Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tranh chấp thương hiệu Vang Đà Lạt ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.36 KB, 12 trang )

Báo DĐDN đã có bài viết trên số 17 ra ngày 3/3/04 về vụ tranh chấp
nhãn hiệu "Vang Đà Lạt". Đây là vụ tranh chấp liên quan đến nhiều
đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật VN bảo hộ, đó là: nhãn hiệu
hàng hoá (NHHH), chỉ dẫn địa lý (CDĐL), tên gọi xuất xứ hàng hoá
(TGXX) và chống cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết này sẽ phân
tích cơ sở pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp này cũng như các vụ
việc tương tự.
Khẳng định thương hiệu
Trong vài năm gần đây, thị trường ẩm thực trong nước và cả thế giới đã
khá quen thuộc với tên gọi “Vang Đà Lạt” của Công ty cổ phần thực
phẩm Lâm Đồng – Ladofoods với những sản phẩm chính là vang đỏ,
vang trắng, vang dâu và vang Pongour. Nhằm làm nên “tên tuổi” vang Đà
Lạt (ĐL), Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Ladofoods đã trải
qua không ít thăng trầm để sản phẩm của mình – vang ĐL – được thăng
hoa như ngày nay. Ấy thế nhưng, đến lúc “Vang Đà Lạt” trở thành một
thương hiệu nổi trội thì Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng –
Ladofoods lại phải đối mặt với một thực tế: một số cơ sở kinh doanh trên
địa bàn ĐL tung ra thị trường những sản phẩm tương tự có tính chất “ăn
theo” thương hiệu “Vang Đà Lạt” bằng cách “lập lờ đánh lận con đen”.
Sản phẩm rượu đã gắn bó với Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng –
Ladofoods ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập đơn vị vào cuối
năm 1990. Tuy nhiên, sản phẩm chính (rượu) của đơn vị quốc doanh này
dần mất chỗ đứng trên thương trường kể từ năm 1997 (và kéo dài hơn
một năm sau) khi các nhà sản xuất rượu trong nước và cả Lâm Đồng
(LĐ) tung ra quá nhiều sản phẩm rượu bia các loại với chất lượng cao và
mẫu mã đẹp hơn nhiều so với sản phẩm rượu của Công ty cổ phần thực
phẩm Lâm Đồng – Ladofoods.
“Trước tình hình đó, Ban GĐ và đội ngũ cán bộ kỹ thuật chúng tôi trăn
trở rất nhiều để đưa ra một số phương án khả dĩ nhằm vực dậy… nghề
rượu” – GĐ Laodofoods Nguyễn Văn Việt tâm sự -Ngày đó, chúng tôi
xác định là muốn phát triển gì gì đi chăng nữa thì vẫn phải dựa vào nền


tảng những lợi thế sẵn có của địa phương về nguồn nguyên liệu, đặc biệt
là nguồn nông sản, cây trái, thì mới có tính bền vững được”. Cuối cùng,
một phương án được nhiều người chấp nhận: nghiên cứu sản xuất rượu
vang dựa trên nguồn nguyên liệu cây trái sẵn có của địa phương Đà Lạt.
Công việc được bắt đầu tiến hành từ cuối năm 1998. Thất bại không ít.
Nhưng cuối cùng, một buổi tối mùa đông năm 1999…”Đó là một buổi tối
mùa đông đáng nhớ: Mọi người trong Ban GĐ và cán bộ kỹ thuật của
Công ty đã đứng bật dậy khi nếm thử sản phẩm rượu dày công nghiên
cứu, thử nghiệm trong vòng một năm qua – hương vị Bordeaux đã kết
tinh trong sản phẩm vang ĐL, hay nói như nhiều người đó là “hồn
Bordeaux trong dáng Việt”.
Sự thành công ban đầu vào cuối năm 1999 ấy đã mở ra cho Công ty cổ
phần thực phẩm Lâm Đồng –Ladofoods một thời kỳ phát triển mới,
nhưng đồng thời cũng đặt đơn vị vào thế cạnh tranh khá khốc liệt bởi đây
là giai đoạn của sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế VN theo quy luật
thị trường. Thận trọng trong từng bước đi, dần dần vang ĐL của Công ty
cổ phần thực phẩm Lâm Đồng– Ladofoods đã chiếm được cảm tình của
khách hàng không những ở LĐ mà cả Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, TP
HCM… và tiếng vang của nó còn lan tận ra thị trường ngoài nước, đặc
biệt là thị trường Pháp – cái nôi của rượu vang. Và đây là một vài dấu
mốc đáng nhớ: Năm 2000, vang ĐL được xuất khẩu ra nước ngoài
(Campuchia, Malaysia, Nhật Bản…). Năm 2001, cùng với cà phê Trung
Nguyên (Đắc Lắc), vang ĐL của Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng
Ladofoods được bình chọn là hàng VN chất lượng cao.
Sau một thời gian đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
ngày 31.1.2001, Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng đã có đơn xin bảo hộ
nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" đối với các sản phẩm rượu vang của đơn vị.
Cùng với đơn này là văn bản số 2093/UB của UBND TP.Đà Lạt xác
nhận: "Cty đã sản xuất và tiêu thụ rượu có nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" từ
năm 1988".

Kế đến, để hoàn tất thủ tục cần thiết, Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng đã
bổ sung công văn số 1779/UB ngày 5.9.2002 của UBND TP.Đà Lạt có
nội dung: "UBND TP.Đà Lạt thống nhất cho Công ty Thực Phẩm Lâm
Đồng được sử dụng địa danh "Đà Lạt" trong việc xin cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và đề nghị Cục Sở hữu công nghiệp tạo
điều kiện để Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật".
Và đến ngày 10.2.2003 thì Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT)
đã ban hành Quyết định 03063/QĐ-ĐK cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá số 45073 bảo hộ nhãn hiệu "Vang Đà Lạt" cho Công
ty Thực Phẩm Lâm Đồng (nay là Cty cổ phần TP LĐ).
Năm 2002, Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Công ty cổ phần
thực phẩm Lâm Đồng – Ladofoods triển khai xây dựng và đưa vào áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 và đã được cấp
giấy chứng nhận vào cuối năm 2003. Ngoài giải khuyến khích tại cuộc thi
rượu vang quốc tế năm 2001, vang ĐL còn được nhận giải thưởng “Sao
Vàng đất Việt” vào cuối năm 2003 của Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ và
Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên VN.
Đặc biệt, Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Công ty cổ phần thực
phẩm Lâm Đồng – Ladofoods đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào đầu năm 2003. Có thể nói
thêm, sản phẩm vang ĐL của Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng –
Ladofoods được tiêu thụ từ chưa đến 100.000 lít năm 1999 đã nâng lên
300.000 lít năm 2002, 500.000 lít năm 2003 và dự kiến 1,2 triệu lít năm
2004 này là một minh chứng khá thuyết phục về sự khẳng định thương
hiệu sản phẩm đặc trưng này của – Công ty cổ phần thực phẩm Lâm
Đồng – Ladofoods
"Cuộc chiến" thương hiệu.
Khoảng tháng 11.2003, đúng vào dịp Đà Lạt tổ chức kỷ niệm 110 năm
hình thành và phát triển, Cty TNHH Vĩnh Tiến (VT) đã tung ra thị trường

một sản phẩm có tên là "Vang đỏ Đà Lạt" và nhanh chóng tạo nên một
cuộc cạnh tranh gay gắt. Hơn thế, đó còn là một mâu thuẫn dẫn đến tranh
chấp và đã kéo các cơ quan hữu trách vào cuộc để giải quyết, trong đó có
Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục SHTT VN.
Trong khi đó, trên thị trường, người tiêu dùng thì luôn bị nhầm lẫn và
nghĩ rằng 2 thương hiệu này là một. Chính vì thế, công sức bao nhiêu
năm của cả một tập thể doanh nghiệp để cho ra đời một sản phẩm đã trở
thành lợi thế kinh doanh béo bở cho một doanh nghiệp khác, sinh sau đẻ
muộn ( Vang đỏ Đà Lạt của Vĩnh Tiến chỉ mới xuất hiện trên thị trường
vào thời điểm tháng 11/2003, trong khi Vang Đà Lạt có từ 1999) và
không tốn bao nhiêu công sức.
Ngay sau đó, Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng liền gửi Công văn số
560/CV/QL- CTTP tới Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) khiếu nại trên nhãn
rượu vang của Công ty TNHH VT chứa phần chữ “Vang Đỏ Đà Lạt
(Dalat Red Wine) tạo sự tương tự, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với
nhãn hiệu đã được bảo hộ “Vang Đà Lạt” của Công ty Thực Phẩm Lâm
Đồng.
Ngày 2/2/2004, Cục SHTT VN có Công văn số 112/KN về việc trả lời
khiếu nại xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH gửiCông ty Thực Phẩm
Lâm Đồng, Công ty TNHH VT và Sở KH-CN Lâm Đồng (để biết và phối
hợp) cho rằng: Do địa danh “Đà Lạt” không phải là một tên gọi xuất xứ
được bảo hộ cho rượu vang và cũng chưa có cơ sở để coi đây là chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ cho sản phẩm này, nên độc quyền sử dụng nhãn hiệu
“Vang Đà Lạt” đã nêu thuộc về chủ Giấy CN ĐK NHHH của Công ty
Thực Phẩm Lâm Đồng đã đăng ký và yêu cầu Công ty TNHH VT chấm
dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá nói trên, không được lưu hành
loại rượu vang mang nhãn hiệu “Vang đỏ Đà Lạt”.
Địa danh “Đà Lạt” không của riêng ai
Theo giới chuyên môn, địa danh Đà Lạt là tài sản chung của người dân
Đà Lạt. Vang là loại rượu không do Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng

“phát minh” ra. Và “vang” là ngôn ngữ chung dùng để gọi loại rượu
vang được sử dụng rộng rãi và thường xuyên, nên không thuộc dấu hiệu
được bảo hộ. Người Đà Lạt biết làm rượu vang từ lâu. Thế nhưng,
“Vang Đà Lạt” lại là nhãn hiệu hàng hoá độc quyền của Công ty Thực
Phẩm Lâm Đồng?
Theo QĐ số 47/QĐ-KHCN ngày 21/7/2004 củaSở Khoa học - Công nghệ
tỉnh Lâm Đồng buộc Công ty TNHH VT phải chấm dứt ngay hành vi vi
phạm việc sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với NHHH "Vang Đà
Lạt"của Công ty CPTP LĐđã được bảo hộ độc quyền theo
GCNĐKNHHH số 45073 ngày 10/2/2003. Do việc sử dụng thành phần
"Đà Lạt" trong "Vang đỏ Đà Lạt" và "DALAT" trong "DALAT RED
WINE.”. Loại bỏ yếu tố vi phạm nói trên ra khỏi nhãn hiệu cho sản phẩm
rượu vang đỏ của công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký QĐ này
(hết ngày 21/8/2004).
Tuy đã qua nhiều cuộc họp bàn luận để tìm ra giải pháp 2 bên cùng có
lợi, song các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đi
đến kết luận - "Đà Lạt thuộc về ai". UBND TP Đà Lạt một lần nữa khẳng
định qua CV số 1098/UB ngày 12/5/2004: "UBND TP Đà Lạt không cấp
độc quyền địa danh Đà Lạt cho Công ty CPTP LĐ ghi trên NHHH và
Công ty TNHH VT cũng vậy”. Theo các CV số 1495/UB ngày
29/7/2002,CV số 2740/UB, CV 3157/UB ngày 5/12/2003/UBcấpphépcho
Công ty TNHH VT được sử dụng địa danh "Đà Lạt" trên tất cả sản phẩm
của VT đã đăng ký theo Giấy phép kinh doanh số 42000954/HKD cấp
ngày 24/8/2001. Công ty CPTP LĐ cũng được cấp phép sử dụng địa danh
"Đà Lạt" trên sản phẩm rượu vang theo CV số 1779/UB ngày 5/9/2002.
Nếu xét về thời gian, Công ty TNHH VT được UB cấp trước Công ty
Thực phẩm LĐ. Việc cấp phép này đúng với quy định tại điều 789- Bộ
luật Dân sự.
Thế nhưng, CV số 912/KN ngày 11/6/2004 của Cục Sở hữu trí tuệ
(CSHTT) cho rằng: "Thẩm quyền cho phép của UBND TP Đà Lạt chỉ

được áp dụng đối với thành phầnlà địa danh mà thôi và UBND TP Đà Lạt
không có thẩm quyền cho phép sử dụng đối với thành phần khác ở trong
nhãn hiệu”.Chính vì vậy,CSHTT vẫn khẳng định "Vang Đà Lạt" được
bảo hộ mà không cắt ra thành nhãn hiệu "Đà Lạt". Theo CSHTT không
thể so sánh địa danh "Đà Lạt" với rượu vang, cũng như "Phú Quốc" với
nước mắm và nem "Lai Vung" đã có uy tín về tính chất, chất lượng hàng
trăm năm nay do điều kiện địa lý ưu việt mang lại. Không có cơ sở nào
để đi đến kết luận "Đà Lạt" là địa phương đã có danh tiếng về sản xuất
rượu vang nhờ điều kiện địa lý ưu việt (vì rượu vang mới sản xuất mới
chỉ được vài năm trở lại đây). Do đó "Đà Lạt" không thể là tên gọi xuất
xứ được bảo hộ cho rượu vang và cũng chưa có cơ sở để coi đây là chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm này (theo NĐ 54/2001/NĐ-CP). Do
đó việc cấp GCNNHHH cho "Vang Đà Lạt"- một sản phẩm không phải là
đặc sản truyền thống của Đà Lạt là đúng".
Bà Nguyễn Thị Bích Huệ -GĐ Công ty TNHH VT bức xúc, theo bà phán
quyết của CSHTT đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Công ty TNHH
VT, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu VT. Theo bà Huệ CSHTT chỉ bảo
hộ NHHH cho Công ty cổ phầm thực phẩm LĐ cụm từ "Vang Đà Lạt".
Còn Công ty TNHH VT chúng tôi đăng ký cụm từ "Vang đỏ Đà Lạt" với
hình ảnh màu sắc tổng thể có khả năng phân biệt rõ ràng và hoàn toàn
khác không thể gây nhầm lẫn. Hơn nữa cụm từ "Vang đỏ Đà Lạt" khác
phông chữ "Vang Đà Lạt" và "Đà Lạt" nằm dòng dưới "Vang đỏ".Bà Huệ
cho biết bà sẽ khiếu nại đến cùng. Bà Huệ bức xúc: với cương vị Chủ tịch
Hội DN Trẻ, Đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng, thế mà tôi không bảo vệ
được chính mình.
Đà Lạt là địa danh của mộtthành phố nổi tiếng về:"hoa, rau và có thể là
Vang Đà Lạt ". Do đó, CSHTT không thể phủ nhận hoặc so sánh một
cách khập khiễng lập luậntheo cảm tính như đã nêu trên. "Phú Quốc, Lai
Vung" lâu đời nên nổi tiếng? Như vậy,"Đà Lạt" 100 năm chưa được công
nhận là địa danh nổi tiếng?

Trong đơn khiếu nại của Công ty TNHH VT gửi CSHTT và các ban
ngành có liên quan cho rằng, Công văn số 112/KN đã vi phạm tới quyền
và lợi ích hợp pháp của DN: bởi địa danh Đà Lạt là tài sản chung của
người dân TP Đà Lạt; các thành phần kinh tế có quyền sử dụng danh từ
“Đà Lạt” cho các loại sản phẩm sản xuất trên địa danh Đà Lạt. Như vậy
CSHTT không thể lấy địa danh “Đà lạt” là tài sản chung để cấp riêng cho
Công ty Thực Phẩm Lâm Đồng.
Công ty TNHH VT đã được UBND TP Đà Lạt đồng ý cho phép sử dụng
địa danh “Đà Lạt” trên bao bì sản phẩm các loại trà, cà phê Moka, Vang
đỏ Đà lạt do Công ty TNHH VT sản xuất (CV số 2740/UB ngày
12/12/2004 và CV số 2157/UB ngày 5/12/2003). Vì “Đà Lạt” là địa danh,
nên trên nhãn hiệu hàng hoá của Công ty TNHH VT hàng chữ “Đà Lạt”
nhỏ, được bố trí nằm phía bên dưới chữ “Vang đỏ”. Như vậy, khi nhìn
vào nhãn mác Đà Lạt được hiểu chính xác là nơi sản xuất ra sản phẩm
“Vang đỏ” chứ không phải là nhãn hiệu hàng hoá. Mặt khác, Giấy chứng
nhận SHCN số 45073 cấp ngày 10/2/2003 cấp cho Công ty Thực Phẩm
Lâm Đồng chỉ bảo hộ nhãn hiệu “Vang Đà Lạt” không bảo hộ “Dalat Red
Wine”; và cũng không thể dịch “Vang Đà Lạt” thành “Dalat Red Wind”.
Ngoài ra, về hình thức, cách bố trí, màu sắc, logo, hai sản phẩm khác
nhau hoàn toàn (ảnh). Như vậy, “Vang Đà Lạt” khác biệt hẳn với “Vang
đỏ” nên không thể “tạo nên sự tương tự, gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng” như nội dung CV 112/KN nêu.
Mặc dầu đã có sự can thiệp cần thiết của cơ quan hữu trách nhưng “cuộc
chiến” giữa các bên vẫn chưa có hồi kết thúc bởi nhiều lý do. Và người
tiêu dùng vẫn tiếp tục bị nhầm lẫn
Trên thực tế, không chỉ có Công ty CPTP LĐ và Công ty TNHH VT tranh
chấp, mà hàng loạt vụ tranh chấp thương hiệu hàng hóa khác tương tự
đã và đang xảy ra và có thể còn tiếp tục xảy ra Nếu theo lập luận của
CSHTT "địa danh lâu đời sử dụng chung, còn địa danh mới- ai đi trước
hưởng một mình"? Cách lập luận của CSHTT có công bằng với địa danh

"Đà Lạt" không? Có thiệt thòi cho các DN đang và có ý định đầu tư vào
sản xuất rượu vang trên địa bàn Đà Lạt?
Bài học cho các Doanh nghiệp.
Trong tiến trình phát triển chung của kinh tế thương mại, việc cạnh tranh
đôi khi dẫn đến khả năng tranh chấp, kiện tụng giữa các doanh nghiệp
(DN) là điều khó có thể tránh khỏi. Nếu như Công ty cổ phần thực phẩm
Lâm Đồng – Ladofoods không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu
trí tuệ thì họ đã không thể thắng trong vụ tranh chấp nhãn hiệu “Vang
Đà Lạt”. Nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp VN kể cả
những DN lớn vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán thương hiệu
của DN mình với những kinh nghiệm xương máu đã phải trả giá.
Trong vụ đánh mất thương hiệu cà phê vào tay DN Trung Quốc được
phát hiện từ hơn hai năm trước, nhưng sự đủng đỉnh trong phản ứng
suốt thời gian dài đến bây giờ mới bắt đầu loay hoay tìm cách đi kiện.
Chuyện nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc được bảo hộ
nhưng lại thuộc sở hữu của một công ty Thái Lan, ngoài ra còn có
phần của một công ty Mỹ, đã gây một vết thương còn chưa thành sẹo
trong ký ức. Gần đây lại đến chuyện cà phê Buôn Ma Thuột được nhà
chức trách Trung Quốc công nhận thuộc về một thương nhân ở Quảng
Đông; rồi lại thêm cà phê Daklak được cho là của một nhà sản xuất
người Pháp. Và nay nghe nói có thêm một công ty nước ngoài nào đó
tiến hành đăng ký tại Hồng Kông để xin bảo hộ quyền khai thác cũng
đối với tên gọi nước mắm Phú Quốc.
Đáng buồn không phải là việc đánh mất vài ba thương hiệu, mà là thái
độ của một bộ phận những người có trách nhiệm đối với việc gìn giữ,
bảo vệ tài nguyên thương hiệu của Quốc Gia. Hiện nay, phần lớn
thương hiệu xuất xứ từ Việt Nam đều ở trong tình trạng dễ bị chiếm
đoạt, đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý. Có người thậm chí còn nói ví von
rằng nhiều thương hiệu Việt Nam chẳng khác của vô chủ đang "rơi
vãi" ở nơi công cộng, ai nhanh tay thì nhặt được.

Khác với các tài sản hữu hình, thương hiệu, cũng như các tài sản trí
tuệ nói chung, là loại của cải tồn tại không phải bằng hình hài vật chất,
mà chỉ ở trong nhận thức của con người. Việc nắm giữ, khai thác và
bảo vệ thương hiệu hoàn toàn dựa vào công cụ luật pháp, chứ không
dựa vào sức vóc của cơ bắp.
Thực ra, xây dựng lá chắn pháp lý để bảo vệ thương hiệu chống sự
xâm hại, chiếm đoạt không quá khó, cũng không quá tốn kém. Chỉ cần
lập một hồ sơ gồm các chứng cứ thuyết phục về sự hiện hữu của một
thương hiệu không bị ai tranh chấp, cũng chưa được đăng ký lần đầu
và trả các khoản lệ phí theo quy định, người ta sẽ có một chứng nhận
đăng ký độc quyền. Người có độc quyền đối với một thương hiệu có
tư cách chủ sở hữu và được tự do khai thác giá trị kinh tế của nó theo
ý mình, đồng thời có được sự bảo đảm của nhà chức trách công về
việc không cho phép bất kỳ ai khác sử dụng thương hiệu đã được bảo
hộ mà không được sự chấp thuận của mình.
Trên nguyên tắc, muốn bảo vệ thương hiệu tại một quốc gia, thì phải
đăng ký bảo hộ với nhà chức trách của quốc gia đó. Trong điều kiện
sản phẩm được xuất khẩu, xúc tiến việc đăng ký tại các nước nhập
khẩu hàng hoá là việc làm cần thiết.
Qua các vụ thương hiệu truyền thống nước mắm, cà phê bị thương
nhân nước ngoài lấy mất, dễ có cảm tưởng rằng những người có liên
quan trong nước còn chưa hiểu rõ vai trò của các công cụ giao tiếp
pháp lý trong đời sống kinh tế đương đại, đặc biệt là trong việc xác lập
và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Nhiều người vẫn giữ
định kiến cho rằng các công cụ ấy là những đồ vật không rõ lợi ích
trong khi việc mua sắm lại tốn kém.
Thế rồi khi đột ngột phát hiện rằng theo pháp luật ở một nơi chốn nào
đó, mình đã bị đặt ở vị trí người ngoài cuộc trong mối quan hệ sở hữu
đối với những thứ vốn hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nay,
được quen coi là của mình, thì người ta mới chưng hửng.

Đáng nói nữa, trong vụ cà phê, là việc đánh mất thương hiệu vào tay
doanh nghiệp Trung Quốc đã được phát hiện từ hơn hai năm trước,
nhưng các vị trí có thẩm quyền đã tỏ ra quá nặng nề, đủng đỉnh trong
phản ứng. Bây giờ mọi người mới bắt đầu loay hoay tìm cách đi kiện.
Theo một tính toán sơ bộ, vụ kiện có thể sẽ làm hao tốn khoảng 800
triệu đồng. Tuy nhiên, bất kỳ dự án nào cũng sẽ làm phát sinh chi phí
ngoài dự kiến; vả lại, chắc chắn việc kiện đòi thương hiệu sẽ gây tốn
kém nhiều lần so với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, trong khi kết
quả kiện cáo có được như ý muốn hay không thì chưa biết, dù công ty
luật được uỷ quyền thực hiện vụ kiện dự báo rất lạc quan về khả năng
thắng kiện, dựa theo kết quả tham khảo luật lệ của nước sở tại.
Trong mọi trường hợp, cần từ đó rút ra bài học: phải thay đổi sâu rộng
nhận thức phổ biến trong bộ máy quản lý và trong xã hội về tầm quan
trọng và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ các thuơng hiệu Việt.
Nếu không, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhan
nhãn trên thị trường nội địa các sản phẩm mang tên Việt, mang địa
danh Việt, nhưng lại được nhập khẩu đường hoàng từ nước ngoài; còn
sản phẩm Việt đích thực thì lại bị cấm cửa ở xứ người với lý do vi
phạm quyền sở hữu thương hiệu Việt của người nước ngoài.

×