Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đói “ảo”: Nhận biết và khắc phục ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.06 KB, 5 trang )

Đói “ảo”: Nhận biết và khắc phục
Những cơn đói “ảo” khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang đói
và cảm thấy thèm ăn mặc dù trên thực tế chúng ta không hề
đói, thậm chí còn vừa ăn một bữa no nê xong.
Sau đây, chúng ta hãy cùng nhận diện những cơn đói “ảo” và tìm
cách khắc phục chúng.
Đói do ăn sai món
Các triệu chứng của cơn đói này bao gồm cảm giác thèm ăn các
thực phẩm nhiều đường hoặc cảm thấy “đói” ngay sau khi ăn. Nếu
bạn vừa ăn một bữa giàu cacbonhyrat và không chứa chất xơ,
protein hoặc chất béo lành mạnh (tất cả những chất này vốn đem
lại cảm giác no bụng), bạn có thể bị giảm lượng đường trong máu.
Trong trường hợp này, hãy ăn một bữa nhẹ lành mạnh, như một
chút hoa quả tươi và các loại hạt…
Đói theo cảm xúc, tâm trạng
Đôi khi, cảm giác thèm ăn của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cảm giác
chán nản, sợ hãi, lo lắng, stress hoặc cô đơn. Hãy đi dạo, nghe bản
nhạc bạn yêu thích, gọi điện cho bạn bè hoặc nhai kẹo cai su bạc
hà…
Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách, đến một địa điểm “an toàn”
như thư viện. viện bảo tàng hoặc công viên, những nơi bạn có thể
tránh được cám dỗ ăn quá nhiều hoặc không bị thức ăn làm cho
phân tán.
Đi tắm hoặc nghĩ về điều gì đó thực sự khiến bạn hài lòng cũng rất
có ích.

Đói do buồn ngủ
Các chuyên gia của trang WD cho biết có hai loại hocmon, leptin
và ghrelin, ảnh hưởng và kiểm soát cảm giác đói bụng và no bụng.
Ghrelin kích thích cảm giác thèm ăn trong khi leptin, được tạo
thành bởi các tế bào chất béo, báo cho não biết khi bạn đã ăn đủ.


Thiếu ngủ có thể làm giảm mạnh lượng leptin cũng như làm tăng
lượng ghrelin. Ngủ ít hơn 6 tiếng/tối có thể khiến bạn ăn nhiều hơn
và do đó tăng cân.
Mệt mỏi vào ban ngày có thể khiến bạn ăn nhiều hơn cần thiết
(thường là những thực phẩm nhiều đường và nghèo dinh dưỡng)
nhằm giúp bạn có thêm năng lượng.

Nếu cảm thấy đói vào giữa buổi chiều, bạn có thể thực hiện những
điều sau: đi bộ nhanh 10 phút quanh khu nhà đang làm việc (không
khí trong lành và việc tập thể dục này sẽ giúp bạn tỉnh táo và tăng
sự lưu thông máu), uống một cốc trà xanh (giàu chất chống oxy
hóa và ít cafein so với cà phê), ¼ chén quả hạnh và một quả táo
nhỏ (giàu protein, chất béo lành mạnh và caconhydrat, ít đường và
nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và magie). Thậm chí hít thở sâu
vài cái cũng giúp bạn giảm bớt sự mệt mỏi!
Đói do khát
Chúng ta thường nhầm khát nước là đói. Hãy uống một hoặc hai
cốc nước để kiểm tra xem liệu có phải bạn đang đói thật hay chỉ là
đang khát nước.
Tuy nhiên, khi bạn đói bụng thật, không quá khó để nhận ra.
Chẳng hạn như, bụng sôi sùng sục khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và
khó tập trung cho đến khi ăn chút gì đó. Nếu bữa ăn trước của bạn
diễn ra cách đây 4h thì có khả năng bạn đang đói thật.
Khi đói bụng thật, bạn không nên mặc kệ nó bởi điều đó có thể
khiến cơn đói thêm tồi tệ và khiến bạn ăn nhiều hơn để bù đắp cho
lượng calo đã mất.
Vì thế, bạn cần ăn uống điều độ và cố gắng giữ cho năng lượng
thường xuyên ổn định. Tránh để lượng đường trong máu bị sụt
giảm.
Hãy đưa rau quả vào mỗi bữa ăn chính và ăn phụ cùng với protein

(phó mát, đậu, thịt nạc/thịt gia cầm/cá) và một ít chất béo lành
mạnh (oliu, các loại hạt, dầu, bơ). Những loại thực phẩm này sẽ
giúp bạn giữ được cân nặng hợp lý và làm giảm cảm giác đói theo
tâm trạng

×