Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài 4. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.49 KB, 8 trang )

Bài 4. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

Yêu cầu cần đạt được khi học sinh học xong bài này:
• Trong nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân tạo nên vỏ nguyên tử.
• Cấu tạo vỏ nguyên tử. Lớp, phân lớp electron. Số electron có trong mỗi lớp,
phân lớp
• Rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đến các kiến thức sau:
Phân biệt lớp electron và phân lớp electron; số electron tối đa trong một phân
lớp, trong một lớp.
• Cách kí hiệu các lớp, phân lớp; sự phân bố electron trên các lớp (K, L, M…)
và phân lớp (s, p, d…).


I. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
1. Electron
a) Sự tìm ra electron
Theo Rutherford và Bohr thì trong nguyên tử trên những quỹ đạo xác định hình
tròn hay bầu dục như quỹ đạo của hành tinh xung quanh mặt trời.

a) Nguyên tử hiđro b) Nguyên tử
oxi



Mô hình này có tác dụng rất lớn đến sự phát
triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử đầu những
năm thế kỉ XX. Tuy nhiên không đủ để giải
thích mọi tính chất của nguyên tử.
Tuy nhiên về sau nhờ những công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng
minh rằng các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xunh quanh hạt
nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên lớp vỏ nguyên tử.



Electron chuyển động rất nhanh trong
khu vực hạt nhân nguyên tử hidro

II. Lớp electron và phân lớp electron
1. Lớp electron
Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng
lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp.
Các electron ở gần nhân hơn liên kết bền chặt hơn với hạt nhân. Vì vậy,
electron ở lớp trong có mức năng lượng thấp hơn so với ở các lớp ngoài.

Các lớp electron được ghi theo thứ tự:
n = 1 2 3 4
Tên lớp K L M N

2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp.



Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f.
Electron ở phân lớp s, p, d, f được gọi tương ứng là các electron s, p, d, f.

III. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
1. Số electron trong một phân lớp


Phân lớp đã có đủ electron gọi là phân lớp electron bão hòa

2. Số e trong một lớp


Lớp electron có tối đa electron gọi là lớp electron bão hòa.
Ví dụ: Xác định số lớp electron của nguyên tử
.
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử
magie là 12 nên hạt nhân có 12 p, vỏ nguyên tử
có 12 e được phân bố như sau:
• 2 e trên lớp K (n=1)
• 8 e trên lớp L (n=2)
• 2 e trên lớp M (n=3)



×