Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo tài chính tháng 10/2011 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 24 trang )










Báo cáo Kinh tế -
Tài chính tháng
10 năm 2011










Thực hiện bởi Ban biên tập & Bộ
phận phân tích dữ liệu CafeF

Địa chỉ: Tòa nhà CDC Building, 25 – 27 Lê
Đại Hành, Hà Nội
Điện thoại: 04 – 39749300. Máy lẻ: 562
Fax: 04 – 39744082
Email:



Floor 22, Tower B Vincom City Tower, 191 Ba Trieu, Ha Noi
Phone: 04 – 39743410. Line code: 562. Fax: 04 – 39744082
Email:
Tài trợ vàng

Nội dung chính

Kinh tế thế giới 1
 Kinh tế Mỹ trở lại mức trước suy thoái và đón nhiều dấu hiệu tích
cực
 Châu Âu đưa ra hàng loạt cam kết chính sách để ngăn khủng
hoảng nợ
 Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát, tạo việc làm để đảm bảo ổn
định xã hội
 Giá hàng hóa tăng 9,6% - mạnh nhất kể từ đầu năm

Kinh tế Việt Nam 3
 CPI tháng 10 tăng 0,36% so với tháng 9, thấp nhất trong 14 tháng
 Tồn kho tại 1/10/2011 tăng mạnh so cùng kỳ
 Xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu giảm tốc
 NHNN khẳng định sẽ đảm bảo thanh khoản cho các TCTD và an
toàn cho cả hệ thống
 Cơn bão tín dụng đen hoành hành, các vụ vỡ nợ xảy ra tại nhiều
tỉnh, thành phố.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 8
 VN-Index giảm 1,6% xuống 420,8 điểm, HNX-Index giảm xuống
70,2 điểm.
 Khối ngoại bán ròng 21 tỷ tại 2 sàn

 Lợi nhuận ngành cao su tự nhiên tăng mạnh, lợi nhuận ngành than
lao dốc
 12 CTCK vi phạm an toàn tài chính
Thị trường Bất động sản 12
 Hà Nội: chung cư cũ “sốt” giá
 Giá thực tế tại Hà Nội cao hơn bảng giá đất đến 500%
 Nghị định 74 về chống rửa tiền qua bất động sản có hiệu lực từ
15/10
 PVL bán tháo 85 căn hộ, giảm giá 35%

Tổng hợp dữ liệu TTCK T10/2011 15
 Nếu không tính BVH, MSN, VIC và VNM thì VN-Index tại thời điểm
31/10/2011 chỉ tương đương 244,07 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu
trên, P/E và P/B sàn HOSE tương đương ở mức 7.64 và 1.61 lần.

Các dự án Bất động sản tiêu biểu 18

TOP 50 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 21


Cổng thông tin Tài chính
Chứng khoán Cafef.vn

































TÀI TRỢ VÀNG
Page 1
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011


KINH TẾ THẾ GIỚI

nhất từ năm 1994. Giới chuyên gia lo lắng về
khả năng kinh tế Anh rơi vào suy thoái.
 EIU đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP cho
khu vực đồng tiền chung châu Âu xuống còn
0,3% vào năm 2012 so với dự báo trước đó là
0,8%.
 Châu Âu đưa ra hàng loạt cam kết chính sách
để ngăn khủng hoảng nợ
 Quy mô quỹ bình ổn được điều chỉnh lên 1,4
nghìn tỷ USD, mức hiện nay khoảng 610 tỷ USD.
 Các ngân hàng phải huy động khoảng 140 tỷ
USD trước thời điểm tháng 6/2012 để có tỷ lệ tài
sản an toàn tương đương 9% tổng vốn.
 Thủ tướng Italy cam kết huy động 8 tỷ USD/năm
từ bán tài sản, tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 và
nới lỏng luật lao động để thuyết phục các nhà
lãnh đạo châu Âu rằng Italy có thể thực hiện tốt
các mục tiêu ngân sách.
 Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát, tạo
việc làm để đảm bảo ổn định xã hội
 Lạm phát tại Trung Quốc tháng 9/2011 xuống
mức 6,1%. Nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tác
động xấu đến thị trường bất động sản. Khối
lượng giao dịch bất động sản tại 14 thành phố
lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 9/2011 chỉ
bằng 50% so với cùng kỳ.
 Thặng dư thương mại của Trung Quốc tháng
9/2011 giảm tháng thứ 2 liên tiếp khi tăng trưởng
kinh tế toàn cầu suy yếu.
 Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: tạo việc làm sẽ

vẫn là mục tiêu hàng đầu trong bối cảnh kinh tế
tăng trưởng kém và xuất khẩu suy yếu.
 Kinh tế Nhật đón thêm dấu hiệu phục hồi
 Xuất khẩu Nhật tháng 9/2011 tăng trưởng đột
biến. Lượng hàng xuất khẩu tháng 9 của Nhật
tăng 2,4% so với cùng kỳ 2010. Toyota, hãng xe
lớn nhất của Nhật công bố sản lượng xe ô tô
trên toàn cầu trong tháng 8/2011 tăng lần đầu
tiên trong 12 tháng.


 Kinh tế Mỹ: tin tốt, xấu đan xen
 Kinh tế Mỹ trở lại mức trước suy thoái và đón
nhiều dấu hiệu tích cực
 GDP Mỹ quý 3/2011 tăng trưởng 2,5%. Sau khi
điều chỉnh với lạm phát, GDP Mỹ quý 3/2011 đạt
13,35 nghìn tỷ USD, cao hơn con số 13,33 nghìn tỷ
USD đỉnh cao vào quý 4/2007.
 Số lượng người Mỹ có việc làm trong tháng 9/2011
ở mức 131,3 triệu, thấp hơn thời điểm trước khủng
hoảng.
 Doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 9/2011 tăng
5,7% lên lên mức 313 nghìn căn, thấp hơn mức
cần thiết để đảm bảo thị trường nhà đất tăng
trưởng mạnh.
 Làn sóng đổ vỡ doanh nghiệp dâng cao
 Trong vòng 40 ngày tính từ đầu tháng 9, đã có 15
công ty Mỹ sở hữu tài sản từ 100 triệu USD trở lên
nộp đơn xin phá sản. Nhà sản xuất giấy tạp chí
NewPage Corp phá sản, đánh dấu vụ phá sản lớn

nhất của một công ty không thuộc lĩnh vực tài chính
kể từ năm 2009.
 Hàng loạt tổ chức lớn hạ dự báo tăng trưởng
kinh tế Mỹ
 EIU giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm
2012 xuống còn 1,3%. Merrill Lynch hạ dự báo
tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2012 và năm 2013
xuống mức lần lượt 1,8% và 1,4%.
 Chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America Merrill
Lynch dự báo Mỹ sẽ mất xếp hạng tín dụng AAA
trước thời điểm cuối năm 2011 bởi chưa thể giải
quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách.
 Châu Âu
 Khủng hoảng châu Âu căng thẳng
 Xếp hạng của Tây Ban Nha bị S&P điều chỉnh
xuống mức AA-, triển vọng tiêu cực. Xếp hạng của
Tây Ban Nha bị S&P điều chỉnh giảm 3 lần trong 3
năm qua.
 Số lượng người thất nghiệp tại Anh lên mức cao




TÀI TRỢ VÀNG
Page 2
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011























KINH TẾ THẾ GIỚI
 Ngành ô tô Thái Lan gặp khó khăn
 Trận lụt lịch sử đang diễn ra rất có thể sẽ khiến
ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Thái Lan thiệt hại
về doanh số từ 80.000 đến 100.000 xe nếu các
nhà máy tiếp tục đóng cửa. 40 nhà máy, chi
nhánh sản xuất, lắp ráp tại Thái Lan đã phải
đóng cửa hoàn toàn.
 Thị trường chứng khoán thế giới
Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính
trên thế giới tháng 10/2011 (Nguồn FT)
Chỉ số

Thay đổi
S&P 500
10,77%
FTSE 100
8,11%
CAC 40
8,75%
Ibex 35
4,78%
DAX
11,62%
Hang Seng
12,92%
Straits Times
6,75%
RTS
16,04%
S&P/ASX 200
6,29%
NZX 50
-0,53%
Biến động tăng giảm của một số loại tiền tệ lớn
trên thế giới so với đồng USD trong tháng
10/2011 (Nguồn: FT)
Loại tiền
Thay đổi
Đồng đôla Canada
5,50%
Đồng peso Mêhicô
4,07%

Đồng real Braxin
9,45%
Đồng bảng Anh
3,06%
Đồng krona Thụy Điển
5,36%
Đồng franc Thụy Sỹ
3,37%
Đồng euro
3,41%
Đồng đôla Úc
9,01%
Đồng nhân dân tệ
0,43%
Đồng ruble Nga
6,51%
Đồng đôla Singapore
4,12%
Đồng bath Thái
1,61%
Đồng yên Nhật
6,51%
Đồng won Hàn Quốc
6,23%




 Thị trường hàng hóa
Giá hàng hóa tăng 9,6% - mạnh nhất kể từ

đầu năm
 Chỉ số Standard & Poor‟s GSCI của 24 loại hàng
hóa nguyên liệu tăng 9,6% - tháng tăng nhiều
nhất trong năm, do thị trường lạc quan rằng
châu Âu sẽ giải quyết được nợ và hy vọng Mỹ
sẽ có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.
 Giá dầu thô tăng 18%, giá đồng tăng 13%.
 Giá vàng tăng 6,8%, bạc tăng 14% khi thể hiện
vai trò lưỡng tính: vừa là tài sản an toàn vừa là
tài sản rủi ro.
 Giá quặng sắt trải qua tháng sụt giảm mạnh
nhất trong lịch sử với 31% vì nhu cầu thấp của
các nhà máy thép Trung Quốc trong khi các
hãng sản xuất quặng lớn nhất liên tục mở rộng
công suất.
 Giá thực phẩm hạ mạnh nhất trong 19 tháng và
có chuỗi 4 tháng giảm liên tiếp – dài nhất kể từ
tháng 7/2008. Giá ngũ cốc sụt mạnh xuống mức
thấp nhất 11 tháng, giá đường, dầu ăn, thịt, sữa
đồng loạt hạ.
 Giá gạo thiết lập mặt bằng mới, cao hơn tháng
trước khoảng vài chục USD mỗi tấn do lũ lụt ở
Thái Lan cộng với chương trình mua lúa giá cao
của nước này.
Nhu cầu nắm giữ vàng và hàng hóa tăng vọt
 Nỗi lo nguồn cung và đặt cược rằng kinh tế toàn
cầu sẽ sáng sủa hơn đã thúc đẩy nhà đầu tư chi
tiền nhiều hơn cho hàng hóa.
 Nhà đầu cơ mua ròng đối với dầu thô và vàng
nhiều nhất trong 4 tháng, bỏ tiền mua nông sản

sau 2 tháng bán ròng và giảm bán đồng.
 Các ngân hàng trung ương thế giới mua vào 28
tấn vàng, các quỹ ETF mua ròng 25 tấn sau 2
tháng bán ra.









TÀI TRỢ VÀNG
Page 3
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011

Nguồn cung gặp trở ngại
 Mỏ đồng lớn thứ hai thế giới ở Indonesia chỉ
hoạt động 5% công suất do đình công. Cùng
nguyên nhân này khiến mỏ vàng lớn nhất thế
giới phải ngưng hoạt động không thời hạn.
 Indonesia ngưng xuất khẩu thiếc, nhà sản xuất
đất hiếm lớn nhất thế giới ở khu vực Nội Mông
Trung Quốc dừng hoạt động trong 1 tháng để
đẩy giá.
 Các khu vực trồng cà phê chủ chốt ở Trung Mỹ
gặp mưa và sạt lở đất nghiêm trọng. Mưa cũng
kéo dài ở hai nước sản xuất quan trọng của
châu Á là Việt Nam và Indonesia.

 Lũ lụt ở Thái Lan gây thiệt hại lớn cho ngành
công nghiệp và nông nghiệp, có thể làm giảm
1,5% tăng trưởng GDP. Riêng ngành lúa gạo dự
kiến mất khoảng 4,6 triệu tấn gạo đã xay xát,
làm gián đoạn xuất khẩu ra thị trường ít nhất là 2
tháng. Ngành mía đường cũng thiệt hại nặng.



 CPI tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng 9
 Giá hàng hóa dịch vụ tháng 10 hạ nhiệt, giúp
CPI tháng 10/2011 tăng 0,36% so tháng 9, mức
tăng thấp nhất trong 14 tháng. CPI tháng
10/2011 tăng 17,05% so với tháng 12/2010 và
tăng 21,59% so với cùng kỳ 2010.

Nhận định của chuyên gia
 Khảo sát của hãng tin tài chính Bloomberg với
10 nhà phân tích có dự báo chính xác nhất về
giá vàng trong 8 quý vừa qua, kết quả cho thấy
giá vàng sẽ hồi phục khỏi mức thấp hiện nay và
lập kỷ lục mới là 1.950 USD/ounce vào tháng 3
năm tới do nỗi lo kinh tế toàn cầu trì trệ và nợ
công châu Âu chưa giải quyết được.
 Ngân hàng Mortan Stanley cho rằng, nhu cầu
tiêu thụ thịt ngày càng tăng buộc Trung Quốc
phải đẩy tăng lượng ngô nhập khẩu theo cấp số
nhân trong năm tới, sẽ là cơ hội để giá mặt hàng
này lên cao.
 Nobuo Tanaka, cựu chủ tịch Cơ quan Năng

lượng Quốc tế cho rằng, giá dầu hợp lý nhất là ở
70 – 80 USD/thùng. Nếu giá dầu ở quanh 100
USD/thùng sẽ kìm hãm sự phát triển của nền
kinh tế. Hiện tại, giá dầu đang ở quanh 90
USD/thùng.



 Sản xuất công nghiệp tăng nhẹ; khai thác dầu
thô và khí tự nhiên giảm
 Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2011 tăng
5,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so cùng
kỳ 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng
2011 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,7%;
công nghiệp chế biến tăng 10,2%; sản xuất,
phân phối điện, ga, nước tăng 9,4%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng
cao so cùng kỳ là: SX đồ gốm, sứ không chịu
lửa (86%); SX đường (42,4%); SX mô tô, xe
máy (19,9%); Xay xát, sản xuất bột thô (19,5%).
 Tồn kho tại 1/10/2011 tăng mạnh so cùng kỳ
 Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2011 của toàn
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
21,1% so với cùng thời điểm năm trước. Các
ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là:



KINH TẾ TRONG NƯỚC



TÀI TRỢ VÀNG
Page 4
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011




KINH TẾ TRONG NƯỚC
Ngành
Mức
tăng
Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc
cách điện
88%
Sản xuất xi măng, vôi, vữa
84,4%
Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
82,6%
Sản xuất giường, tủ, bàn ghế
77,8%
Sản xuất bia và mạch nha
50,7%
Sản xuất giày dép tăng
49,9%
Sản xuất mô tô, xe máy tăng
49,5%
Sản xuất thức ăn gia súc tăng
42%


 Đầu tư từ ngân sách 10 tháng bằng 74,6% kế
hoạch năm
 Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà
nước tháng 10 ước tính đạt 19,8 nghìn tỷ đồng.
 Tính chung 10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn ngân sách Nhà nước đạt 149,7 nghìn tỷ
đồng, bằng 74,6% kế hoạch năm và tăng 8,6%
so với cùng kỳ năm 2010.
 Hongkong đứng đầu cung vốn FDI 10 tháng
 Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ
đầu năm đến 20/10/2011 đạt 11273,9 triệu USD,
bằng 78,2% cùng kỳ năm 2010. FDI thực hiện
ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng
kỳ năm 2010.
 FDI 10 tháng tập trung chủ yếu vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo với 5631,1 triệu USD,
chiếm gần 50% tổng số vốn đăng ký.
 Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam, 10 tháng năm 2011, Đặc khu
hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu
tư lớn nhất với 2862,3 triệu USD, chiếm 32,2%
tổng vốn đăng ký cấp mới.
 Thu ngân sách bằng 89% dự toán
 Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến
15/10/2011 ước đạt 529,9 nghìn tỷ đồng, bằng
89,1% dự toán năm. Bội chi ngân sách Nhà
nước đến 15/10 là 44,6 nghìn tỷ đồng.

 Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng tăng nhẹ
 Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng 10 tháng năm 2011 ước tính đạt 1561
nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm
trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%.
 Xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu tháng 10
giảm tốc
 Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước
tính đạt 8,3 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ
năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78 tỷ USD, tăng
34,6% so với cùng kỳ 2010.
 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước
tính đạt 9,1 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước
và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
đạt 86,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ
năm 2010.
 Nhập siêu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 800
triệu USD. Nhập siêu 10 tháng ước tính 8,4 tỷ
USD, bằng 10,8% kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu
hàng hóa mười tháng năm nay ước tính 8,9 tỷ
USD, bằng 11,7% tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu.
 Thuê bao điện thoại cố định 10 tháng giảm
mạnh so với cùng kỳ
 Số thuê bao điện thoại phát triển mới 10 tháng
năm nay ước tính đạt 9,3 triệu thuê bao, giảm
17,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 46,1

nghìn thuê bao cố định, giảm 76,2% và 9,3 triệu
thuê bao di động, giảm 16,1%.
 Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối
tháng 10/2011 ước tính đạt 130,7 triệu thuê
bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm
trước.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 5
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011









KINH TẾ TRONG NƯỚC
Tài chính – Ngân hàng
 Huy động vốn
 Theo báo cáo của cục Thống kê Hà Nội tổng
nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn dự kiến tháng 10 là 787.400 tỷ đồng,
bằng 99,2% so với tháng trước và bằng 99,02%
so với tháng 12/2010.
 Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết,

tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến
cuối tháng 10 ước đạt 878,8 nghìn tỷ, tăng 17,7%
so cùng kỳ và tăng 9% so cuối năm 2010.
 Tăng trưởng tín dụng
 TP Hồ Chí Minh, có tổng dư nợ tín dụng đến cuối
tháng 10 ước đạt 746 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%
so cùng kỳ, tăng 5,2% so cuối năm 2010. Dư nợ
tín dụng bằng VNĐ tăng 9,1% so cùng kỳ. Dư nợ
tín dụng bằng ngoại tệ đạt 220 nghìn tỷ đồng,
chiếm 29,5% tổng dư nợ, tăng 15,5% so cùng kỳ.
 Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 10
đạt 558.300 tỷ đồng, tăng 0,07% so với tháng
trước và tăng 9,48% so với tháng 12/2010. Trong
đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,17% và 8,41%, dư nợ
trung và dài hạn bằng 99,91% tháng trước và
tăng 11,16% so với tháng 12/2010.
 Giao dịch thị trường mở
 Trong tháng 10, NHNN đã bơm ròng 5.162 tỷ
đồng thông qua giao dịch nghiệp vụ thị trường
mở. Lãi suất giao dịch vẫn được giữ là mức
14%/năm. Kỳ hạn trên thị trường mở là 7 ngày và
14 ngày.
 Thị trường liên ngân hàng
 Tháng 10, lãi suất qua đêm bình quân trên thị
trường liên ngân hàng biến động trong khoảng từ
10,87 % - 14,5%/năm, thường thấp hơn mức trần
14%/năm huy động trên thị trường 1 của các
ngân hàng. Biến động mạnh nhất là kỳ hạn 1
tháng, ghi nhận lãi suất giao dịch lên 30-
40%/năm tại một số phiên giao dịch trung tuần

tháng 10.

Thị trường trái phiếu
 Tháng 10, KBNN đã huy động được 1.050 tỷ
đồng TPCP kỳ hạn 3 năm và 5 năm. Lãi suất
huy động giao động từ 12,1% - 12,15%/năm tùy
theo kỳ hạn. Có 2 phiên đấu thầu liên tiếp ngày
13 và 20/10 không thành công.
 Phiên đấu thầu ngày 20/10 thậm chí không có
thành viên nào đăng ký tham gia dự thầu.

 Thị trường vàng
 Thị trường vàng trong nước tháng qua tương
đối trầm lắng, giá chỉ tăng có 500 nghìn đồng và
chốt tháng tại 44,5 – 44,8 triệu đồng/lượng do thị
trường thế giới ít biến động.
 Nhu cầu mua vàng của người dân và nhà đầu tư
giảm rõ rệt vì thị trường USD biến động mạnh,
thu hút việc chuyển kênh đầu tư.
Vàng trong nước không còn đắt hơn nhiều so
với vàng thế giới, co hẹp về dưới 2 triệu
đồng/lượng tính theo USD trong ngân hàng.
Tính theo USD tự do, khoảng cách đó nhiều khi
được xóa bỏ, thậm chí có phiên giá vàng trong
nước rẻ hơn.
 Khoảng cách bán ra và mua vào của các nhà


TÀI TRỢ VÀNG
Page 6

Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011



































vàng cũng co hẹp về dưới 400 nghìn
đồng/lượng.
 Tỷ giá
 Tháng 10 ghi nhận tỷ giá USD liên ngân hàng
tăng mạnh nhất kể từ khi NHNN điều chỉnh tỷ
giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN
nâng tỷ giá bình quân, tổng cộng 175 đồng, lên
20.803 đồng.
 So với thời điểm Thống đốc công bố tỷ giá sẽ
không biến động quá 1% cho đến hết năm, tỷ
giá USD hiện đã tăng 0,84%.
 Tái xuất hiện tình trạng USD hai giá. USD trong
ngân hàng niêm yết ở mức sát trần theo công bố
của NHNN, nhưng thực tế các doanh nghiệp
mua USD phải chịu giá rất cao, có khi vượt cả
thị trường tự do. Mức đỉnh của USD đen trong
ngân hàng tháng qua là 21.900 đồng.
 USD ngoài thị trường tự do tăng mạnh, có lúc
tới 21.940 đồng, nhưng về cuối tháng đã hạ
nhiệt sau khi NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm
chỉnh Nghị định 95 của chính phủ về xử phạt
trong lĩnh vực tiền tệ.
Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tháng 10/2011
20,600
20,650

20,700
20,750
20,800
20,850
1/10
4/10
6/10
10/10
12/10
14/10
17/10
19/10
21/10
24/10
26/10
28/10

 Thông tin quan trọng
 Hội nghị TW 3 xác định tái cơ cấu thị trường
tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các
NHTM nhỏ, yếu kém. NHNN đưa ra 4 quan điểm
và nguyên tắc cho quá trình tái cơ cấu hệ thống
NHTM, khuyến khích các NHTM chủ động mua
bán, sáp nhập.




 Ngày 5/10, NHNN họp với nhóm „G12‟ là các
NHTMCP lớn và ra tuyên bố không để NHTM nào

mất thanh khoản.
 NHNN cho phép nhóm 5 NHTM mở tài khoản
vàng ở nước ngoài và phối hợp với SJC bán vàng
bình ổn. Sau đó có thêm 2 NHTM tham gia bán
vàng bình ổn, nâng tổng số NHTM được thực
hiện lên 7 ngân hàng.
 Ngày 7/10, HD Bank bị phát hiện huy động vượt
trần lãi suất.
 Cơn bão tín dụng đen hoành hành, thông tin về
nhiều vụ vỡ nợ xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố.
Nhiều vụ việc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. CA
Hà Nội cảnh báo về hệ lụy xấu từ tín dụng đen.
 Theo ước tính của TBKTSG, các tổ chức đã bán
ra xấp xỉ 30 tấn vàng trong vòng 1 tháng.
 Ngày 19/10, theo số liệu từ đơn vị nghiệp vụ thì
đến cuối tháng 8/2011, nợ không đủ tiêu chuẩn là
hơn 76 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ
mất trắng là 3,21%, tương đương 37 ngàn tỷ.
 Ngày 20/10, tại kỳ họp thứ II quốc hội khóa XIII,
Thủ tướng công bố kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội 2012. Theo đó tăng trưởng tín dụng ở mức
12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%.
 Trong ngày 25/10, một nguồn tin của TBKTSG
online cho biết là NHNN tái cấp vốn có điều kiện
cho 5-6 NHTM.
 Các NHTM thông báo kết quả hoạt động kinh
doanh 9 tháng với mức lợi nhuận khả quan, tuy
nhiên các chuyên gia lo ngại về tỷ lệ nợ xấu gia
tăng nhanh chóng.
 Chính sách, văn bản pháp luật

 Ngày 6/10, NHNN ban hành thông tư 32 chính
thức cho phép một số NHTM bán vàng huy động
bình ổn giá và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.
 Ngày 8/10, NHNN ban hành thông tư 33/TT-
NHNN quy định hệ số rủi ro là 250% với khoản
vay đảm bảo bằng vàng và TCTD không được



KINH TẾ TRONG NƯỚC


TÀI TRỢ VÀNG
Page 7
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011



































cho vay để mua vàng.
 Ngày 18/10, NHNN khẳng định sẽ đảm bảo thanh
khoản cho các TCTD và an toàn cho cả hệ thống.
 Ngày 22/10, Chính phủ ban hành nghị định
95/2001 NĐ-CP sửa đổi quy định mức phạt cao
nhất về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng lên 500
triệu đồng thay vì 70 triệu đồng như trước.
 Ngày 26/10 NHNN gửi công văn đề nghị tới UBND
các tỉnh, TP, các bộ có liên quan hợp tác trong



Thị trường hàng hóa
 Giá hàng hóa giảm, ngoại trừ gạo và thủy sản
Giá hàng hóa dịch vụ tháng 10 hạ nhiệt, giúp
lạm phát thấp nhất trong 14 tháng.
 Giá dầu hỏa và diezel giảm lần lượt 300 đồng và
400 đồng mỗi lít kể từ 11h ngày 10/10. Cụ thể dầu
diezel loại 0,05S giảm từ 20.800 đồng xuống
20.400 đồng mỗi lít. Còn dầu hỏa giảm từ 20.500
đồng xuống còn 20.200 đồng mỗi lít.
 Giá thịt giảm khoảng 20% so với thời điểm cuối
tháng 7 đầu tháng 8. Giá rau tăng mạnh trong thời
gian mưa bão, nhưng sớm cân bằng trở lại.
 Giá cà phê xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 1, còn
chưa đến 40 triệu đồng/tấn. Giá cao su cũng sụt
mạnh theo xu hướng của thế giới.
 Giá hạt tiêu thiết lập đỉnh cao chưa từng có tại
160.000 đồng/kg, nhưng cũng điều chỉnh nhanh và
hiện còn 140.000 đồng/kg.
 Giá các nông sản như mía và sắn ở các vùng chịu
lũ rớt mạnh, thiếu sức mua.
 Giá lúa gạo tăng khoảng 500 – 1.000 đồng/kg, thiết
lập mặt bằng mới, vì nhu cầu xuất khẩu mạnh cộng
với tác động tâm lý từ lũ lụt ở Thái Lan.
 Giá thủy sản như cá tra, tôm sú, tôm hùm… tăng,
riêng tôm hùm lập kỷ lục về giá với trên 2 triệu
đồng/kg do nhu cầu cao trong khi nguồn cung khan
hiếm.

quản lý thị trường vàng và ngoại hối; trực tiếp đề
nghị Bộ Công An xử lý nghiêm các vi phạm kinh

doanh về ngoại hối và vàng.
 Ngày 26/10, NHNN cũng ra quy định lãi suất tiền
gửi bao gồm cả khuyến mãi không được vượt
quá trần quy định
 Ngày 28/10, NHNN trình Thủ tướng dự thảo quản
lý thị trường vàng trong đó nêu rõ 7 biện pháp
được áp dụng với mọi loại hình sản xuất, giao
dịch và kinh doanh vàng


 Nhiều bất cập trong sản xuất, kinh doanh hàng
hóa
 Một loạt các sai phạm về chế biến thực phẩm bị
phát giác như cốm Vòng, tương ớt hay các loại
thịt.
 Tình trạng nhập lậu nội tạng và thịt hỏng từ Trung
Quốc vẫn tiếp diễn trong khi thương lái trong
nước lại gom heo xuất sang bên kia biên giới vì
giá cao hơn.
 Chiêu làm giá của các đại lý kinh doanh xe máy
Honda và Yamaha ngày càng mạnh. Giá bán đến
tay người tiêu dùng cao hơn tới 30% so với giá
đề xuất của nhà sản xuất.
 Gói cước tỉ phú của hãng di động Beeline tung ra
được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, nhưng
lại bị Bộ Thông tin và Truyền thông tuýt còi vì vi
phạm quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch
vụ thông tin di động.
 Nhận định của chuyên gia
 Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong

nước (Bộ Công Thương), giá hàng hóa tháng 11
sẽ không có biến động lớn. Cụ thể là, giá nhiều
mặt hàng vẫn theo đồ thị hình sin, với mức tăng
lớn nhất là rau củ quả, gạo, rượu mức tăng
thấp nhất ở nhóm hàng vật liệu xây dựng. Sự
biến động tỷ giá USD/VND các tháng cuối năm sẽ
ảnh hưởng tới giá hàng hóa nhập khẩu.


TÀI TRỢ VÀNG
Page 8
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011








































Tháng 10/2011, VN-Index giảm 1,6% từ 427,6
điểm xuống 420,8 điểm. HNX-Index giảm từ 71,3
điểm xuống 70,2 điểm.
KLGD trung bình sàn HoSE đạt 28,52 triệu
cp/phiên, đạt giá trị trung bình khoảng 467,5 tỷ
đồng/phiên. KLGD tháng 10 giảm 44% và giá trị
giao dịch giảm 49% so với tháng 9/2011.
Thị trường đã hồi phục nhẹ vào tuần thứ 3 của
tháng 10 song VN-Index không thể bứt phá được

qua mốc 422 điểm khi các thông tin bất lợi liên
tục xuất hiện: TTCK thế giới sụt giảm mạnh do
ảnh hưởng bởi nợ công Châu Âu, các vụ vỡ nợ
liên tục được phát hiện gây tâm lý xấu đến NĐT,
tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, kết quả
kinh doanh quý 3 làm các cổ phiếu phân hóa
mạnh.
Tại HoSE, trong tháng 10 có 81 mã tăng; trong đó
có 17 mã tăng trên 10%.
Phía giảm giá có 207 mã; trong đó có 58 mã giảm
trên 10%.
Dẫn đầu phía tăng giá là CTI của Cường Thuận
Idico, tăng gần 40% từ 16.100 lên 22.500 đồng.
Tiếp đến là VLF-Lương thực Vĩnh Long (28,2%),
TSC-Vật tư nông nghiệp Cần Thơ (28%), NHS-
Đường Ninh Hòa (25,9%), AGF (18,7%), PDR
(16,8%)…
Phía giảm giá, dẫn đầu là tân binh SVT-Savitech,
giảm 49,4% từ 17.000 xuống 8.600 đồng.








Tại HNX, trong tháng 10 có 133 mã tăng; trong đó
có 13 mã tăng trên 10%. Phía giảm giá có 221mã;
trong đó có 18 mã giảm trên 20%.

 Các thông tin ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu
trong tháng
 Vụ vỡ nợ đình đám mang tên Huỳnh Thị Huyền
Như (Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán
Phương Đông): Các thông tin xoay quanh vụ vỡ
nợ hàng trăm tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
tại các công ty chứng khoán đã khiến giá cổ phiếu
ORS giảm sàn liên tục từ 5.500 đồng xuống 3.200
đồng/cp.
 VSD đình chỉ hoạt động lưu ký của SME 1
tháng vì không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh
toán đúng thời hạn, trước đó các lệnh giao dịch
của khách hàng SME đều bị hủy. Theo thông tin
thì quy mô hủy giao dịch của SME khoảng 1,5 tỷ
đồng và Chủ tịch HĐQT SME ông Phan Huy Chí
đã lên tiếng về sự việc trên xảy ra là do lỗi đường
truyền nên tiền không thể đến BIDV Hà Thành
đúng hạn và đến ngày 2/11 đã chuyển tiền cho
VSD. Tuy nhiên đến ngày 3/11 các khách hàng đã
đến đóng tài khoản tại SME khá nhiều, SME cũng
bị bán sàn hơn 500 nghìn cp.
 SSI chiếm 16% thị phần môi giới tại HoSe quý 3:
gần bằng thị phần của HSC (8,71%) và SBS
(8,32%) cộng lại. Trong quý 2, thị phần của SSI là
13,2% và trong 6 tháng là 12,35%.
 VNDirect dẫn đầu thị phần môi giới Q3 tại HNX.





THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


TÀI TRỢ VÀNG
Page 9
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011




 Các tin chính sách
 Hai Sở giao dịch đã chính thức công bố danh
sách các cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch
ký quỹ, theo đó các cổ phiếu lên sàn chưa đủ 6
tháng, bị đưa vào diện kiểm soát, cảnh báo,
chậm công bố thông tin, có KQKD lỗ (lỗ trong 6
tháng đầu năm hoặc có lỗ lũy kế đến
30/6/2011). Danh sách này có khá nhiều tên tuổi
lớn như SSI, KLS, VND, BVS…Hiện có 97 cổ
phiếu tại HNX và 59 cổ phiếu tại HoSe không
được giao dịch ký quỹ.
 Có 25 CTCK được UBCK cấp phép cho cung
cấp dịch vụ margin.
 80% công ty không tách bạch tiền gửi của NĐT.
 Sáp nhập 2 TTCK mới ở mức xây đề án: Trả
lời báo Financial Times, ông Trần Đắc Sinh
giám đốc Sở GDCK TP.HCM cho biết, Bộ Tài
chính có kế hoạch sáp nhập HSX với một TTCK
nhỏ ở Hà Nội. Hiện HOSE có giá trị vốn hóa trên
80% TTCK Việt Nam (545.000 tỷ đồng), sàn Hà

Nội là 96.000 tỷ đồng.


 12 CTCK vi phạm an toàn tài chính: Theo thông
tư 226 về các chỉ tiêu an toàn tài chính, với nhóm
CTCK có sức khoẻ tài chính xấu nhất, UBCK đang
triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát với
mức độ gắt gao hơn. UCBK khẳng định, sắp tới sẽ
công bố thông tin về vấn đề này, nhưng phải làm
dần dần, chứ không thể nóng vội nhằm giảm thiểu
tối đa nguy cơ tác động tiêu cực đến toàn thị
trường, cũng như hệ thống tài chính khác, nhất là
ngân hàng, vì thực tế, có những CTCK không đảm
bảo ATTC có quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
 Cuối năm sẽ có quy định mới về công bố thông
tin: UBCK đang xây dựng thông tư mới về công
bố thông tin thay thế thông tư 09/2010/TT-BTC và
dự kiến sẽ được ban hành trong 2 tháng nữa.
Trong đó, dự kiến BCTC bán niên soát xét sẽ chỉ
áp dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 120 tỷ
đồng trở lên.
Từ nay trở đi, các công văn phản hồi của Sở
GDCK TP. HCM về việc xin gia hạn nộp BCTC của
công ty niêm yết sẽ được công bố công khai toàn
bộ văn bản. UBCK vừa qua đã phạt 14 doanh
nghiệp vì chậm nộp BCTC các quý cũng như vi
phạm thông tin, mức phạt từ 70 – 80 triệu đồng.










TÀI TRỢ VÀNG
Page 10
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011



THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Trong tháng 10, tại sàn HoSE, nhà đầu tư ngoại
đã bán ròng 5,8 triệu đơn vị, trị giá 9 tỷ đồng.
Mặc dù giá trị bán ròng không lớn nhưng đây đã là
tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại tại
sàn HoSE (giá trị bán ròng trong tháng 8 và 9 lần
lượt là 190 tỷ và 996 tỷ đồng).
Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại vẫn
mua ròng gần 2.000 tỷ đồng.

Giá trị mua/bán ròng của khối ngoại tại HOSE qua
các tháng
Tại sàn Hà Nội, khối ngoại cũng bán ròng hơn 12
tỷ đồng trong tháng.
FPT là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong
tháng với 2,54 triệu đơn vị, trị giá 127 tỷ đồng.


Tháng 9, cổ phiếu này bị bán ròng hơn 155 tỷ
đồng xuất phát từ việc FPT bị loại ra khỏi danh
mục của 2 quỹ ETF.
Ngày 26/10, Quỹ Orchid Fund (Singapore) đã
mua thêm 4,32 triệu cổ phiếu, nâng lượng sở hữu
lên hơn 15 triệu đơn vị, tương đương gần 7% cổ
phần của FPT. Quỹ này tiếp tục đăng ký mua
thêm 6,38 triệu cổ phiếu trong 2 tháng kể từ ngày
4/11.
Hiện tại, Orchid Fund cũng đang nắm giữ 20 triệu
cổ phiếu MSN.
Cổ đông nước ngoài hiện sở hữu khoảng 45% số
cổ phần của FPT. Các cổ đông lớn nước ngoài
khác là Red River Holding (5,2%), Deutsche Bank
(4,4%)…
Các mã khác được mua ròng nhiều trong tháng
vừa qua là MSN (344 nghìn đơn vị - 40,5 tỷ), SJS
(879 nghìn đơn vị - 22,3 tỷ), REE, ITC…
Phía bán ròng, các mã bị bán ròng nhiều nhất là
HAG (1,89 triệu đơn vị - 57 tỷ), VIC (472 nghìn
đơn vị - 43 tỷ), CTG, ITA…

Top 10 mua ròng
Top 10 bán ròng

KL (Nghìn
đv)
Giá trị (Tỷ
đồng)


KL (Nghìn
đv)
Giá trị (Tỷ
đồng)
FPT
2540
127
HAG
-1887
-57
MSN
344
40
VIC
-472
-43
SJS
879
22
CTG
-1156
-27
REE
1878
21
PVS
-1422
-22
ITC
1032

12
ITA
-1852
-18
PGS
480
11
PVF
-1300
-16
VCB
283
7
DPM
-491
-16
PNJ
172
6
IJC
-1171
-15
VSH
591
6
GIL
-416
-12
PVG
413

5
HPG
-411
-11



TÀI TRỢ VÀNG
Page 11
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011





























THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tin doanh nghiệp nổi bật
 46 doanh nghiệp đã báo vượt lợi nhuận
 Ngành cao su tự nhiên có TNC, DPR, HRC,
PHR, TRC.
 Ngành cà phê hiện chỉ có 1 đại diện duy nhất
vượt kế hoạch năm là VCF.
 Ngành mía đường khá khả quan khi SEC, KTS,
SBT, NHS đã vượt chỉ tiêu được ĐHCĐ giao
phó.
 Ngành thủy sản có: AGD, AAM, ACL, AGF.
 Ngành khai thác than, đá, khoáng sản: HGM;
BMC; NBC; NNC; MMC; NLC.
 Ngành sách, giáo dục: DAD; EID; EBS. Ngành
dược: LDP.
 Vật liệu xây dựng, thép: NHC, HMC; VIS; BBS.
 Dầu khí, năng lượng: PGS, PLC, PGD.
 Sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi: LAF, VTF;
VGP.
 Phân bón: DPM, TSC.
 May mặc: GMC.

 Bất động sản: IDV.
 Cảng biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển: VSC,
PRC.
 Ngành nhựa: RDP.
 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn,
thương mại khác như TCT; WSB; VCM;
CMV; PPE.
 Lộ diện hàng loạt doanh nghiệp lỗ
 Ngành chứng khoán hiện có 9 công ty báo lỗ là:
BSI, SME, VIG, TAS, AVS, VDS; APG; PHS;
SBS.
 Ngành bất động sản, xây dựng có ITC, DLR,
KBC-mẹ, VSP, QCG-mẹ, SJS-mẹ, PVL; VPH;
PDR; TDH-mẹ; NTB; THG; NVN; VCH (mẹ);
V11; CIC; NVT (mẹ).
 Ngành kinh doanh cảng biển, vận tải biển: VST,
VOS, VFR, MHC-mẹ; VSG.
 Ngành đầu tư tài chính: IDJ. Ngành thủy sản:
CAD; BAS.
 Ngành giáo dục: SAP.
 Ngành than có TCS, THT, TDN.
 Một số doanh nghiệp báo lỗ khác như PPC,
PCG, VMG, TCM-mẹ, VTL, DTC, VHG, SAM-
mẹ; HAX-mẹ; CTV; TJC; AGC; THV (mẹ); VKP;
KST; QCC; VES; VE1; BCC; SRA; MKV; BTP;
VIT; DHI; PCT; VHH; SDJ; HAX; YBC; GFC.
 Lợi nhuận ngành than lao dốc
 Một điều khá bất ngờ là chỉ 3/8 doanh nghiệp
ngành than lỗ là TCS, TDN và THT lỗ nhưng đã
kéo theo tổng lợi nhuận của cả 8 doanh nghiệp

ngành than xuống mức âm 125,39 tỷ đồng 9
tháng đầu năm. Đây cũng là những doanh
nghiệp lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết.

Biểu đồ biến động LNST ngành than qua các quý
 Lợi nhuận ngành cao su tự nhiên tăng mạnh

Biểu đồ biến động LNST ngành cao su tự nhiên
qua các quý


TÀI TRỢ VÀNG
Page 12
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011



BẤT ĐỘNG SẢN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 Tổng lợi nhuận 5 doanh nghiệp cao su tự nhiên
niêm yết đạt 623,64 tỷ đồng, tăng 72% so với
cùng kỳ năm 2010 và tăng 66,51% so với quý
II/2011.
 Những báo cáo gây bất ngờ
 BSI: báo lỗ lớn nhất trong số các công ty chứng
khoán đã ra báo cáo tài chính quý III với mức lỗ
134,66 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty
không trích lập dự phòng theo quý mà chỉ thực
hiện trích lập vào cuối năm tài chính theo thông
tư hướng dẫn khi chuyển đổi từ công ty TNHH

sang cổ phần.
 TCS, THT, TDN: báo lỗ lần đầu kể từ khi niêm
yết. Trong đó, TCS lỗ lớn nhất với mức lỗ
130,21 tỷ đồng quý III.
 Những thông tin doanh nghiệp đáng chú ý
khác
 PVL giảm gần 35% giá bán dự án
PetroVietnam Landmark để lấy tiền trả nợ đến
hạn ngân hàng.





 Tin thị trường
 Hà Nội: chung cư cũ “sốt” giá: hàng loạt các
căn hộ chung cư cũ ở trung tâm Hà Nội đang
được mua lại với mức giá ngất ngưởng để thỏa
mãn nhu cầu ở nhà phố, gần trung tâm.
 Giá thực tế tại Hà Nội cao hơn bảng giá đất
đến 500%: thống kê bảng giá đất năm 2010 tại
12 tuyến đường và năm 2011 tại 7 tuyến
đường cho thấy, giá thực tế cao hơn bảng giá
đất của Hà Nội từ vài chục đến 400 – 500%.

 CMX: SCIC hoàn tất thoái vốn, Bitexco Nam
Long và Công ty cổ phần vốn thiên niên kỷ tiếp
nhận lượng cổ phần của SCIC. CMX sẽ xin ý
kiến cổ đông hủy niêm yết cổ phiếu trên HoSE.
Nguyên nhân mà công ty này đưa ra là để tái

cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, ngoài ra, để
có thể chủ động hơn trong việc quyết định
những vấn đề lớn.
 SBS: STB đăng ký bán 48,13 triệu cổ phiếu
giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 62 triệu cổ
phiếu tương đương tỷ lệ 48,95% còn 13,87
triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 10,95%. SBS
đăng ký bán toàn bộ 13 triệu cổ phiếu SBT
tương đương tỷ lệ 9,16% từ ngày 2/11/2011
đến 2/1/2012.










 Doanh nghiệp địa ốc "thấm đòn": thanh
khoản thị trường thấp khiến nhà đầu tư thứ cấp
dè dặt, trong khi những người có nhu cầu mua
căn hộ để ở chờ đợi giá giảm thêm. Nhiều chủ
đầu tư phải hoãn kế hoạch chào bán sản phẩm.
Với những dự án đã chào bán hoặc không thể
dừng, chủ đầu tư đang làm mọi cách, với các
chương trình bán hàng khác nhau nhằm thu hút
người mua.


Tháng 10 thị trường ghi nhận những động thái chào bán dự án căn hộ mới tại Hà Nội. Đất nền dự
án tại Hà Nội vẫn trong tình trạng thanh khoản thấp, giao dịch ít. Tại Tp.HCM đã xuất hiện những
động thái bán tháo căn hộ, với mức giá khá cao.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 13
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011




 Vỡ nợ bất động sản: cuối tháng 10, thị trường
bất ngờ trước cuộc bán tháo “chạy” nợ của giới
đầu cơ và nhà đầu tư BĐS. Tạo "sóng" để đẩy
hàng, nhưng thị trường không thanh khoản, khiến
những vụ vỡ nợ bắt đầu xuất hiện. Theo nhận
định, nếu thị trường không có biến chuyển, từ
nay đến cuối năm sẽ còn xuất hiện nhiều vụ
tuyên bố vỡ nợ.
 Khuyến mãi ồ ạt trên thị trường BĐS: Thị
trường BĐS cuối năm bước vào “cơn sóng”
khuyến mại. Cty CP Tập đoàn Đại Dương đã đưa
ra chương trình khuyến mại: khách hàng mua
căn hộ cao cấp StarCity Lê Văn Lương trong thời
gian từ 5/10 – 5/11/2011 sẽ được hưởng mức lãi
suất lên tới 22% tính đến thời điểm nhận bàn
giao là tháng 9/2013
 Đất Nam An Khánh giảm giá chỉ còn 30

triệu/m
2
: Giá đất tại dự án Nam An Khánh tiếp
tục giảm mạnh xuống ngưỡng xấp xỉ 30 triệu
đồng/m
2
. Theo nhận định của NĐT, rủi ro nhất
đối với NĐT hiện nay không phải vấn đề giá giảm
mà là số phận dự án. Nếu dự án bị tạm dừng vô
thời hạn, cơ hội thanh khoản các lô đất khi thị
trường sôi động trở lại sẽ bị hạn chế.
 Vinaconex phản pháo thông tin về dự án Bắc
An Khánh: Tổng CTCP Vinaconex vừa có công
văn gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị
làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự án Đại lộ
Thăng Long và những thông tin chưa chính xác
liên quan đến Dự án Bắc An Khánh do một số
báo đăng tải. Trong công văn, Vinaconex cho
biết, thông tin Vinaconex thu được 57.080 tỷ
đồng từ việc bán 1/2 diện tích đất Dự án Bắc An
Khánh (264,13 héc-ta) là không đúng.
 Bộ Tư pháp đề xuất hủy bỏ công chứng đối
với các loại hợp đồng về nhà ở: theo đề xuất,
5 loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng
hoặc chứng thực gồm Hợp đồng mua bán nhà ở
của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, Hợp
đồng cho thuê nhà ở, Hợp đồng thuê mua nhà ở
xã hội, Hợp đồng tặng cho nhà ở mà bên tặng là
tổ chức, và Hợp đồng cho thuê nhà ở của cá




nhân có thời hạn dưới 6 tháng.
 Hà Nội thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá
đất: UBND TP Hà Nội vừa quyết định thành lập Hội
đồng thẩm định bảng giá đất năm 2012, gồm 6 thành
viên do bà Nguyễn Thị Hà Ninh – Giám đốc Sở Tài
chính làm Chủ tịch. Hội đồng có trách nhiệm thẩm
định hồ sơ bảng giá đất do Sở Tài nguyên và Môi
trường lập và gửi theo các nội dung quy định tại điều
13 Thông tư Liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC
ngày 08/01/2010 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Tài chính.
 Chính sách nổi bật
 Đề xuất tăng cho vay vốn trung và dài hạn để
mua nhà: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự thảo nêu 8 giải
pháp chính, trong đó, đáng chú ý nhất là đề xuất
nghiên cứu hoàn thiện về tài chính - tín dụng theo
hướng mở rộng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn;
hoàn thiện mô hình hoạt động của Quỹ Phát triển
nhà ở, thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở; sửa đổi, bổ
sung cơ chế, chính sách cho vay thế chấp đối với
lĩnh vực phát triển nhà ở; hoàn thiện chính sách thuế
liên quan đến quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
 Nghị định 74 về chống rửa tiền qua bất động sản
có hiệu lực: Kể từ 15/10/2011, Nghị định 74 của
Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trong kinh

doanh bất động sản (BĐS) sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ quản
lý BĐS cần kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan đến
giao dịch BĐS có dấu hiệu khả nghi.
 Ngưng cấp phép xây dựng trong khu trung tâm
TPHCM: UBND TPHCM vừa có thông báo cho các
cơ quan chức năng tạm ngưng cung cấp thông tin
quy hoạch – kiến trúc đối với các dự án đang nghiên
cứu, chuẩn bị đầu tư, xin cung cấp chỉ tiêu quy
hoạch nằm trong khu trung tâm hiện hữu thành phố.
Việc tạm ngưng này kéo dài cho đến khi Đồ án thiết
kế đô thị khu trung tâm hiện hữu (do công ty tư vấn
Nikken Sekkei nghiên cứu đề xuất) được UBND





TÀI TRỢ VÀNG
Page 14
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011


































BẤT ĐỘNG SẢN
TPHCM phê duyệt.
 PVL bán tháo 85 căn hộ, giảm giá 35%: nguyên
nhân của việc "đại hạ giá này" được công ty giải
trình là do năm 2011, thị trường bất động sản trầm

lắng, lãi suất vay vốn cao, nguyên vật liệu tăng giá
liên tục đã đẩy PVL lâm vào giai đoạn khó khăn.
 Hoạt động của doanh nghiệp
 Ông Phạm Nhật Vượng rút tên khỏi HĐQT
Vinpearl từ ngày 28/10: đây là một trong những
bước đi thực hiện lộ trình sáp nhập Công ty
Vinpearl (VPL) vào Công ty Vincom (VIC). Hiện
tại, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là thành viên Hội
đồng quản trị Vincom. Sau khi hoàn thành việc
sáp nhập, Vincom sẽ tổ chức lại Vinpearl thành
Công ty TNHH MTV do Vincom sở hữu 100%
hoặc chi nhánh hay hình thức hoạt động mới.
 Địa ốc Hòa Bình trúng thầu dự án Times City:
công ty vừa ký kết hợp đồng với CTCP Phát triển
đô thị Nam Hà Nội (thuộc Tập đoàn Vingroup) về
việc xây dựng 2 gói thầu nhà cao tầng T1 và T2
của dự án khu chức năng đô thị Times City (Q.Hai
Bà Trưng, Hà Nội) với tổng giá trị hơn 480 tỷ
đồng. Dự kiến, Hòa Bình sẽ triển khai thi công 2
gói thầu thuộc dự án Times City vào cuối năm
2011.
 VNPT hợp tác đầu tư vào Happyland: Ngày
19/10, Tập đoàn Khang Thông, chủ đầu tư dự án
khu vui chơi giải trí Happyland, đã ký kết hợp tác
đầu tư với Tập đoàn VNPT TPHCM. Theo đó,
VNPT sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng, cung
cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho
các hạng mục của dự án. Dự án Happyland là một
quần thể du lịch – thương mại – dịch vụ có quy mô
lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích giai

đoạn một là 338 ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn
một hơn 2 tỉ USD và sẽ tăng thêm 6,2 tỉ USD trong
thời gian tới. Dự kiến khi đưa vào hoạt động,
Happyland sẽ đón 14 triệu lượt khách/năm.



 The Nam Hải resort thay Tổng Giám đốc: Tập
đoàn Indochina Capital, chủ đầu tư khu nghỉ
dưỡng The Nam Hai (Đà Nẵng) vừa bổ nhiệm
ông Ed Linsley (quốc tịch Venezuela) giữ chức
Tổng Giám đốc thay ông John Blanco. Ông John
Blanco (cựu Tổng Giám đốc của The Nam Hải)
sẽ được điều chuyển giữ chức Giám đốc Điều
hành mảng khách sạn & khu nghỉ dưỡng của
Tập đoàn Indochina Capital.
 Phân tích – Nhận định
 Ông Nguyễn Mạnh Hà – Cục trưởng Cục
quản lý nhà và thị trường BĐS
Dù thị trường sẽ còn khó khăn nhưng vẫn có
giao dịch, thậm chí có những phân khúc giao
dịch mạnh hơn, nhờ lãi suất ngân hàng giảm,
các kênh đầu tư khác bất ổn nên người dân
tranh thủ giá bất động sản giảm để mua vào.

 Ông Đoàn Chí Thanh – TGĐ Công ty địa ốc
Hoàng Anh Sài Gòn
Hiện tượng bán tháo căn hộ là cú sốc đầu tiên
trong quý 4. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến
các dự án khác cùng phân khúc như Petro

Vietnam Landmark tại quận 2 cũng như xa hơn ở
quận 9. Các dự án tại Tp.HCM sẽ bị sức ép cạnh
tranh về giá thời gian tới.





TÀI TRỢ VÀNG
Page 15
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011



1. Toàn cảnh thị trường



Phụ lục 1: Tổng hợp dữ liệu TTCK Tháng 10 năm 2011
Quy mô thị trường trong tháng
HOSE
HNX
Upcom
Index
420,81 (-
1,6%)
70,21 (-
1,6%)
30,67 (-
0,1%)

- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN,VNM
244,07


Tổng số DN niêm yết
302
393
127
- niêm yết mới trong tháng
2
1
2




Vốn hóa (tỷ VNĐ)
551.247
91.950
15.192
% Sở hữu của NĐTNN
17,2%
9,2%
2,3%
P/E
9,75
8,19
_
P/B
2,20

1,28
_
- khi loại bỏ BVH, VIC, MSN, VNM



P/E
7,64

_
_
P/B
1,61

_
_
(*) Số liệu tính tới ngày 31/10/2011
Lượng cung, cầu cổ phiếu & tiền 10 tháng đầu
năm

Tiền mặt đã trả cổ tức (tỷ đồng)
26.224
- riêng trong tháng 10
1.602
Tiền thu được qua phát hành tăng vốn (tỷ đồng)
8.153
- riêng thu được trong tháng 10
404



Số cổ phiếu tăng thêm qua phát hành thêm
1.801.946.549
- riêng trong tháng 10
91.647.328

Ngành
Thay đổi
tháng (+/- %)
P/E
P/B
Room
trống
Tỷ lệ
vốn
hóa
Công nghệ
3,6%
7,8
1,4
58,1%
2,4%
Công nghiệp
-6,5%
6,0
0,8
84,3%
7,9%
Dầu Khí
-0,6%
6,4

1,2
53,9%
2,1%
Dịch vụ công cộng
1,0%
7,5
0,7
78,9%
1,7%
Dịch vụ tiêu dùng
-4,6%
14,5
1,9
83,7%
3,4%
Hàng tiêu dùng
3,2%
11,6
2,5
58,9%
22,8%
Tài chính
-3,2%
10,6
2,8
57,6%
50,8%
Vật liệu cơ bản
-2,2%
5,6

1,3
69,2%
6,6%
Y tế
-0,1%
7,7
2,3
35,3%
1,3%

Hai chỉ số chính là Vn-Index và
HNX-Index đều có mức giảm 2,6%
trong tháng 10. Tính cả 10 tháng
đầu năm thì VN-Index giảm 13,2%,
HNX giảm 38,5% và Upcom-Index
giảm 32,1%.
Nếu không tính BVH, MSN, VIC và
VNM thì VN-Index tại thời điểm
31/10/2011 chỉ tương đương
244,07 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu
trên, P/E và P/B sàn HOSE tương
đương ở mức 7.64 và 1.61 lần.

Các nhóm ngành có mức tăng
giảm nhẹ trong tháng 10.
Nhóm ngành giảm mạnh nhất
tháng 10 là ngành Công nghiệp
(-6,5%) tiếp đến là ngành Dịch
vụ tiêu dùng (-4,6%) và Tài
chính (-3,1%).

Nhóm ngành Tài chính và Hàng
tiêu dùng nắm giữ tới 73% tổng
mức vốn hóa toàn thị trường, khi
hầu hết các bluechip lớn nhất
đều thuộc 2 nhóm này như BVH,
MSN, VIC

Tổng lượng tiền mặt đã chi trả cổ tức
qua 10 tháng đầu năm đạt 26,2 nghìn tỷ
đồng. Trong khi thu về qua phát hành cổ
phiếu đạt hơn 8,1 nghìn tỷ.
Tính cả 730 triệu cổ phiếu MB niêm yết
mới đầu tháng 11 thì Tổng cung cổ
phiếu ra thị trường qua 10 tháng đầu
năm sắp chạm ngưỡng 4 tỷ cổ phiếu.



TÀI TRỢ VÀNG
Page 16
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011


2. Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu
























Tháng 10 tại Sàn HCM

%
tăng
KLGD
trung bình
tháng

%
giảm
KLGD
trung bình
tháng

CTI
39,8%
55.441
CMX
-33,7%
783
VLF
28,2%
958
LGC
-30,4%
130
TSC
28,0%
53.871
NTB
-24,7%
366.153
NHS
25,9%
3.197
HQC
-23,9%
1.240.485
VTF
22,4%
3.328
SBC
-23,9%
12.222

AGF
18,7%
9.797
CTD
-20,6%
32.290
BMC
15,8%
45.195
VFC
-20,4%
6.537
C21
15,3%
34.611
CYC
-19,2%
1.022
HOT
14,3%
211
IDI
-19,1%
79.699
DSN
13,6%
3.435
SC5
-18,8%
16.100

Tháng 10 tại Sàn Hà Nội

%
tăng
KLGD
trung bình
tháng

%
giảm
KLGD
trung bình
tháng
DHT
81,6%
11.257
KTT
-38,8%
6.286
DNP
43,7%
66.871
D11
-33,2%
162
BSC
43,2%
33
PPE
-31,4%

486
TAG
28,6%
4.314
VMC
-30,8%
695
L43
28,0%
248
HDA
-27,0%
176
PPS
27,4%
211.443
GFC
-26,7%
2.738
VBC
26,4%
29
IVS
-26,4%
65.271
HGM
26,3%
6.505
NIS
-26,3%

352
SHC
25,8%
10.752
S27
-25,6%
633
SJ1
24,3%
1.800
VC3
-25,5%
229
(*) Số liệu tính tới ngày 31/10/2011

Tăng/Giảm mạnh nhất HOSE
10 tháng đầu năm 2011

% tăng

% giảm
VPL
81,3%
SBS
-82,2%
MSN
69,3%
VES
-77,3%
VTF

67,7%
VKP
-73,6%
VNM
49,9%
BAS
-73,0%
DHG
39,0%
HQC
-72,8%
AGD
38,8%
NVT
-72,7%
MKP
36,9%
CAD
-69,5%
GIL
35,4%
KSA
-68,8%
BMC
33,9%
CYC
-68,2%
APC
26,1%
CLG

-67,6%

Tăng/Giảm mạnh nhất HNX
10 tháng đầu năm 2011

% tăng

% giảm
CVN
79,4%
SSS
-78,3%
HTB
62,7%
SDU
-75,1%
DHT
49,4%
V11
-74,4%
YBC
30,3%
VCH
-72,9%
SJ1
30,2%
V15
-72,5%
BXH
28,1%

MCL
-72,4%
HGM
24,7%
KTT
-71,7%
RHC
24,0%
S27
-71,4%
PTM
22,2%
SCL
-71,4%
CTB
22,0%
MKV
-71,0%



Qua 10 tháng đầu năm 2011, cổ
phiếu có mức tăng mạnh nhất
vẫn là cổ phiếu VPL (81,3%).
Trong top tăng mạnh nhất sàn
HOSE còn góp mặt nhiều
bluechip khác MSN (69,3%),
VNM (49,9%) và DHG (39%).
Giảm giá mạnh nhất kể từ đầu
năm tiếp tục là 2 mã SBS (-

78,9%) sàn HOSE và SSS (-
76,7%) sàn Hà Nội.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 10 là cổ
phiếu Cường Thuận IDICO (CTI) với mức tăng
gần 40%.
Xếp sau CTI lần lượt là 2 mã VLF và TSC với
mức tăng giá đều đạt xấp xỉ 28%.
Ở hướng ngược lại cổ phiếu Thủy sản Cà Mau
(CMX) và Cơ điện Lữ Gia (LGC) có mức giảm
mạnh nhất, lần lượt đạt 33,7% và 30,4%. Cả 2
cổ phiếu này đều có mức thanh khoản rất thấp,
trung bình 1 phiên giao dịch trong tháng chỉ có
vài trăm cổ phiếu được khớp.

Tăng giá mạnh nhất sàn Hà Nội và cũng là toàn
thị trường, là cổ phiếu Dược Hà Tây (DHT)
với mức tăng 81,6%.
Giảm giá mạnh nhất sàn HNX tháng 10 là cổ
phiếu Xây lắp điện Thiên Trường (KTT), với
mức giảm 38,8%. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp
KTT dẫn đầu danh sách này, với tổng mức
giảm đạt 65,5%.
Các cổ phiếu sàn Hà Nội tăng hay giảm mạnh
nhất, đa phần đều có thanh khoản rất kém.




TÀI TRỢ VÀNG

Page 17
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011











3. Quy mô giao dịch của NĐTNN



Mua/Bán ròng mạnh nhất 10 tháng 2011 (tỷ đồng)

Sàn
Mua
ròng

Sàn
Bán
ròng
VNM
HSX
953.9
VIC

HSX
-1,693.6
CTG
HSX
704.2
CTD
HSX
-208.4
FPT
HSX
521.1
STB
HSX
-141.2
KDC
HSX
350.2
HAG
HSX
-140.7
VCB
HSX
304.7
CII
HSX
-109.6
PVD
HSX
234.5
TTP

HSX
-83.5
ITC
HSX
159.7
HVG
HSX
-68.9
VCG
HNX
150.8
HSG
HSX
-44.0
SSI
HSX
142.5
VPL
HSX
-43.5
BVH
HSX
133.7
SSC
HSX
-36.6
PVS
HNX
131.6
SAM

HSX
-34.6
MSN
HSX
116.1
TDH
HSX
-34.6
SJS
HSX
106.8
CSM
HSX
-33.6
PNJ
HSX
105.3
BCI
HSX
-32.6
VND
HNX
101.2
GIL
HSX
-31.3
(*) đv: tỷ đồng
FPT là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trong
tháng 10 với giá trị ròng đạt 122 tỷ đồng. Tính từ
đầu năm, cổ phiếu này được mua ròng 521 tỷ, chỉ

đứng thứ 3 trong Top mua ròng mạnh nhất, sau 2 cổ
phiếu VNM (954 tỷ) và CTG (704 tỷ).
3 vị trí đầu trong Top các cổ phiếu bị bán ròng mạnh
nhất từ đầu năm ko thay đổi, bao gồm các mã VIC (-
1,693 tỷ), CTD (-208 tỷ) và STB (-141 tỷ). Cổ phiếu
HAG bị bán ròng mạnh nhất tháng 10, với giá trị
ròng đạt 57 tỷ đồng, qua đó vượt qua CII để đứng
thứ 4 trong Top bán ròng mạnh nhất từ đầu năm.


Khối lượng và giá trị giao dịch tại 2 sàn

Trong tháng 10 khối ngoại bán ròng tổng cộng 33 tỷ trên 2 sàn, trong đó
HOSE là 20,5 tỷ.
Giá trị giao dịch ròng của khối ngoại trên 2 sàn HNX và HSX qua 10
tháng đầu năm đạt 2.502 tỷ đồng, chỉ bằng 21% so với cùng kỳ năm
ngoái.






TÀI TRỢ VÀNG
Page 18
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011

STT

Tên Dự án

Chủ đầu tư
Tổng
mức
đầu tư
Diện
tích
Địa điểm
Tiến độ
Mô tả
1
Western
Bank
Tower
Western Bank


1A Láng Hạ, Hà
Nội
Khởi công tháng
10/2011. Dự kiến,
hoàn thành trong
quý IV/2014.
Western Bank Tower có tổng diện tích sàn xây dựng là
47.080m
2
, cao 34 tầng, gồm 28 tầng nổi, 2 tầng kỹ
thuật, 4 tầng hầm, 1 tầng áp mái. Dự án sẽ có 7 tầng là
trung tâm thương mại, các tầng còn lại làm văn phòng.
2
Long Hội

City
Thuduc House
và PPI
315 tỷ
đồng
54ha
Bến Lức, tỉnh Long
An
Đang mở bán
Dự án có tổng cộng 424 lô nền có diện tích từ 100 -
500m
2
trong đó 382 nền thương phẩm, gồm: Nhà phố,
nhà liên kế, biệt thự và 42 nền tái định cư. Trong đó,
giai đoạn 1, đã mở bán hơn 27ha và bán hết từ năm
2006. Trong giai đoạn 2, chủ đầu tư sẽ mở bán hơn
400 nền đất nhà phố và biệt thự, với mức giá từ 3 - 5
triệu đồng/m
2
.
3
Sails
Tower
Công ty TNHH
Khải Hưng
N/A
9.382m
2

Kiến Hưng, quận

Hà Đông
Đang xây dựng
Dự án gồm 51 tầng căn hộ. Trong đó, tháp A là tòa nhà
cao 30 tầng, gồm các căn hộ có diện tích từ 77,2 -
107,8m
2
. Tháp B là tòa nhà cao 27 tầng cung cấp các
căn hộ có diện tích từ 81,55 - 136,74m
2

4
Chateau
Phú Mỹ Hưng


116.538m
2


Gồm 35 biệt thự đơn lập có diện tích đất từ 510 - 770m
2

và 12 biệt thự liên kế vườn có diện tích đất 187 -
294m
2
. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 62.000m
2

và được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án có
khuôn viên đất rộng 55.454m

2
, nhưng chỉ 16,66% đất
dành cho xây dựng.

Phụ lục 2: Các dự án Bất động sản tiêu biểu


TÀI TRỢ VÀNG
Page 19
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011

5
Berriver
Long Biên
Hanco 9
N/A
30.000
m
2

390 Nguyễn Văn
Cừ, quận Long
Biên, Hà Nội
Đang xây dựng
Dự án có quy mô 30.000m
2
gồm 5 tòa tháp cao 22
tầng. Diện tích căn hộ đa dạng từ 65 đến 120m
2
với 2-3

phòng ngủ.
6
An Bình
Tower
Công ty Cổ
phần Thương
mại và Dịch vụ
tổng hợp An
Bình
N/A
N/A
Cổ Nhuế, Hà Nội
Chấp thuận đầu tư
An Bình Tower cao 24 tầng gồm 2 tầng hầm, 3 tầng văn
phòng và dịch vụ thương mại, 21 tầng chung cư với hai
loại diện tích 85 và 100m
2
/căn hộ sẽ cung cấp cho cư
dân ở đây168 căn hộ tiện nghi với giá dự kiến khoảng
18-19 triệu đồng/m
2

7
Cát Bà
Amatina
Vinaconex ITC
1 tỷ
USD
172 ha
Cát Bà, Hải Phòng

Đang xây dựng
Dự án do Tập đoàn Land Design (Pháp) thiết kế. Cát
Bà Amatina là một khu phức hợp bao gồm 7 khu nghỉ
dưỡng, chia làm 5 phân khu với số lượng khoảng 800
căn biệt thự, 3 bến du thuyền, 1 bến thuyền hội nghị, 1
trung tâm hội nghị quốc tế, 7 khách sạn 4-5 sao, khu
thể thảo, khu thương mại,… Vừa mở bán 63 căn biệt
thự từ 360m
2
đến 936m
2
giá từ 4 -11 tỷ/căn.

8
Hòa Bình
Green City
Hòa Bình
Group và Công
ty CP Nông sản
Agrexim
N/A
1,7 ha
505 Minh Khai, Hà
Nội.

Đang xây móng
Dự án gồm 2 tòa tháp cao 27 tầng. Các căn hộ có diện
tích từ 63,5m
2
đến 127m

2
và đều có từ 2 – 3 phòng ngủ
và 1-2 phòng vệ sinh. Giá bán từ 24 triệu đồng/m
2

(chưa bao gồm VAT). Điều kiện thanh toán linh hoạt
chia làm 7 đợt trong vòng 28 tháng.
9
Thăng
Long
Garden
CTCP may
Thăng Long và
CTCP đầu tư
xây dựng Econ
N/A
N/A
250 Minh Khai, Hà
Nội
Khởi công xây
dựng tháng
10/2011. Dự kiến
hoàn thành quý
2/2014.
Gồm 2 tòa chung cư 19 và 25 tầng, cùng với 1 tòa
trung tâm thương mại văn phòng 25 tầng. Diện tích căn
hộ được thiết kế từ 91m
2
đến 155 m
2

. Giá đăng ký dao
động từ 24,5 đến 26,5 triệu đồng/m
2
.
10
Dream
Tower
Coma6
N/A
4 ha
Đường 70 cách nút
giao với Đại lộ
Thăng Long 300m
Đang xây dựng,
Dự kiến hoàn
thành vào quý
Gồm hai tòa nhà văn phòng dịch vụ 9 tầng, 1 tầng hầm,
một tòa nhà hỗn hợp CT1- 25 tầng gồm 2 tầng hầm, 3
tầng dịch vụ, 22 tầng căn hộ. Hai tòa tòa nhà hỗn hợp


TÀI TRỢ VÀNG
Page 20
Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011





4/2013

CT1, CT2 - 23 tầng gồm 2 tầng hầm, 3 tầng dịch vụ, 20
tầng căn hộ. Khu nhà trẻ 3 tầng, khu nhà vườn 4 tầng,
khu nhà biệt thự 3 tầng và khu vui chơi giải trí. Giá bán
căn hộ từ 18 triệu đồng/m
2

11
Golden
City
Becamex UDJ
350 tỷ
đồng
7 ha
Mặt tiền đường
cao tốc Mỹ Phước
– Tân Vạn
Đang xây dựng
Golden City được thiết kế mang đặc trưng của khu phố
thương mại Á Châu, toạ lạc vị trí đắc địa, ngay mặt tiền
đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, cách đường vành
đai 4 chỉ 300m.
12
The Sun
City
Reverside
Sun Group
N/A
237.047
m
2


Bờ sông Hàn- Đà
Nẵng
Đang xây dựng
Tổng diện tích quy hoạch của dự án là: 237.047m
2
;
trong đó đất thương mại dịch vụ: 32.195m
2
, đất trường
học: 2.251m
2
, đất chia lô: 35.180m
2
, đất biệt thự
58.906m
2
, đất khuôn viên cây xanh: 40.613m
2
, đất dự
trữ phát triển: 2.143m
2
, đất giao thông, mương kỹ thuật:
65.759m
2
.
Vị trí Tuổi Quê quán Chức vụ hiện tại Sở hữu
Tổng giá trị
(tỷ đồng)
1 Phạm Nhật Vượng

43 Hà Tĩnh
- VIC: Thành viên HĐQT
- VPL: Thành viên HĐQT
- VIC: 153,232,047 cp
- VPL: 19,800,000 cp
15,429
2 Đặng Thành Tâm
47 Tp. Hồ Chí Minh
- KBC : Chủ tịch HĐQT,Tổng giám đốc
- SGT : Thành viên HĐQT
- ITA: Thành viên HĐQT
- NVB: Thành viên HĐQT
- SQC: 60,000,000 cp
- KBC: 101,250,000
cp
- ITA: 18,663,120 cp
- SGT: 17,530,370 cp
7,220
3 Đoàn Nguyên Đức
48 Bình Định
- HAG: Chủ tịch HĐQT
- HAG: 222,987,226
cp
6,511
4 (+1) Nguyễn Hoàng Yến
48 Hà Nam Ninh
- MSN: Thành viên HĐQT
- MSN: 21,779,528 cp
2,722
5 (-1) Phạm Thu Hương

_ __ - Vợ ông Phạm Nhật Vượng (1)
- VIC: 17,545,444 cp
- VPL: 14,943,689 cp
2,717
6 Hồ Hùng Anh
41 Thừa Thiên - Huế
- Techcombank: Chủ tịch HĐQT
- MSN: Phó Chủ tịch HĐQT
- MSN: 21,768,269 cp
2,471
7 Trần Đình Long
50 Hải Dương
- HPG: Chủ tịch HĐQT
- HPG: 76,560,000 cp
2,006
8 (+1) Phạm Thúy Hằng
37 Hà Tây
- VIC: Thành viên HĐQT
- VIC: 19,291,212 cp
1,756
9 (-1) Nguyễn Văn Đạt
41 Quảng Ngãi
- PDR: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- PDR: 76,800,000 cp
1,720
10 Nguyễn Thủy Hà
_ __ Cổ đông lớn - VIC: 18,303,057 cp
1,666
11 (+1) Nguyễn Thị Kim Xuân

_ __ Cổ đông lớn
- KBC: 43,432,647 cp
- SQC: 6,900,000 cp
- SGT: 7,452,178 cp
1,309
12 (-1) Nguyễn Thị Như Loan
51 Phú Yên
- QCG: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- QCG: 60,814,649 cp
1,124
13 Phạm Khắc Phương
_ __ Cổ đông lớn - VIC: 12,235,433 cp
1,113
14 Hà Văn Thắm
39 Bắc Giang - OGC, OCH: Chủ tịch HĐQT - OGC: 86,997,500 cp
1,053
15 Đặng Ngọc Lan
_ __ Vợ ông Nguyễn Đức Kiên (18) - ACB: 38,512,975 cp
824
16 Trương Thị Lệ Khanh
50 An Giang
- VHC: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- VHC: 23,371,868 cp
783
TOP 50 người giàu nhất trên TTCK cập nhật đến 1/11/2011
Tên
TÀI TRỢ VÀNG
Page 21

17 Trương Gia Bình
55 Đà Nẵng
- FPT: Chủ tịch HĐQT
- FTC: Thành viên HĐQT
- FPT: 15,634,856 cp
768
18 Nguyễn Đức Kiên
47 Hà Bắc - ACB: Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập - ACB: 35,167,245 cp
753
19
Đặng Thị Hoàng
Phượng
42 Hải Phòng
- SQC: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám
đốc.
-KBC: Thành viên HĐQT
- SQC: 4,670,000 cp
- KBC: 21,937,500 cp 
735
20 Lý Điền Sơn
45 Vĩnh Long
- KDH: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- KDH: 22,013,408 cp
704
21 Nguyễn Sơn
_ __ Cổ đông lớn - SQC: 7,523,100 cp
671
22 (+2) Trần Hùng Huy
33 Tiền Giang

- ACB: Thành viên HĐQT & Phó TGĐ
- ACB: 28,749,054 cp 
615
23 (-1) Vũ Thị Hiền
_ __ Vợ ông Trần Đình Long (7) - HPG: 23,448,600 cp
614
24 (+1) Đặng Hồng Anh
31 Trung Quốc
- SCR: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
- STB: Thành viên HĐQT
- STB: 37,146,967 cp
- SCR: 8,927,134 cp
579
25 Đặng Văn Thành
51 Trung Quốc
- STB: Chủ tịch HĐQT
- STB: 42,699,482 cp 
568
26 (+1) Nguyễn Duy Hưng
49 Thanh Hóa
- SSI: Chủ tịch HĐQT
- SSI: 28,705,036 cp 
508
27 (+1) Trần Kim Thành
51 Trung Quốc
- KDC, TRI: Chủ tịch HĐQT
- TLG: Phó chủ tịch HĐQT
- KDC: 14,507,302 cp
- TLG: 200,000 cp 
494

28 (+1) Chang Hen Jui
_ __ - Chồng bà Huỳnh Quế Hà (54) - STB: 35.273.354 cp
469
29 (+1) Dương Ngọc Minh
55 Tp. Hồ Chí Minh
- HVG: Chủ tịch HĐQT, Tổng GD
-VTF: Chủ tịch HĐQT
-AGF: Thành viên HĐQT
- HVG: 21,018,800 cp
462
30 (-4) Nguyễn Thị Hương Lan
_ __
- VIC: Thành viên HĐQT (từ nhiệm
10/10/2008)
- VPL: 6,120,000 cp
459
31 Bùi Pháp
49 Bình Định
- DLG: Chủ tịch HĐQT
- DL1 : Thành viên HĐQT
- DLG: 17,558,200 cp
435
32 Nguyễn Thị Diệu Hiền
_ __ Vợ ông Nguyễn Văn Đạt (9) - PDR: 19,200,000 cp
430
33 (-1) Bùi Quang Ngọc
55 Hải Hưng
- FPT: Phó chủ tịch HĐQT
- FIS: Thành viên HĐQT
- FTC: Thành viên HĐQT

- FPT: 8,087,163 cp
397
34 (+5) Lê Phước Vũ
48 Quảng Nam
- HSG: Chủ tịch HĐQT
- HSG: 39,024,152 cp
394
TÀI TRỢ VÀNG
Page 22
35 (-1) Trần Thị Thu Diệp
_ __ Cổ đông lớn - HPG: 14,706,000 cp
385
36 (-1) Nguyễn Thanh Nghĩa
_ __
- DTL: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
- DTL: 18,769,727 cp
- ABT: 1,548,892 cp
376
37 (-3) Chu Thị Bình
47 __
- MPC: Phó tổng GĐ, Thành viên
HĐQT
- MPC: 17,475,010 cp
362
38 (-1) Đặng Thị Hoàng Yến
52 Tp. Hồ Chí Minh
- ITA: Chủ tịch HĐQT
- ITA: 38,013,140 cp 
361
39 (-1) Trần Mộng Hùng

58 Tiền Giang
- ACB: Chủ tịch Hội đồng sáng lập
- ACB: 16,523,855 cp 
354
40 Trần Lệ Nguyên
43 Trung Quốc
- KDC: Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng
giám đốc
- KDC: 9,631,085 cp
- TLG: 344,910 cp
331
41 (-1) Lê Văn Quang
53 __
- MPC: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- MPC: 15,961,000 cp
330
42 (-1) Nguyễn Hồng Nam
44 Thanh Hóa
- SSI: Thành viên HĐQT & Phó Tổng
giám đốc
- SSI: 15,687,968 cp
287
43 Đào Hữu Hoàng
_ __
- SPM: Chủ tịch HĐQT
- SPM: 5,365,830 cp
279
44 Nguyễn Thiều Nam
41 Hà Tĩnh

- MSN: Thành viên HĐQT &Phó tổng
giám đốc
- MSN: 2,110,555 cp
264
45 (-3) Doãn Tới
57 Thanh Hoá
- ANV: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đốc
- ANV: 29,950,000 cp
249
46 Trần Tuấn Dương
48 Nam Định
- HPG: Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng
giám đốc
- HPG: 8,400,000 cp
220
47 Nguyễn Mạnh Tuấn
49 Hà Nội
- HPG:Phó chủ tịch HĐQT
- HPG: 8,400,000 cp
220
48 (-3) Cao Thị Ngọc Dung
47 Ninh Thuận
- PNJ: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám
đôc
- PNJ: 6,088,920 cp
219
49 (-1) Lê Văn Hướng
35 Quảng Ninh
- JVC: Chủ tịch HĐQT & Tổng giám

đốc
- JVC: 13,310,000 cp
214
50 (+3) Nguyễn Văn An
55 Nghệ An
- THV: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
- AGC: Chủ tịch HĐQT
- THV: 35,262,499 cp
205
(*) Dữ liệu giá cổ phiếu cập nhật tới ngày 1/11/2011
Khuyến cáo: Những thông tin trong báo cáo này được Ban biên tập Kênh thông tin t ài chính, chứng khoán CafeF tổng hợp từ các nguồn đáng ti n cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước mọi khoản thua lỗ, rủi ro nào do sử dụng các thông tin trong báo cáo này.
TÀI TRỢ VÀNG
Page 23

×