sách gì; thay vào đó, những kỳ vọng này sẽ phụ thuộc vào
những gì Fed thực hiện.
4. Nhìn nhận của một cá nhân về lịch sử kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến quan điểm
của người đ
ó về việc liệu chính sách kinh tế vĩ mô sẽ đóng một vai trò chủ
động hay thụ động. Nếu người ta tin rằng nền kinh tế đã trải qua nhiều cú sốc
lớn đối với tổng cung và tổng cầu, và nếu chính sách đã giúp cô lập nền kinh
tế khỏi các cú sốc này một cách thành công, thì lập luận chính sách chủ động
là rõ ràng. Ngược lại, nếu người ta tin rằng nền kinh tế đã trải qua ít cú số
c
lớn, và nếu các biến động mà chúng ta quan sát được có thể được lần theo dấu
vết của những chính sách kinh tế lạc lõng vớ vẩn, thì lập luận về một chính
sách thụ động chiếm ưu thế.
5. Vấn đề không nhất quán về thời gian phát sinh bởi vì các kỳ vọng về chính
sách tương lai ảnh hưởng đến cách thức người ta hành động trong hiện tại. Kết
quả là, các nhà hoạch
định chính sách có thể muốn công bố ngay hôm nay về
những chính sách mà họ dự định theo đuổi trong tương lai nhằm ảnh hưởng
đến kỳ vọng của những người ra quyết định tư nhân. Một khi những người ra
quyết định tư nhân này đã hành động theo kỳ vọng của họ, các nhà hoạch định
chính sách dễ có xu hướng không giữ đúng lời hứa của họ cho những tuyên bố
trướ
c đó.
Ví dụ, giáo sư của bạn có động cơ để tuyên bố rằng sẽ có một kỳ thi cuối khoá
của môn học bạn đang học, vì vậy mà bạn nghiên cứu và học tập tài liệu chăm
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
44
chỉ. Vào buổi sáng ngày thi, sau khi bạn đã học và nghiên cứu toàn bộ tài liệu,
vị giáo sư này có thể bị lôi kéo bởi xu hướng muốn huỷ bỏ kỳ thi để khỏi phải
chấm bài.
Tương tự, chính phủ có động cơ tuyên bố rằng chính phủ sẽ không thương
lượng với bọn khủng bố. Nếu những kẻ khủng bố tin rằng họ chẳng được gì
khi nắm gi
ữ con tin, họ sẽ không bắt cóc con tin. Tuy nhiên, một khi con tin
đã bị bắt cóc, chính phủ đứng trước áp lực mạnh phải thương lượng và thực
hiện việc nhượng bộ.
Trong chính sách tiền tệ, giả sử Fed tuyên bố theo đuổi chính sách lạm phát
thấp, và mọi người tin vào tuyên bố đó. Tiếp theo là Fed có động cơ muốn
tăng lạm phát, vì Fed đứng trước sự đánh đổi thuận lợi giữa lạ
m phát và thất
nghiệp.
Trục trặc với những tình huống mà trong đó tính không nhất quán về thời gian
nổi lên là dân chúng hướng đến không tin tưởng vào các tuyên bố chính sách
nữa. Khi đó, sinh viên không học tập để sẵn sàng cho các kỳ thi, bọn khủng bố
bắt cóc con tin, và Fed đứng trước sự đánh đổi không thuận lợi. Trong những
tình huống này, nếu có một qui tắc cam kết rằng nhà hoạch định chính sách
theo đuổi một chính sách cụ
thể đôi khi giúp nhà hoạch định chính sách đạt
được mục tiêu của họ - các sinh viên học tập nghiên cứu, bọn khủng bổ không
bắt giữ con tin, và lạm phát vẫn thấp.
6. Một qui tắc chính sách mà Fed có thể theo đuổi là cho phép cung tiền tăng
trưởng với một tỷ lệ không đổi. Các nhà kinh tế theo phái trọng tiền tin rằng
hầu hết những biến động lớn trong nền kinh tế là do những biến
động của cung
tiền; vì thế, một qui tắc tăng trưởng tiền tệ đều đặn sẽ ngăn chặn những biến
động lớn này.
Qui tắc chính sách thứ hai là về một mục tiêu GDP danh nghĩa. Theo qui tắc
này, Fed sẽ công bố một hướng hoạch định cho GDP danh nghĩa. Nếu GDP
danh nghĩa thấp hơn mục tiêu này chẳng hạn, thì Fed sẽ nâng mức tăng trưởng
cung tiền để kích thích tổng cầu. M
ột ưu điểm của qui tắc chính sách này là nó
cho phép chính sách tiền tệ được điều chỉnh ttrước những thay đổi của tốc độ
lưu thông tiền.
Qui tắc chính sách thứ ba là đề ra một mục tiêu cho mức giá. Fed sẽ công bố
một hướng hoạch định cho mức giá và điều chỉnh cung tiền khi mức giá thực
tế tách rời mục tiêu này. Qui tắc này có ý nghĩa nếu người ta tin rằng sự bình
ổn giá là mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ.
7. Ít nhất có ba nhận định phản đối qui tắc ngân sách cân bằng của chính sách thu
chi ngân sách, nghĩa là qui tắc không cho phép chính phủ chi nhiều hơn doanh
thu thuế.
Thứ nhất, thâm hụt hay thặng dư ngân sách có thể giúp ổn định nền kinh tế. Ví
dụ, trong tình trạng suy thoái, thuế giảm một cách tự động và các khoản
chuyển nhượng tự động tăng. Điều này có xu hướ
ng dẫn đến bình ổn nền kinh
tế, và tăng khả năng ngân sách thâm hụt.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
45
Thứ hai, thâm hụt hay thặng dư ngân sách cho phép chính phủ điều hoà thuế
suất giữa các năm, cho phép chính phủ tránh được những biến động lớn về
thuế suất từ năm này sang năm khác. Để giữ thuế suất được đồng đều qua các
năm, chính phủ sẽ chấp nhận thâm hụt ngân sách khi thu nhập thấp một cách
bất thường, chẳng hạn như trong tình trạng suy thoái, hay khi chi tiêu cao một
cách bất thường, ví dụ như trong thời kỳ chiến tranh.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách có thể được sử dụng để chuyển gánh nặng thuế từ
thế hệ hiện tại sang các thế hệ tương lai. Nếu ở thế hệ hiện tại đang tiến hành
cuộc chiến bảo vệ đất nước, các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi. Bằng cách chấp
nhận thâm hụt ngân sách để
chi trả cho cuộc chiến, các thế hệ tương lai có thể
giúp thanh toán phí tổn chiến tranh này.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
46
CÂU HỎI ÔN TẬP
CHƯƠNG 15
NỢ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1. Chính sách ngân sách của Hoa Kỳ từ năm 1980 có gì khác thường?
2. Tại sao nhiều nhà kinh tế học dự báo thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ tăng
trong vài thập niên tới?
3. Hãy mô tả bốn vấn đề ảnh hưởng đến việc đo lường thâm hụt ngân sách chính
phủ.
4. Theo quan điểm truyền thống về nợ chính phủ, việc cắt giảm thuế được tài trợ
bằng nợ
ảnh hưởng như thế nào đến tiết kiệm khu vực công, tiết kiệm tư nhân,
và tiết kiệm quốc gia?
5. Theo quan điểm của Ricardo về nợ chính phủ, việc cắt giảm thuế được tài trợ
bằng nợ ảnh hưởng như thế nào đến tiết kiệm khu vực công, tiết kiệm tư nhân,
và tiết kiệm quốc gia?
6. Bạn tin vào quan điểm truyền th
ống hay quan điểm của Ricardo về nợ chính
phủ? Tại sao?
7. Tại sao mức nợ chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của chính phủ trong việc
tạo ra tiền?
ĐÁP ÁN
1. Điều khác thường của chính sách ngân sách Hoa Kỳ từ năm 1980 là nợ chính
phủ tăng mạnh trong suốt thời hoà bình và thịnh vượng. Theo dòng lịch sử
Hoa Kỳ, mức độ nợ nần của chính ph
ủ liên bang so với GDP đã thay đổi
mạnh. Trong quá khứ, tỷ số nợ so GDP nói chung tăng mạnh trong thời kỳ có
những cuộc chiến tranh lớn và giảm một cách chậm chạp trong thời bình.
Thập niên 80 và 90 là ví dụ duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ về tình trạng tăng
mạnh tỷ số nợ so GDP trong thời kỳ hoà bình.
2. Nhiều nhà kinh tế học dự báo thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ tăng mạnh
trong vài thậ
p niên tới là do những thay đổi về cơ cấu tuổi tác của dân số. Tuổi
thọ tăng đều, và tỷ lệ sinh giảm. Hệ quả là người già đang chiếm tỷ phần đông
đảo hơn trong cơ cấu dân số. Khi ngày càng có nhiều người hơn đủ tiêu chuẩn
“đưa tên vào danh sách” hưởng bảo hiểm xã hội và chăm sóc y tế, do vậy chi
tiêu chính phủ sẽ gia tăng một cách tự động theo thờ
i gian. Nếu không có
những thay đổi trong chính sách thuế và chi tiêu, nợ chính phủ cũng sẽ tăng
mạnh.
3. Các số đo chuẩn về thâm hụt ngân sách là những số đo không hoàn hảo đối
với chính sách ngân sách vì có ít nhất bốn lý do. Thứ nhất, các số đo này
không điều chỉnh các tác động của lạm phát. Khoản thâm hụt được tính toán
phải bằng với khoản thay đổi nợ thực của chính phủ, chứ không ph
ải là khoản
thay đổi nợ danh nghĩa. Thứ hai, các số đo này không bù trừ sự thay đổi nghĩa
vụ nợ (liabilities) chính phủ với sự thay đổi tài sản (assets) của chính phủ. Để
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
47
đo lường mức độ nợ nần chung của chính phủ, chúng ta nên tính hiệu số giữa
nợ của chính phủ và tài sản của chính phủ. Như vậy, thâm hụt ngân sách nên
được đo lường bởi mức thay đổi của nợ trừ đi mức thay đổi của tài sản.Thứ ba,
các số đo chuẩn bỏ sót một số nghĩa vụ nợ, như lương hưu của nhân viên
chính phủ
và lợi ích bảo hiểm xã hội tương lai luỹ kế. Thứ tư, các số đo này
không điều chỉnh các ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế.
4. Tiết kiệm khu vực công là chênh lệch giữa thuế và chi mua của chính phủ, vì
thế việc cắt giảm thuế được tài trợ bằng nợ sẽ làm giảm tiết kiệm công một
lượng bằng đúng lượng thuế cắt gi
ảm. Cắt giảm thuế cũng làm tăng thu nhập
khả dụng. Theo quan điểm truyền thống, vì khuynh hướng tiêu dùng biên có
giá trị trong khoảng từ không đến một, cho nên cả tiêu dùng và tiết kiệm tư
nhân đều tăng. Vì tiêu dùng tăng, tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn lượng thuế cắt
giảm. Tiết kiệm quốc gia là tổng của tiết kiệm công và tiết kiệm tư nhân; vì
tiết kiệm công giảm m
ột lượng nhiều hơn lượng gia tăng của tiết kiệm tư nhân,
cho nên tiết kiệm quốc gia giảm.
5. Theo quan điểm của Ricardo, việc cắt giảm thuế được tài trợ bằng nợ không
kích thích tiêu dùng, vì nó không làm tăng thu nhập thường xuyên – những
người tiêu dùng định hướng tương lai hiểu rằng chính phủ vay mượn hôm nay
có nghĩa là thuế sẽ cao hơn trong tương lai. Vì cắt giảm thuế không làm thay
đổi tiêu dùng, các hộ gia
đình để dành thu nhập khả dụng dôi thêm của họ để
chi trả cho nghĩa vụ thuế tương lai mà việc cắt giảm thuế hôm nay sẽ gây ra:
tiết kiệm tư nhân tăng một lượng bằng đúng lượng thuế cắt giảm. Sự gia tăng
tiết kiệm tư nhân này bù trừ hoàn toàn cho khoản giảm tiết kiệm công do cắt
giảm thuế. Do đó, cắt giảm thuế không ảnh hưở
ng đến tiết kiệm quốc gia.
6. Việc bạn ủng hộ quan điểm nào về nợ chính phủ phụ thuộc vào cách thức bạn
suy nghĩ về cách thức ứng xử của người tiêu dùng. Nếu bạn theo quan điểm
truyền thống, thì bạn tin rằng việc cắt giảm thuế tài trợ bằng nợ sẽ kích thích
chi tiêu của người tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc gia. Bạn có th
ể tin
vào điều này vì một số lý do. Thứ nhất, người tiêu dùng có thể có tầm nhìn
ngắn hạn, hoặc không hợp lý, cho nên họ nghĩ rằng thu nhập thường xuyên
của họ gia tăng ngay cả khi điều đó không xảy ra. Thứ hai, người tiêu dùng có
thể đứng trước những điều kiện hạn chế việc vay mượn, cho nên họ chỉ có thể
tiêu dùng bằng thu nhập hiện tại của h
ọ mà thôi. Thứ ba, người tiêu dùng có
thể kỳ vọng rằng nghĩa vụ thuế ngầm ẩn (trong tương lai) sẽ rơi vào các thế hệ
tương lai, và những người tiêu dùng này có thể không quan tâm đầy đủ tới con
cái họ theo cách để lại cho chúng một di sản nhằm bù đắp cho nghĩa vụ thuế
này.
Nếu bạn theo quan điểm Ricardo, thì bạn tin rằng những lý lẽ phản bác trên
đây không quan trọng. Cụ thể là, bạn tin r
ằng người tiêu dùng có tầm nhìn xa
nên thấy rằng chính phủ vay mượn hôm nay có nghĩa là tương lai chính phủ sẽ
đánh thuế đối với họ hay con cháu họ. Vì thế, việc cắt giảm giảm thuế được tài
trợ bằng nợ chỉ mang lại cho người tiêu dùng thu nhập ngắn ngủi nhất thời mà
cuối cùng rồi chính phủ cũng lấy lại, hệ quả là người tiêu dùng sẽ tiết kiệm
lượng thu nhậ
p dôi ra mà họ nhận được nhằm bù trừ cho nghĩa vụ thuế tương
lai.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập
Mankiw Kim Chi
48
7. Mức nợ của chính phủ có thể ảnh hưởng đến động cơ của chính phủ trong việc
tạo ra tiền vì nợ chính phủ được ấn định theo giá trị danh nghĩa. Một mức giá
cao hơn sẽ làm giảm giá trị thực của nợ chính phủ. Vì thế, mức nợ cao có thể
khuyến khích chính phủ in thêm tiền nhằm làm tăng mức giá và làm giảm giá
trị thực của khoả
n nợ này.